Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 24)
-
1552 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 11:
Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
Đáp án C
Câu 12:
Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
Đáp án A
Tổng tỷ lệ kiểu hình là 16 =4*4. Vậy F1 cho 4 giao tử, mà chỉ biểu hiện kiểu hình 1 tính trạng. Vậy chứng tỏ có hiện tượng tương tác gen, 2 gen quy định 1 tính trạng
Quy ước A-B- : có màu
A-bb; aaB-, aabb: không màu
F1 sẽ có kiểu gen AaBb; Các cây có màu đem tự thụ phấn cho thế hệ con lai không phân li kiểu hình chỉ có thể là những cây có kiểu gen đồng hợp tử 2 cặp gen AABB
Tỷ lệ cây AABB ở F2 trong tổng số các cây F2 là 1/16; Vậy trong tổng số các cây có màu là 1/16 ÷ 9/16 = 1/9.
Câu 13:
Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành. Điều nào sau đây là không đúng:
Đáp án C
Câu 14:
Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về đột biến gen (ĐBG)?
Đáp án C
- A đúng vì ĐBG sẽ được truyền lại cho thế hệ sau qua quá trình sinh sản
- B đúng vì ở mức độ phân tử, đa số đột biến không gây hại vì nếu đột biến điểm ở vị trí Nu số 3 của bộ ba mã hóa thì thường không gây hậu quả gì
- C sai vì đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan đến một cặp Nu
- D đúng vì đa số ĐBG là đột biến thay thế, do hậu quả cảu đột biến thay thế thường ít nghiêm trong hơn và nguyên nhân chủ yếu là do sai lệnh trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 15:
Một nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về 2 quần thể bọ cánh cứng trong 1 khu vườn. Một thời gian sau đó, ông ta đi đến kết luận 2 quần thể trên thuộc 2 loài khác nhau. Quan sát nào sau đây khiến ông đi đến kết luận trên?
Đáp án D
- A sai vì loài bọ màu chấm cam vẫn giao phối đượcvới loài bọ màu chấm đen. Như vậy, chúng phải thuộc cùng 1 loài
- B sai vì đó là tập tính sinh sản của loài bọ này
- C sai vì việc giao phối vào các thời điểm khác nhau trong ngày chưa đủ để kết luận chúng cách ly sinh sản với nhau
- D đúng vì hiện tượng con lai có sức sống kém, chết trước tuổi trưởng thành thể hiện việc chúng bị cách ly sau sinh sản.
Câu 16:
Khi nói về lịch sử phát triển sinh giới qua các đại địa chất, kết luận nào sau đây đúng?
Đáp án A
- A đúng đó là vào kỉ Ocđovic đại Cổ Sinh, kỉ Pecmi đại Cổ sinh, kỉ Đệ tứ đại cổ sinh
- B sai vì hóa thạch nhân sơ cổ nhất được tìm ở đại Thái cổ
- C sai vì động vật phát sinh ở kỉ Cambri
-D sai vì bò sát cổ bị tuyệt diệt ở kỉ phấn trắng,đại Trung sinh.
Câu 17:
Khi giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn : 20% thân thấp, quả bầu dục : 5% thân cao, quả bầu dục : 5% thân thấp, quả tròn.
Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:
Đáp án A
Tỷ lệ cao/thấp ở F1 = 3/1
Tỷ lệ tròn/ bầu dục ở F1 = 3/1
Vậy cao, tròn là trội
Lại có xét tỷ lệ đồng thời 2 tính trạng (3:1) *(3:1) < 70:20:5:5
Vậy chứng tỏ có hiện tượng hoán vị gen
Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn thân thấp, bầu dục aabb = 20%= 0,2. Vậy có hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở 1 bên
0,2 ab/ab =0,5ab ×0,4ab
Vậy bên xảy ra hoán vị cho tỷ lệ 0,4ab. Vậy giao tử ab là giao tử liên kết và tần số hoán vị gen là
(0,5-0,4) *2 = 0,2 =20%
Kiểu gen P là AB/ab.
Câu 18:
Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?
Đáp án D
- Nếu lai thuận khác lai nghịch thì xảy ra 2 trường hợp: Gen nằm trên NST giới tính (nếu kiểu hình ở đời con có thể có cả ở bố và mẹ); hoặc gen nằm trong tế bào chất cụ thể là ti thể hoặc lục lạp (nếu đời con hoàn toàn giống mẹ).
Câu 19:
Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này có bộ ba mã hoá isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỷ lệ:
Đáp án D
Tỷ lệ các loại N trong dung dịch là 0,8A và 0,2U
Tỷ lệ bộ ba AUU = 0,8×0,2×0,2= 0,032
Tỷ lệ bộ ba AUA= 0,8×0,2×0,8=0,128
Vậy tỷ lệ bộ ba mã hóa isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỷ lệ:
0,032 + 0,0128 = 0,16 = 16%.
Câu 20:
Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể bởi:
Đáp án C
Gen lặn không biểu hiện ra kiểu hình trong kiểu gen dị hợp. Vì vậy chỉ có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể bởi yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 21:
Xét phép lai: AaBBDdeeGgHh × AaBbddEeGgHH. Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến và không có đột biến gen xảy ra. Trong những KG sau của đời con, KG nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?
Đáp án C
Xét phép lai của cặp genA, tạo ra 1/2 kiểu gen đồng hợp và 1/2 kiểu gen dị hợp
Xét phép lai của cặp gen B tạo ra 1/2 kiểu gen đồng hợp và 1/2 kiểu gen dị hợp
Xét phép lai của cặp gen D tạo ra 1/2 kiểu gen đồng hợp và 1/2 kiểu gen dị hợp
Xét phép lai của cặp gen E tạo ra 1/2 kiểu gen đồng hợp và 1/2 kiểu gen dị hợp
Xét phép lai của cặp gen G tạo ra 1/2 kiểu gen đồng hợp và 1/2 kiểu gen dị hợp
Xét phép lai của cặp gen H tạo ra 1/2 kiểu gen đồng hợp và 1/2 kiểu gen dị hợp
Vậy kiểu gen chiếm tỷ lệ nhiều nhất là cặp gen có số trường hợp xảy ra nhiều nhất. Ở đây xét tới 6 tính trạng vì vậy kiểu hình 3 tính trạng trội và 3 tình trạng lặn là có số trường hợp cao nhất.
Câu 22:
Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt và hình dạng cánh do 2 gen (A, a) và (B, b) nằm trên vùng không tương đồng cuả NST giới tính X qui định, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong đó, A qui định mắt đỏ, a mắt trắng, B cánh nguyên, b cánh xẻ. Cho ruồi cái thuần chủng mang kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phối với ruồi đực mang 2 tính trạng lặn thu F1. Cho đời con F1 tạp giao, F2 thu được 140 mắt đỏ cánh nguyên, 10 mắt trắng cánh nguyên, 10 mắt đỏ cánh xẻ, 18 mắt trắng cánh xẻ. Biết rằng có 1 số con mắt trắng cánh xẻ bị chết ở giao đoạn phôi ,không có đột biến xảy ra và quá trình phát sinh giao tử đực cái bình thường. Số lượng ruồi giấm bị chết là:
Đáp án A
P có kiểu gen XABXAB lai với XabY
F1: 1 XABXab : 1 XABY
F2 xuất hiện 4 kiểu hình chứng tỏ có hiện tượng hoán vị gen.Mắt trắng, cánh xẻ chỉ xuất hiện ở con đực. Gọi tỷ lệ kiểu hình mắt trắng, cánh xẻ (aabb) là x ta có
Tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ, cánh nguyên (A-B-) ở F2 là 0,5 +x
Tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ, cánh xẻ = mắt trắng, cánh nguyên = 0,25 – x
Vậy ta có phương trình Giải phương trình ta tìm được x = 0,2
Vậy tỷ lệ cá thể có kiểu hình mắt đỏ, cánh nguyên là: 0,5+0,2= 0,7
Tổng số cá thể F2 có thể được tạo ra(nếu không bị chết) là : 140:0,7=200 cá thể
Vậy số cá thể bị chết là 200 – (140 +10+10+18) =22
Câu 23:
Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì
Đáp án C
- Phải lấy m ARN vì gen người có đoạn vô nghĩa xen lẫn những đoạn có nghĩa, còn ở vi khuẩn thì không có đoạn vô nghĩa, vì vậy nếu chuyển nguyên gen của người thì kích thước lớn, đồng thời khi phiên mã và dịch mã trong vi khuẩn sẽ tạo ra protein khác với trong tế bào người.
Câu 24:
Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm mục đích:
Đáp án C
Việc đưa ADN tái tổ hợp (gồm thể truyền và gen cần chuyển) vào tế bào E.coli nhằm mục đích lợi dụng ưu điểm sinh sản nhanh của E.coli.
Câu 25:
Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, người ta thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám,. 145 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?
Đáp án A
Ở F2 có tỷ lệ phân ly tính trạng không đều ở 2 giới nên chứng tỏ gen nằm trên NST giới tính
F2 phân ly tỷ lệ kiểu hình 3 xám : 1 nâu, chứng tỏ tính trạng xám do gen trội quy định
Tính trạng nâu là tính trạng lặn biểu hiện nhiều ở cá thể cái, chứng tỏ con cái là XY, con đực là XX.
Câu 26:
Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleôtit bình thường nào dưới đây có thể gây nên đột biết gen?
Đáp án B
Guanin dạng hiếm thường có cấu trúc gần giống Adenin nên bắt cặp với Timin.
Câu 27:
Từ một quần thể của một loài cây được tách ra thành hai quần thể riêng biệt. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài khác nhau trong trường hợp nào nêu dưới đây?
Đáp án B
- A sai vì khác biệt nhau về hình thái nhưng vẫn có thể giao phấn với nhau để sinh con
- B đúng vì thời gian ra hoa khác nhau dẫn tới việc các cá thể không thể giao phấn với nhau được
- C sai vì thành phần kiểu gen của 2 quần thể khác nhau chưa thể dẫn tới việc hình thành 2 loài khác nhau
- D sai vì tần số tương đối cua các alen khác nhau không dẫn tới việc hình thành 2 loài khác nhau.
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
1. Sinh vật sản xuất chỉ gồm những loài có khả năng quang hợp tạo nên nguồn thức ăn nuôi mình và các loài sinh vật dị dưỡng.
2. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.
3. Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
4. Hệ sinh thái là 1 hệ động lực đóng và tự điều chỉnh.
5. Trong hệ sinh thái, quy luật bảo toàn năng lượng không đúng do năng lượng chỉ đi theo 1 chiều trong chuỗi hay lưới thức ăn và sự mất mát năng lượng là rất lớn ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
- 1 sai vì ngoài sinh vật tự dưỡng thì các chất mùn bã hữu cơ cũng có thể là sinh vật sản xuất
- 2 sai vì cần thêm các sinh vật phải gắn kết với nhau
- 3 đúng vì sinh vật tiêu thụ là động vật ăn thực vật hoặc động vật ăn thịt
- 4 sai vì hệ sinh thái là một hệ thống mở và tự điều chỉnh
- 5 đúng vì năng lượng được truyền theo dòng, chúng bị mất mát qua hô hấp, bài tiết, rơ rụng qua sự mất mát của các thành phần cơ thể …
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Câu 29:
Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường gây ra. Một cặp vợ chồng mới cưới dự định sinh con đi tư vấn bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh của con mình. Biết rằng, người chồng và vợ đều có em bị bạch tạng và những người còn lại trong gia đình đều bình thường. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên sinh 3 đứa con cùng giới liên tiếp trong 3 năm và chúng đều không mắc bệnh:
Đáp án B
Em của người vợ hoặc em của người chồng đều có kiểu gen aa, Vậy kiểu gen của bố mẹ chồng và bố mẹ vợ đều là Aa
Vậy người vợ và người chồng bình thường đều có thể có kiểu gen AA hoặc Aa với tỷ lệ 1/3 AA và 2/3 Aa
Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh (chỉ khi 2 vợ chồng đều có kiểu gen Aa) là
Vậy xác suất để sinh con không bị bệnh là : 1- 1/9 = 8/9
Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh 3 đứa con cùng giới liên tiếp trong 3 năm
Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh 3 đứa con cùng giới liên tiếp trong 3 năm và chúng đều không mắc bệnh:
Câu 30:
Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp
Đáp án D
Để củng cố các tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn để tạo ra cơ thể thuận chủng, cơ thể thuần chủng sẽ giúp tính trạng duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 31:
Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu trúc chỉ hơn 10 lần là do
Đáp án C
Gen gồm các loại: gen điều hòa và gen cấu trúc. Tổng số gen của người gấp 1000 lần gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu trúc chỉ gấp 10 lần gen của vi khuẩn. Vậy chứng tỏ ở người, lượng gen điều hòa rất lớn.
Câu 32:
Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là:
0,4225BB + 0,4550Bb + 0,1225bb = 1.
Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì:
Đáp án A
Tần số tương đối của các alen: A= 0,4225 +0,455:2=0,65, a=1-0,65 = 0,35
Khi các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì các cá thể dị hợp có xu hướng sống sót và sinh sản cao hơn. Do đó kiểu gen Aa có tỷ lệ cao hay nói cách khác tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
1. Trên 1 mạch pôlynuclêôtit, khoảng cách giữa 2 đơn phân liên tiếp là 0,34 nm.
2. Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ timin và uraxin thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu tạo giống nhau, ví dụ như đơn phân ađênin của ADN và ARN đều có cấu tạo như nhau.
3. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit.
4. Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN.
5. Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra lúc NST đang chuẩn bị dãn xoắn.
6. Trong quá trình nhân đôi ADN, có 4 loại nuclêôtit tham gia vào việc tổng hợp mạch mới.
7. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, mARN, rARN, tARN được tạo ra bởi 1 loại ARN polimeraza như nhau.
8. ARN có tham gia cấu tạo 1 số bào quan. Số phát biểu sai:
Đáp án B
1 sai vì đó là kích thước của 1 Nu
2 sai vì Nu cấu tạo nên ADN có đường C5H10O4, còn Nu cấu tạo nên ARN có đường C5H10O5
3 sai vì đó là đặc trưng của ADN
4 đúng vì chúng có liên kết Hidro
5 sai vì xảy ra khi NST dãn xoắn
6 sai vì có cả quá trình tổng hợp ARN mồi nên có 7 loại Nucleotit tham gia đó là : A,G,X,rA, T, rG, rX, U ( trong đó A,G,X của đoạn mồi khác với A,G,X của ADN về đường)
7 đúng vì chỉ có 1 loại enzim thực hiện quá trình phiên ã
8 đúng vì ARN có trong riboxom.
Câu 34:
Trong trường hợp mỗi gen quy đinh 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không có hiện tượng hoán vị gen, cơ thể có kiểu gen tự thụ phấn đời con, số kiểu gen và kiểu hình là
Đáp án B
P cho 2 loại giao tử (do không có hoán vị gen) là ABD và abd
Vậy ở đời con có 3 kiểu gen (ABD/ABD; ABD/abd; abd/abd) và 2 kiểu hình (KH 3 tính trạng trội và KH 3 tính trạng lặn).
Câu 35:
Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào, đại nào?
Đáp án C
Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ Silua, đại Cổ sinh.
Câu 36:
Emzim nào dưới đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN
Đáp án B
Enzim tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN là enzim tổng hợp đoạn mồi ARN pôlimeraza.
Câu 37:
Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du nhưng sinh khối của quần thể giáp xác lại luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du. Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án B
Quần thể sinh vật phù du có tốc độ sinh sản nhanh, nên mặc dù khối lượng nhỏ nhưng vẫn đáp ứng đủ lượng thức ăn cho giáp xác
Khi vẽ tháp khối lượng cho chuỗi thức ăn này, đáy sẽ nhỏ, đỉnh sẽ rộng hơn, tuy nhiên vẽ tháp năng lượng thì vẫn có đáy rộng, đỉnh hẹp.
Câu 38:
Trong nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp giúp phát hiện ra nhiều bệnh tật phát sinh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể nhất là
Đáp án B
Để phát hiện bệnh tật do đột biến số lượng NST, cách nhanh và chính xác nhất là đếm số lượng NST của tế bào qua việc làm tiêu bản tế bào.
Câu 39:
Dựa vào hiện tượng prôtêin có cấu tạo, chức năng giống nhau nhưng lại biến tính ở các nhiệt độ khác nhau để phân biệt hai loài bằng cách trên, thuộc tiêu chuẩn nào:
Đáp án B
Prôtêin có cấu tạo, chức năng giống nhau nhưng lại biến tính ở các nhiệt độ khác nhau. Dựa vào điều này để phân biệt 2 loài, đó là tiêu chuẩn Sinh lý.
Câu 40:
Bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng là:
Đáp án B
-Bằng chứng quan trọng nhất là bằng chứng hóa sinh – di truyền: mức độ giống nhau về ADN và protein giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng.