Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án- Đề 2
-
3068 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau: FeFeCl2Fe(OH)2FeOFeFe3O4
Phương pháp giải:
Xem lại tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.
Giải chi tiết:
Fe+2HClFeCl2+H2
FeCl2+ 2NaOH Fe(OH)2+2NaCl
Fe(OH)2 FeO+ H2O
FeO+ CO Fe+CO2
3Fe+2O2Fe3O4
Câu 2:
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau: K2SO4, HNO3, NaNO3, KOH. Viết phương trình hóa học.
Phương pháp giải:
- Dùng quỳ tím để nhận biết các nhóm chất axit, bazơ, muối.
- Dùng dung dịch Ba(NO3)2 để nhận biết hai chất thuộc nhóm muối.
Giải chi tiết:
- Trích một lượng nhỏ các mẫu nhận biết vào các ống nghiệm.
- Nhúng quỳ tím vào các ống nghiệm đựng sẵn các mẫu nhận biết.
+ Quỳ tím không chuyển màu: K2SO4 và NaNO3
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HNO3
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: KOH
- Cho thêm dung dịch Ba(NO3)2 vào các ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4
+ Không hiện tượng: NaNO3
PTHH:
K2SO4+ Ba(NO3)2BaSO4+2KNO3
Câu 3:
Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách đun nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với MnO2. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không? Tại sao.
Phương pháp giải:
Điều chế clo trong phòng thí nghiệm: Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với chất oxi hóa mạnh như MnO2 (hoặc KMnO4). Khí clo được làm khô bằng H2SO4 đặc và thu vào bình bằng cách đẩy không khí.
Giải chi tiết:
- PTHH:
MnO2+ 4HClMnCl2+ Cl2+2H2O
- Không thể thu khí clo bằng phương pháp đẩy nước vì clo là chất khí tan được trong nước, nếu thu khí clo bằng phương pháp đẩy nước, clo sinh ra sẽ tan trong nước và ta không thu được khí clo sinh ra.
Câu 4:
Cho các chất sau: Zn, Fe2O3, Cu(OH)2. Hãy chọn một trong các chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Dung dịch có màu vàng nâu.
c) Dung dịch có màu xanh lam.
Viết phương trình phản ứng minh họa.
Phương pháp giải:
Xem lại tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.
Giải chi tiết:
a) Chất tác dụng với dung dịch HCl sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là Zn.
PTHH: Zn +2HClZnCl2+H2
b) Chất tác dụng với dung dịch HCl sinh ra dung dịch có màu vàng nâu là Fe2O3.
PTHH: Fe2O3+6HCl2FeCl3+ 3H2O
c) Chất tác dụng với dung dịch HCl sinh ra dung dịch có màu xanh lam là Cu(OH)2.
PTHH: Cu(OH)2 +2HClCuCl2+ 2H2O
Câu 5:
a/ Để mạ một kim loại thì người ta cho kim loại đó vào dung dịch muối của kim loại yếu hơn. Vậy em hãy chọn muối của một kim loại để mạ đinh sắt, viết phương trình hóa học minh họa cho sự chọn lựa đó.
b/ Để khử chua đất trồng trọt ta phải bón vào đất những chất có tính axit hay bazơ? Vì sao ?
Phương pháp giải:
a/ Chọn một muối tan của một kim loại đứng sau Fe trong dãy hoạt động hóa học và viết PTHH.
b/ Đất bị chua là đất có môi trường axit. Khử chua đất là làm giảm nồng độ axit có trong đất.
Giải chi tiết:
a/ - Chọn muối của kim loại Cu: CuSO4
- PTHH: Fe+CuSO4FeSO4+ Cu
b/ Để khử chua đất trồng trọt, ta phải bón vào đất những chất có tính bazơ, vì đất chua là đất có môi trường axit, nên ta phải bón vào đất những chất có môi trường bazơ để trung hòa bớt lượng axit đó.
Câu 6:
Cho 20 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HCl 3,65%.
a/ Viết phương trình hóa học.
b/ Tính thể tích khí CO2 sinh ra (đktc).
c/ Tính khối lượng dung dịch axit HCl 3,65% cần dùng.
d/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối sau phản ứng.
a/
b/ Theo phương trình hóa học,
c/ Theo phương trình hóa học:
d/ Ta có: mdd spu =
Theo phương trình,