IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Sinh học Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10

Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10

Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 (Đề số 2)

  • 965 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

- Khi độ đa dạng của quần xã càng cao thì cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp nên tính ổn định của quần xã càng cao, thành phần loài ít biến động.


Câu 3:

Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp nào sau đây được sử dụng phổ biến trong tạo giống vật nuôi và cây trồng?

Xem đáp án

Đáp án D

- Phương pháp được sử dụng phổ biến trong tạo giống mới vật nuôi và cây trồng là phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.


Câu 4:

Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được là

Xem đáp án

Đáp án A

- Nitơ trong đất:

+ Nitơ trong muối khoáng hoà tan (dạng NH4+ và NO3-): Cây hấp thụ được.

+ Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật: Cây không hấp thụ được.


Câu 5:

Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Cho cây cà chua lưỡng bội thuần chủng quả đỏ giao phấn với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu được F1, tiếp tục dùng cônsixin để gây đa bội các cây F1 sau đó chọn 2 cây F1 cho giao phấn thu được F2 gồm 517 cây quả đỏ và 47 cây quả vàng. Biết giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Phát biểu nào sau đây là hợp lý nhất ?

Xem đáp án

Đáp án B

- P: AA × aa → F1: Aa F1 thu được cây đột biến AAaa và cây không bị đột biến Aa.

- Ở F2 tỉ lệ đỏ/vàng = 11/1 → F1 × F1: AAaa × Aa.

→ Tỉ lệ kiểu gen F2: 1AAA:5AAa:5Aaa:1aaa.

+ Phương án A sai vì F2 có 4 loại kiểu gen khác nhau.

+ Phương án B đúng vì các cây F2 là 3n (cây 3n thường bị bất thụ).

+ Phương án C sai vì ở F2 tỉ lệ cây đồng hợp chiếm tỉ lệ 2/12 = 16,67%.

+ Phương án D sai vì bố mẹ 4n và 2n đều sinh sản hữu tính bình thường sẽ ưu thế hơn con F2 3n thường bất thụ.


Câu 6:

Có 4 tế bào sinh tinh trong cá thể đực có kiểu gen AaBb trải qua giảm phân bình thường tạo tối đa các loại giao tử. Có bao nhiêu dãy tỉ lệ sau đây là có thể đúng với các loại giao tử này:

I. 1 : 1.

II. 1 : 1 : 1 : 1.

III. 1 : 1 : 2 : 2.

IV. 1 : 1 : 3 : 3.

V. 1 : 1 : 4 : 4.

VI. 3: 1

Xem đáp án

Đáp án B

- Một tế bào sinh tinh giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 2AB:2ab hoặc 2Ab:2aB.

- Bốn tế bào sinh tinh AaBb giảm phân cho tối đa 4 loại giao tử.

+ TH1: (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2AB:2ab) = 8AB:8ab = 1:1.

+ TH2: (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2Ab:2aB) = 6AB:6ab:2Ab:2aB = 3:3:1:1.

+ TH3: (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) = 4AB:4ab:4Ab:4aB = 1:1:1:1.

+ TH4: (2AB:2ab) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) = 2AB:2ab:6Ab:6aB = 1:1:3:3.

+ TH5: (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) = 8Ab:8aB = 1:1.

- Loại trường hợp 1 và trường hợp 5 vì chỉ tạo ra 2 loại giao tử (điều kiện của đề là tạo ra số loại giao tử tối đa).


Câu 7:

Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

- Quá trình tiêu hóa: Thức ăn được thực bào và bị phân hủy nhờ enzim thủy phân chứa trong lizôxôm. Gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn bắt mồi: Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.

+ Giai đoạn biến đổi thức ăn: Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

+ Giai đoạn hấp thụ dinh dưỡng và thải bã: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.


Câu 8:

Ở một loài thực vật, chiều cao của thân do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định; khi kiểu gen có cả hai alen A và alen B quy định kiểu hình thân cao; các kiểu gen còn lại quy định thân thấp. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân thấp ở F1 tạp giao với nhau thì ở đời sau thu được cây thân cao chiếm tỉ lệ là

Xem đáp án

Đáp án C

- Quy ước: A-B- : cây cao; A-bb + aaB- + aabb: cây thấp → tương tác gen 9:7.

- P: cây 1 × cây 2 → F1: 3 cao, 5 thấp → P: AaBb × Aabb (hoặc AaBb × aaBb).

- Sơ đồ lai:

+ P: AaBb  ×  Aabb

+ F1: (1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb) = 1AABb:2AaBb:1aaBb:1AAbb:2Aabb:1aabb.

+ Các cây thấp F1: 1/5AAbb + 2/5Aabb + 1/5aaBb + 1/5aabb = 1, giao phối.

(các cây thấp F1 giảm phân thu được các giao tử với tỉ lệ: Ab = 2/5; aB = 1/10; ab = 1/2)

→ tỉ lệ cây A-B- ở con = 2/5 × 1/10 × 2 = 0,08 = 8%.


Câu 11:

Trong hô hấp ở thực vật, phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra:

Xem đáp án

Đáp án B

* Ở thực vật, phân giải kị khí (đường phân và lên men): Xảy ra trong điều kiện không có O2.

- Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

- Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:

+ Đường phân: Phân giải glucozơ → 2 axit piruvic + 2ATP + 2NADH.

+ Lên men: Axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.

- Phương trình tổng quát:

+ Lên men tạo rượu: C6H12O6Nấm, men2C2H5OH+2CO2+2ATP

+ Lên men lactic: C6H12O6VK.lactic.dong.hinh2C3H6O3+2ATP

                              C6H12O6VK.lactic.di.hinhC3H6O3+C2H5OH+CO2+2ATP

 

 

 


Câu 12:

Lai phân tích cơ thể có 2 cặp gen thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. Kiểu gen của cơ thể đem lai phân tích có thể như thế nào?

(1) AaBb.

(2) ABab hoặc AbaB (với f = 25%)

(3) ABab hoặc AbaB (với f = 50%)

(4) ABab hoặc AbaB (liên kết hoàn toàn)

Xem đáp án

Đáp án B

- (1) Đúng: Vì AaBb tạo 4 loại giao tử bằng nhau theo tỉ lệ 1:1:1:1, khi lai phân tích → Fa cho 4 kiểu hình 1:1:1:1.

- (3) Đúng: ABab hoặc AbaB hoán vị với tần số f = 50% đều tạo 4 loại giao tử bằng nhau theo tỉ lệ 1:1:1:1, khi lai phân tích

→ Fa cho 4 kiểu hình 1:1:1:1.

- (2) và (4) sai vì không cho tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1 ở Fa


Câu 14:

Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?

Xem đáp án

Đáp án C

- Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carôtenôit:

+ Sắc tố chính: diệp lục a, diệp lục b: làm lá cây có màu xanh.

+ Sắc tố phụ carôtenôit (carôten và xantôphin): tạo ra các mầu đỏ, da cam, vàng của lá.

- Vai trò của hệ sắc tố quang hợp:

+ Diệp lục b và carôtenôit hấp thụ năng lượng ánh sáng rồi truyền năng lượng đó cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

+ Chỉ có diệp lục a mới có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.


Câu 17:

Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

Xem đáp án

Đáp án C

- Loài A chỉ sống được trong môi trường có nhiệt độ từ 21oC đến 35oC và độ ẩm từ 74% đến 96%. Nếu môi trường sống của loài A có nhiệt độ và độ ẩm vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng về nhiệt độ và độ ẩm thì loài sẽ bị chết.


Câu 21:

Cho các hiện tượng sau:

I. Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.

II. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.

III. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

IV. Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.

V. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN pôlimeraza.

Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactôzơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án A

- Nguyên nhân dẫn đến khi môi trường không có lactozơ mà Oprêron Lac vẫn thực hiện phiên mã (Opêron luôn mở) là:

+ Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN pôlimeraza → gen điều hòa không tổng hợp được prôtêin ức chế.

+ Gen điều hòa bị đột biến dẫn tới tổng hợp prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và không gắn được vào vùng vận hành của Opêron.

+ Vùng vận hành của Opêron bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.

- Ý I, IV, V là dẫn đến khi không có lactozơ nhưng Opêron vẫn thực hiện phân mã.


Câu 22:

Ở vi khuẩn, gen B dài 5100Å, trong đó nuclêôtit loại A bằng 2/3 nuclêôtit loại khác. Một đột biến điểm xảy ra làm gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3902. Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nuclêôtit loại T là

Xem đáp án

Đáp án C

- Tìm số nuclêôtit từng loại và số liên kết H của gen B:

2A+2G=30003A=2G→ A = T = 600; G = × = 900

→ H = 2A + 3G = 3900 liên kết.

- Tìm số nuclêôtit từng loại của gen b:

+ Đề cho đột biến điểm và số liên kết H của gen b nhiều hơn 2 liên kết H so với gen B → đây là đột biến dạng thêm một cặp A – T.

+ Gen b: A = T = 601; G = × = 900.

- Gen b nhân đôi 3 lần, số nuclêôtit loại T môi trường cần cung cấp là: 601(23 – 1) = 4207.


Câu 23:

Cho sơ đồ phả hệ sau đây về sự di truyền của một bệnh M và bệnh máu khó đông ở người. Biết rằng đối với tính trạng bệnh M, tỉ lệ người mang gen gây bệnh trong số những người bình thường trong quần thể là 1/9. Quần thể người này đang ở trạng thái cân bằng di truyền tính trạng máu khó đông với tỉ lệ người mắc bệnh máu khó đông ở nam giới là 1/10.

Xét các dự đoán sau :

I. Có 7 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về bệnh máu khó đông. (8)

II. Có thể có tối đa 7 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp trội về tính trạng bệnh M.

III. Xác suất cặp vợ chồng thứ 12 – 13 sinh 1 đứa con trai đầu lòng không bị bệnh trên là 40,75%.

IV. Khả năng người con gái số 9 mang kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là 12,12%.

V. Xác suất cặp vợ chồng thứ 12 – 13 sinh 2 đứa con có kiểu hình khác nhau là 56,37%.

Số dự đoán không đúng là :

Xem đáp án

Đáp án C

- Cặp vợ chồng (3) và (4) đều không bị mắc bệnh M, sinh con gái (10) bị mắc bệnh M → bệnh M do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

- Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST × quy định.

- Quy ước :

+ A – không bị bệnh M, a bị bệnh M.

+ B – không bị máu khó đông, b bị máu khó đông.

- Quần thể người này :

+ Xét về bệnh M có tỉ lệ 8/9AA:1/9Aa.

+ Xét về bệnh máu khó đông, ta có XbY = 1/10 → Xb = 1/10, XB = 9/10.

- Kiểu gen của từng người trong phả hệ:

1: (8/9AA : 1/9 Aa)XBY          8: (8/9AA:1/9Aa)XBY

2: aaXBXb                                9: (1/3AA:2/3Aa)(XBX-)

3: AaXBY.                                10: aa(XBX-).

4: Aa(XBX-)                             11: (17/35AA:18/35Aa)XBY

5: AaXbY                                 12: (17/35AA:18/35Aa)(3/4XBXB:1/4XBXb)

6: Aa(1/2XBXB:1/2XBXb).      13: (34/53AA:19/53Aa)XBY

7: (8/9AA:1/9Aa)XBY

I sai: Có 8 người biết chính xác kiểu gen về bệnh máu khó đông: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 13.

II đúng: Có thể có tối đa 7 người trong phả hệ có kiểu gen đồng hợp trội (AA) về gen quy định bệnh M là (1), (7), (8), (9), (11), (12), (13).

III sai: Người 12 và 13 sinh con trai đầu lòng không bị cả 2 bệnh :

(17/35AA:18/35Aa)(3/4XBXB:1/4XBXb)  ×  (34/53AA:19/53Aa)XBY

- XS sinh con trai đầu lòng không bị bệnh:

A-XBY = (1-aa)XBY = (1- 9/35 × 19/106)(7/8.1/2) = 0,4173 = 41,73%%.

IV sai, người (3) (Aa) × (4) (Aa) nên con gái (9) (1/3AA : 2/3Aa).

Người  (3) (XBY) × Người (4) (9/11XBXB:2/11XBXb).

Con gái dị hợp : (1/2× 1/11)/(1/2) = 1/11.

Vậy, xác suất để người con gái này mang kiểu gen dị hợp về cả 2 tính trạng là 2/3x1/11 = 6,06%.

V đúng: Người 12 lấy người 13, xác suất sinh con có 2 kiểu hình khác nhau:

(17/35AA:18/35Aa)(3/4XBXB:1/4XBXb) × (34/53AA:19/53Aa)XBY.

* Xét bệnh M:  (17/35AA:18/35Aa)  × (34/53AA:19/53Aa)

- Sinh 2 con có kiểu hình giống nhau về bệnh M:

(18/35 × 19/53)(3/4 × 3/4 + 1/4 × 1/4) + (1 – 18/35 × 19/53) = 6907/7420.

* Xét bệnh máu khó đông: (3/4XBXB:1/4XBXb)  ×  XBY.

- Sinh 2 con có kiểu hình giống nhau về bệnh máu khó đông:

3/4(1/2 × 1/2 + 1/2 × 1/2) + 1/4(2/4 × 2/4 + 1/4 × 1/4 + 1/4 × 1/4) = 15/32.

* Xác suất để cặp vợ chồng 12 và 13 sinh 2 con có kiểu hình khác nhau:

1 – 6907/7420 × 15/32 = 56,37%.


Câu 24:

Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

- Phương án A sai, ATP, NADPH tạo ra ở pha sáng được chu trình Canvin sử dụng ở giai đoạn khử (khử APG thành AlPG) và giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 (AlPG thành RiDP).

- Phương án B đúng, nếu không có quá trình quang phân li nước ở pha sáng sẽ không có e và H+ để tổng hợp ATP và NADPH cung cấp cho pha tối.

- Phương án C sai vì giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của ATP.

- Phương án D sai, trong quang hợp, O2 được tạo ra từ H2O.


Câu 25:

Một loài thực vật, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp; tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Các cặp gen quy định các tính trạng này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Trong một phép lai (P) giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng, ở F1 thu được 5% cây thân thấp, hoa trắng. Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở F1 là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

- Quy ước: A – cao: a – thấp; B – đỏ: b – trắng.

- P: A-,B-  ×  A-,bb → F1: 5% aa,bb

→ P:          Aa,Bb                ×              Aa,bb.

→ GPAB = ab = k.                       Ab = ab = 1/2.

             Ab = aB = 0,5 – k.

→ F1: ab/ab = k × 1/2 = 0,05 → k = 0,1.

→ A-B- = AB(Ab + aB) + aB × Ab = 0,1(1/2 + 1/2) + 0,4 × 1/2 = 0,3.


Câu 26:

Điểm bão hoà ánh sáng là

Xem đáp án

Đáp án A

- Cường độ ánh sáng tăng làm tăng cường độ quang hợp cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng. Từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

- Điểm bù ánh sáng (Io): Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.

- Điểm bão hòa ánh sáng (Im): Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.


Câu 27:

Sau khi đa bội hóa cây lưỡng bội (P) được cây tứ bội (P'). Cây (P') được tạo ra

Xem đáp án

Đáp án A

Cây tứ bội (P’) tạo ra mặc dù cách li sinh sản với cây P do khi lai trở lại với P tạo ra 3n thường bất thụ, nhưng nếu nó không có khả năng phát triển thành quần thể thích nghi thì không được xem là loài mới, vì sự hình thành loài nhất thiết phải có sự hình thành quần thể thích nghi.

Cây P’ không phải luôn có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen, ví dụ: AaBb khi tứ bội hóa thu được AAaaBBbb không thuần chủng.


Câu 28:

Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp. Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét hai gen, mỗi gen có 2 alen. Gen thứ nhất nằm ở vùng tương đồng X và Y, gen thứ hai nằm trên vùng không tương đồng của X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

Xem đáp án

Đáp án B

- Trên mỗi cặp NST thường chứa 2 cặp gen dị hợp:

+ Trên cặp NST thường số 1: các con đực có kiểu gen AB//ab và Ab//aB → giảm phân cho 4 loại tinh trùng trong quần thể.

+ Trên cặp NST thường số 2: các con đực có kiểu gen DE//de và De//dE → giảm phân cho 4 loại tinh trùng trong quần thể.

+ Trên cặp NST thường số 3: các con đực có kiểu gen GH//gh và Gh//gH → giảm phân cho 4 loại tinh trùng trong quần thể.

- Trên cặp NST giới tính XY: X22Y2 → giảm phân cho tối đa 4X + 2Y = 6 loại giao tử trong quần thể.

→ Tổng số giao loại tinh trùng của các con đực tạo ra = 4 × 4 × 4 × 6 = 384.


Câu 30:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu vàng. Cho lai 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen có kiểu gen khác nhau, thu được 4 kiểu hình. Trong 4 kiểu hình, trường hợp nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

- P: Aa,Bb   ×   Aa,Bb

- F1 thu được 4 loại kiểu hình: aa,bb = x; A-B- = 0,5 + x; A-bb = aaB- = 0,25 – x.

- Chú ý: Để F1 thu được 4 loại kiểu hình khác nhau thì điều kiện của × là: 0 < x < 0,25.

- Phương án A đúng, vì: 0,5 + x = 6x → x = 0,1.

- Phương án B sai, vì: 0,5 + x = 3x → x = 0,25.

- Phương án C sai, vì: x = 0,25.

- Phương án D sai, vì: 0,25 – x = 0,3 → x < 0.


Câu 31:

Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên:

I. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen.

II. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.

III. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.

IV. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen.

V. Chọn lọc tự nhiên gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con người.

VI. Chọn lọc tự nhiên không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.

VII. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.

VIII. Chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

I sai vì CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.

II sai vì đó là vai trò của CLNT.

III sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện MT ổn định.

IV sai vì làm thay đổi cả tần số alen và TP KG.

V sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.

VI sai vì CLTN chỉ phát huy tác dụng khi lớp màng lipit đã xuất hiện và bao bọc lấy các chất hữu cơ tạo điều kiện cho chúng tương tác theo các nguyên tắc lí hóa. Tập hợp các chất hữu cơ được bao bởi màng lipit nếu có các đặc tính của sự sống sẽ được CLTN giữ lại. Nói cách khác, CLTN bắt đầu từ giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

VII đúngEcoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực.

VIII đúng vì ở trường hợp gen tồn tại ở trạng thái đơn alen (ví dụ ở vi khuẩn, ở sinh vật đơn bội…) CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.


Câu 33:

Ở gà tính trạng lông đốm là trội hoàn toàn so với lông đen. Cho một con cái thuần chủng lai với một con đực thuần chủng thu được ở F1 50% ♂ lông đốm : 50% ♀ lông đen. Cho F1 tạp giao với nhau thì ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là

Xem đáp án

Đáp án D

- Ở gà, con trống là XX, con mái là XY.

- Ở F1 tính trạng biểu hiện không đều ở 2 giới → gen nằm trên NST giới tính.

- P thuần chủng → F1 phân tính → P: XaXa  ×  XAY.

- F1: XAXa : XaY.

- F2: 1/4XAXa : 1/4XaXa : 1/4XAY : 1/4XaY.


Câu 35:

Phát biểu nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

Xem đáp án

Đáp án A

Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người

 

STT

Bộ phận

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

1

Miệng

X

X

2

Thực quản

X

 

3

Dạ dày

X

X

4

Ruột non

X

X

5

Ruột già

X

 

 


Câu 36:

Trong một quần thể bướm sâu đo bạch dương (P) có cấu trúc di truyền là: 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa = 1 (A qui định cánh đen và a qui định cánh trắng). Nếu những con bướm cùng màu chỉ thích giao phối với nhau và quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì theo lý thuyết, ở thế hệ F2, tỉ lệ bướm cánh trắng thu được là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

P: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.

F1: 0,75((1/3AA:2/3Aa) × (1/3AA:2/3Aa)) + 0,25(aa × aa) = 1.

→ 0,75(4/9AA + 4/9Aa + 1/9aa) + 0,25aa = 1 → 1/3AA + 1/3Aa + 1/3aa = 1.

F2: 2/3((1/2AA:1/2Aa) × (1/2AA:1/2Aa)) + 1/3(aa × aa) = 1.

→ 2/3(9/16AA + 6/16Aa + 1/16aa) + 1/3aa = 1 → 3/8AA + 2/8Aa + 3/8aa = 1.

→ Ở F2, tỉ lệ con aa = 3/8 = 37,5%.


Câu 37:

Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng quả đỏ, gen a quy định tính trạng quả vàng, gen B quy định tính trạng thân cao, b quy định tính trạng thân thấp. Hai gen này cùng nằm trên 1 NST và di truyền liên kết hoàn toàn với nhau. Đem 1 cây có kiểu gen AB/ab xử lí với cônsixin thu được cây tứ bội, sau đó đem cây tứ bội tự thụ phấn được F1. Cho biết cây tứ bội giảm phân bình thường tạo các giao tử đều có khả năng sống sót và khả năng thụ tinh, các hợp tử F1 đều có khả năng sống sót như nhau. Tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1

Xem đáp án

Đáp án A

- Vì không có hoán vị gen: Đặt A = AB (đỏ, cao); a = ab (vàng, thấp) => Cây AB/ab viết kiểu gen rút gọn là Aa.

- Câu Aa xử lí với cônsixin thu được cây AAaa → tự thụ được thế hệ con có tỉ lệ kiểu hình 35 quả đỏ, thân cao: 1 quả vàng, thân thấp.


Câu 38:

Ở loài giao phối xét hai cặp nhiễm sắc thể thường; trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một gen với hai alen trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng và tác động riêng rẽ; không xảy ra đột biến. Không xét đến giới tính của phép lai, quần thể lưỡng bội có nhiều nhất bao nhiêu phép lai cho kiểu hình ở đời con phân tính theo tỉ lệ 1:1 ?

Xem đáp án

Đáp án B

- Tỉ lệ kiểu hình = 1:1 = 1(1:1):

+ Trường hợp 1: (AA × AA, AA × Aa, AA × aa, aa × aa)(Bb × bb) = 1 + 2 + 2 + 1 = 6 phép lai.

+ Trường hợp 2: (Aa × aa)(BB × BB, BB × Bb, BB × bb, bb × bb) = 1 + 2 + 2 + 1 = 6 phép lai.

→ Tổng có 6 + 6 = 12 phép lai cho con có kiểu hình phân tính theo tỉ lệ 1:1.


Câu 39:

Một loài giao phấn có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Nếu mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét một gen có 3 alen thì số thể ba kép khác nhau về kiểu gen tối đa của loài này là

Xem đáp án

Đáp án B

- 2n = 12 → n = 6 cặp nhiễm sắc thể, trên mỗi cặp NST xét 1 gen có ba alen.

- Số thể 2n + 1 + 1 khác nhau = 3×4×53!2×3×424×C62 =1944000.


Câu 40:

Lai hai cây hoa màu trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ; 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây hoa đỏ F1 lần lượt giao phấn với từng cây hoa trắng thì ở đời con có thể bắt gặp những tỉ lệ phân li kiểu hình nào trong số các tỉ lệ phân li kiểu hình dưới đây?

(1) 9 đỏ : 7 trắng. (2) 1 đỏ : 3 trắng. (3) 1 đỏ : 1 trắng.

(4) 3 đỏ : 1 trắng. (5) 3 đỏ : 5 trắng. (6) 5 đỏ : 3 trắng.

(7) 13 đỏ : 3 trắng. (8) 7 đỏ : 1 trắng. (9) 7 đỏ : 9 trắng.

Các tỉ lệ kiểu hình có thể bắt gặp là:

Xem đáp án

Đáp án A

- Pt/c: trắng × trắng → F1: đỏ → F2: 9 đỏ : 7 trắng → tương tác gen 9:7 và F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.

- Quy ước gen: A-B-: đỏ; A-bb + aaB- + aabb: trắng.

- F1 AaBb giao phối lần lượt với các cây trắng AAbb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb:

+ AaBb × AAbb → 1 đỏ: 1 trắng.

+ AaBb × Aabb → 3 đỏ : 5 trắng.

+ AaBb × aaBB → 1 đỏ : 1 trắng.

+ AaBb × aaBb → 3 đỏ : 5 trắng.

+ AaBb × aabb → 1 đỏ : 3 trắng.


Bắt đầu thi ngay