Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Sinh Học có đáp án (Đề số 27)
-
1530 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhóm vi khuẩn nào dưới đây thường hoạt động trong môi trường kị khí?
Đáp án B
Vi khuẩn phản nitrat hoá là nhóm vi khuẩn kị khí và hoạt động của chúng làm thất thoát nitơ khoáng trong đất, khiến cho đất trở nên kém màu mỡ.
Câu 2:
Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là:
Đáp án C
Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình địch mã là foocmin mêtiônin.
Câu 3:
Người mắc hội chứng tiếng mèo kêu có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?
Đáp án A
Hội chứng tiếng mèo kêu, là dạng đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn trên NST số 5, gặp ở cả nam và nữ. Vậy nên người mắc bệnh này vẫn có bộ NST 2n = 46.
Câu 4:
Ở động vật bậc cao, hệ cơ quan nào có vai trò chủ yếu, quyết định hình thức và mức độ phản ứng của cơ thể đối với các kích thích từ môi trường?
Đáp án D
Ở động vật bậc cao, hệ có vai trò chủ yếu, quyết định hình thức và mức độ phản ứng của cơ thể đối với các kích thích từ môi trường.
Câu 5:
Hình ảnh dưới đây minh họa cho tác động của nhân tố tiến hóa nào?
Đáp án C
Quan sát hình ảnh trên ta thấy cá thể của quần thể 2 di chuyển sang quần thể 1
à hình ảnh trên minh hoạ cho tác động của nhân tố tiến hoá di - nhập gen.
Câu 6:
Những sinh vật nào sau đây có thể đứng đầu chuỗi thức ăn?
1. Sinh vật sản xuất
2. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
3. Tất cả các loại sinh vật
4. Sinh vật phân giải
Đáp án D
Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu bằng sinh vật sản xuất hoặc bắt đầu bằng sinh vật phân giải.
Câu 7:
Trong chuỗi thức ăn, các sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng
Đáp án A
Sinh vật sản xuất có bậc dinh dưỡng cấp 1; sinh vật tiêu thụ bậc 1 có bậc dinh dưỡng cấp 2; sinh vật tiêu thụ bậc 2 có bậc dinh dưỡng cấp 3.
Câu 8:
Loại sinh vật nào có vai trò phân giải các chất?
Đáp án D
Sinh vật có vai trò phân giải các chất là sinh vật phân giải.
Câu 9:
Ở động vật nhai lại, dạ dày được chia làm 4 ngăn
Đáp án A
Ở động vật nhai lại, dạ dày được chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
Câu 10:
Một cây có kiểu gen AaBbccDD. Người ta tiến hành lấy các hạt phấn của cây này nuôi trong môi trường nhân tạo thành cây đơn bội rồi cho lưỡng bội hoá. Theo lý thuyết cây con không thể có kiểu gen nào dưới đây?
Đáp án C
+ Cây có kiểu gen AaBbccDD cho giao tử (hạt phấn): ABcD, AbcD, aBcD, abcD
+ Người ta tiến hành lấy các hạt phấn của cây này nuôi trong môi trường nhân tạo thành cây đơn bội rồi cho lưỡng bội hoá cây con tạo ra có kiểu gen là:
+ Vậy kiểu gen không thể tạo ra là AAbbCCDD.
Câu 11:
Ở sinh vật nhân thực, mARN trưởng thành là loại mARN
Đáp án A
Ở sinh vật nhân thực, mARN sơ khai sau khi được phiên mã ra từ mạch gốc của phân tử ADN mẹ sẽ phải trải qua một số quá trình biến đổi để hình thành nên mARN trưởng thành sau đó mới thực hiện được chức năng sinh học của nó. mARN sơ khai gồm có các đoạn intron và các đoạn êxôn, các đoạn intron không tham gia vào việc mã hóa prôtêin sẽ bị cắt bỏ, các đoạn êxôn được nối lại tạo thành mARN trưởng thành.
Câu 12:
Theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên là sai?
Đáp án A
+ A là phát biểu sai khái niệm đột biến trung tính là quan niệm của thuyết tiến hoá trung tính Kimura.
+ B, C, D là những phát biểu đúng.
Câu 13:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
Đáp án A
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh.
Câu 14:
Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li nào sau đây?
Đáp án C
Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li sinh thái, vì cách li sinh thái nó thích nghi với những yếu tố sinh thái xung quanh nơi ở của nó.
Câu 15:
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
+ A đúng.
+ B sai, quá trình dịch mã không có sự tham gia của nuclêôtit tự do.
+ C sai vì trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.
+ D sai vì quá trình phiên mã không có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
Câu 16:
Khi lá cây bị vàng do thiếu chất diệp lục, có thể chọn nhóm các nguyên tố khoáng thích hợp để bón cho cây là:
Đáp án C
Thiếu các nguyên tố khoáng N, Mg, Fe sẽ làm cho lá cây bị vàng do vậy cần phải bón những nguyên tố khoáng này cho cây để lá cây xanh trở lại.
Câu 17:
Nội nhũ của hạt cây Một lá mầm có bộ nhiễm sắc thể
Đáp án A
Nội nhũ của hạt cây Một lá mầm có bộ nhiễm sắc thể 3n (tam bội).
Câu 18:
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
Đáp án A
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 19:
Các kiểu hướng động dương của rễ là:
Đáp án A
Rễ cây có hướng áng âm và hướng dương với hướng đất, hướng nước, hướng hoá.
Câu 20:
Biết rằng không có đột biến xảy ra và các gen trội lặn hoàn toàn. Tính theo lý thuyết. Phép lai: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) sẽ cho kết quả kiểu hình:
Đáp án D
AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) đây là phép lai phân tích 2 cặp gen à kết quả đời con là : 1:1:1:1.
Câu 21:
Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau đây: Thực vật à Sâu ăn lá à Nhái à Rắn hổ mang à Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:
Đáp án B
Thực vật (sinh vật sản xuất) à Sâu ăn lá (sinh vật tiêu thụ bậc 1) à Nhái (sinh vật tiêu thụ bậc 2) à Rắn hổ mang (sinh vật tiêu thụ bậc 3) à Diều hâu (sinh vật tiêu thụ bậc 4).
Câu 22:
Ví dụ nào dưới đây phản ánh mối quan hệ hỗ trợ?
Đáp án D
+ A, B, C là những ví dụ phản ánh mối quan hệ đối kháng.
+ “Chim mỏ đỏ và linh dương” phản ánh mối quan hệ hợp tác (hỗ trợ).
Câu 23:
Hậu quả thường xảy ra đối với trẻ em khi thiếu iôt là:
Đáp án D
Khi trẻ em thiếu iôt sẽ dẫn đến hậu quả là chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 24:
Dựa vào kiểu phân bố đặc trưng, em hãy cho biết trường hợp nào dưới đây không cùng nhóm với những trường hợp còn lại?
Đáp án C
Trong các trường hợp đưa ra, ta nhận thấy: “Phân bố của thông trong rừng thông” – “Phân bố của chim hải âu khi làm tổ”; “Phân bố của những con dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều” đều là những kiểu phân bố đều trong tự nhiên, riêng “Phân bố của các loài sò sống trong phù sa vùng triều” là trường hợp phân bố ngẫu nhiên.
Câu 25:
Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
Đáp án B
Áp dụng công thức p2 x q2 =
+ Xét A, ta có 0,3.0,30,4 à quần thể 1 chưa cân bằng.
+ Xét B, ta có p2 x q2 = 0,25.0,25 bằngquần thể 2 cân bằng di truyền.
+ Xét C, 0,5.0,50quần thể 3 chưa cân bằng.
+ Xét D, 0,15.0,4quần thể 4 chưa cân bằng.
Câu 26:
Ở động vật, khi nói về nhiễm sắc thể giới tính phát biểu nào sau đây đúng?
(1). Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2). Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3). NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng NST.
(4). Ở giới đực cặp NST giới tính là XY, ở giới cái cặp NST giới tính là XX.
Đáp án C
+ (1) sai vì nhiễm sắc thể giới tính có ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
+ (2) sai vì NST giới tính ngoài chứa gen quy định giới tính còn có gen quy định tính trạng thường.
+ (3) đúng nhiễm sắc thể giới tính có thể xảy ra đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
+ (4) sai vì không phải loài nào cũng là cặp NST giới tính đực là XY, ví dụ: ở chim XX là đực, XY là cái.
Câu 27:
Con đường cố định CO2 của thực vật CAM và thực vật C4 khác nhau chủ yếu ở
Đáp án B
Đặc điểm khác biệt rõ nét nhất của thực vật CAM với con đường C4 là về thời gian, cả hai giai đoạn của con đường C4 đều diễn ra ban ngày, còn đối với con đường CAM thì giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm, lúc khí khổ mở; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Cavin được thực hiện vào ban ngày lúc khí khổng đóng.
Câu 28:
Có bao nhiêu trường hợp dưới đây phản ánh hiện tượng biến động số lượng không theo chu kì?
1. Lúa trên một thửa ruộng bị chết hàng loạt sau một đợt rét.
2. Số lượng ve sầu tăng lên trong mùa hè.
3. Số lượng tảo tăng nhanh trong một hồ nước phú dưỡng.
4. Loài chuột thảo nguyên biến động số lượng theo chu kì 3 - 4 năm.
5. Số lượng cá thể của các loài động vật nổi thường tăng lên vào ban đêm.
Đáp án C
+ Rét đậm, rét hại là hiện tượng tự nhiên xảy ra không mang tính chu kì à hiện tượng lúa trên một thửa ruộng bị chết hàng loạt sau một đợt rét là biến động số lượng không theo chu kì à chọn 1.
+ Hiện tượng số lượng ve sầu tăng lên trong mùa hè là biến động số lượng theo chu kì mùa à loại 2.
+ Phú dưỡng là hiện tượng tự nhiên xảy ra không mang tính chu kì à hiện tượng số lượng tảo tăng nhanh trong một hồ nước phú dưỡng là biến động số lượng không theo chu kì à chọn 3.
+ Hiện tượng chuột thảo nguyên biến động số lượng theo chu kì 3 - 4 năm là biến động số lượng theo chu kì nhiều năm à loại 4.
+ Hiện tượng số lượng cá thể của các loài động vật nổi thường tăng lên vào ban đêm là biến động số lượng theo chu kì ngày đêm à loại 5.
Vậy đáp án của câu hỏi này là 2.
Câu 29:
Trong các nhân tố dưới đây, nhân tố nào hầu như không tham gia vào điều hoà quá trình sinh tinh và sinh trứng của động vật?
Đáp án C
Trong quá trình điều hoà sinh tinh và sinh trứng, hệ nội tiết đóng vai trò chủ yếu. Thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Còn hệ hô hấp thì hầu như không tham gia vào điều hoà sinh tinh và sinh trứng.
Câu 30:
Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thế sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe.
III. AaBBbDdEe. IV . AaBbDdEe.
V. AaBbDdE. VI. AaBbDdEe.
Đáp án B
+ Thể một có bộ NST dạng (2n – 1), tức là bộ NST của loại bị giảm đi một chiếc ở cặp NST nào đó.
+ Cơ thể có bộ NST dạng thể một là: II. ABbDdEe, V. AaBbDdE
Câu 31:
Nếu các gen liên kết hoàn toàn và các tính trạng là trội lặn hoàn toàn thì phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 :1 ở đời con là:
Đáp án B
Các gen liên kết hoàn toàn và các tính trạng là trội lặn hoàn toàn thì phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1: 2 :1 ở đời con là: .
Câu 32:
Xét một gen khi nhân đôi hai lần đã sử dụng 1140 nuclêôtit loại guanin của môi trường. Số nuclêôtit loại X của gen nói trên bằng:
Đáp án C
Gmôi trường cung cấp = Xmôi trường cung cấp = . Ggen Xgen =
Câu 33:
Cho một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở F0 : 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1. Do điều kiện môi trường thay đổi nên các cá thể có kiểu gen aa không sinh sản được nhưng vẫn có sức sống bình thường. Tần số alen A ở thế hệ thứ 3 là:
Đáp án C
+ Gọi tần số alen A và a lần lượt là p và q.
F0: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
+ Do cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản nhưng vẫn sống.
+ Áp dụng công thức đào thải alen a:
Câu 34:
Cho chuỗi thức ăn sau : Cây ngô à Sâu ăn lá gô à Chim ăn sâu
Biết, năng lượng tích lũy trong cây ngô Kcal, Sâu ăn lá ngô , Chim ăn sâu Kcal
Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh thái bằng
Đáp án B
+ Hiệu suất sinh thái tính bằng công thức:
Trong đó,
eff: là hiệu suất sinh thái (tính bằng %);
Ci: bậc dinh dưỡng thứ I;
Ci+1 : bậc dinh dưỡng thứ i + 1, sau bậc Ci
+ Cây ngôàSâu ăn lá gôàChim ăn sâu
Bậc 1 bậc 2 bậc 3
12.106 Kcal 7,8.105 9,75.103 Kcal
+ Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh thái bằng:
Câu 35:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. Trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình chung là 3 :1?
(1). AaBb x aaBB
(2). AABb x aaBb
(3).
(4).
(5).
Số phương án đúng là:
Đáp án D
+ (1) AaBb x aaBB à cặp BB x Bb cho một lại kiểu hình trội, cặp Aa x aa cho tỉ lệ 1:1 à Tỉ lệ phân li kiểu hình chung: 1:1à loại (1)
+ (2) AABb x aaBb à cặp AA x aa cho một loại kiểu hình trội, cặp Bb x Bb cho tỉ lệ kiểu hình 3:1 à Tỉ lệ phân li kiểu hình chung: 3:1 à nhận (2)
+ (3) XAXa x XaY à 1XAXA : 1XAY: lXAXa: lXaY à Tỉ lệ phân li kiểu hình chung: 3 : 1
à nhận (3)
+ (4)
Tỉ lệ phân li kiểu hình chung: 3:1 à nhận (4)
+ (5)
Tỉ lê phân li kiểu hình chung: 2:1:1 à loại (5)
Vậy có 3 phép lai thoả mãn đề bài.
Câu 36:
Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người dưới đây:
Biết rằng không xảy ra đột biến ở các cá thể trong phả hệ, dựa vào phả hệ trên em hãy cho biết kết luận nào dưới đây là đúng?
Đáp án B
Cặp bố mẹ ở thế hệ thứ 2 bị bệnh sinh được con gái bình thường à bệnh là do gen trội nằm trên NST thường quy định.
Câu 37:
Ở ruồi giấm, một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 2 và số 4. Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết, tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là:
Đáp án C
+ Giả sử cặp NST số 2 là Aa (trong đó A bình thường; a mang đột biến cấu trúc NST), cặp NST số 4 là Bb (trong đó B bình thường; b mang đột biến cấu trúc NST)
à Tỉ lệ giao tử bình thường không chứa gen đột biến được tạo ra là:
Vậy tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là: 1-.
Câu 38:
Chiều cao của cây ngô là do 4 cặp gen tác động cộng gộp quy định. Cây ngô cao 100cm có kiểu gen là aabbcc, cây ngô cao 180 cm có kiểu gen là AABBCCDD. Số loại kiểu hình xuất hiện ở thế hệ F1 của phép lai giữa hai cơ thể đều có 4 cặp gen dị hợp là:
Đáp án C
P: AaBbCcDd x AaBbCcDd
à ở đời con số kiểu hình có thể tạo ra là (1 alen trội, 2 alen trội, 3 alen trội, 4 alen trội 5 alen trội, 6 alen trội, 7 alen trội, 8 alen trội, toàn alen lặn).
à Có 8 loại kiểu hình xuất hiện ở đời con.
Câu 39:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ .
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F1 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ .
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Đáp án B
+ F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng = 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng
+ Số tổ hợp giao tử F2: 9 + 6 + l = 16 = 4x4 à F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb)
+ Sơ đồ lai của F1 như sau: F1 x F1: AaBb x AaBb à F2: 9 (1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb): đỏ : 3 (lAAbb : 2Aabb): hồng : 3 (laaBB : 2aaBb): hồng : 1 aabb : trắng
Xét các phát biểu đưa ra.
- I sai vì F2 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng là : AAbb; Aabb; aaBB; aaBb
- II đúng vì trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
- III đúng
+ Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả cây hoa đỏ ở F2:
F2 : (1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb) x (lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb)
G F2 : (AB : Ab : aB : ab) x (Ab : aB : ab)
Số cây trắng (aabb) ở F3 chiếm tỉ lệ là: IV sai
+ Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng:
(lAAbb : 2Aabb : laaBB : 2aaBb) x aabb
GF2 : (Ab : aB : ab) x ab à F3: Aabb : aaBb : aabb à kiểu hình là 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Câu 40:
Ở ruồi giấm, cho con đực có mắt trắng giao phối với con cái có mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, đời F2 thu được: 3 con đực, mắt đỏ: 4 con đực mắt vàng; 1 con đực mắt trắng; 6 con cái mắt đỏ; 2 con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ đời con có tỉ lệ
Đáp án B
+ Tỉ lệ kiểu hình F2 : 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng = 16 kiểu tổ hợp = 4 x 4 (tương tác bổ sung)
+ Quy ước gen : A-B- (đỏ); (A-bb = aaB-) (vàng) : aabb (trắng)
+ Tính trạng màu mắt biểu hiện không đều ở hai giới (có 1 cặp nằm trên NST giới tính, 1 cặp trên NST thường) à một gen quy định màu mắt nằm trên X và không có gen tương đồng trên Y.
à F1 phải cho 4 loại giao tử nên kiểu gen của F1 đem lai là: AaXBXb x AaXBY
à F2 : (AA + Aa + aa) (XBXB + XBY + XBXb + XbY)
à F2 : đực đỏ gồm (AAXBY + AaXBY) x cái đỏ gồm ( AAXBXB + AaXBXB + AAXBXb + AaXBXb).
à GF2: (AXB + AY + aXB + aY) x (AXB+ aXB + AXb + aXb) à F3:
đỏ (A-B-) =
* Lưu ý: Nếu một cặp tính trạng biểu hiện không đều ở hai giới do 2 cặp gen quy định cho 16 tổ hợp gen à tính trạng bị chi phối bởi quy luật tương tác bổ sung, trong đó một cặp gen nằm trên NSTgiới tính X, một cặp gen nằm trên NST thường.