IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Sinh học Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10

Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10

Tổng hợp 20 bộ đề thi thử THPTQG 2019 Sinh Học - Chinh phục điểm 9 điểm 10 (Đề số 18)

  • 974 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bộ phận hút nước chủ yếu của cây trên cạn là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước, đặc biệt hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy sự hấp thu nước và các ion khoáng được thuận lợi.


Câu 2:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là:

Xem đáp án

Đáp án A

Dòng mạch gỗ (còn gọi là Xilem hay dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.


Câu 3:

Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi:

Xem đáp án

Đáp án B

Có hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua lớp cutin. Tuy nhiên, thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh, còn thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu và được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. Do đó, cường độ thoát hơi nước sẽ được điều chỉnh bởi cơ chế đóng mở của khí khổng:

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở → hơi nước thoát ra ngoài nhiều.

+ Khi mất nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu hết căng, thành dày duỗi thẳng →  khí khổng đóng lại (khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn) → hạn chế sự thoát hơi nước.


Câu 4:

Nguyên tố nào sau đây có chức năng là thành phần của protein, axit nuclêic, chất diệp lục, photpholipit, ATP, một số enzim, hoocmon sinh trưởng và vitamin?

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên tố có chức năng là thành phần của protein, axit nuclêic, chất diệp lục, photpholipit, ATP, một số enzim, hoocmon sinh trưởng và vitamin là Nito.


Câu 5:

Hình bên dưới mô tả một phần mặt cắt ngang của lá. Quan sát hình và cho biết trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng.

(1) Số (1) là lớp cutin do lớp biểu bì tiết ra, khi lá càng già lớp cutin càng mỏng.

(2) Có hai con đường thoát hơi nước qua lá là: (1) và (4), trong đó con đường (1) là chủ yếu.

(3) Các tế bào (2) là các tế bào mô giậu, xếp sát nhau, chứa ít diệp lục hơn tế bào (3).

(4) Tế bào (4) chỉ có ở mặt dưới của lá, không có ở mặt trên.

(5) Giữa các tế bào (3) có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

(6) Sự đóng mở của tế bào (4) phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào và đây là hiện tượng ứng động không sinh trưởng ở thực vật.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai. Vì khi lá càng già lớp cutin càng dày.

(2) Sai.  Có hai con đường thoát hơi nước qua lá là: (1) và (4), trong đó con đường (4) – qua khí khổng là chủ yếu.

(3) Sai. Các tế bào (2) là các tế bào mô giậu, xếp sát nhau, chứa nhiều diệp lục hơn tế bào (3).

(4) Sai. Ơ nhiều loài, tế bào (4) – khí khổng có ở cả hai mặt của lá.

(5) Sai. Vì giữa các tế bào (3) có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp để thực hiện quang hợp.

(6) Đúng.


Câu 6:

Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 8:

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án C

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Vì phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ  được tích lũy trong NADH và FADH2 và được chuyển tới chuỗi truyền electron để sinh ATP.


Câu 9:

Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 10:

Hệ tuần hoàn kép có ở những động vật nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Hệ tuần hoàn kép có ở ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.


Câu 11:

Hô hấp ngoài là:

Xem đáp án

Đáp án D

Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua bề mặt trao đổi khí ( phổi, mang, da)  giữa cơ thể và môi trường → cung cấp oxi cho hô hấp tế bào, thải CO2 từ hô hấp  trong ra ngoài.


Câu 12:

Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của các cơ chế

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên phân đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của loài sinh sản vô tính, còn ở loài sinh sản hữu tính cơ chế đảm bảo duy trì ổn định bộ NST là: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh


Câu 13:

Nguyên phân là hình thức phân bào

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên phân là hình thức phân bào nguyên nhiễm. Trong các hình thức phân bào có trực phân và gián phân (phân bào không có thoi vô sắc và phân bào có thoi vô sắc)

Phân bào có thoi vô sắc gồm có nguyên phân và giảm phân. Trong nguyên phân thì tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ; còn ở giảm phân thì tế bào con có bộ NST chỉ bằng 1/2 của tế bào mẹ.


Câu 14:

Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi… Có các ổ sinh thái khác nhau nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Vì các loài có ổ sinh thái khác nhau nên tận dụng được diện tích trong ao nuôi  tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao mà không sợ xảy ra sự cạnh tranh giữa các loài và không làm ảnh hưởng đến sản lượng cá của từng loài


Câu 15:

Những sinh vật nào sau đây có thể đứng đầu chuỗi thức ăn?

(1) Sinh vật sản xuất

(2) sinh vật tiêu thụ cấp 2

(3) sinh vật tiêu thụ cấp 3

(4) sinh vật phân giải

Xem đáp án

Đáp án D

Hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn:

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh → động vật ăn thực vật → động vật ăn động vật

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải → sinh vật ohaan giải mùn, bã hữu cơ động vật ăn sinh vật phân giải → các động vật ăn động vật khác

Dựa vào những thông tin trên ta thấy có hai loại sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn là: Sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải


Câu 16:

Ở người, bệnh nào dưới đây tuân theo quy luật di truyền chéo?

Xem đáp án

Đáp án A

Gen nằm trên X có hiện tượng di truyền chéo (cha truyền cho con gái, mẹ truyền cho con trai). Trong các bệnh trên chỉ có bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X


Câu 17:

Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ, r quy định hạt trắng. Thể 3 tạo ra 2 loại giao tử là (n+1) và n. Tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh còn hạt phấn thì không có khả năng này. Phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là:

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước: R : đỏ >> r : trắng

P: ♂Rrr x ♀Rrr

GP: 13R:23r×16R:26r:26Rr:16rr

Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng ở đời con là: 

Vậy kiểu hình thu được ở đời con là: 2 đỏ : 1 trắng


Câu 19:

Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thụ được toàn cây hoa đỏ. Cho tự thụ phấn, thu được 158 cây , trong đó có 69 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở là:

Xem đáp án

Đáp án B

 có 69 cây hoa trắng → số cây hoa đỏ ở  là:  158 - 69 = 89

 có tỉ lệ hoa đỏ : trắng =9/7 → Số tổ hợp gen = 9+7 = 16 = 4×→ F1: AaBb × AaBb

Tỉ lệ phân li kiểu gen ở  là (1:2:1)(1:2:1) = 4:2:2:2:2:1:1:1:1


Câu 20:

Trong chu trình cacbon, từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 21:

Hoạt động nào sau đây không phải nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng khí CO2 hiện nay trong khí quyển?

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi hoạt động này không trực tiếp tạo ra CO2.


Câu 22:

Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên có thể là do

Xem đáp án

Đáp án C

Gen ti thể là gen nằm trong tế bào chất, trong quá trình phân chia tế bào các gen tế bào chất không phân li đồng đều về các tế bào con như các gen trong  nhân

Ở người mẹ bị bệnh nhưng sinh ra con không bị bệnh là do trong quá trình phân chia tế bào  tạo trứng thì trứng (để tạo ra người con không bị bệnh ) không chứa các alen bị bệnh => người con đó không bị bệnh


Câu 23:

Khẳng định nào sau đây về mô hình hoạt động của ôperôn Lac ở E. Coli là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai, operon Lac không bao gồm gen điều hòa.

B đúng, vì  gen điều hòa không có vùng vận hành để kiểm soát sự phiên mã.

C đúng. (theo mô hình hoat động của operon Lac đã học)

D đúng, vì mặc dù cả 3 gen Z,Y,A có chung một vùng khởi động và nằm chung trong chuỗi mARN nhưng được dịch mã riêng, do đó , bất cứ dạng đột biến nào xảy ra ở bất kỳ gen nào cũng không ảnh hưởng đến các gen khác.


Câu 24:

Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là

Xem đáp án

Đáp án A

A là ứng dụng thực tiễn của diễn thế sinh thái.

B và C là ý nghĩa lý luận của diễn thế sinh thái.

D là ứng dụng của giới hạn sinh thái


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

B sai: Tuổi quần thể là tuổi trung bình của quần thể


Câu 26:

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là : đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể

-Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, kể cả các kiểu gen có lợi và có hại

-Chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng quần thể bằng cách loại bỏ đi các kiểu gen không thích nghi được với môi trường


Câu 27:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ưu thế lai?

Xem đáp án

Đáp án C

Để giải thích cho hiện tượng ưu thế lai, người ta đã đưa ra giả thuyết siêu trội

Nếu giả sử giải thích như trên theo tác động cộng gộp thì tại sao lại không lấy dòng thuần có toàn bộ là alen trội (AABBDD…) hoặc toàn bộ là alen lặn – đây là các dòng có kiểu hình biểu hiện ở mức cao nhất trong tác động cộng gộp


Câu 28:

Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân là:

Xem đáp án

Đáp án A

Đáp án A sai vì phôi là hợp tử nên kiểu gen thường không giống mẹ.

Các đáp án còn lại đều đúng.


Câu 30:

Xét các dạng đột biến sau:

(1) Mất đoạn NST.

(2) Lặp đoạn NST.

(3) Chuyển đoạn không tương hỗ.

(4) Đảo đoạn NST.

(5) Thể một.

Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào?

Xem đáp án

Đáp án D

Các dạng đột biến có thể làm thay đổi số lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào là : (1) (2) (5)

Đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi sự sắp xếp của gen trên NST

Chuyển đoạn không tương hỗ làm cho 1 đoạn của NST này gắn và chiếc NST khác không cùng   cặp tương đồng. Điều này không làm thay đổi số  lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào


Câu 31:

Cho các bệnh, tật sau đây:

(1) Hội chứng Down.

(2) Hội chứng AIDS.

(3) Tật dính ngón tay 2-3.

(4) Bệnh bạch tạng.

(5) Bệnh ung thư vú.

Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào bệnh, tật di truyền?

Xem đáp án

Đáp án C

Chú ý: Bệnh di truyền là bệnh mà nguyên nhân là do những biến đổi trong vật chất di truyền (đb gen, đb nst...), bệnh di truyền ko nhất thiết phải truyền qua được các thế hệ.

HIV không phải là bệnh di truyền vì không làm biến đổi vật chất di truyền.


Câu 32:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về đột biến gen?

(1) Đột biến gen gây biến đổi ít nhất là một cặp nuclêôtit trong gen.

(2) Đột biến gen luôn làm phát sinh một alen mới so với alen trước đột biến.

(3) Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

(4) Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc mà không làm thay đổi lượng sản phẩm của gen.

(5) Đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.

(6) Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen.

Xem đáp án

Đáp án D

(1) đúng vì đột biến gen theo định nghĩa SGK, phải biến đổi ít nhất 1 cặp, cho dù thay thế cũng loại thì cũng tính là biến đổi.

(2) sai, đột biến có thể làm xuất hiện một alen mới hay có thể làm xuất hiện alen có sẵn trong quần thể ban đầu.

(3) đúng, do hiện tượng đột biến ở các gen đa hiệu.

(4) sai, vì đột biến có thể xảy ra tại vùng vận hành có thể làm thay đổi lượng sản phẩm của gen (liên quan đến điều hòa hoạt động gen).

(5) đúng, đột biến gen tạo ra alen mới thì chỉ là 1 trạng thái khác của gen nên không thể làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.

(6) đúng, đột biến gen là biến đổi ở đơn vị 1 hoặc 1 số cặp nu nghĩa là không thể làm thay đổi nguyên tắc bổ sung (tiền đột biến ko phải là đột biến gen vì chỉ mới biến đổi trên 1 mạch).


Câu 33:

Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?

(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.

(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.

(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.

(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.

(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.

Chọn đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Chỉ có ở ARN –pol trong phiên mã.

(2) Chỉ ARN –pol trong phiên mã và nhân đôi.

(3) Chỉ ARN –pol trong phiên mã.

(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN (trong nhân đôi, cả 2 enzim đều có khả năng này).

(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn. (trong nhân đôi và phiên mã, cả 2 enzim đều có khả năng này).


Câu 36:

Khi lai hai thứ bí quả tròn thuần chủng thu được F1 đồng loạt quả dẹt. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% quả dẹt; 37,5% quả tròn; 6,25% quả dài. Cho tất cả các cây quả tròn và quả dài ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Về mặt lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai tuần theo quy luật tương tác bổ sung 9:6:1

Quy ước: A-B- dẹt; A-bb và aaB- tròn và aabb: dài

F1: có KG AaBbb→ F1xF1: AaBb x AaBb

F2 ta lập bảng nhanh:

Đề bài cho những cây tròn và dài ở F2 giao phấn ngẫu nhiên. Cây tròn, dài có tỉ lệ các KG:

1/7AAbb : 2/7Aabb : 1/7aaBB : 2/7aaBb : 1/7aabb

Khi các cậy này phát sinh giao tử cho các giao tử với tỉ lệ như sau:

Ab = aB = 2/7; ab = 3/7

Sau giao phấn ngẫu nhiên ta có:

aabb = 9/49

A-bb + aaB - = 32/49


Câu 37:

Ở một loài côn trùng, tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen quy định. Cho lai giữa một cá thể đực (XY) với một cá thể cái (XX) đều có kiểu hình mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là con cái. Chọn ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình mắt đỏ ở F1 cho giao phối với nhau được các ấu trùng F2. Xác suất để chọn được 3 ấu trùng F2 đều có kiểu hình mắt đỏ là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Màu mắt phân li không đều ở 2 giới…..

Bố mẹ đều mắt đỏ, sinh con trắng……

P: XY đỏ x XX đỏ

F1 : 25% mắt trắng, là con cái Xa Xa

Cái mắt trắng nhận Xa  cả từ bố và mẹ

Bố mẹ có kiểu gen : XA Xa  x Xa YA => XA Xa : Xa Xa  : Xa YA : XA YA

Cho hai cá thể có kiểu hình mắt  đỏ :

XA Xa   x (1/2 Xa YA : 1/2 XA YA)

P1 : XA Xa    x  Xa YA  → 3/4  đỏ : 1/4   trắng

P2 : XA Xa    x XA YA → 100% đỏ

Xác suất để sinh ra ấu trùng có kiểu hình mắt đỏ là :

1x 1/2x (1)3  + 1x 1/2 x (3/4)3 =   0,7109


Câu 39:

Ở một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ P của một loài ngẫu phối là 0,3AA: 0,6Aa: 0,1 aa = 1. Nếu biết rằng sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a và sức sống của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%). Nếu alen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án A

P: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1 aa = 1 → A= 0.6 , a = 0.4

Sức sống của giao tử mang alen A gấp đôi giao tử mang alen a

→ A=0,6×20,6×2+0,4×1

Sức sống của các hợp tử với các kiểu gen tương ứng là: AA (100%), Aa (75%), aa (50%)

→ 0,252×0,50,752×1+2×0,75×0,25×0,75+0,252×0,5=128


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Một gen khác gồm 3 alen qui định nhóm máu ABO nằm ở một nhóm gen liên kết khác. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Xác suất để đứa con trai do cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh ra mang gen bệnh và có kiểu gen dị hợp về nhóm máu là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Ở thế hệ thứ I, từ trái sang phải lần lượt là: I1, I2, I3, I4.

- Ở thế hệ thứ II, từ trái sang phải lần lượt là: II1, II2, II3, II4, II5, II6, II7, II8, II9.

- Ở thế hệ thứ III, từ trái sang phải lần lượt là: III1, III2, III3, III4, III5, III6.

1. Quy ước gen:

- Trong phả hệ, bố mẹ I1 và I2 không bị bệnh sinh con gái II1 bị bệnh → tính trạng bệnh là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.

- Quy ước:

+ A- không bị bệnh, a bị bệnh.

+ IAIA, IAIO: máu A; IBIB, IBIO: máu B; IAIB: máu AB, IOIO: máu O.

2. Xác định kiểu gen có thể có của chồng III3 và vợ III4:

a. Bên phía người chồng III3:

∙ Xét tính trạng bệnh:

- II1: aa → I1: Aa ´ I2: Aa → II4: 1/3AA : 2/3 Aa.

- I3: aa → II5: Aa.

- II4: (1/3AA:2/3Aa) ´ II5: Aa → III3: (2/5AA:3/5Aa).

∙ Xét tính trạng các nhóm máu:

- I2IOIO → II4: IAIO 

- II7IOIO → IAIO×I4:IAIO → II5:13IAIA:23IAIO

- II4IAIO×II5:13IAIA:23IAIO → III3:25IAIA:35IAIO

Þ Người chồng III325AA:35Aa25IAIA:35IAIO

b. Bên phía người vợ III4:

∙ Xét tính trạng bên: III6: aa → II8: AA ´ II9: Aa → III4: (1/3AA:2/3Aa).

∙ Xét tính trạng nhóm máu: III6IOIO → II8:IBIO×II9:IBIO → III4:13IBIB:23IBIO

Þ Người vợ III413AA:23Aa13IBIB:23IBIO

c. Tính xác suất người con trai của vợ chồng III3 và III4

- Người chồng III325AA:35Aa25IAIA:35IAIO

- Người vợ III413AA:23Aa13IBIB:23IBIO

∙ Xét tính trạng bệnh III325AA:35Aa×III4:13AA:23Aa

→ Người con trai bình thường của cặp vợ chồng III3 và III4 có thể có kiểu gen với tỉ lệ: 1427AA:1327Aa.

→ Người con trai vợ chồng III3 và III4 mang gen bệnh (Aa) với tỉ lệ 13/27.

∙ Xét tính trạng nhóm máu: III3:25IAIA:35IAIO×III4:13IBIB:23IBIO

- Xác suất sinh con có kiểu gen dị hợp về nhóm máu 

IAIB+IAIO+IBIO=1-IOIO=1-310×13=910

Þ XS để người con trai của cặp vợ chồng III3 và III4 mang gen bệnh và có kiểu gen dị hợp về nhóm máu =1327×910=1330.


Bắt đầu thi ngay