IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Sinh học Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10

Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10

Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 (Đề số 14)

  • 958 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là

Xem đáp án

Đáp án C

Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh

Tiêu chí

Trên sợi thần kinh không có bao miêlin

Trên sợi thần kinh có bao miêlin

Cấu tạo

- Sợi trục không có bao miêlin bao bọc

- Sợi trục có bao miêlin bao bọc.  - Bao miêlin bao bọc không liên tục, ngắt quãng tạo thành các eo Ranvíe.  - Bao miêlin có bản chất là phôtpholipit nên có màu trắng và có tính chất cách điện.

Cách lan truyền

- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh.

- Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

Cơ chế lan truyền

- Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vừng này sang vùng khác trên sợi thần kinh

- Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

Vận tốc lan truyền

- Tốc độ lan truyền chậm hơn (3 -5m/giây).

- Tốc độ lan truyền nhanh (khoảng 100m/giây)

Năng lượng

- Tiêu tốn nhiều năng lượng.

- Tiêu tốn ít năng lượng.


Câu 2:

Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 3:

Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?

(1) Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.

(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.

(3) Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen.

(4) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n = 2.

(5) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai: Ta thấy tế bào A có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép đang xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo → tế bào A đang ở kì giữa của giảm phân I.

(2) Đúng: Tế bào A có 2 cặp NST nên 2n=4.

(3) Sai: Tế bào A có 2 cặp NST kép với 4 cromatit nên mỗi gen đều có 4 alen.

(4) Đúng: Khi kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái kép, các tế bào đơn bội ở trạng thái kép tiếp tục giảm phân II tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái đơn.

(5) Sai: Mỗi NST kép chỉ có 1 tâm động nên số tâm động là 4.


Câu 4:

Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà

Xem đáp án

Đáp án C

1. Phát triển không qua biến thái

- Có ở đa số động vật có xương sống và nhiều động vật không có xương sống.

- Phát triển của người gồm 2 giai đoạn:

a. Giai đoạn phôi thai

- Diễn ra trong dạ con của người mẹ.

- Hợp tử phân chia → phôi → phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan → thai nhi.

b. Giai đoạn sau sinh

- Con sinh ra có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự người trưởng thành.

2. Phát triển qua biến thái

 

 

Biến thái hoàn toàn

Biến thái không hoàn toàn

Giai đoạn phôi

- Hợp tử phân chia → phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan → ấu trùng.

Giai đoạn hậu phôi

- Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.

- Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lật lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành. – Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ.

Đại diện

- Đa số côn trùng (bướm, ruồi, ong...) và lưỡng cư.

- Châu chấu, cào cào, gián ....


Câu 5:

Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính

Xem đáp án

Đáp án A

- Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Nhện giăng tơ, thú con bú sữa mẹ, tiếng hót của chim...

- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: Nai chạy trốn hổ, chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy.

- Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được.

Ví dụ: Tập tính bắt chuột của mèo, tập tính xây tổ của chim...


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

- Mật độ cá thể là một trong những đặc trưng cơ bản nhất, vì mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của các cá thể trong quần thể:

+ Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở... dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao, tỉ lệ sinh sản giảm.

+ Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau làm  tỉ lệ sinh tăng, tỉ lệ tử vong giảm.

- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.


Câu 8:

Khi xung thần kinh lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau xináp. Nguyên nhân là do

Xem đáp án

Đáp án A

- Xung thần kinh chỉ truyền từ màng trước đến màng sau vì chỉ ở chùy xináp mới có các bóng chứa các chất trung gian hóa học, chỉ màng sau xináp mới có các thụ quan màng tiếp nhận các chất trung gian hóa học này. Vì vậy xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ màng trước đến màng sau mà không thể theo chiều ngược lại.


Câu 9:

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

* Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể.

- Mức sinh sản:

+ Mức sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

+ Mức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,... và tỉ lệ đực/cái của quần thể.

+ Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi, mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút.

- Mức tử vong:

+ Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

+ Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù,... và mức độ khai thác của con người.

- Phát tán cá thể của quần thể sinh vật:

+ Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.

+ Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,... hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật trội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở lên gay gắt.

* Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư. Trong đó sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên thì sẽ dẫn tới thiếu nguồn sống, khi đó sự cạnh tranh cùng loài sẽ tăng lên, sức sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi số lượng cá thể giảm thì nguồn sống trong môi trường trở nên dồi dào làm tăng tỉ lệ sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong, nhập cư tăng dẫn tới làm tăng số lượng cá thể.


Câu 10:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về bậc dinh dưỡng là không đúng?

(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.

(2) Một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.

(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.

(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.

(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) đúng.

(2) đúng vì theo từng chuỗi thức ăn, một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.

(3) sai vì các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ nhưng ở các chuỗi thức ăn khác nhau thì có thể ở các bậc dinh dưỡng khác nhau.

(4) đúng vì khi các loài cùng ăn một loại thức ăn thì chúng cùng đứng ở bậc dinh dưỡng kế tiếp sau loài sinh vật được sử dụng làm thức ăn

(5) đúng.


Câu 11:

Có bao nhiêu biện pháp sau đây có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?

(1) Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.

(2) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

(3) Vận động đồng bào dân tộc bỏ lối sống trong rừng du canh, du cư.

(4) Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.

(5) Thay thế các rừng nguyên sinh bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn.

Xem đáp án

Đáp án C

Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng bao gồm: (1), (2), (3).

Biện pháp (4) chỉ có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất.

(5) sai vì các rừng nguyên sinh có giá trị cao về đa dạng sinh học, không thể thay thế bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn được.


Câu 12:

Bảng sau cho biết nơi sản xuất của một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Tên hoocmôn

Nơi sản xuất

(1) Hoocmôn sinh trưởng (GH)

(a) Tuyến giáp

(2) Tirôxin

(b) Tinh hoàn

(3) Ơstrôgen

(c) Buồng trứng

(4) Testostêrôn

(d) Tuyến yên

Xem đáp án

Đáp án A

Tên hoocmôn

Nơi sản xuất

Tác dụng sinh lí

Hoocmôn sinh trưởng (GH)

Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào và tăng cường kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.

- Kích thích phát triển xương.

Tirôxin

Tuyến giáp

- Kích thích chuyển hóa của tế bào.

- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.

- Riêng lưỡng cư: Có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.

Ơstrôgen

Buồng trứng

- Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:

+ Tăng phát triển xương.

+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

- Riêng testostêrôn: Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp

Testostêrôn

Tinh hoàn


Câu 13:

Tương quan giữa AABGA điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh.

- Tỉ lệ của AABGA điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về AAB thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì hạt nảy mầm


Câu 14:

Để tạo động vật chuyển gen, người ta thường dùng phương pháp vi tiêm để tiêm gen vào hợp tử, sau đó hợp tử phát triển thành phôi, chuyển phôi vào tử cung con cái. Việc tiêm gen vào hợp tử được thực hiện khi

Xem đáp án

Đáp án B

Vi tiêm chỉ thành công khi hợp tử đang ở giai đoạn nhân non. Vào thời điểm nhân của tinh trùng chuẩn bị hòa hợp với nhân của trứng thì tiêm ADN vào sẽ không bị tế bào đào thải mà trái lại ADN đó được tế bào tiếp nhận và cài xen vào bộ gen của tế bào.


Câu 15:

Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

Xem đáp án

Đáp án C

- Các bằng chứng tiến hóa gián tiếp (giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, tế bào học và sinh học phân tử) cho ta thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.

- Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Các nhà khoa học có thể xác định được tuổi của các hóa thạch và qua đó, cho chúng ta biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào đã xuất hiện sau cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài


Câu 16:

Các cơ thể nào sau đây tạo ra giao tử mang alen lặn chiếm tỉ lệ 50%?

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ thể Aa GP giao tử: 50% A + 50% a.

Cơ thể Bb GP giao tử: 50% B + 50% b.

Cơ thể aa GP giao tử: 100% a.

Cơ thể bb GPgiao tử: 100% b.


Câu 17:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli là không đúng?

(1) Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã.

(2) Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mARN tương ứng với ba gen cấu trúc Z, Y, A.

(3) Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa.

(4) Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ.

(5) Ba gen cấu trúc trong operon Lac được dịch mã đồng thời bởi một riboxom tạo ra một chuỗi polipeptit.

Xem đáp án

Đáp án D

(1) sai vì vùng khởi động phân bố ở đầu 3’ của mạch mã gốc.

(2) sai vì sản phẩm phiên mã là một phân tử mARN tương ứng với ba gen cấu trúc Z, Y, A.

(3) sai vì chất cảm ứng là lactose trong môi trường.

(4) đúng vì gen điều hòa (R) tổng hợp protein ức chế không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ.

(5) sai vì ba gen cấu trúc trong operon Lac thường được dịch mã đồng thời bởi các riboxom và tạo ra các chuỗi polipeptit riêng tương ứng với từng gen.


Câu 19:

Dựa vào hiện tượng nào trong giảm phân để phân biệt các đột biến cấu trúc NST đã xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án C

- Các dạng dột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên một nhiễm sắc thể hoặc giữa các nhiễm sắc thể dẫn tới làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể. Sự sắp xếp lại các khối gen ảnh hưởng đến sự tiếp hợp nhiễm sắc thể ở kì đầu của giảm phân I.


Câu 20:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?

(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.

(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

(3) Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.

(4) Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới so với alen ban đầu.

(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức phân tử.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) sai, vì thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến được biểu hiện ra kiểu hình, có thể là dị hợp nếu đó là đột biến gen trội.

(2) đúng, vì gen lặn cho dù có hại vẫn luôn tồn tại trong quần thể ở những cơ thể dị hợp và không biểu hiện ra kiểu hình nên không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn.

(3) đúng, vì đột biến gen vẫn có thể phát sinh khi xảy ra hiện tượng bazơ hiếm hay do rối loạn sinh lý, sinh hóa nội bào.

(4) đúng, vì đột biến đột biến gen chỉ làm biến đổi trong cấu trúc của gen nên vị trí gen không đổi.

(5) đúng, vì khi gen bị đột biến sẽ làm biến đổi cấu trúc gen nên trạng thái khác của gen và được gọi là một alen mới.

(6) sai, vì đa số đột biến gen xét ở mức phân tử là trung tính.


Câu 22:

Các cây ngày ngắn là

Xem đáp án

Đáp án A

- Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.

- Căn cứ vào sự ra hoa của những cây phụ thuộc vào quang chu kì mà chia 3 nhóm cây:

+ Cây ngày dài: Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14 giờ (ví dụ, lúa đại mạch, lúa mì…).

+ Cây ngày ngắn: Chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (ví dụ, cà phê chè, cây lúa…).

+ Cây trung tính: Đến tuổi là ra hoa, không phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hoá và quang chu kì (ví dụ, hướng dương).


Câu 23:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng?

(1) Kiểu gen có số lượng kiểu hình càng nhiều thì mức phản ứng càng rộng.

(2) Mức phản ứng là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen nên không có khả năng di truyền.

(3) Các gen trong cùng một kiểu gen đều có mức phản ứng như nhau.

(4) Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.

(5) Những loài sinh sản theo hình thức sinh sản sinh dưỡng thường dễ xác định được mức phản ứng.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) đúng vì mức phản ứng được xác định bằng số loại kiểu hình có thể có của một kiểu gen.

(2) sai, mức phản ứng do kiểu gen qui định và có khả năng di truyền.

(3) sai, mỗi gen trong trong cùng một kiểu gen có thể có mức phản ứng riêng.

(4) sai, tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.

(5) đúng, những loài sinh sản theo hình thức sinh sản sinh dưỡng thường dễ xác định được mức phản ứng do có thể dễ dàng tạo được nhiều cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.


Câu 25:

Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói đến sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

- Là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ cây.

- Là sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ cây.

Nguyên nhân

- Do sự phân chia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

- Do sự phân chia của mô phân sinh bên (tầng sinh bần và tầng sinh mạch).

Đối tượng

- Cây 1 lá mầm – Đỉnh sinh trưởng cây 2 lá mầm

- Cây 2 lá mầm.

Ý nghĩa

- Giúp cây tăng độ cao đêr thu nhận ánh sáng cung cấp cho quang hợp. Đồng thời tăng độ dài rễ đâm sâu vào lòng đất nhằm bám chặt cây và tăng cường hút nước và ion khoáng.

- Giúp cây tăng đường kính thân làm cho cây vững chắc. Đồng thời làm tăng số lượng mạch dẫn trong thân cây.


Câu 27:

Bằng phương pháp phân tích hóa sinh dịch ối người ta có thể phát hiện sớm bệnh, tật di truyền nào sau đây ở thai nhi?

Xem đáp án

Đáp án C

- Phân tích hóa sinh giúp xác định các bện do rối loạn chuyển hóa


Câu 28:

Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 29:

Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?

(1) Mật độ cá thể.    (2) Loài ưu thế.          (3) Loài đặc trưng.         (4) Nhóm tuổi.

Xem đáp án

Đáp án B

- Các đặc trưng của quần thể: Tỉ lệ giới tính; Nhóm tuổi; Sự phân bố cá thể trong quần thể; Mật độ cá thể của quần thể; Kích thước của quần thể; Tăng trưởng của quần thể.

- Các đặc trưng của quần xã sinh vật:

+ Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài; Loài ưu thế và loài đặc trưng.

+ Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã: Theo chiều thẳng đứng; Theo chiều ngang.


Câu 31:

Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định. Người ta thực hiện một phép lai P giữa con đực có khả năng kháng thuốc với con cái không có khả năng kháng thuốc, đời con xuất hiện 10% số con có khả năng kháng thuốc. Biết rằng hiện tượng đột biến không xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cả hai giới đực và cái. Cho một số nhận xét như sau:

(1) Tính trạng không kháng thuốc là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng kháng thuốc.

(2) Khả năng kháng thuốc ở hợp tử sẽ thay đổi khi bị thay bằng một nhân tế bào có kiểu gen hoàn toàn khác.

(3) Tính trạng kháng thuốc ở đời con chỉ xuất hiện ở các cá thể cái.

(4) Con cái không có khả năng kháng thuốc ở thế hệ bố mẹ chỉ mang một loại alen về tính trạng kháng thuốc.

(5) Nếu thực hiện phép lai nghịch thì tất cả con sinh ra đều có khả năng kháng thuốc.

Phương án nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định nên sự biểu hiện tính trạng ở đời con chịu sự quyết định bởi mẹ.

(1) Đúng vì đời con xuất hiện hai loại kiểu hình khác nhau chứng tỏ mẹ có chứa đồng thời hai loại alen là alen qui định khả năng kháng thuốc và alen qui định mất khả năng kháng thuốc; đồng thời lại biểu hiện kiểu hình không kháng thuốc nên alen qui định không có khả năng kháng thuốc là trội.

(2) sai vì gen qui định khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định nên khi thay nhân tế bào không làm thay đổi khả năng kháng thuốc của hợp tử.

(3) sai vì sự biểu hiện của gen ngoài nhân không có sự phân hóa giới tính ở đời con.

(4) sai vì con cái P phải chứa 2 loại alen (như đã phân tích ở ý 1).

(5) đúng vì khi thực hiện phép lai nghịch, mẹ mang kiểu hình lặn chỉ chứa 1 loại alen lặn qui định có khả năng kháng thuốc nên đời con sinh ra hoàn toàn giống mẹ.


Câu 33:

Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng. Trong phép lai trên, tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là bao nhiêu? Cho biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái.

Xem đáp án

Đáp án A

- Ở F2 ta có:

+ Cao/thấp = 9:7 → Tương tác gen 9:7

(A-B-: Cây cao; A-bb + aaB- + aabb: Cây thấp) → F1: AaBb × AaBb.

+ Đỏ/vàng = 3:1 → Quy luật phân li

(D – hoa đỏ trội hoàn toàn với d – hoa vàng) → F1: Dd × Dd.

- Vì (9:7)(3:1) = 27:21:9:7 ≠ F1: 40,5%:34,5%:15,75%:9,25% → có hoán vị gen (gen Aa và Dd hoặc gen Bb và Dd cùng trên một cặp nhiễm sắc thể và có hoán vị gen).

- Tìm tần số hoán vị gen:

Cây cao, hoa vàng = A-(B-dd) = 15,75% → B-dd = 0,21 → bd/bd = 0,04 → bd = 0,2 → f = 0,4.

- Ta có: F1 tự thụ: Aa Bd/bD (f = 0,4) × Aa Bd/bD (f = 0,4)

- Tỉ lệ con thấp, đỏ thuần chủng ở F2:

AA bD/bD + aa BD/BD + aa bD/bD = 1/4.0,3.0,3 + 1/4.0,2.0,2 + 1/4.0,3.0,3 = 0,055 (5,5%)


Câu 34:

Ở đậu Hà Lan, xét hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau: Alen A qui định thân cao, alen a qui định thân tấp; alen B qui định hoa đỏ, alen b qui định hoa trắng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ thân cao, hoa trắng thuần chủng thu được ở đời con là:

Xem đáp án

Đáp án D

- Đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gene tự thụ phấn:

P: AaBb × AaBb  → F1: 9/16A-B-  : 3/16A-bb  :3/16 aaB-  :  1/16aabb

- Cho các cây thân cao hoa trắng ở F1 tự thụ phấn: 1/3AAbb + 2/3Aabb = 1 tự thụ:

+ 1/3(AAbb × AAbb) → 1/3AAbb.

+ 2/3(Aabb × Aabb) → 2/3(1/4AAbb:2/4Aabb:1/4aabb)

→ Tỉ lệ cây AAbb = 1/3 + 2/3 × 1/4 = 1/2.


Câu 36:

Ở ruồi giấm, cho phép lai P. AbaBDdXEXe ×  AbaBDdXeY . Nếu mỗi gen qui định một tính trạng và các tính trạng trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:

Xem đáp án

Đáp án B

Chú ý: Vì ruồi giấm đực không có HVG.

Số KG = 7x3x4 = 84

Số KH = 3x2x4 = 24


Câu 37:

Ở một loài thực vật, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, alen R quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen r quy định quả trắng. Hai cặp gen đó nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Ở thế hệ F1 cân bằng di truyền, quần thể có 14,25% cây quả tròn, đỏ; 4,75% cây quả tròn, trắng; 60,75% cây quả dài, đỏ ; 20,25% cây quả dài, trắng. Cho các cây quả tròn, đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ cây quả dài, trắng thu được ở thế hệ sau là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

+ Xét tính trang hình dạng quả:

Quả tròn: dd = 0,81 → tần số d = 0,9 → tần số D = 0,1

→ F1: 0,01DD: 0,18 Dd: 0,81 dd

 cây quả tròn: 1/19 DD: 18/19 Dd

tỉ lệ cây quả dài ở F2: 18/19 × 18/19 × 0,25 = 81/361

+ Xét tính trạng màu quả:

Quả trắng: rr = 0,25 → tần số r = 0,5 → tần số R= 0,5

→ F1: 0,25RR : 0,5Rr : 0,25rr.

Cây quả trắng: 1/3 RR : 2/3 Rr.

Tỉ lệ cây quả trắng F2: 2/3 × 2/3 × 0,25 = 1/9.

Vậy tỉ lệ cây quả dài, trắng ở F2= 1/9 × 81/361 =2,49%


Câu 38:

Ở một loài động vật, khi cho con đực (XY) có mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, đời F2 thu được: 18,75% con đực mắt đỏ: 25% con đực mắt vàng: 6,25% con đực mắt trắng: 37,5% con cái mắt đỏ: 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho các con đực và con cái mắt vàng ở F2 giao phối với nhau thì theo lý thuyết, tỉ lệ các con đực mắt đỏ thu được ở đời con là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

- Tỉ lệ (đỏ: vàng: trắng) = 9 : 6: 1 → kiểu hình màu sắc mắt do hai gen cùng qui định.

- Tỉ lệ kiểu hình phân bố không đều ở 2 giới → Aa hoặc Bb nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

=> Kiểu gen F1: AaXBY : AaXBXb

- Đời F2: (3A:1aa)XBXB:XBXb:XBY:XbY Đực vàng: 3A_XbY : 1aaXBY; Cái vàng: 1aaXBXB : 1aaXBXb.

Có: (3A_XbY:1aaXBY)×1aaXBXB:1aaXBXb

→ Đực mắt đỏ = 1232XBY×12Aa=316AaXBY


Câu 39:

Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kiểu hình thân cao ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 84%. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong quần thể ban đầu, kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ cao hơn đồng hợp lặn.

(2) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể ban đầu cao hơn so với thế hệ F1.

(3) Trong số cây thân cao ở thế hệ P, tỉ lệ cây dị hợp là 3/5.

(4) Nếu chỉ chọn các cây thân cao ở thế hệ P ngẫu phối, sau đó, trong mỗi thế hệ lại chỉ cho các cây thân cao ngẫu phối liên tiếp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở đời F3 là 1/49.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

P ngẫu phối → F1 cân bằng di truyền

F1: 84%A- : 16% aa.

=> pA = 0,6, qa = 0,4

=> F1 : 0,36AA : 0,48Aa : 0,16 aa

P: xAA : yAa : 0,25aa

qa = 0,25 + y/2 = 0,4 → y =0,3 [Tần số alen không thay đổi qua mỗi lần ngẫu phối]

=> P: 0,45AA : 0,3Aa : 0,25aa

(1) Đúng

(2) Sai

(3): Sai. Trong số cây cao ở P, tỉ lệ cây dị hợp = 0,31-0,25=25

(4): Đúng. Đây là quần thể ngẫu phối.

Vì aa ở P không tham gia sinh sản:

=> P: 0,6 AA + 0,4Aa = 1

=> p0 = 0,8; q0 = 0,2. Vì aa vẫn tồn tại ở F3 nên áp dụng công thức: q3=q01+n-1q0=0,21+2×0,2=17

=> p3=67

F3: 3649AA+1249Aa+149aa=1


Bắt đầu thi ngay