Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án_ đề 20
-
2858 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch dựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau: KCl, HNO3, BaCl2, KOH. Viết phương trình hóa học.
- Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng
- Cho quỳ tím lần lượt vào các ống nghiệm trên
+ Qùy tím chuyển sang màu đỏ là dd HNO3
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh là KOH
+ Quỳ tím không chuyển màu là KCl và BaCl2 (I)
- Cho dd H2SO4 vào các chất ở dãy (I)
+ Chất nào xuất hiện kết tủa màu trắng là BaCl2
PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ trắng + 2HCl
Câu 3:
Thành phần chính của không khí là O2 và N2. Khi không khí có lẫn khí độc là Cl2 thì có thể cho lội qua dung dịch nào sau đây để loại bỏ chúng?
Dung dịch CuSO4
Dung dịch H2SO4
Nước
Dung dịch NaOH
Viết phương trình phản ứng
Cho lội qua dung dịch NaOH để loại bỏ khí độc Cl2 vì Cl2 có phản ứng với dd NaOH còn O2 và N2 không có phản ứng sẽ thoát ra ngoài. Từ đó loại bỏ được khí Cl2
Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Chú ý khi giải:
a) b) c) Không dùng vì khí Cl2 chỉ tan một phần vào nước có trong dd CuSO4; dd H2SO4 vẫn có thể bị thoát ra → không loại bỏ được khí độc.
Câu 4:
Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Au. Hãy cho biết kim loại nào có tác dụng với:
a. Dung dịch HCl
b. Dung dịch AgNO3
Viết phương trình phản ứng
a. Kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa học sẽ có pư với dd HCl
b. Kim loại đứng trước Ag trong dãy điện hóa học sẽ có pư với dd AgNO3
Giải chi tiết:
a. Chỉ có kim loại Al phản ứng được với dd HCl. 3 kim loại còn lại không phản ứng
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
b.Kim loại Al, Cu có phản ứng, 2 kim loại Ag và Au không có phản ứng
PTHH: Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag↓
Câu 5:
Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ dung dịch MgSO4 2M
a. Tính khối lượng kết tủa thu được.
b. Tính thể tích dung dịch MgSO4 2M cần dùng
c. Tính nồng độ mol/lit dung dịch sau phản ứng.
(Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Đổi 200 ml = 0,2 (lít)
nKOH = VKOH. CM KOH = 0,2.1 = 0,2 (mol)
PTHH: 2KOH + MgSO4→ Mg(OH)2↓ + K2SO4
a. Theo PTHH: nMg(OH)2 = 1/2 nKOH = 1/2. 0,2 = 0,1 (mol)
→ Khối lượng kết tủa thu được là: mMg(OH)2 = nMg(OH)2. MMg(OH)2 = 0,1.58 = 5,8 (g)
b. Theo PTHH: nMgSO4 = 1/2 nKOH = 1/2. 0,2 = 0,1 (mol)
→ Thể tích dung dịch MgSO4 2M cần dùng là: VMgSO4 = nMgSO4: CM = 0,1 : 2 = 0,05 (lít)
c. Dung dịch sau phản ứng thu được chứa K2SO4
Theo PTHH: nK2SO4 = 1/2 nKOH = 1/2. 0,2 = 0,1 (mol)
Thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể nên:
Vsau = VKOH + VMgSO4 = 0,2 + 0,05 = 0,25 (lít)
Nồng độ mol/lít của dd K2SO4 thu được sau phản ứng là: CM K2SO4 = nK2SO4 : Vsau = 0,1 : 0,25 = 0,4 (M)
Câu 6:
Đồng bạch là một hợp kim gồm Niken, kẽm và đồng. Khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3:4:13. Hỏi phải cần bao nhiêu kilogam mỗi loại để sản xuất ra được 100kg đồng bạch?
Đặt khối lượng của Niken là 3x (kg)
→ Khối lượng của kẽm là 4x (kg) và khối lượng của đồng là 13x (kg)
→ Tổng khối lượng hợp kim là: 3x + 4x + 13x = 20x (kg)
Theo bài để sản xuất được 100 kg đồng bạch => 20x = 100 => x = 100/20 = 5 (kg)
→ mNi = 3x = 3.5 = 15 (kg)
→ mKẽm = 4x = 4.5 = 20 (kg)
→ mNi = 13x = 13.5 = 65 (kg)
Vậy để sản xuất 100 kg đồng bạch thì khối lượng Nike, kẽm đồng lần lượt là 15 ; 20 và 65 kg
Câu 7:
Từ các chất Na, Fe2O3, Al, H2O và dung dịch HCl. Viết các phương trình hóa học điều chế AlCl3, Fe(OH)3
(Cho biết:K = 39; H = 1; Mg = 24; O = 16; S = 32)
Điều chế AlCl3
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Điều chế Fe(OH)3
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl