Thi Online (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 8) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 8) có đáp án
-
420 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen có thể có ở F2 là:
Chọn B
Câu 2:
Bệnh hoặc hội chứng nào sao đây ở người do sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát của một số loại tế bào?
Chọn C
Câu 6:
Chọn C
Câu 7:
Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
Câu 8:
Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ
Gen trong ti thể di truyền theo dòng mẹ nên luôn được nhận từ ti thể của mẹ.
Câu 9:
- Cỏ dại và lúa là cạnh tranh.
- Dây tơ hồng và cây nhãn là ký sinh,
- Tầm gửi và cây hồng xiêm là nửa ký sinh.
- Giun đũa và lợn là ký sinh.
Lưu ý: Sinh vật ký sinh hoàn toàn không có khả năng tự dưỡng, sinh vật nửa ký sinh vừa lấy các chất nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.
- Tầm gửi có thể tự dưỡng bằng cách quang hợp, và có thể lấy chất dinh dưỡng từ cây hồng xiêm.
Câu 10:
Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kỹ thuật chuyển gen?
Dung hợp hai tế bào trần khác loài thuộc Công nghệ tế bào thực vật.
Câu 11:
Hình nào dưới đây mô tả cấu trúc không gian của 1 đoạn ADN
Đáp án A
Hình mô tả cấu trúc không gian của 1 đoạn ADN
Lưu ý: các loại nu của ADN, chiều, nguyên tắc bổ sung.
Câu 12:
Cho 2 kiểu gen AaBb và AB/ab. Hãy chọn kết luận đúng.
Cho 2 kiểu gen AaBb và AB/ab. Các gen đều dị hợp hai cặp gen
Câu 13:
Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
Đáp án C
A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng. 🡪 sai, tARN và rARN có các đoạn liên kết bổ sung, không phải mạch thẳng
B. Trên các tARN có các anticôđon giống nhau. 🡪 sai, trên mỗi tARN có 1 bộ ba đối mã khác nhau
C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm. 🡪 đúng
D. Trên phân tử mARN có chứa các liên kết bổ sung A - U, G - X. 🡪 sai, mARN không có liên kết bổ sung.
Câu 15:
Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. 🡪 sai, gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac
B. Khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã với số lần bằng nhau. 🡪 đúng
C. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. 🡪 sai, vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Khi môi trường không có lactozo thì gen điều hòa (R) không phiên mã. 🡪 sai, gen điều hòa luôn phiên mã kể cả khi môi trường có hay không có lactozo.
Câu 16:
Cơ quan nào dưới đây là cơ quan t ương đ ồ ng:
Tay ngư ời và vây cá voi là cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng.
Câu 17:
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là?
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là biến dị cá thể.
Câu 18:
Phát biểu sai là A, mỗi loài có một giới hạn sinh thái về 1 nhân tố là khác nhau.
Câu 19:
Đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn NST và đột biến gen: Có tối đa 2 alen của gen đó trong tế bào.
Đột biến đa bội: Có thể làm tăng số lượng alen trong 1 tế bào vì đột biến đa bội có dạng: 3n, 4n,.
Câu 20:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất
A.sai, khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc
B.sai các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học
C.sai, tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa sinh học
D.đúng
Câu 22:
Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là ruột non.
Câu 23:
Ông Dũng, 50 tuổi, người Việt Nam khi đo huyết áp thu được kết quả hiện trên máy như hình bên.
Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng:
I. Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) bằng 140mmHg.
II. Huyết áp tâm trương ( ứng với lúc tim dãn) bằng 90mmHg.
III. Nếu bác sỹ do huyết áp cho ông Hải bằng huyết áp kế đồng hồ thi khi nghe thấy tiếng tim đập đầu tiên là lúc kim đồng hồ chi vào số 90
IV. nếu kỹ thuật và kết quả đo chính xác thì ông Hải bị bệnh cao huyết áp
Vận dụng kiến thức trong bài 21 SGK Sinh 11 cơ bản : THỰC HÀNH : đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
Phân tích kết quả :
140mmHg là huyết áp tâm thu tương ứng với khi tim co
90mmHg là huyết áp tâm trương tương ứng với khi tim dãn
Xét các phát biểu
I,II đúng
III sai, tiếng nghe thấy đầu tiên ứng với huyết áp tối đa 140mmHg
IV đúng, huyết áp tối đa ở người Việt Nam trưởng thành là 110 – 120mmHg
Câu 24:
Phát biểu sai về quang hợp là C, diệp lục a là sắc tố trực tiếp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP.
Câu 25:
Ở ngỗng và vịt có tỷ lệ giới tính 2/3 do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều.
SGK Sinh 12 trang 161
Câu 26:
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
Các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Câu 27:
I. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
II. Bậc dinh dưỡng cấp 1 có thể có tổng sinh khối lớn nhất.
III. Các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1.
IV. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
I sai vì động vật ăn thực vật thì được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.
II đúng vì ở hệ sinh thái trên cạn thì tổng sinh khối của thực vật luôn lớn hơn tổng sinh khối của các bậc còn lại (Vì hiệu suất sinh thái thường chỉ chiếm 10%).
III đúng vì sinh vật sản xuất thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. Cho nên loài ăn sinh vật sản xuất là sinh vật bậc 2 nhưng thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.
IV đúng vì trong một lưới thức ăn có rất nhiều loài cho nên mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài.
Câu 28:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người do gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, người dị hợp về bệnh P là người số
Đáp án A
Bệnh do gen nằm trên NST giới tính X, mà người số 2 bị bệnh M sinh con gái số 5 không bị bệnh M. → bệnh M do alen lặn quy định; Người mẹ số 5 không bị bệnh P nhưng sinh con trai số 9 bị bệnh P nên suy ra bệnh P do alen lặn quy định.
Vì người số 7 đã nhận alen bị bệnh P từ người số 3. Người số 3 có kiểu gen XABXaB hoặc XAbXaBCâu 29:
Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n=36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n=18) × Brassica oleraceae (2n=18) → Raphanus brassica (2n=36). Hãy chọn phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới này.
Đáp án C
Ở quá trình này, loài mới có bộ NST bằng tổng bộ NST của 2 loài cũ, chứng tỏ loài mới này được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Loài được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa thì tốc độ hình thành loài nhanh và thời gian hình thành loài thường ngắn. → Đáp án C.
Phương thức hình thành loài này phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Câu 30:
Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Trong các phát biểu trên, D sai vì đột biến mất đoạn và đột biến lệch bội mới có thể dùng để xác định vị trí của gen tên NST.
Câu 31:
Quan hệ giữa các loài góp phần quan trọng đảm bảo cân bằng sinh học của quần xã. Khi nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể nai và chó sói trên một hòn đảo từ năm 1980 đến năm 2015, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả như hình bên.
Cho các phát biểu sau:
1. Kích thước của quần thể nai phụ thuộc vào hai yếu tố sinh thái chính là quần thể sói và nguồn sống.
2. Quần thể chó sói tăng nhanh từ năm 1990 đến năm 2000 bởi vì nguồn sống dồi dào
3. Sau năm 2015, nếu môi trường sống trên đảo ổn định, ít thay đổi thì kích thước quần thể nai sẽ ổn định
4. Sự tăng hay giảm kích thước quần thể của nai và chó sói không liên quan chặt chẽ với nhau.
Số phát biểu đúng là.
1. Đúng. Kích thước của quần thể nai phụ thuộc vào hai yếu tố sinh thái chính:
- Quần thể chó sói: nai là con mồi của chó sói do đó số lượng nai sẽ phụ thuộc vào số lượng chó sói. Khi số lượng chó sói tăng thì số lượng nai sẽ giảm và ngược lại.
- Nguồn sống: Nơi làm tổ, thức ăn, nơi ẩn náu. cũng là nhân tố giới hạn kích thước của quần thể nai. Khi nguồn sống dồi dào, các cá thể tăng khả năng hỗ trợ lẫn nhau khai thác nguồn sống, chống lại tác động bất lợi của môi trường, vật ăn thịt. cho nên tăng khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ tử vong ⟶ kích thước quần thể tăng. Khi nguồn sống hạn hẹp, cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng, dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong, giảm khả năng sinh sản ⟶ kích thước quần thể giảm.
2. Đúng. Quần thể chó sói tăng nhanh từ năm 1990 đến năm 2000 bởi vì từ năm 1985 đến 1995 kích thước của quần thể nai tăng cao ⟶ nguồn sống dồi dào.
Sau năm 2000 kích thước quần thể chó sói giảm nhanh rồi duy trì ở mức xung quanh ngưỡng 200 - 300 cá thể do số lượng nai giảm mạnh.
3. Đúng. Sau năm 2015, nếu môi trường sống trên đảo ổn định, ít thay đổi thì kích thước quần thể nai sẽ ổn định bởi vì: Kích thước của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường. Nếu kích thước quần thể tăng lên quá cao, tới sức chứa của môi trường, quần thể sẽ tự điều chỉnh để giảm số lượng và ngược lại.
4. Sai. Chó sói – vật ăn thịt sẽ khống chế kích thước quần thể nai. Sự tăng hay giảm kích thước quần thể của nai và chó sói có liên quan chặt chẽ với nhau.
Câu 32:
Năm 1919, Calvin Bridges nghiên cứu một đột biến lặn liên kết nhiễm sắc thể (NST) X quy định màu mắt hồng eosin ở ruồi giấm (Drosophila). Khi nuôi các ruồi mắt màu hồng eosin thuần chủng, ông phát hiện một tỉ lệ hiếm các cá thể con biến dị có mắt màu hồng nhạt hơn, gọi là mắt màu kem. Cho lai giữa các cá thể mắt màu kem, ông thu được dòng thuần chủng mắt màu kem. Cho lai các con đực mắt màu kem từ dòng thuần chủng này với con cái thuần chủng mắt màu đỏ kiểu dại, tất cả các cá thể F1 thu được đều có mắt màu đỏ. Khi cho F1 lai với nhau, ở F2 Calvin Bridges thu được 104 ruồi cái mắt đỏ, 52 ruồi đực mắt đỏ, 44 ruồi đực mắt hồng eosin và 14 ruồi đực mắt màu kem, tương đương tỉ lệ phân li 8:4:3:1.Cho các phát biểu sau:
1. Tính trạng do 2 gen qui định và alen đột biến của mỗi gen là lặn.
2. Kết quả F1 cho thấy đỏ là trội hoàn toàn so với hồng eosin và mắt kem.
3. Kết quả F2 cho thấy gen quy định màu mắt kem phân ly độc lập so với gen eosin và nằm trên NST thường.
4. Tỉ lệ phân li mỗi gen của F1 khi đem lai thuận là: ♀XoeXoe : ♂XoeY và K‒ và kk.
5. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 đều khi đem lai thuận là: cái eosin : đực eosin : cái kem : đực kem.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
- Phép lai ♀ mắt đỏ (kiểu dại) × ♂ mắt kem → F1: 100% mắt đỏ → F2: 104 ♀ kiểu dại : 52 ♂ kiểu dại : 44 ♂ hồng eosin : 12 ♂ mắt kem (tỉ lệ 8:4:3:1)
- Do có (8 + 4 + 3 + 1 =) 16 tổ hợp giao tử (là biến thể của tỉ lệ 9:3:3:1) ⇒ tính trạng do 2 gen qui định mà alen đột biến của mỗi gen là lặn.
- Mắt màu kem xuất hiện tần số thấp trong dòng thuần chủng đột biến lặn eosin ⇒ đột biến màu kem làm thay đổi mức biểu hiện của alen đột biến eosin, mà không ảnh hưởng alen kiểu dại mắt đỏ. Kết quả F1 cho thấy đỏ là trội hoàn toàn so với hồng eosin và mắt kem,
- Kết quả F2 cho thấy gen quy định màu mắt kem phân ly độc lập với gen eosin và nằm trên NST thường (nếu không sẽ không xuất hiện các con đực màu mắt eosin ở F2).
- Kí hiệu XOE là alen quy định kiểu dại liên kết X, tương ứng đột biến mắt hồng eosin là Xoe; Alen kiểu dại (trội) K không ảnh hưởng biểu hiện của alen Xoe, còn alen đột biến (lặn) k ảnh hưởng biểu hiện của alen Xoe tạo kiểu hình màu kem.
- Có sơ đồ phép lai: P: ♀XOEXOEKK × ♂XoeYkk ⇒ F1 ♀XOEXoeKk x ♂XOEYKk ⇒ F2 có tỉ lệ phân li cho mỗi gen là ♀XOE ‒ : ♂XOE : ♂Xoe : K‒ : kk; tổ hợp lại ta có 8 ♀ kiểu dại (mắt đỏ) : 4 ♂ kiểu dại (mắt đỏ) : 3 ♂ mắt hồng eosin : 1 ♂ mắt kem
- Phép lai thuận ♀mắt hồng eosin thuần chủng × ♂ mắt kem thuần chủng
⟶ P: XoeXoeKK × XoeYkk ⇒ F1 ♀XoeXoeKk × ♂XoeYKk ( cái mắt eosin : đực mắt oesin); tỉ lệ phân li mỗi gen♀XoeXoe : ♂XoeY và K‒ và kk ⇒ F2 XoeXoeK- ( cái mắt eosin): XoeYK- ( đực mắt eosin):XoeXoekk ( cái mắt kem):XoeYkk ( đực mắt kem
- Viết phép lai nghịch đúng (tham khảo phép lai thuận), dẫn đến cùng ra tỉ lệ kiểu hình ở F2 đều là cái eosin : đực eosin : cái kem : đực kem
⟶ Vậy chỉ có 5 sai.
Câu 33:
Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một quần thể qua các thế hệ thu được kết quả như sau
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
P |
0,01 |
0,18 |
0,81 |
F1 |
0,01 |
0,18 |
0,81 |
F2 |
0,10 |
0,60 |
0,30 |
F3 |
0,16 |
0,48 |
0,36 |
F4 |
0,20 |
0,40 |
0,40 |
Khi nói về quần thể trên có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Từ thế hệ F1 đến F2 quần thể có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.
III. Ở thế hệ F1 và F2 quần thể ở trạng thái cân bằng
IV Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình lặn.
Đáp án B
Ở F3 cấu trúc di truyền thay đổi đột ngột, kiểu hình lặn giảm mạnh → có thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
I đúng
II sai
III sai
IV sai, tỷ lệ kiểu hình lặn ở F4 > F3
Câu 34:
Cho các phép lai sau:
(1) AAaaBBbb AAAABBBb. (2) AaaaBBBB AaaaBBbb.
(3) AaaaBBbb AAAaBbbb. (4) AAAaBbbb AAAABBBb.
(5) AAAaBBbb Aaaabbbb. (6) AAaaBBbb AAaabbbb.
Biết các cây tứ bội giảm phân cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỷlệ:8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
Đáp án B
(8 : 4 : 4 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1) = (1:4:1)(1:2:1)
Với tỉ lệ 1:4:1 <=> 1 bên cho 3 loại giao tử với tỉ lệ 1:4:1: AAaa, BBbb bên còn lại chỉ cho 1 loại giao tử : AAAA, BBBB.
Với tỉ lệ 1:2:1 <=> 2 bên cho 2 loại giao tử giống nhau: Aaaa x Aaaa; AAAa x AAAa; Bbbb x Bbbb; BBBb x BBBb.
Vậy các phép lai phù hợp là: (2) AaaaBBBB x AaaaBBbb; (5) AAAaBBbb x Aaaabbbb
Câu 35:
Người ta tiến hành 2 phép lai ở bướm tằm như sau:
- Phép lai 1: Cho một bướm tằm đực sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một bướm tằm cái sinh ra từ kén màu trắng, hình dài thu được F1: 50% kén màu vàng, hình dài: 50% kén màu trắng, hình bầu dục.
- Phép lai 2: Cho một bướm tằm cái sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một bướm tằm đực sinh ra từ kén màu trắng, hình dài thu được F1 gồm:
672 kén màu vàng, hình dài gồm 335 bướm cái và 337 bướm đực
672 kén màu trắng, hình bầu dục gồm 337 bướm cái và 335 bướm đực
128 kén màu vàng, hình bầu dục gồm 63 bướm cái và 65 bướm đực
128 kén màu trắng, hình dài gồm 65 bướm cái và 63 bướm đực
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn; các gen nằm trên NST thường và hoán vị gen chỉ xảy ra ở bướm tằm đực và tần số hoán vị là không đổi qua các thế hệ; không phát sinh đột biến. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Phép lai 1 và 2 là phép lai thuận nghịch.
II. Các trứng có kén trắng, hình bầu dục ở đời F1 của phép lai 1 sẽ chỉ nở ra toàn tằm đực.
III. Trong số trứng có kén vàng, hình dài thu được ở phép lai 2, xác suất để trứng nở thành bướm tằm cái là 71%.
IV. Người ta chọn những trứng có kén trắng, hình dài ở F1 của phép lai 2 cho nở thành tằm con, đến khi chứng lớn lên, người ta cho chúng giao phối ngẫu nhiên với nhau sinh ra thế hệ F2. Trong số trứng thu được ở F2, số trứng trắng, hình dài chiếm tỷ lệ 21%.
Đáp án A
- Tỷ lệ kiểu hình: vàng / trắng =1:1; bầu dục/ dài = 1:1 ở cả 2 phép lai => đây là phép lai phân tích, nếu 2 gen quy định 2 tính trạng này PLĐL thì F1 phải có tỷ lệ 1:1:1:1# đề => 2 gen này nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Quy ước gen:
+ A quy định trắng trội hoàn toàn so với a quy định vàng;
+ B quy định dài trội hoàn toàn so với b quy định bầu dục.
Kiểu gen của P phép lai 1: (đực) (cái)
Ở phép lai 2 , tỷ lệ kén vàng, bầu dục ở con đực là là giao tử hoán vị =>kiểu gen của
P: (cái) đực
Phép lai 1:
Xét các phát biểu:
I đúng.
II sai, trứng có kén trắng hình bầu dục vẫn có thể nở thành con cái.
III đúng,
Phép lai trứng có kén vàng, hình dài tỉ lệ nở thành bướm cái là .
IV sai,
Kén trắng, hình dài của phép lai 2 cho giao phấn ngẫu nhiên:
=> Số trứng trắng, hình dài: .
Câu 36:
Cho đồ thị thể hiện sự biến đổi số lượng cá thể của hai loài động vật A và B theo thời gian trong môi trường sống (không tính đến di nhập cư).
Dựa vào sự biến đổi số lượng cho các phát biểu sau:
1. Khi môi trường biến động, loài A thay đổi số lượng nhanh chóng hơn loài B.
2. Loài A có đặc điểm: Kích thước lớn, tuổi thọ cao, sinh sản chậm, tiềm năng sinh học thấp hơn.
3. Loài B có đặc điểm: Kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sinh sản nhanh, nhiều, có tiềm năng sinh học cao.
4. Khi kích thước quần thể bị suy giảm khả năng phục hồi của loài A cao hơn do loài này có tiềm năng sinh học cao.
Số phát biểu đúng là:
1, 4 đúng.
2. Sai vì loài A có đặc điểm: Kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sinh sản nhanh, nhiều, có tiềm năng sinh học cao.
3. Sai vì loài B có đặc điểm: Kích thước lớn, tuổi thọ cao, sinh sản chậm, tiềm năng sinh học thấp hơn.
- Khi kích thước quần thể bị suy giảm khả năng phục hồi của loài A cao hơn do loài này có tiềm năng sinh học cao.
Câu 37:
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
III sai. Vì với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
Câu 38:
(1) Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,…
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động: (1), (3), (5).
Câu 39:
I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ
III. Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ để cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái.
IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, các phát biểu đúng là: I
II sai, giun đất là SVPG.
III sai, SVPG chuyển hoá chất hữu cơ thành vô cơ.
IV sai, xác chết của sinh vật xếp vào thành phần vô sinh.
Câu 40:
Ở một loài động vật, xét một bệnh di truyền do một đột biến điểm làm alen bình thường. M thành alen đột biến m. Có một số thông tin di truyền được cho bởi 2 bảng dưới đây:
Bảng 1 - Một phần của bảng mã di truyền |
|||||
Chữ cái thứ 1 |
Chữ cái thứ hai |
Chữ cái thứ 3 |
|||
|
A |
G |
T |
X |
|
A |
Phe |
Ser |
Tyr |
Cys |
A |
G |
Leu |
Pro |
His |
Arg |
A |
X |
Aal |
Ala |
Glu |
Gly |
T |
Bảng 2 - Một phần trình tự ADN |
||
|
Trình tự mạch gốc ADN (Chiều 3’ - 5’ ) |
Trình tự axit amin |
Alen M |
- XTT GXA AAA- |
-Glu-Arg-Phe- |
Alen m |
- XTT GTA AAA- |
|
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Alen M: -XTT GXA AAA-
Alen m-: -XTT GTA AAA-
→ đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T → A sai.
B.đúng.
Alen m: -XTT GTA AAA-
Axit amin: Glu – His – Phe –
C.sai, nếu alen M có 300 nucleotit loại T thì alen m có 301 nucleotit loại T.