Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Vật lý Thi Online (2023) Đề thi thử Vật Lí THPT Chuyên Biên Hòa - Hà Nam có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Vật Lí THPT Chuyên Biên Hòa - Hà Nam có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Vật Lí THPT Chuyên Biên Hòa - Hà Nam có đáp án

  • 536 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng \(k\) lên 2 lần và giảm khối lượng \(m\) đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ

Xem đáp án

Tần số của con lắc lò xo: \[{\rm{f}} = \frac{1}{{2{\rm{\pi }}}}\sqrt {\frac{{\rm{k}}}{{\rm{m}}}} \Rightarrow {\rm{f '}} = \frac{1}{{2{\rm{\pi }}}}\sqrt {\frac{{{\rm{2k}}}}{{\frac{{\rm{m}}}{8}}}} = 4\left( {\frac{1}{{2{\rm{\pi }}}}\sqrt {\frac{{\rm{k}}}{{\rm{m}}}} } \right) = 4{\rm{f}}\]    

Chọn đáp án \({\rm{D}}\)


Câu 2:

Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm \(O\) đến điểm \(M\) cách \(O\) một đoạn \(d\). Biết tần số \(f\), bước sóng \(\lambda \) và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm \(M\) có dạng \({u_M}(t) = a\cos 2\pi ft\) thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại \(O\)

Xem đáp án

Sóng tại O sớm pha hơn sóng tại M một lượng \(\Delta \varphi = \frac{{2\pi d}}{\lambda }\)nên phương trình sóng tại O là:

\({u_0}(t) = a\cos \left( {2\pi ft + \frac{{2\pi d}}{\lambda }} \right) = a\cos 2\pi \left( {ft + \frac{d}{\lambda }} \right)\) Chọn đáp án \(A\)


Câu 3:

Chọn phát biểu đúng:

Xem đáp án

 Dao động duy trì là dao động tắt dần được cấp bù năng lượng sau mỗi chu kì một phần năng lượng    đúng bằng phần năng lượng tiêu hao do ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó.

Chọn \(C\)


Câu 4:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hòa dọc theo trục \(Ox\) quanh vị trí cân bằng \(O\). Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ \(x\)

Xem đáp án

Lực kéo về có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng nên \(F = - kx\)

Chọn đáp án \(A\)


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

Xem đáp án

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Chọn đáp án \({\rm{B}}\)


Câu 6:

Một vật dao động điều hòa có phương trình dao động \(x = A\cos (\omega t + \varphi )\) thì pha của dao động

Xem đáp án

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha. Chọn \(B\)


Câu 7:

Chu kì dao động của con lắc đơn là.

Xem đáp án

Công thức tính chu kì của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \)

Chọn \(C\)


Câu 8:

Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình \(u = Acos\omega t\). Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

Xem đáp án

Với hai nguồn cùng pha điều kiện M dao động với biên độ cực đại là: \({d_2} - {d_1} = k\lambda \)(k là số nguyên) Chọn đáp án \(C\)


Câu 9:

Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không đổi theo thời gian?

Xem đáp án

Vật dao động điều hòa, những đại lượng không đổi theo thời gian bao gồm: Biên độ, cơ năng, tần số, chu kì, tần số góc. Chọn đáp án \(C\)


Câu 10:

Con lắc đơn được ứng dụng để:

Xem đáp án

Chu kì con lắc đơn \(T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \Rightarrow g = \frac{{4{\pi ^2}l}}{{{T^2}}}\), ứng dụng của con lắc đơn dùng để xác định gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc. Chọn đáp án \(C\)


Câu 11:

Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt là \({A_1},{\varphi _1}\)\({A_2},{\varphi _2}\). Dao động tổng hợp của hai dao động này có pha ban đầu \(\varphi ,\tan \varphi \) được tính theo công thức:

Xem đáp án

Pha ban đầu của dao động tổng hợp \(\varphi \) được tính thông qua giá trị \(\tan \varphi \) được xác định bằng công thức: \(\tan \varphi = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}\cos {\varphi _1} + {A_2}\cos {\varphi _2}}}\) Chọn đáp án \(C\)


Câu 12:

Đề đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn, ta cần dùng dụng cụ đo là

Xem đáp án

Vì chu kì \(T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \Rightarrow g = \frac{{4{\pi ^2}l}}{{{T^2}}}\)

Để đo g cần đo được chiều dài của con lắc bằng thước và đo chu kì dao động bằng đồng hồ đo thời gian. Chọn đáp án \(C\)


Câu 13:

Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là \({A_1},{A_2}\). Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là

Xem đáp án

Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là \({A_1},{A_2}\). Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là \(A = {A_1} + {A_2}\). Chọn đáp án \(B\)


Câu 14:

Nguồn sóng kết hợp là các nguồn sóng

Xem đáp án

Các nguồn sóng kết hợp là các nguồn sóng dao động cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian. Chọn đáp án \(B\)


Câu 15:

Một con lắc đơn có chiều dài 1 dao động điều hòa với biên độ góc \({\alpha _0}\) tại nơi có gia tốc trọng trường g. Ở thời điểm t vật có tốc độ v, lúc đó vật có li độ góc là

Xem đáp án

Con lắc đơn dao động điều hòa có phương trình li độ cong \[s = {S_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right) \Rightarrow \cos \left( {\omega t + \varphi } \right) = \frac{s}{{{S_0}}}\]biểu thức vận tốc \[v = - \omega {S_0}\sin \left( {\omega t + \varphi } \right) \Rightarrow \sin \left( {\omega t + \varphi } \right) = \frac{{ - v}}{{\omega {S_0}}}\]

\[\begin{array}{l}{\sin ^2}\left( {\omega t + \varphi } \right) + {\cos ^2}\left( {\omega t + \varphi } \right) = 1\\ \Rightarrow {\left( {\frac{{ - v}}{{\omega {S_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{s}{{{S_0}}}} \right)^2} = 1\\ \Rightarrow {\left( {\frac{v}{\omega }} \right)^2} + {s^2} = S_0^2 \Leftrightarrow {\left( {l{\alpha _0}} \right)^2} = {\left( {l{\alpha _0}} \right)^2} + {\left( {\frac{v}{\omega }} \right)^2} \Leftrightarrow {\alpha _0}^2 = {\alpha ^2} + \frac{{{v^2}}}{{gl}}v\`i :{\omega ^2} = \frac{g}{l}\\ \Rightarrow {\alpha _{}}^{} = \pm \sqrt {\alpha _0^2 - \frac{{{v^2}}}{{gl}}} \end{array}\]

Chọn đáp án \(C\)


Câu 16:

Dùng một thước chia độ đến milimet đo khoảng cách \(d\) giữa hai điểm \(A\)\(B\), cả 5 lần đo đều cho cùng giá trị là \(1,345\;m\). Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là

Xem đáp án

Vì 5 lần đo đều cùng một giá trị d = 1,345 m nên giá trị trung bình \(\overline d = 1,345\,m\)và sai số tuyệt đối trung bình của 5 lần đo là \(\overline {\Delta d} = 0\); sai số dụng cụ lấy bằng 1 độ chia nhỏ nhất của dụng cụ, vậy sai số tuyệt đối của phép đo là

\(\Delta d = \overline {\Delta d} + \Delta {d_{dc}} = 0 + 0,001 = 0,001\,{\rm{m}}{\rm{.}}\)

Kết quả của phép đo là \(d = \overline d \pm \Delta d = (1,345 \pm 0,001)m\). Chọn đáp án \(D\)


Câu 17:

Hai con lắc lò xo có cùng độ cứng k. Biết chu kỳ dao động \({T_1} = 2{T_2}\). Khối lượng của hai con lắc liên hệ với nhau theo công thức

Xem đáp án

\({T_1} = 2{T_2} \Rightarrow {m_1} = 4{m_2}\) vì T tỉ lệ thuận với căn bậc 2 của m. Chọn đáp án \(C\)


Câu 18:

Co năng của một vật dao động điều hòa

Xem đáp án

Khi qua vị trí cân bằng thì cơ năng của vật bằng động năng vì khi đó thế năng bằng 0.

Chọn đáp án \[{\rm{D}}{\rm{.}}\]


Câu 19:

Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn \({F_n} = {F_0}\cos (8\pi t + \pi /3)\) thì xảy ra cộng hưởng, tần số dao động riêng của hệ phải là
Xem đáp án

Khi xảy ra cộng hưởng tần số dao động của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ \({f_r} = {f_{CB}} = \frac{\omega }{{2\pi }} = 4\,Hz.\)Chọn đáp án \(D\)


Câu 20:

Một sóng hình sin truyền theo chiều dương của trục \(Ox\) với phương trình dao động của nguồn sóng (đặt tại \(O\)) là \({u_O} = 4\cos 100\pi t(cm)\). Ở điểm \(M\) (theo hướng \(Ox\)) cách \(O\) một phần tư bước sóng, phần tử môi trường dao động với phương trình là

Xem đáp án

Sóng tại M trễ pha hơn sóng tại O nên phương trình sóng tại M là

\[{u_M} = 4\cos \left( {100\pi t - \frac{{2\pi d}}{\lambda }} \right) = 4\cos \left( {100\pi t - \frac{{2\pi \lambda /4}}{\lambda }} \right) = 4\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)(cm)\] Chọn đáp án \[{\rm{C}}.\]


Câu 22:

Cho hai dao động cùng phương: \({x_1} = 3\cos \left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)cm\)\({x_2} = 4\cos \left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)cm\). Biết dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ bằng \(5\;cm\). Chọn hệ thức liên hệ đúng giữa \({\varphi _1}\)\({\varphi _2}\)

Xem đáp án

\[{A^2} = A_1^2 + A_2^2\] nên hai dao động thành phần vuông pha, độ lệch pha của hai dai động là:

\({\varphi _2} - {\varphi _1} = (2k + 1)\frac{\pi }{2}\) (k là số nguyên). Chọn đáp án \[{\rm{D}}\]


Câu 23:

Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại \(A\)\(B\) dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng \(\lambda \). Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng

Xem đáp án

Điều kiện cực tiểu: hiệu đường đi bằng số bán nguyên lần bước sóng. Chọn đáp án \[{\rm{A}}\]


Câu 24:

Một sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ \(1\;m/s\) và chu kì \(0,5\;s\). Sóng cơ này có bước sóng là

Xem đáp án

Bước sóng là \(\lambda = vT = 1.0,5 = 0,5\,m = 50\,cm\)

Chọn đáp án \[{\rm{B}}\]


Câu 25:

Một vật dao động điều hòa có độ lớn vận tốc cực đại là \(31,4\;cm/s\). Lấy \(\pi = 3,14\). Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là

Xem đáp án

Tốc độ trung bình trong một chu kì là

\[\overline v = \frac{{4A}}{T} = \frac{{4{v_{\max }}}}{{2\pi }} = \frac{{4.31,4}}{{2.3,14}} = 20\,{\rm{cm/s}}{\rm{.}}\] Chọn đáp án \[{\rm{B}}\]


Câu 26:

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai nguồn sóng là

Xem đáp án

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai nguồn sóng là \(\lambda /2\). Chọn đáp án \[{\rm{B}}\]


Câu 27:

Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ \(8\;cm\). Khoảng thời gian ngắn nhất chất điểm đi từ li độ \(4\;cm\) đến li độ \( - 4\;cm\)\(0,1\;s\). Quãng đường lớn nhất mà chất điểm đi được trong \(1\;s\) là:

Xem đáp án

Theo giả thuyết \(0,1\;s = 2\frac{T}{{12}} = \frac{T}{6} \Rightarrow T = 0,6\,s.\)

Ta có: \(\Delta {\rm{t}} = 1\;\,{\rm{s}}\,\, = \,0,6 + 0,4 = T + T/2 + 0,1{\rm{s }}\)Suy ra \[s = 4A + 2A + {s_{1\max }} = 6A + 2A\sin \frac{{\Delta {\varphi _1}}}{2} = 6A + 2A.\sin \frac{{2\pi .0,1}}{{0,6.2}} = 7A = 56\,\,cm\]. Chọn đáp án \[{\rm{C}}{\rm{.}}\]


Câu 28:

Ba lò xo có cùng chiều dài tự nhiên có độ cứng lần lượt là \({k_1},{k_2},{k_3}\), đầu trên treo vào các điểm cố định, đầu dưới treo vào các vật có cùng khối lượng. Lúc đầu, nâng ba vật đến vị trí mà các lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ đề chúng dao động điều hòa với cơ năng lần lượt là \({W_1} = 0,1\;J,\;{W_2} = 0,2\;J\)\({W_3}\). Nếu \({k_3} = 2,5{k_1} + 3{k_2}\) thì \({W_3}\) bằng

Xem đáp án

Vị trí nâng vật rồi thả nhẹ (v = 0) là vị trí có độ lớn li độ \(\left| x \right| = \Delta {l_0} = A\)

Cơ năng của mỗi con lắc được tính theo công thức:

 \(\begin{array}{l}W = \frac{1}{2}k{A^2} = \frac{1}{2}k{(\Delta {l_0})^2} = \frac{1}{2}k{(\frac{{mg}}{k})^2}\\ = \frac{1}{2}\frac{{{{\left( {mg} \right)}^2}}}{k} \Rightarrow W \sim \frac{1}{k}\end{array}\)

Vì các con lắc cùng khối lượng nên với

\({k_3} = 2,5{k_1} + 3{k_2} \Rightarrow \frac{1}{{{W_3}}} = \frac{{2,5}}{{{W_1}}} + \frac{3}{{{W_2}}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{W_3}}} = \frac{{2,5}}{{0,1}} + \frac{3}{{0,2}} \Rightarrow {W_3} = 0,025\,J = 25\,mJ\)

Chọn đáp án \[{\rm{A}}.\]


Câu 29:

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục \(Ox\), gọi \(\Delta t\) là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật có động năng bằng thế năng. Tại thời điểm \(t\) vật qua vị trí có tốc độ \(15\pi \sqrt 3 \;cm/s\) với độ lớn gia tốc \(22,5\;m/{s^2}\), sau đó một khoảng gian đúng bằng \(\Delta t\) vật qua vị trí có độ lớn vận tốc \(45\pi cm/s\). Biên độ dao động của vật là

Xem đáp án

Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng là \(\Delta t = \frac{T}{4}\), đây là khoảng thời gian giữa hai thời điểm vuông pha nên có: \(v_1^2 + v_2^2 = v_{\max }^2 \Leftrightarrow {\left( {15\pi \sqrt 3 } \right)^2} + {\left( {45\pi } \right)^2} = v_{\max }^2 \Rightarrow v_{\max }^2 = 2700\)

Tại thời điểm có gia tốc \(22,5\;m/{s^2}\)ta có hệ thức vuông pha:

\({\left( {\frac{v}{{{v_{\max }}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{a}{{{a_{\max }}}}} \right)^2} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{{\left( {15\pi \sqrt 3 } \right)}^2}}}{{2700}} + {\left( {\frac{{22,5}}{{{a_{\max }}}}} \right)^2} = 1 \Rightarrow {a_{\max }} = 15\sqrt 3 (m/{s^2})\)

Biên độ dao động của vật là:

\(A = \frac{{v_{\max }^2}}{{{a_{\max }}}} = \frac{{2700}}{{15000\sqrt 3 }} \approx 0,06\sqrt 3 m = 6\sqrt 3 \,cm\). Chọn đáp án \[{\rm{D}}\]


Câu 30:

Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài với tốc độ truyền sóng là \(4\;m/s\) và tần số sóng có giá trị từ \(33\;Hz\) đến \(43\;Hz\). Biết hai phần tử tại hai điểm trên dây cách nhau \(25\;cm\) luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng trên dây là

Xem đáp án

Độ lệch pha của hai điểm bất kì trên sợi dây cách nhau một khoảng d là:

\(\begin{array}{l}\Delta \varphi = \frac{{2\pi d}}{\lambda } = \frac{{2.\pi f.d}}{v} = \frac{{2.\pi f.25}}{{400}} = \left( {2k + 1} \right)\pi \Rightarrow f = 8\left( {2k + 1} \right)\\33 < f = 8\left( {2k + 1} \right) < 43 \Rightarrow 1,56 < k < 2,2 \Rightarrow k = 2 \Rightarrow f = 40Hz.\end{array}\)

Chọn A


Câu 31:

Một con lắc đơn dao động điều hoà tại một nơi có \(g = 9,8\;m/{s^2}\). Vận tốc cực đại của dao động 39,2 \(cm/s\). Khi vật đi qua vị trí có li độ dài \(s = 3,92\;cm\) thì có vận tốc \(19,6\sqrt 3 \;cm/s\). Chiều dài dây treo vật là

Xem đáp án

Áp dụng hệ thức độc lập thời gian với con lắc đơn ta có:

\[{\left( {\frac{v}{{v\max }}} \right)^2} + {\frac{s}{{S_0^2}}^2} = 1 \Leftrightarrow {\left( {\frac{{19,6\sqrt 3 }}{{39,2}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{3,92}}{{{S_0}}}} \right)^2} = 1 \Leftrightarrow {S_0} = 7,84\,cm\]

Mặt khác: vmax = \[39,2\,cm/s = \sqrt {\frac{g}{l}} {S_0} \Rightarrow l = \]39,2 cm.

Chọn đáp án \[{\rm{D}}\]


Câu 32:

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp \(A\)\(B\) cách nhau \(20\;cm\), dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({u_A} = 2\cos 40\pi t\)\({u_B} = 2\cos (40\pi t + \pi )\left( {{u_A}} \right.\)\({u_B}\) tính bằng mm, \(t\) tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là \(30\;cm/s\). Xét hình vuông \(AMNB\) thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là

Xem đáp án

Bước sóng là \(\lambda = vT = v\frac{{2\pi }}{\omega } = 30\;\frac{{2\pi }}{{40\pi }} = 1,5\,cm\)

 

Vì hai nguồn ngược pha nên những điểm cực đại có hiệu đường đi đến hai nguồn thỏa mãn

\[{d_2} - {d_1} = k\lambda \Rightarrow k = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{\lambda }\] (k bán nguyên)

Xét những điểm nằm trên đường chéo BM của hình vuông ta có:

Tại B: \[{k_B} = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{\lambda } = \frac{{0 - AB}}{\lambda } = \frac{{0 - 20}}{{1,5}} = - 13,3\]

\[{k_M} = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{\lambda } = \frac{{MB - MA}}{\lambda } = \frac{{20\sqrt 2 - 20}}{{1,5}} = 5,52\]

Các điểm trên MB có k bán nguyên thỏa mãn

\[ - 13,3 < k < 5,52 \Rightarrow - 12,5 < k < 5,5\] Có tất cả 19 giá trị k bán nguyên thỏa mãn. Có 19 cực đại trên MB. Chọn đáp án \[{\rm{C}}.\]


Câu 33:

Dao động tổng hợp của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là \({x_1} = 3\cos (10t + 0,5\pi )\)\({x_2} = {A_2}\cos (10t - \pi /6)\left( {{A_2} > 0,t} \right.\) tính bằng giây). Tại \(t = 0\), gia tốc của vật có độ lớn là \(150\sqrt 3 \;cm/{s^2}\). Biên độ dao động \({A_2}\)

Xem đáp án

Tại t = 0 li độ dao động tổng hợp là

\(x = {x_1} + {x_2} = 3\cos (0,5\pi ) + {A_2}\cos (\pi /6) = {A_2}\sqrt 3 /2\)

Gia tốc tại t = 0 của dao động tổng hợp là:

\(a = - {\omega ^2}x = - 150\sqrt 3 \; = - {10^2}{A_2}\sqrt 3 /2 \Rightarrow {A_2} = 3\,cm.\)

Chọn đáp án \[{\rm{D}}\]


Câu 35:

Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song gần kề nhau có vị trí cân bằng nằm trên cùng một đường thẳng vuông góc với quỹ đạo của chúng và có cùng tần số góc \(\omega \), biên độ lần lượt là \({A_1},{A_2}\). Biết \({A_1} + {A_2} = 8\;cm\). Tại một thời điểm vật 1 và vật 2 có li độ và vận tốc lần lượt là \({x_1},{v_1},{x_2},{v_2}\), và thỏa mãn \({x_1}{v_2} + {x_2}\;{v_1} = 8\;c{m^2}/s\). Giá trị nhỏ nhất của \(\omega \)

Xem đáp án

Ta xét:

 \[\frac{8}{\omega } = \frac{{{x_1}{v_2} + {x_2}\;{v_1}}}{\omega } \le \sqrt {(x_1^2 + \frac{{v_1^2}}{{{\omega ^2}}})(x_2^2 + \frac{{v_2^2}}{{{\omega ^2}}})} = {A_1}{A_2} \le {\frac{{({A_1} + {A_2})}}{4}^2} = \frac{{{8^2}}}{4}\;c{m^2}/s \Rightarrow \omega \ge 5\,rad\]

Vậy giá trị nhỏ nhất của tần số góc là \(0,5rad/s\). Chọn đáp án \[{\rm{D}}\]


Câu 37:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng \(k = 25\;N/m\) dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Biết trục Ox thẳng đứng hướng xuống, gốc O trùng với vị trí cân bằng. Biết giá trị đại số của lực đàn hồi tác dụng lên vật biến thiên theo đồ thị.

Viết phương trình dao động của vật?

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k = 25 N/m dao động điều hòa (ảnh 1)
Xem đáp án
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k = 25 N/m dao động điều hòa (ảnh 2)

+ Tịnh tiến trục ot xuống dưới 1 N thì ta được đồ thị lực kéo về

+ Từ đồ thì lực kéo về suy ra Fkv max = 2,5 N = \(kA\) Suy ra A = 10 cm

+ Tại t = 0 ta thấy F kv = - Fkv max /2 và đang đi về phía vị trí cân bằng nên pha ban đầu của lực kéo về là: \({\varphi _{KV}} = - \frac{{2\pi }}{3}\)

+ Từ đồ thị lực kéo về ta có:

\(\frac{1}{3} = \frac{T}{{12}} + \frac{T}{2} + \frac{T}{4} \Rightarrow T = 0,4\,s \Rightarrow \omega = 5\pi \,rad/s\)

+ Vì lực kéo về và li độ ngược pha nên: \({\varphi _x} = \frac{\pi }{3}\,rad\) Suy ra: \(x = 10\cos \left( {5\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)

Chọn đáp án \[C.\]


Câu 38:

Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm \(O\) truyền trên mặt nước với bước sóng \(\lambda \). Hai điểm \(M\)\(N\) thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước đang dao động. Biết \(OM = 8\lambda ,ON = 12\lambda \)\(OM\) vuông góc với \(ON\). Trên đoạn \(MN\), số điểm mà phần tử nước dao động ngược pha với dao động của nguồn \(O\)

Xem đáp án
Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền (ảnh 1)

+ Kẻ OH vuông góc với MN áp dụng hệ thức trong tam giác vuông có:

\(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{M^2}}} + \frac{1}{{O{N^2}}} = \frac{1}{{{{(8\lambda )}^2}}} + \frac{1}{{{{(12\lambda )}^2}}} \Rightarrow OH \approx 6,7\lambda \)

+ Dễ thấy: Một điểm bất kì thuộc MN dao động ngược pha với nguồn O thỏa mãn điều kiện khoảng cách tới nguồn O bằng số bán nguyên lần bước sóng.

+ Trên MH có 1 điểm ngược pha với O có \(d = 7,5\lambda \)

+ Trên NH có các điểm ngược pha với nguồn có khoảng cách lần lượt \(d = 7,5\lambda ;\,\,8,5\lambda ;\,\,9,5\lambda ;\,\,10,5\lambda ;\,\,11,5\lambda \); Có tổng cộng 5 điểm trên NH ngược pha với nguồn.

+ Vậy trên MN có 5 + 1 = 6 điểm ngược pha với nguồn O. Chọn đáp án \[D.\]


Câu 39:

Con lắc lò xo đặt nằm ngang, ban đầu lò xo chưa bị biến dạng, vật có khối lượng \({m_1} = 0,5\;kg\) lò xo có độ cứng \(k = 20\;N/m\). Một vật có khối lượng \({m_2} = 0,5\;kg\) chuyển động dọc theo trục của lò xo với tốc độ \(0,2\sqrt {22} \;m/s\) đến va chạm mềm với vật \({m_1}\) sau va chạm lò xo bị nén lại. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,1 lấy \(g = 10\;m/{s^2}\). Tốc độ cực đại của vật sau lần nén thứ nhất là

Xem đáp án

+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng trước và sau va chạm mềm giữa vật m1 và m2 là:

\[{m_2}{v_2} = \left( {{m_1} + {m_2}} \right)v \Rightarrow v = \frac{{{m_2}{v_2}}}{{\left( {{m_1} + {m_2}} \right)}} = \frac{{0,5.0,2\sqrt {22} }}{{0,5 + 0,5}} = 0,10\sqrt {22} \,m/s\]

+ Lực ma sát tác dụng lên hệ vật sau va chạm là \[{F_{ms}} = \mu ({m_1} + {m_2})g = 0,1.(0,5 + 0,5)10 = 1N\]

+ Tần số góc của con lắc sau va chạm là \[\omega = \sqrt {\frac{k}{{{m_1} + {m_2}}}} = \sqrt {\frac{{20}}{1}} = 2\sqrt 5 rad/s\]

+ Các vị trí cân bằng mới bị dịch một đoạn \[{x_0} = \frac{{Fms}}{k} = \frac{1}{{20}} = 0,05\,m = 5\,cm.\]

+ Độ giảm biên độ sau một phần tư chu kì là \[\Delta A = {x_0} = 5cm\]

+ Biên độ dao động mới: \[{A^2} = x_0^2 + {\left( {\frac{v}{\omega }} \right)^2} = {5^2} + {\left( {\frac{{10\sqrt {22} }}{{2\sqrt 5 }}} \right)^2} \Rightarrow A = 3\sqrt {15} \,cm\]

+ Sau lần nén thứ nhất biên độ dao động còn lại là:

\[{A^'} = A - 2\Delta A = 3\sqrt {15} - 2.5 = 1,62\,cm\]

+ Tốc độ cực đại sau lần nén thứ nhất là

\[{v_{\max 1}} = \omega {A^'} = 2\sqrt 5 .1,62 \approx 7,24\,cm/s = 0,0072\,cm/s\]. Chọn đáp án \[C.\]


Câu 40:

Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp \({O_1}\)\({O_2}\) dao động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ tọa độ vuông góc \(Oxy\) (thuộc mặt nước) với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn \({O_1}\) còn nguồn \({O_2}\) nằm trên trục \(Oy\). Hai điểm \(P\)\(Q\) nằm trên \(Ox\)\(OP = 4,5\;cm\)\(OQ = 8\;cm\). Dịch chuyển nguồn \({O_2}\) trên trục \(Oy\) đến vị trí sao cho góc \(P{O_2}Q\) có giá trị lớn nhất thì phần tử nước tại \(P\) không dao động còn phần tử nước tại \(Q\) dao động với biên độ cực đại. Biết giữa \(P\)\(Q\) không còn cực đại nào khác. Trên đoạn \(OP\), điểm gần \(P\) nhất mà các phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách \(P\) một đoạn là

Xem đáp án
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp O1 (ảnh 1)

+ Góc PO2Q max khi (tan (PO2Q))max

 \[\tan (P{O_2}Q) = \tan (Q{O_2}O - P{O_2}O) = \frac{{\tan Q{O_2}O - \tan P{O_2}O}}{{1 + \tan Q{O_2}O\tan P{O_2}O}} = \frac{{\frac{8}{{O{O_2}}} - \frac{{4,5}}{{O{O_2}}}}}{{1 + \frac{8}{{O{O_2}}}\frac{{4,5}}{{O{O_2}}}}} = \frac{{3,5}}{{O{O_2} + \frac{{36}}{{O{O_2}}}}} \le \frac{{3,5}}{{2\sqrt {36} }}\](AD bất đẳng thức Cosi ở mẫu) Dấu bằng xảy ra khi \[O{O_2} = \frac{{36}}{{O{O_2}}}\]hay \[O{O_2} = \sqrt {36} = 6\,cm\];

+ Khi đó:

\[Q{O_2} = \sqrt {{8^2} + {6^2}} = 10\,cm\]\[P{O_2} = \sqrt {4,{5^2} + {6^2}} = 7,5\,cm\]

+ Vì Q là cực đại nên: \[Q{O_2} - QO = k\lambda \Rightarrow 10 - 8 = k\lambda \Leftrightarrow k\lambda = 2(1)\]

+ P là cực tiểu gần Q nhất nên

\[\begin{array}{l}P{O_2} - PO = \left( {k + 0,5} \right)\lambda \Leftrightarrow 7,5 - 4,5 = \left( {k + 0,5} \right)\lambda \\ \Leftrightarrow \left( {k + 0,5} \right)\lambda = 3(2)\end{array}\]

+ Từ (1) và (2) suy ra: \[\lambda = 2\,cm\] và k = 1.

+ Do đó: Cực đại gần P nhất là cực đại bậc 2 có \[{d_2} - {d_1} = 2\lambda = 4cm \Leftrightarrow \sqrt {{6^2} + d_1^2} - {d_1} = 2,2 \Rightarrow {d_1} = 2,5cm\]

+ Điểm cực đại này cách P một khoảng a = OP – d1 = 4,5 – 2,5 = 2 cm. Chọn đáp án \[D\]


Bắt đầu thi ngay