Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Toán Giải SGK Toán 4 CD Bài 35. Luyện tập trang 83 có đáp án

Giải SGK Toán 4 CD Bài 35. Luyện tập trang 83 có đáp án

Giải SGK Toán 4 CD Bài 35. Luyện tập trang 83 có đáp án

  • 90 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:

5 × (4 + 3) và 5 × 4 + 5 × 3

Xem đáp án

a)

5 × (4 + 3) = 5 × 7 = 35

5 × 4 + 5 × 3 = 20 + 15 = 35

Vậy 5 × (4 + 3) = 5 × 4 + 5 × 3.


Câu 2:

b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:

- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.

- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

Xem đáp án

b)

- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.

VD: 3 × (2 + 9) = 3 × 2 + 3 × 9 = 6 + 27 = 33

- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

(4 + 5) × 6 = 4 × 6 + 5 × 6 = 24 + 30 = 54


Câu 3:

c) Tính:

32 × (200 + 3)                                                         (125 + 9) × 8

Xem đáp án

c) Tính:

32 × (200 + 3) = 32 × 200 + 32 × 3 = 6 400 + 96 = 6 496

(125 + 9) × 8 = 125 × 8 + 9 × 8 = 1 000 + 72 = 1 072


Câu 4:

b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:

- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

- Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

Xem đáp án

b)

- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

VD: 3 × (9 – 2) = 3 × 9 – 3 × 2 = 27 – 6 = 21

- Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

(7 – 4) × 6 = 7 × 6 – 4 × 6 = 42 – 24 = 18


Câu 5:

a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:

6 × (7 – 5) và 6 × 7 – 6 × 5

Xem đáp án

a)

6 × (7 – 5) = 6 × 2 = 12

6 × 7 – 6 × 5 = 42 – 30 = 12

Vậy 6 × (7 – 5) = 6 × 7 – 6 × 5.


Câu 6:

c) Tính:

28 × (7 – 2)                                         (14 – 7) × 6

Xem đáp án

c) Tính:

28 × (7 – 2) = 28 × 7 – 28 × 2 = 196 – 56 = 140

(14 – 7) × 6 = 14 × 6 – 7 × 6 = 84 – 42 = 42


Câu 7:

Minh đã giúp bác Phú tính số viên gạch ốp tường bếp theo hai cách dưới đây

Minh đã giúp bác Phú tính số viên gạch ốp tường bếp theo hai cách dưới đây: (ảnh 1)

Cách 1: (5 + 3) × 10

Cách 2: (4 + 6) × 8

Em hãy thảo luận về hai cách tính trên.

Xem đáp án

Cách 1: (5 + 3) × 10 = 8 × 10 = 80

Cách 2: (4 + 6) × 8 = 10 × 8 = 80

Hai cách tính này đều có kết quả là 80 viên gạch, chỉ khác về chiều đếm viên gạch là theo hàng dọc hay theo hàng ngang.

Cách 1 là đếm viên gạch theo chiều dọc. Trong một cột dọc có 5 viên gạch đỏ và 3 viên gạch xanh. Có tất cả 10 cột như thế nên ta có phép tính:

(5 + 3) × 10

Cách 2 là đến viên gạch theo hàng ngang. Trong một hàng ngang có 4 viên gạch ở mặt tường bên trái và 6 viên gạch ở mặt tường bên phải. Có tất cả 8 hàng ngang như thế nên ta có phép tính:

(4 + 6) × 8


Bắt đầu thi ngay