Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 6)
-
3679 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:
Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch NaOH vì Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng (dung dịch NaOH giữ lại Cl2, CO2 và SO2) còn O2 không có phản ứng.
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Chọn đáp án B.
Câu 2:
Để phân biệt SO2 và CO2 có thể dùng một hóa chất nào sau đây?
Để phân biệt SO2 và CO2 có thể dùng dung dịch brom. SO2 làm mất màu dung dịch brom còn CO2 thì không.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Chọn đáp án D.
Câu 3:
Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua và natri hipoclorit được gọi là gì?
Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua (NaCl) và natri hipoclorit (NaClO) được gọi là nước gia-ven
Chọn đáp án A.
Câu 4:
Clo tác dụng với sắt xảy ra phản ứng:
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
Tuy Fe dư nhưng đây không phải trong dung dịch, do đó Fe không tiếp tục phản ứng với FeCl3 để tạo ra FeCl2
Vậy sau phản ứng thu được gồm Fe và FeCl3.
Chnọn đáp án D.
Câu 5:
Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là
Để phân biệt 3 khí O2, Cl2 và HCl ta dùng giấy quỳ tím ẩm.
- O2 không làm đổi màu quỳ
- Cl2 làm mất màu quỳ tím ẩm (do HClO sinh ra có tính tẩy màu)
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
- HCl làm quỳ tím ẩm hóa đỏ (vì HCl tan vào nước tạo thành axit HCl)
Chọn đáp án A.
Câu 6:
Cho dung dịch NaOH 1M để tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của muối natri clorua thu được là
⇒ VNaOH = lít
⇒ CM NaCl = = 0,5M
Chọn đáp án B.
Câu 7:
Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
Khí CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al ⇒ khử được CuO và Fe2O3
Chọn đáp án A.
Câu 8:
“Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
Nước đá khô là CO2 rắn
Chọn đáp án D.
Câu 9:
Cho khí CO dư đi qua ống chứa 0,2 mol MgO và 0,2 mol CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
MgO không phản ứng với CO
Chất rắn gồm MgO và Cu
⇒ x = mMgO + mCu = 0,2.40 + 0,2.64 = 20,8 gam
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là
= 0,3.0,5 = 0,15 mol =
Hỗn hợp muối cacbonat tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được
= 0,15.22,4 = 3,36 lít
Chọn đáp án C.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là không đúng:
Phát biểu không đúng là: Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử
Chọn đáp án C.
Câu 12:
Chất hữu cơ là:
Chất hữu cơ là: hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, muối cacbua và xianua.
Chọn đáp án C.
Câu 13:
Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có của C4H8 là
có k = = = 1 ⇒ π = 1 (vì v = 0) ⇒ trong phân tử có 1 liên kết đôi
1. CH2=CH-CH2-CH3
2. CH3-CH=CH-CH3
3. CH3-C(CH3)=CH2
Chọn đáp án A.
Câu 14:
Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Trong thực phẩm, vitamin A tồn tại ở dạng chính là retinol (chứa C, H, O) trong đó thành phần % khối lượng H và O tương ứng là 10,49% và 5,594%. Xác định công thức phân tử của retinol là:
Vì A chỉ chứa C, H và O
⇒ %mC = 100% - %mH - %mO = 100% - 10,49% - 5,594% = 83,916%
⇒ x : y : z =
= 6,993 : 10,49 : 0,349 = 20 : 30 : 1
Vì renitol chứa một nguyên tử O ⇒ z = 1
⇒ x = 20 và y = 30
⇒ Công thức phân tử của retinol là C20H30O
Chọn đáp án D.
Câu 15:
Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là:
Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là: phản ứng thế
Chọn đáp án C.
Câu 16:
Chất nào sau đây vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp?
Chất vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tham gia phản ứng trùng hợp là chất có liên kết đôi (giống etilen)
⇒ CH2 = CH-CH3
Chọn đáp án D.
Câu 17:
- Công thức cấu tạo của axetilen: H – C ≡ C – H.
⇒ cấu tạo phân tử axetilen gồm: và 2 liên kết đơn C – H.
+ Có 1 liên kết ba giữa 2 nguyên tử cacbon
+ Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong phản ứng hóa học
Chọn đáp án A.
Câu 18:
Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là: Phân tử có vòng 6 cạnh chứa 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn
Chọn đáp án C.
Câu 19:
Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:
Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi vừa đủ.
Nếu dư hoặc thiếu oxi sẽ gây lãng phí nhiên liệu đồng thời dễ xảy ra cháy nổ.
Chọn đáp án A.
Câu 20:
Đốt cháy hòa toàn 15,6 gam benzen rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Phương trình hóa học:
⇒ = 1,2.100 = 120g
= 1,2.44 + 0,6.18 = 63,6 gam <
⇒ Khối lượng dung dịch giảm là: 120 − 63,6 = 56,4 (g)
Chọn đáp án C.
Câu 21:
Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí đựng trong các lọ khí riêng biệt sau: CH4; C2H2; CO2
Dẫn lần lượt các khí đã cho vào dung dịch nước brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom là C2H2, hai khí còn lại là CH4 và CO2
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Dẫn 2 khí còn lại vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí làm đục nước vôi trong là CO2, còn lại là CH4
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 22:
Dẫn 5,6 lít hỗn hợp khí metan CH4 và axetilen C2H2 (ở đktc) đi qua dung dịch brom dư, thấy có 32 gam brom phản ứng.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp.
c) Tính thể tích khí oxi ở đktc cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên.
a) Phương trình hóa học: C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
b) Theo phương trình ta có :
= 0,25 – 0,1 = 0,15 mol
= 0,1.22,4 = 2,24 lít
= 100% - 40% = 60%
c) Phương trình hóa học phản ứng đốt cháy hỗn hợp khí trên:
(1)
Từ (1) và (2) ta có: = 0,3 + 0,25 = 0,55 mol
= 0,55.22,4 = 12,32 lít