Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

Đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải (Đề số 2)

  • 2111 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Phân tử tARN mang acid amin foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticodon) là

Xem đáp án

Bộ ba mở đầu của mARN mã hóa acid amin fMet ở sinh vật nhân sơ là 5’AUG3’

à đối mã của tARN mang acid amin mở đầu bổ sung với codon mở đầu mARN: 3’UAX5’

Vậy: D đúng


Câu 3:

Trong mô hình cấu trúc của operon Lac, vùng vận hành là nơi:

Xem đáp án

A. à sai. Chứa thông tin mã hoá các acid amin trong phân tử protein cấu trúc => đây là vùng chứa các gen cấu trúc Z, Y, A

B. à sai. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã => đây là vùng khởi động P

C. à   đúng. Protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. =>đây chính là vùng vận hành O.

D. à  sai. Mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế =>gen điều hòa R.

Vậy: C đúng 


Câu 4:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

A à đúng. Đột biến gen là những biến đổi trong câu trúc của gen.

B à sai. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể  đột biến cấu trúc NST.

C à đúng. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.

D à đúng. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.

Vậy: B đúng


Câu 5:

Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

A à sai. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.

B à  đúng. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen => phát sinh đột biến thay thế.

C đúng. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lý hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học => chính là nguyên phân phát sinh đột biến.

D à đúng. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN => chính là cơ chế chỉnh phát sinh đột biến gen.

Vậy: A đúng


Câu 6:

Khi nói đến quá trình phân giải protein của vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Đây là quá trình phân giải ngoại bào của vi sinh vật.

B. Đây là quá trình chuyển hoá protein thành acid amin.

C. Quá trình được ứng dụng trong lên men rượu.

D. Được ứng dụng trong làm tương, nước chấm.

Xem đáp án

Phân giải prôtêin: vi sinh vật phân giải ngoại bào các hợp chất prôtêin tạo thành axit amin. ứng dụng để làm tương, nước mắm...

III à sai. Trong lên men rượu là quá trình phân giải cacbohydrat nhờ nấm men, còn quá trình phân giải protein là nhờ vi sinh vật tiết enzim proteaza để biến đổi protein.

Vậy: C đúng


Câu 7:

Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự:

Xem đáp án

Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự xuất hiện cơ chế tự sao chép (trong đó già thiết đã chứng minh ARN xuất hiện trước, nhờ ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim à sau đó cơ chế sao chép mới thuộc về ADN).

Vậy: C đúng


Câu 8:

Để kiểm tra giả thiết của Oparin và Hadnan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:

Xem đáp án

Môi trường nhân tạo để chứng minh sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản dưới tác động của các nguồn năng lượng lớn trong tự nhiên nguyên thủy. Milơ đã làm thí nghiêm và ông chọn môi trường gồm CH4, NH3, H2 và hơi nước rồi cho phóng điện cao thế qua à kết quả thu được nhiều loại chất hữu cơ, kể cả acid amin.

Vậy: C đúng


Câu 9:

Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là 

Xem đáp án

Người ta chứng minh phân tử có khả năng tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN, chúng có khả năng tự nhân đôi mà không cần xúc tác của enzim và có khả năng lưu trữ thông tin di truyền; về sau chức năng này chuyển cho ADN, chức năng xúc tác chuyển cho prôtêin, ARN đóng vai trò truyền đạt thông tin di truyền (Một điều đáng chú ý là trong tiến hóa cái gì đơn giản xuất hiện trước, cái gì phức tạp hoàn thiện hơn thì xuất hiện sau: ARN cấu trúc đơn giản hơn, sao chép không cần enzim à ADN cấu trúc phức tạp hơn, ổn định hơn, bền hơnsao chép cần enzim xúc tác).

Vậy: B đúng


Câu 10:

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

A. à đúng. Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống => chính là đặc trưng về tỉ lệ giới tính quần thể.

B. à  sai. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài, không phải đặc trưng về kích thước quần thể.

C. à đúng. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của môi trường sống =>chính là đặc trưng về mật độ quần thể.

D. à đúng. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S =>chính là đặc trưng về kiểu tăng trưởng của quần thể.

Vậy: B đúng


Câu 12:

Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

Xem đáp án

Quan hệ cạnh tranh:

Quan hệ này giữa các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 cùng bị hại.

Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

Khi trong quần xã tồn tại 2 loài có cùng nhu cầu sống (ăn cùng loại thức ăn) à  cạnh tranh. Ví dụ: cây trồng với cỏ dại; hổ và báo.

Vậy: A đúng


Câu 13:

Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?

Xem đáp án

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. Trong nông nghiệp, sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các loài gây hại khác. Ví dụ: sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa, sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xươmg rồng bà.

Vậy: A đúng


Câu 14:

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

Xem đáp án

Sự phân tầng các loài trong không gian của quần xã: mọi loài có nhu cầu riêng dẫn đến sự phân tầng trong không gian, sự phân tầng giúp giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

A à sai. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

B. à sai. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

D. à sai. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

Vậy: C đúng


Câu 15:

Vì sao lượng nước thoát qua khí khổng lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt cutin lá nhiều lần?

Xem đáp án

Lượng nước thoát qua khí khổng lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt cutin của lá nhiều lần vì: vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi nước mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó. Các khí khổng trên l mm2 lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá.

Vậy: D đúng


Câu 17:

Cây trồng hấp thu nitơ trong đất dưới dạng nào?

Xem đáp án

Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NO3- và NH4+. Trong cây NO3- được khthành NH4+. Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật.

Vậy: D đúng


Câu 19:

Trong hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ở tế bào thực vật, đặc điểm nào sau đây là điểm giống nhau?

Xem đáp án

Điểm chung của hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ở tế bào thực vật là: đều xảy ra giai đoạn đường phân.

Vậy: C đúng


Câu 20:

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,50AA : 0,30Aa: 0,20aa                          0,45AA : 0,25Aa : 0,30aa

F2: 0,40AA : 0,20Aa : 0,40aa                     F3: 0,30AA : 0,15Aa : 0,55aa

 0,15AA: 0,10Aa : 0,75aa

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Xem đáp án

P: 0.50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 -> A/a = 0,65/0,35

 : 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 à A/a = 0,575/0,425 => kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm.

 : 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 à  A/a = 0,5/0,5 => kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm.

 : 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 à A/a = 0,375/0,625 => kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm.

F4 : 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = l à A/a = 0,2/0,8 => kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm.

Chúng ta thấy qua từng thế hệ tần số kiểu hình trội giảm đều đặn, lặn tăng; tần số alen trội giảm, lặn tăng => chứng tỏ chỉ do tác động của CLTN.

A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần à trội giảm, lặn tăng.

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. Kết quả giả thiết ta thấy đồng hợp lặn tăng.

c. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. Kết quả giả thiết ta thấy đồng hợp lặn tăng.

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. Kết quả giả thiết ta thấy đồng hợp lặn tăng.

Vậy: A đúng


Câu 21:

Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?

A. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.

B. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.

C. Trồng các loại cây đúng thời vụ.

D. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.

Xem đáp án

(1) à đúng. Khi trồng xen cây sẽ tránh được sự cạnh tranh nhau về nguồn sống. Ví dụ trồng xen giữa cây ưa bóng và ưa sáng.

(2) à sai.

(3) à đúng. Mỗi loại cây có khả năng thích nghi với một điều kiện khí hậu khác nhau; mỗi mùa, mỗi khu vực trong năm có một điều kiện khác nhau => việc lựa chọn loại cây thích nghi với khu vực đó vào mùa nào là rất cần thiết.

(4) à  đúng. Trong một thủy vực, nếu ta nuôi ghép các loài cá mà mỗi loài sống và tìm thức ăn ở một tầng nước khác nhau,... => tránh được sự cạnh tranh với nhau và tận dụng được nguồn sống tối đa.

Vậy: B đúng


Câu 22:

Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm?

Xem đáp án

Kích thước quần thể tại thời điểm t: Nt = No + B - D + I - E. Với: N0 = 2000 (ban đầu)

    B = 4,5% một năm D = 1,25% một năm và I, E = 0

    Sau 1 năm   = No + B – D + I - E = 2000 + 2000.0,045 - 2000.0,0125 = 2065

    Sau năm thứ 2 =  + B - D + I - E = 2065 + 2065.0,045 - 2065.0,0125 = 2132

Vậy: A đúng


Câu 24:

Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của cá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn đơn ở cá.

(2) Tim có 2 ngàn, gồm tâm nhĩ (II), tâm thất (I).

(3) Có hệ tuần hoàn kép.

(4) Tại mao mạch mang (IV), quá trình trao đổi khí giữa máu đến mang và môi trường nước qua mang diễn ra.

(5) Máu được trao đổi khí ở mang sẽ theo động mạch lưng đến mao mạch của cơ thể (IV) để thực hiện trao đổi chất.

(6) Máu từ mao mạch cơ thể theo tĩnh mạch (III) để về tâm thất (II)

Xem đáp án

Vòng tuần hoàn ở cá là vòng tuần hoàn đơn, máu từ tim đến mang để trao đổi khí rồi đi nuôi cơ thể, không có sự pha trộn, vì vậy máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) thì là vòng tuần hoàn kép nhưng tim 3 ngăn, vì vậy có sự pha trộn máu ở tâm thất (máu đỏ tươi giàu oxi từ tĩnh mạch phổi, máu đỏ thẫm giàu  từ tĩnh mạch chủ) vì vậy, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

Lớp chim trở lên thì tâm thất được chia làm 2 ngăn riêng biệt, không có sự pha trộn nên máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Vậy: C đúng


Câu 25:

Khi nói đến tính hướng nước ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.

II. Giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất.

III. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

IV. Do sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào phía ngược lại.

Xem đáp án

III. Phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc à đây là hướng tiếp xúc.

IV à  đây hướng tiếp xúc. Do sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào phía ngược lại (không tiếp xúc) của tua cuốn làm cho nó quấn quanh giá thể.

Vậy: B đúng


Câu 26:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Loại đột biến thay thế cặp nucleotit có thể làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể.

(2) Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự acid amin trong chuỗi polipeptit.

(3) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.

(4) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể làm phát sinh đột biến gen.

Số phát biểu đúng:

Xem đáp án

(1) à đúng. Loại đột biến thay thế cặp nucleotit có thể làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể (Mọi đột biến gen có thể tạo alen mới).

(2) à sai. Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đồi trình tự acid amin trong chuỗi polipeptit (đột biến thay thế chỉ có thể làm thay đổi acid amin ở vị trí đó hoặc có thể làm ngắn lại chứ không làm thay đổi trình tự acid amin)

(3) à  đúng. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen. (có những đột biến khi đứng với gen này thì bất lợi nhưng khi đứng với gen khác thì trở nên có lợi, hoặc trong môi trường này thì có lợi nhưng môi trường khác thì trở nên bất lợi).

(4) à đúng. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen. (tồn tại bazo nito hiếm có thể làm phát sinh đột biến thay thế).

Vậy: B đúng


Câu 27:

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỷ lệ kiểu hình là:

Xem đáp án

Theo giả thuyết:P4n  à  cho giao tử: 2n (cơ thể 4 alen à cho giao tử 2 alen). Nhớ cách viết giao tử của cơ thể 4n

P: Aaaa   x    aaaa

G (1AA : 4Aa : laa)     laa

(5T : 1L)                     (1L)                                                       

F1: (5T: 1L)(1L) = 5T: 1L D. 5 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.

(Lưu ý cách kết luận đúng/sai: 5/6 cây F1   cho quả đỏ; mỗi cây F1  có 5/6 số quả đỏ : 1/6 số quả vàng)

Vậy: D đúng


Câu 28:

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỷ lệ từng loại giao từ được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

Xem đáp án

A à đúng. Vì:                                           

1 tế bào sinh dục (AB/ab) à cho 4 loại giao tử: (xét trường hợp có hoán vị lớn nhất)

 Kiến thức chú ý:

*    Khi xét chỉ 1 tế bào thì không liên quan gì đến tần số cả.

*    1 tế bào sinh dục (AaBb) à cho 2 loại giao tử: 2AB : 2ab =1:1 hoặc 2Ab : 2aB = 1 : 1

*    a tế bào sinh dục (AB/ab) khi giảm phân có b tế bào (b < a) xảy ra trao đổi đoạn. Số lượng từng loại giao tử:

    + Tổng giao tử: 4a

    + b tế bào sinh dục (AB/ab) giảm phân có HV à  4 loại:

Vậy số loại giao tử:  (hoán vị)

  (liên kết)

Vậy: A đúng


Câu 29:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phần ly độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdEe   AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỷ lệ: 

Xem đáp án

P: AaBbDdEe X AaBbDdEe (xét 4 phép lai đơn)à A: đúng

*    Cách 1: 2 tính trạng trội - 2 tính trạng lặn  =T1T2L3L4C42=342.142.C42=27128

(áp dụng cách này khi tất cả 4 Phép lai đơn đều dị hợp và đều cho 3/4 T : 1/4 L)

Cách 2: 2 tính trạng trội - 2 tính trạng lặn T1T2L3L4+T1L2T3L4+T1L2L3T4+L1L2T3T4+L1T2L3L4+L1T2T3L4=27128

Vậy: A đúng


Câu 30:

Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

 

 

I. Ở kì cuối của quá trình phân bào này, tế bào con có bộ NST kí hiệu là AABBddff.

II. Một tế bào lưỡng bội của loài này, ở kì giữa của nguyên phân có 4 cromatit.

III. Một tế bào bình thường, ở kỳ giữa của nguyên phân có kí hiệu bộ NST có thể là AAaaBBB Bddddffff.

IV. Một nhóm gồm 5 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần. Tổng số NST trong các tế bào con là 320.

Xem đáp án

Trong tế bào tồn tại 2n NST đơn = 8 (A,A; B,B; d,d; f,f) và sắp xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo => Tế bào đang quan sát ở kì sau quá trình giảm phân 2.

Tế bào kì sau 2 có 2n = 8

I à sai. Vì kỳ cuối này sẽ tạo 2 tế bào, mỗi tế bào là Abdf (n = 4).

II à sai. 1 tế bào sinh dưỡng (2n =8)

à  Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa: đều 2nkép = 8kép = 8 à  Cromatit = 8.2 = 16

III à đúng. 1 tế bào ban đầu (2n = 8: AaBBddff)

IV à  kỳ sau: trong tế bào là 4n NST đơn (AAaaBBBBddddfffĩ).

IV à đúng.

NST=5.2n.2x=5.8.23=320

Vậy: A đúng


Câu 31:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 1 bên (con cái) với tần số hóa vị giữa các gen A, a với B, b và D, d với E, e là như nhau. Tiến hành phép lai P:    ABabXDEXde × ABabXDEYtrong tổng số cá thể thu được ở  , số cá thể có kiểu hình lặn về một trong 4 tính trạng trên chiếm tỷ lệ 2,25%. Theo lý thuyết, số cá thể  có kiểu hình lặn về một trong 4 tính trạng trên chiếm tỷ lệ

Xem đáp án

Mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới

ABabXDE×ABabXDEY 

F1=aabbddee=0,0225

2 cặp NST chứa 4 gen, nếu tần sổ như nhau thì cho giao tử như nhau, tỷ lệ kiểu hình đều thỏa quy tắc x : y : y : z à kiểu hình: aabb=ddee=0,0225=0,15=z  

à  0,5 + 0,15 = 0,65 = x

à A-bb = aaB- = D-ee = ddE- = 0,25 - 0,15 = 0,1 = y

Vậy số cá thể lặn 1 trong 4 tính trạng T1T2L3L4+T1L2T3L4+T1L2L3T4+L1T2T3T4=x.y+y.x+y.x+x.y=26%

Vậy: B đúng


Câu 32:

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ; alen B quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen b quy định quả tròn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng, Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở đời con là đúng?

Xem đáp án

Theo giả thuyết: A quy định hoa tím >> a quy định hoa đỏ

B quy định quả dài >> b quy định quả tròn.

Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường chưa biết liên kết hoàn toàn hay liên kết không hoàn toàn.

(P dị hợp về hai cặp gen trên thụ phấn với cây hoa tím, quả tròn thuần chủng).

 P : Aa, Bb×AA,bbF1 : 1A-B-:1A-bbG: AB=ab=xAb=aB=y1Abx+y=0,5; 0x,y0,5

Dù có liên kết hoàn toàn hay liên kết không hoàn toàn bất kỳ tần số nào thì F1 vẫn có 2 kiểu hình là 1/2 A-B- : 1/2 A-bb.

Vậy: A à đúng. Trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình hoa tím, quả tròn (A-bb) chiếm tỷ lệ 50%.

B à sai. Tất cả các cây thu được ở đời con đều có kiểu hình hoa tím, quả tròn  (100% A-bb).

C à  sai. Trong tổng số cây thu được ở đời con, sổố cây có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn (aabb) chiếm tỷ lệ 50%

D à sai. Đời con có 4 loại kiểu hình với tỷ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. (Chỉ có 2 kiểu hình mà thôi)

Vậy: A đúng


Câu 33:

Một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường; lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên?

Xem đáp án

Theo giả thiết: lôcut 1 (gen 1): n1  = 2; lôcut 2 (gen 2): n2 = 3

Nếu cả 2 lôcut gen này cùng trên 1 cặp NST thường là số kiểu gen=Cn1.n2+12=21 kiểu gen

Vậy: C đúng

Chú ý:

1. Nếu cả 2 lôcut gen này cùng trên 1 cặp NST thường à số kiểu gen =Cn1.n2+12

2. Nếu cả 2 lôcut gen này cùng trên 1 NST giới tính X số kiểu gen  Cn1.n2+12+n1.n2.1 (nhân với 1. Vì Y không mang alen nào à  có  1Y.Cn1.n2+12genXX+n1.n2.1genXY

3. Nếu cả 2 lôcut gen này cùng trên 1 NST giới tính Y số kiểu gen = 1+n1.n2.1  thì (nhân với 1. Vì X không mang alen nào à có 1 X)

4. Nếu cả 2 lôcut gen này cùng trên 1 NST giới tính X, Y à số kiểu gen =  Cn1.n2+12+n1.n2.n1.n2 Cn1.n2+12genXX+n1.n2n1.n2genXY


Câu 34:

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuât hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen:

Xem đáp án

Mỗi gen quy định một tính trạng.

Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau.

Tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX).

=> gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X mà không có trên Y.

Còn nếu:

A. à sai. Nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân) à con sinh ra 100% giống mẹ.

C à  sai. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X à chỉ có giới XY mới biểu hiện tính trạng.

D. àsai. Trên nhiễm sắc thể thường à  thì kết quả phép lai thuận và nghịch như nhau.

Vậy: B đúng.


Câu 35:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm l0 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được, cho các cây tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

B à đúng

Theo giả thuyết: chiều cao (h) do 2 gen không alen (A, a; B, b) tác động cộng gộp.

Mỗi alen trội A hoặc B à h tăng 10 cm

à hmin =  aabb = 100 cm

à  hmax = AABB = 140 cm

P: AABB (cao nhất) x  aabb (thấp nhất) à  : 100% AaBb

 F1×F1: AaBb x AaBb à F2: tỷ lệ cây 120 cm (2 alen trội - 2alen lặn)

= (1 /2)2 . (1/2)2.  = 37,5%.

Chú ý: phép lai 1 : AaBb x AaBb àF1: 5 loại cây (mỗi loại cây với 1mức chiều cao, mỗi một mức chiều cao là tương ứng với số lượng alen trội có trong kiểu gen).

Phép lai 2 : AaBb x AaBB à F1 : 4 loại cây

Phép lai 3 : aaBB x AaBB à F1 : 2 loại cây

Phép lai 4 : aaBB x Aabb à F1 : 2 loại cây

Vậy: B đúng


Câu 36:

Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Có hai anh em đồng sinh cùng trứng, người anh (1) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục có vợ (2) bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (3) không bị bệnh này. Người em (4) có vợ (5) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (6) bị bệnh này. Cho biết không phát sinh đột biến mới, kiểu gen của những người từ (1) đến (6) lần lượt là:

Xem đáp án

Theo giả thiết: A (nhìn bình thường) > a (mù màu) /trên X

* Anh, em mà đồng sinh cùng trứng à  cùng kiểu gen (1,4 có cùng kiểu gen).                            '

    + Anh (1) XAY  x  vợ  (2)  XaXa à : 1XAXa : l XaY

    à  đứa con sinh ra không bệnh phải là con gái (3): XAXa

    + Em (4) XAYx  vợ (5) XAX- à con (6) bệnh => vợ (5): XAXa và con (6): XaY

    Vậy từ 1 à 6: XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXa, XaY

Vậy: B đúng


Câu 37:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Có tối đa 10 loại kiểu gen.

(2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cà hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%.

(3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính hạng chiếm tỉ lệ 54,5%.

(4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%.

Xem đáp án

Theo giả thiết: Mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Đây là quần thể tự thụ phấn.

P = 0,3 AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb tự thụ .

+ 0,3(AABb x AABb) à  0,3(1AABB : 2AABb : lAAbb)

+ 0,2(AaBb x AaBb) à  : 0,2[(1/4AA : 2/4Aa : l/4aa) (1/4BB : 2/4Bb : l/4bb)]

+ 0,5(Aabb  x Aabb) à : 0.5(1 bbAA : 2bbAa : lbbaa)

Vậy :................................................        .                              

(1) à  sai. Vì có tối đa 9 kiểu gen (phép tự thụ số 2 đã tạo ra tối đa rồi).

(2) à  đúng aabb = 0,2 (1/4.1/4) + 0,5 (1/4.1) = 11/80 = 13,75%.            

(3) à sai. Vì A-bb + aaB- = 0,3(1.1/4) + 0,2(3/4.1/4 +1/4.3/4) + 0,5(3/4.1) = 21/40 = 52,5%.

(4) à  Sai. Vì cá thể mang 2 alen trội (AAbb+ aaBB + AaBb) = 0,3(1.1/4) + 0,2 (1/4.1/4 + 2/4.2/4 +1/4.1/4) + 0,5(1/4.1) =11/40.

Vậy: B đúng


Câu 38:

Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).

(2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.

(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).

(4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử mỗi thế hệ luôn không đổi.

Xem đáp án

. Quần thể tự thụ:

p = xAA : yAa : zaa (trong đó x + y + x = 1, giả thiết cho y = 0,8)

F5 = [x + 0,8/2 (1 - 1/25)] AA : [0,8/25] Aa : [z + 0,8/2 (1 - 1/25)] aa

(1) => đúng. Giả thiết cho: aa/  = aa/P + 0.3875

còn theo lý thuyết thì trắng aa/F5 tăng so với p = 0,8/2 (1 - 1/25) = 0 ,3875

(2) => đúng. Giao phối và tự phối thì A/a = const qua các thế hệ.

(3) => đúng. Đỏ P(A- = AA + Aa) phải luôn lớn hơn đỏ F5. Qua từng thế hệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng => tăng đồng hợp trội và lặn. Nhưng do lặn tăng mà tổng kiểu hình = 100% => trội F5 (AA + Aa) giảm so với P.

(4) => đúng. Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thể hệ luôn không đổi:

AA - aa = const qua các thế hệ => đúng.

Vì: tự thụ thì [x + 0,8/2(1 -1/2")] - [z + 0,8/2 (1 - l/2n)] = x - z = const hay ngược lại z - x = const => đúng

Vậy: D đúng


Câu 39:

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng năm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy đinh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được  gồm 87,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết nêu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Theo giả thiết: A quy định thân cao >> a quy định thân thấp;

B quy định hoa đỏ >> b quy định hoa trắng.

giả thiết cho 2 gen trên 1 cặp NST thường

P: (A-, bb)(1)     x     (aa, bb) à   : 7A-bb : laabb (suy ra từ giao tử).

à  G: 7/8Ab : l/8ab     1ab (cánh tím thành phần kiểu gen của (1) = x Ab/Ab : y Ab/ab

à ab =   ab = 1/8 à y= 1/4 => (1): 3/4 Ab/Ab : 1/4 Ab/ab)

Vậy nếu 1 x 1: ...không cần có kiểu gen A-bb....                       

G: (7/8Ab : l/8ab) (7/8Ạb : l/8ab)

: A-bb = 1 - aabb = 63/64.

Vậy: C đúng.


Câu 40:

Giả sử từ một tế bào vi khuẩn có 3 plasmit, qua 2 đợt phân đôi bình thường liên tiếp thu được các tế bào con. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1) Quá trình phân bào của vi khuẩn này không có sự hình thành thoi phân bào.

(2) Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con.

(3) Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit.

(4) Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit.

(5) Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit.

Xem đáp án

1 tế bào vi khuẩn có 3 plasmit và có 1 phân tử ADN vùng nhân qua hai nhân đôi à 4 tế bào con (mỗi tế bào con có 1 phân tử ADN kép, vòng lớn (vùng nhân) và không xác định chính xác plasmit (vì loại này nhân đôi độc lập, nên không thể trong mỗi tế bào con nhất thiết là 3))

(1) à  đúng. Vì sự phân chia tế bào vi khuẩn không có thoi (không tơ).

(2) à  sai. Plasmit thì phân chia ngẫu nhiên, (vì vật chất di truyền gồm có = ADN vùng nhân + plasmit không thuộc vùng nhân).

(3) à  sai. Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit.

(4) đúng. Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit => chính xác.

(5) à  sai. Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit.

Vậy: C đúng


Bắt đầu thi ngay