Giải SGK Toán 4 Kết nối tri thức Bài 26: Luyện tập chung có đáp án
-
132 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tính nhẩm.
a) 1 000 000 + 600 000 – 200 000
200 000 + 400 000 – 300 000
b) 20 000 000 + (4 000 + 400 000)
1 000 000 + (90 000 – 70 000)
a) 1 000 000 + 600 000 – 200 000 = 1 600 000 – 200 000
= 1 400 000
200 000 + 400 000 – 300 000 = 600 000 – 300 000
= 300 000
b) 20 000 000 + (4 000 + 400 000) = 20 000 000 + 404 000
= 20 404 000
1 000 000 + (90 000 – 70 000) = 1 000 000 + 20 000
= 1 020 000
Câu 3:
Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam. Em hãy giải ô số bằng cách tính giá trị các biểu thức sau đây để biết được năm sinh của ông.


Vậy nhà toán học Lê Văn Thiêm sinh năm 1 910
Câu 4:
Mai và em Mi tiết kiệm được 80 000 đồng. Số tiền mà Mai tiết kiệm nhiều hơn số tiền mà em Mi tiết kiệm là 10 000 đồng. Hỏi mỗi người tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Tóm tắt

Bài giải
2 lần số tiền của Mi là:
80 000 – 10 000 = 70 000 (đồng)
Mi tiết kiệm được số tiền là:
70 000 : 2 = 35 000 (đồng)
Mai tiết kiện được số tiền là:
80 000 – 35 000 = 45 000 (đồng)
Đáp số: Mai: 45 000 đồng
Mi: 35 000 đồng
Câu 6:
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 73 833 + 3 992 – 3 833
b) 85 600 + 2 500 – 5 600
c) 30 254 + 10 698 + 1 746
a) 73 833 + 3 992 – 3 833 = (73 833 – 3 833) + 3 992
= 70 000 + 3 992 = 73 992
b) 85 600 + 2 500 – 5 600 = (85 600 – 5 600) + 2 500
= 80 000 + 2 500 = 82 500
c) 30 254 + 10 698 + 1 746 = (30 254 + 1 746) + 10 698
= 32 000 + 10 698 = 42 698
Câu 7:
Một quỹ nhân ái, ngày thứ nhất nhận được 28 500 000 đồng, ngày thứ hai nhận được 47 250 000 đồng, ngày thứ ba nhận được 80 250 000 đồng. Hỏi cả ba ngày quỹ nhân ái nhận được bao nhiêu tiền?
Cả ba ngày quỹ nhân ái nhận được số tiền là:
28 500 000 + 47 250 000 + 80 250 000 = 156 000 000 (đồng)
Đáp số: 156 000 000 đồng
Câu 8:
Lập một đề toán dựa vào sơ đồ sau rồi giải bài toán đó.

Bài toán: Nhà An mua 2 bao gạo, cân nặng của cả hai bao gạo là 30 kg. Bao gạo thứ nhất nặng hơn bao gạo thứ hai 8 kg. Hỏi bao gạo thứ nhất nặng bao nhiêu ki-lô-gam, bao gạo thứ hai nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài giải
2 lần cân nặng bao gạo thứ hai là:
30 – 8 = 22 (kg)
Bao gạo thứ hai cân nặng là:
22 : 2 = 11 (kg)
Bao gạo thứ nhất cân nặng là:
30 – 11 = 19 (kg)
Đáp số: Bao thứ nhất: 19 kg gạo
Bao thứ hai: 11 kg gạo.
Câu 9:
Đố em!
Số 178 265 được ghép từ 6 thẻ số như hình dưới đây.

Mỗi lần di chuyển, Nam chỉ có thể đổi chỗ hai tấm thẻ cho nhau. Hỏi Nam cần ít nhất mấy lượt di chuyển để được số 268 157?
Nam cần ít nhất 3 lượt di chuyển để được số 268 157
+ Lượt 1: di chuyển tấm thẻ số 2 và tấm thẻ số 6 lên đầu. Lúc này ta được số 261 785
+ Lượt 2: di chuyển tấm thẻ số 8 lên sau số 6. Ta được số 268 175
+ Lượt 3: di chuyển tấm thẻ số 5 lên sau số 1. Ta được số 268 157
Câu 10:
Tính giá trị của mỗi hoá đơn dưới đây.

Giá trị của hoá đơn 1 là:
12 000 + 39 000 + 124 000 = 175 000 (đồng)
Giá trị của hoá đơn 2 là:
72 500 + 43 000 + 452 500 = 568 000 (đồng)
Đáp số: 568 000 đồng.
Câu 11:
Tính bằng cách thuận tiện.
Mai và Mi cùng nhau gấp được 154 con hạc giấy. Mai gấp nhiều hơn Mi 12 con hạc giấy. Hỏi mỗi bạn gấp được bao nhiêu con hạc giấy?
Hai lần số con hạc giấy của Mi là:
154 – 12 = 142 (con)
Mi gấp được số con hạc giấy là:
142 : 2 = 71 (con)
Mai gấp được số con hạc giấy là:
154 – 71 = 83 (con)
Đáp số: Mai: 83 con
Mi: 71 con
Câu 12:
Trong lễ hội trồng cây, Trường Tiểu học Lê Lợi và Trường Tiểu học Kim Đồng trồng được tất cả 450 cây. Trường Tiểu học Lê Lợi trồng được ít hơn Trường Tiểu học Kim Đồng là 28 cây. Hỏi mỗi trường trồng được bao nhiêu cây?

Trường Tiểu học Lê Lợi trồng được số cây là:
(450 – 28) : 2 = 211 (cây)
Trường Tiểu học Kim Đồng trồng được số cây là:
450 – 211 = 239 (cây)
Đáp số: Trường Lê Lợi: 211 cây
Trường Kim Đồng: 239 cây.
Câu 13:
Đố em!
Đặt một dấu cộng vào giữa các chữ số để được phép tính đúng.

Ta đặt như sau:
9 268 + 1 129 = 10 397