Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án
-
2839 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp giải:
Tính chất hóa học của axit
+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học, tạo ra muối và khí H2.
+ Tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước.
+ Tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước.
+ Tác dụng với muối tạo ra muối mới và axit mới.
Giải chi tiết:
- Các chất tác dụng được với axit HCl là KOH, CaO, Mg.
- PTHH:
Câu 2:
Bổ túc và hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
a) Zn + H2SO4 (loãng) →….+….
b) CuCl2 + Ca(OH)2 → ….+….
c) AgNO3+ NACl.....+....
d) Fe+ ....FeCl3
a) Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2
b) CuCl2 + Ca(OH)2 → Cu(OH)2+ CaCl2
c) AgNO3+ NAClAgCl+NaNO3
d) 2Fe+ 3Cl2 FeCl3
Câu 3:
Phương pháp giải:
- Sử dụng quỳ tím để nhận biết các dung dịch axit, bazơ, muối
- Sử dụng dung dịch BaCl2 để nhận biết muối sunfat.
Giải chi tiết:
- Trích một lượng nhỏ vừa đủ các mẫu nhận biết vào các ống nghiệm.
- Nhúng quỳ tím vào ống nghiệm chứa các mẫu nhận biết
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: KOH
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HNO3
+ Quỳ tím không chuyển màu: NaCl và K2SO4
- Nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím
+ Không có hiện tượng: NaCl
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4
PTHH:
Câu 4:
Cho các kim loại sau: K, Cu, Fe, Mg.
a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học.
b) Kim loại nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường ? Viết phương trình hóa học.
c) Khi cho các kim loại trên vào dung dịch HCl, kim loại nào không phản ứng ?
Phương pháp giải:
a) Xem lại thứ tự dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
b) Các kim loại có khả năng tham gia phản ứng với nước: K, Na, Ba, Ca, Li.
c) Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học mới có khả năng phản ứng với dung dịch axit.
Giải chi tiết:
a) Thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học của kim loại: K, Mg, Fe, Cu.
b) Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là K.
PTHH: 2K+ 2H2O2KOH + H2
c) Kim loại không phản ứng với dung dịch HCl là kim loại Cu.
Câu 5:
Phương pháp giải:
- Nhôm luôn có một lớp oxit bền vững bên ngoài bảo vệ.
- Kim loại tác dụng với dung dịch muối sinh ra muối mới và kim loại mới.
Giải chi tiết:
- Vì trên bề mặt miếng nhôm có một lớp oxit bền vững bảo vệ, nên nhôm khó tham gia phản ứng. Khi dùng giấy nhám chà lên bề mặt miếng nhôm là để loại bỏ lớp oxit đó, giúp cho Al tiếp xúc với dung dịch bạc nitrat (AgNO3) để phản ứng xảy ra.
- PTHH:
Al+ 3AgNO3Al(NO3)3+ 3Ag
Câu 6:
Trung hòa 4 gam NaOH bằng 100 ml dung dịch axit clohiđric (HCl), sau phản ứng thu được dung dịch X.
a) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
c) Nếu thay NaOH bằng 3,25 gam kim loại M (hóa trị II) phản ứng hết với dung dịch HCl thì thấy có khí không màu thoát ra. Xác định tên kim loại M.
(Cho biết: H = 1; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65)
Giải chi tiết:
nNAOH==0,1 mol
PTHH: NaOH+ HCl NaCl+ H2O
a) Theo phương trình hóa học, nHCl=nNaOH=0,1mol
mM(HCl)Cl=
b) Theo phương trình hóa học,
c) PTHH: M+2HClMCl2+H2
Theo phương trình hóa học, nM=nHCl=
MM
Vậy M là kim loại kẽm (Zn).