Bộ đề thi môn Sinh học THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)
Bộ đề thi môn Sinh học THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (Đề số 26)
-
24285 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các NST trong nhân tế bào không bị dính vào nhau là nhờ có:
Đáp án C
Các NST không dính vào nhau nhờ đầu mút NST.
Câu 3:
Hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có máu trao đổi với các tế bào qua thành mao mạch?
Đáp án B.
Câu 4:
Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa lên tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?
Đáp án A
Ta phân tích từng locus:
Aa → A và a →AA và aa
Bb →B và b →BB và bb
DD→ D → DD
Ee → E và e → EE và ee
Gg →G và g →GG và gg
Do vậy, số dòng thuần tạo ra là:
Câu 5:
Hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là:
Đáp án A.
Câu 6:
Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua:
Đáp án A
Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua miền lông hút của rễ
Câu 8:
Liên kết peptit là loại liên kết có mặt trong phân tử nào sau đây?
Đáp án C
Liên kết peptit được tạo thành giữa 2 axit amin, là liên kết có mặt trong phân tử protein.
Câu 9:
Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống
Đáp án B
Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc giảm sức sống
Câu 10:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. số thể ba kép tối đa có thể phát sinh ở loài này là
Đáp án B
2n = 14 → n=7.
Số thể ba kép (2n+1+1) tối đa có thể có là:
Câu 11:
Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
Đáp án C
Gen điều hoà nằm ngoài Operon Lac
Câu 12:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật phát sinh ở kỉ nào?
Đáp án D.
Câu 17:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào có thể không làm nghèo nàn vốn gen của quần thể?
Đáp án B.
Câu 18:
Yếu tố trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động là:
Đáp án B.
Yếu tố trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động là mức sinh sản và mức tử vong
Câu 19:
Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Xét các phát biểu của đề bài:
A sai vì quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra một cách nhanh chóng, không qua nhiều giai đoạn trung gian. Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lý mới diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
B – Đúng. Loài mới mang bộ NST của cả loài bố và mẹ nên số lượng NST lớn hơn số lượng NST của loài gốc
C sai
D sai vì quá trình hình thành này xảy ra chủ yếu ở thực vật, ở động vật rất khó xảy ra do chúng có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp
Câu 20:
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen(không liên quan đến cơ sở di truyền).
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
Đáp án A
A đúng
B sai vì ở hầu hết loài giao phối, giới tính được hình thành ngay trong quá trình hình thành hợp tử.
C sai vì môi trường có vai trò trong việc hình thành giới tính của sinh vật
D sai vì gà mái có NST giới tính XY
Câu 21:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của một thể một cách chậm chạp?
Đáp án D.
Câu 22:
Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:
Đáp án C.
Sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 => Sinh vật ăn thực vật cào cào, thỏ và nai
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
Đáp án B
Phát biểu sai là: B
Sản phẩm của pha sáng không phải là NADH mà là NADPH
Câu 24:
Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a, trong đó tần số alen A = 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể là:
Đáp án D
Tần số alen a = 1- 0,3 =0,7
Tần số kiểu gen aa = 0,72 = 0,49
Câu 25:
Hệ gen người có kích thước lớn hơn hệ gen E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người khoảng 10 lần. Những cơ chế nào giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen E. coli khoảng vài chục lần?
Đáp án A.
Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen E. coli khoảng vài chục lần là hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về hô hấp ở thực vật?
Đáp án D
Xét các phát biểu:
I đúng
II đúng
III đúng.
IV sai, quá trình đường phân diễn ra trong tế bào chất
Câu 27:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, được kí hiệu là AaBbDdEe. Trong các thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể sau đây, loại nào là thể ba kép?
Đáp án B
Thể ba kép là dạng đột biến số lượng NST mà có 2 cặp NST có 3 chiếc, các cặp còn lại có 2 chiếc bình thường. Trong các thể đột biến của đề bài, AaaBbDddEe là dạng thể ba kép do cặp số 1 và cặp số 3 có 3 chiếc.
Câu 28:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C.
A sai, quá trình tiêu hóa diễn ra ở tất cả các bộ phân của hệ tiêu hóa (có thể là tiêu hóa cơ học hoặc hóa học)
B sai, thủy tức là cơ thể đa bào, hệ tiêu hóa dạng túi, chúng có tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
C đúng
D sai, dạ múi khế tiết pepsin và HCl.
Câu 29:
Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các gen trội lặn hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai AaBBDd x AaBbDd cho đời con bao nhiêu loại kiểu hình?
Đáp án B.
Câu 30:
Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen ?
Đáp án D.
Câu 31:
Một phân tử mARN dài 408 nm, có tỉ lệ ribonuclêôtit loại A = 10%, U = 30% số ribonu của phân tử. Người ta sử dụng phân tử ARN này để phiên mã ngược thành phân tử ADN mạch kép (có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN) trong môi trường chứa N15. Sau đó đưa phân tử ADN mạch kép này sang môi trường có N14 để tiếp tục nhân đôi và thu được 30 phân tử ADN chỉ chứa N14. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, số nuclêôtit loại A chứa N14 mà môi trường cần cung cấp cho toàn bộ quá trình nhân đôi là
Đáp án A
LADN = LmARN = 408 nm = 4080 Ao
Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN chỉ chứa N15:
Phân tử ADN chỉ chứa N15 có:
Do đó số lượng nuclêôtit loại A của phân tử ADN chỉ chứa N15: A = 20% x 2400 = 480
Ta có phương trình: 2k = 30 + 2 = 32 = 25 k= 5.
Vậy số nuclêôtit loại A chứa N14 mà môi trường cần cung cấp cho toàn bộ quá trình nhân đôi là:
Acc = A(2k – 1) = 480x31 = 14880
Câu 32:
Khi cho bố mẹ P thuần chủng hoa trắng lai với nhau, F1 thu được 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời con thu được 9 đỏ: 7 trắng. Kiểu gen của bố và mẹ P là:
Đáp án C.
Câu 33:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P), tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án C
A: thân cao > > a: thân thấp
B: quả ngọt > > b: quả chua
- Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình kiểu gen của P dị hợp tử 2 cặp gen (Aa,Bb)
- Số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%, và có hoán vị gen với tần số bằng nhau xảy ra nên ta có tần số hoán vị gen C sai
Câu 34:
Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:
Nòi 1: ABCDEFGHI; Nòi 2: HEFBAGCDI; Nòi 3: ABFEDCGHI; Nòi 4: ABFEHGCDI;
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là
Đáp án B.
- So sánh nòi 1 và nòi 2
Nòi 1: ABCDEFGHI
Nòi 2: HEFBAGCDI
Đột biến đảo đoạn khổng thể biến ABCDEFGH của nòi 1 thành HEFBAGCD của nòi 2
Nòi 1 không thể phát sinh thành nòi 2 bằng đột biến đảo đoạn
- So sánh nòi 1 và nòi 3
Nòi 1: ABCDEFGHI
Nòi 3: ABFEDCGHI
Đột biến đảo đoạn biến CDEF của nòi 1 thành FEDC của nòi 3
Nòi 1 → Nòi 3
- So sánh nòi 3 và nòi 2
Nòi 3: ABFEDCGHI
Nòi 2: HEFBAGCDI
Đột biến đảo đoạn khổng thể biến ABFEDCGH của nòi 3 thành HEFBAGCD của nòi 2
Nòi 3 không thể phát sinh thành nòi 2 bằng đột biến đảo đoạn
- So sánh nòi 3 và nòi 4
Nòi 3: ABFEDCGHI
Nòi 4: ABFEHGCDI
Đột biến đảo đoạn biến DCGH của nòi 3 thành HGCD của nòi 4
Nòi 3 → Nòi 4
Vậy trình tự phát sinh các nòi trên là 1 → 3 → 4 → 2
Câu 35:
Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng.
- Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1.
- Phản ứng 2: Tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2.
Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy chúng đều có chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dụng dịch có tirozin thì tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không. Biết rằng E1 và E2 là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các NST khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzim. Dự đoán nào sau đây đúng?
Đáp án C.
– Sơ đồ phản ứng sinh hóa phản ánh sự hình thành tính trạng màu tóc được mô tả như sau:
Tiền chất P tirozin melanin.
- Cả hai người này đều bị bạch tạng chứng tỏ sẽ thiếu 2 loại enzim E1 và E2 hoặc chỉ thiếu 1 loại enzim trong 2 loại này.
- Người ta nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirozin thì tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không. Điều này chứng tỏ người B có enzim E2 (enzim E2 làm nhiệm vụ chuyển hóa tirozin → melanin), Người A không có enzim E2. → C đúng.
Câu 36:
Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định khả năng nảy mầm trên đất kim loại nặng, alen a không có khả năng này nên hạt có kiểu gen aa bị chết khi đất có kim loại nặng. Thế hệ P gồm các cây mọc trên đất có nhiễm kim loại nặng. Từ các cây P người ta thu hoạch được 1000 hạt ở thế hệ F1. Tiếp tục gieo các hạt này trên đất có nhiễm kim loại nặng người ta thống kê được chỉ 950 hạt nảy mầm. Các cây con F1 tiếp tục ra hoa kết hạt tạo nên thế hệ F2. Lấy một hạt ở đời F2, xác suất để hạt này nảy mầm được trên đất có kim loại nặng là:
Đáp án A.
P: A-
F1: 950A- trên 10000 hạt
F1: 0,95A- : 0,05aa
Tự thụ ở P, Aa = 0,05 × 4 = 0,2
P: 0,8AA : 0,2Aa
F1: 0,85AA : 0,1Aa : 0,05aa
F1 (trưởng thành):
Câu 37:
Ở phép lai . Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 25% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 8% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Khi đưa ra các phát biểu về đời , theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
- Có tối đa 294 kiểu gen.
- Có tối đa 240 kiểu gen đột biến.
- Có tối đa 24 kiểu gen đột biến thể ba kép.
- IV. Kiểu gen aabbddee chiếm tỉ lệ 69/12800.
Đáp án A
Cả 4 phát biểu đều đúng.
- Số kiểu gen kiểu gen. → I đúng.
+ Vì cặp ♂Aa x ♀Aa, cặp Aa ở 25% tế bào của đực không phân li sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường và 4 kiểu gen đột biến.
+ Vì cặp ♂Ee x ♀Ee, cặp Ee ở 8% tế bào của cải không phân li sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường và 4 kiểu gen đột biến.
+ Vì cặp Bb x Bb sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường.
+ Vì cặp Dd x dd sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen bình thường.
- Số kiểu gen đột biến = tổng số kiểu gen – số kiểu gen không đột biến.
Phép lai sẽ cho đời con có số kiểu gen không đột biến kiểu gen.
→ Số kiểu gen đột biến → II đúng
- Số kiểu gen đột biến thể ba kép = số kiểu gen đột biến thể ba ở cặp Aa nhân với số kiểu gen đột biến thể ba ở cặp Ee nhân với số kiêu rgen ở cặp Bb và cặp Dd.
+ Cặp ♂Aa x ♀Aa, cặp Aa ở 25% tế bào của đực không phân li sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen đột biến thể ba.
+ Cặp ♂Ee x ♀Ee, cặp Ee ở 8% tế bào của cái không phân li sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen đột biến thể ba.
+ Cặp Bb x Bb sẽ sinh ra đời con có 3 kiểu gen bình thường.
+ Cặp Dd x dd sẽ sinh ra đời con có 2 kiểu gen bình thường.
Số kiểu gen đột biến thể ba kép kiểu gen → III đúng.
- Kiểu gen aabbddee chiếm tỉ lệ
→ IV đúng.
Câu 38:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình trạng quả do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B quy định quả dẹt; khi chỉ có một trong hai alen trội A hoặc B quy định quả tròn; khi không có alen trội nào quy định quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Kiểu gen của P có thể là .
- Trong số các cây quả tròn, hoa đỏ ở F1, cây thuần chủng chiếm 20%.
- Ở F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình quả tròn, hoa đỏ.
- Cho P lai phân tích thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1.
Đáp án B
- Ở F1, cây quả dẹt, hoa trắng có kí hiệu kiểu gen A-B-; dd→ A liên kết với d hoặc B liên kết với d. Kiểu gen của P là hoặc →I sai.
- Ở F1, cây quả tròn, hoa đỏ có 5 tổ hợp. Trong đó cây thuần chủng có 1 tổ hợp là → Xác suất thu được cây thuần chủng là → II đúng.
- Cây cây quả tròn, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-bb; D- (gồm 1 kiểu gen ) hoặc aaB-; D- (gồm và ) → Có 3 kiểu gen → III đúng.
- (Có học sinh cho rằng phải có 6 kiểu gen. Vì có thể có trường hợp A liên kết với d hoặc B liên kết với d. Tuy nhiên, đối với mỗi loài sinh vật thì chỉ có một trật tự sắp xếp các gen trên NST. Vì vậy nếu A liên kết với d thì không còn xảy ra trường hợp B liên kết với d).
- IV sai vì cây P lai phân tích , thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1.
Câu 39:
Ở một loài thực vật giao phấn, có hai quần thể sống ở hai bên bờ sông quần thể 1 có cấu trúc di truyền là 0,64AA:0,32Aa:0,04aa; quần thể 2 có cấu trúc di truyền: 0,49AA:0,42Aa:0,09aa. Theo chiều gió thổi, một số hạt phấn từ quần thể 2 phát tán sang quần thể 1 và cấu trúc di truyền của quần thể 2 không thay đổi. Giả sử tỷ lệ hạt phấn phát tán từ quần thể 2 sang quần thể 1 qua các thế hệ là như nhau, kích thước của 2 quần thể không đổi qua các thế hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
- Tần số alen A trong quần thể 1 có xu hướng giảm dần qua các thế hệ.
- Tần số alen A trong quần thể 1 giữ nguyên không đổi khi kích thước quần thể 1 gấp 3 lần quần thể 2.
- Sau n thế hệ bị tạp giao thì quần thể 1 biến đổi cấu trúc di truyền giống quần thể 2.
- Tần số alen A trong quần thể 1 sẽ tăng khi kích thước quần thể 2 nhỏ hơn rất nhiều quần thể 1.
Đáp án D
Tần số alen của quần thể 1: 0,8A:0,2a
Quần thể 2: 0,7A:0,3a
Giao tử của quần thể 2 phát tán sang quần thể 1 có thể dẫn tới các hệ quả sau: Tần số alen A của quần thể I giảm dần
II sai, di nhập gen làm thay đổi tần số alen
III sai, vì tỷ lệ giao tử luôn thay đổi nên cấu trúc di truyền của quần thể 1 không thể đạt cân bằng di truyền giống quần thể 2
IV sai, tần số alen A của quần thể 1 có xu hướng giảm
Câu 40:
Cho phả hệ sau:
Cho biết mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định; gen quy định bệnh P nằm trên NST thường; gen quy định bệnh Q nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X; người số 7 không mang alen gây bệnh P và không mang alen gây bệnh Q. Cho các phát biểu sau:
- Xác định được tối đa kiểu gen của 3 người.
- Người số 3 và người số 8 có thể có kiểu gen giống nhau.
- Xác suất sinh con đầu lòng là con trai chỉ bị bệnh P của cặp 10 - 11 là 1/32.
- Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh P và không mang alen gây bệnh Q của cặp 10 - 11 là 5/16.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?
Đáp án C
Xét bệnh P: Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh → Bệnh do gen lặn.
A– không bị bệnh P; a–không bị bệnh P
Xét bệnh Q: Bố bị bệnh sinh con gái bình thường → bệnh do gen lặn.
B– không bị bệnh Q; b– bị bệnh Q
I đúng.Vậy có thể xác định kiểu gen của 3 người: 2,7,9
II đúng, người 3: A–XBX–; người 8: A–XBXb, hai người này có thể có kiểu gen giống nhau.
III đúng
Xét bên người 10:
+ Người (6) có bố mẹ dị hợp: Aa × Aa → người (6): 1AA:2Aa
+ Người (7) không mang alen gây bệnh: AA
(6) – (7): (1AA:2Aa) × AA → (2A:1a) × A → Người 10: (2AA:1Aa)XBY
Người 11 có bố bị bệnh P nên có kiểu gen Aa.
Người (8) có kiểu gen XBXb × người 9: XBY → Người 11: XBXB:XBXb
Cặp vợ chồng 10 – 11: (2AA:1Aa) XBY × Aa(XBXB:XBXb)→ (5A:1a)(XB:Y) × (1A:1a)(3XB:1Xb)
Xác suất sinh con đầu lòng là con trai và chỉ bị bệnh P là: → III đúng.
IV đúng, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh P và Q là: