Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải (P5)

  • 2198 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở người kiểu gen HH quy định bệnh hói đầu, hh quy định không hói đầu, kiểu gen Hh quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ. Ở một quần thể đạt trạng thái cân bằng về tính trạng này, trong tổng số người bị bệnh hói đầu, tỉ lệ người có kiểu gen đồng hợp là 0,1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Những người có kiểu gen đồng hợp trong quần thể có tỉ lệ là 0,84

II. Tỉ lệ người nam mắc bệnh hói đầu cao gấp 18 lần tỉ lệ người nữ bị hói đầu trong quần thể

III. Trong số người nữ, tỉ lệ người bị mắc bệnh hói đầu là 10%

IV. Nếu một người đàn ông bị bệnh hói đầu kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh hói đầu trong quần thể này thì xác suất họ sinh được một đứa con trai mắc bệnh hói đầu là 119/418

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể đạt trạng thái cân bằng p2 HH + 2p.q Hh + q2hh =1

Trong tổng số người bị bệnh hói đầu, tỉ lệ người có kiểu gen đồng hợp là 0,1

=> p2/p2+pq = 0,1

=> p = 1/9q

=> Tần số alen pH = 0,1 , tần số alen qh = 0,9

Vậy cấu trúc di truyền của quần thể trên là : 0,01HH; 0,18Hh; 0,81hh

I Sai: Kiểu gen đồng hợp trong quần thể là: 0,01+0,81 = 0,82 => 

II Sai: Tỉ lệ người nam mắc bệnh: p2/2+pq=0,095

      Tỉ lệ người nữ mắc bệnh: p2/2= 0,005 =>nam mắc bệnh hói đầu cao gấp 0,095/0,005 = 19 lần tỉ lệ người nữ bị hói đầu

III Đúng. Khi xét chung cả hai giới. Tỉ lệ người nữ mắc bệnh: p2/2 = 0,005 = 5%. Khi xét riêng từng giới thì tỉ lệ nữ bị hói đầu là 10%.

IV đúng. Tỉ lệ đàn ông bị hói đầu là: 10/19HH : 9/19Hh. Tỷ lệ người phụ nữ không bị hói đầu là: 1/11Hh : 10/11hh. Xác xuất sinh con có mang gen H là: 119/209.

Vậy xác xuất sinh con trai có mang gen H là: 119/418


Câu 2:

Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến NST có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Ví dụ như đột biến lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa,...


Câu 5:

Một trong những điều kiện để trong phép lai hai cặp tính trạng, để cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen là

Xem đáp án

Đáp án B

Những điều kiện để trong phép lai hai cặp tính trạng, F2 có tỷ lệ phân li kiểu hình tuân theo quy luật phân li độc lập của Menden: Các cặp gen phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn...


Câu 6:

Tính trạng màu lông mèo do một gen liên kết với NST giới tính X. Alen D quy định lông đen, d quy định lông vàng. Hai alen này không át nhau nên mèo mang cả hai alen là mèo tam thể. Kết quả phân li kiểu hình đời F1 sẽ như thế nào khi lai giữa mèo cái vàng với mèo đực đen?

Xem đáp án

Đáp án D

Tính trạng màu lông mèo do 1 gen liên kết với X. D-lông đen, d-lông vàng → Hai gen này không át nhau → Dd: lông tam thể.

Mèo cái vàng ( XdXd ) × mèo đực đen ( XDY) → XDXd: XdY → 1 mèo cái tam thể: 1 mèo đực vàng.


Câu 7:

Trong số những kết luận dưới đây về huyết áp, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

II. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

III. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

Xem đáp án

Đáp án B

I - Sai. Vì huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.

II - Đúng. Tim đập nhanh và mạnh thì áp lực máu lên thành mạch càng tăng → huyết áp tăng.

III - Đúng. Vì càng xa tim huyết áp càng giảm, tốc độ máu càng thấp

IV – Đúng. Vì Huyết áp cực đại ( huyết áp tối đa ) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch

Huyết áp cực tiểu ( huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn


Câu 8:

Lai phân tích một cá thể có kiểu hình thân cao, quả đỏ, đời con Fa thu được hai kiểu hình thân cao, quả vàng và thân thấp, quả đỏ. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Cá thể đem lai có kiểu gen là

Xem đáp án

Đáp án B

Lai phân tích cá thể có kiểu hình thân cao, quả đỏ thu được hai kiểu hình thân cao quả vàng và thân thấp quả đỏ. Mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn.

Cá thể đem lai phải là thể dị hợp cả hai cặp gen, liên kết với nhau và các alen trội của hai gen không alen nằm trên 2 NST khác nhau của cặp tương đồng (AbaB)


Câu 9:

Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 10:

Nghiên cứu một loài thực vật, phát hiện thấy tối đa 120 kiểu thể ba kép ( 2n + 1 + 1 ) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài. Bộ NST lưỡng bội của loài đó là

Xem đáp án

Đáp án B

Nghiên cứu thực vật phát hiện ra 120 thể ba kép ( 2n+1+1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể.

Gọi n là bộ NST đơn bội của loài.

Cách 1:Số thể ba kép tối đa có thể xuất hiện trong quần thể là: n(n-1): 2 = 120 → n = 16

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 2n = 32.

→ Đáp án B

Cách 2: Số thể ba kép tối đa có thể xuất hiện trong quần thể là: = 120→ n = 16

Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 2n = 32.


Câu 11:

Cho các phát biểu có nội dung sau:

(1) Khi ADN tiến hành quá trình nhân đôi, trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến vẫn được biểu hiện.

(3) Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc của gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.

(4) Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi, gen đột biến có thể được biểu hiện ngay ra thành kiểu hình ở cơ thể phát sinh đột biến.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các nội dung trên:

1.Đúng. Khi quá trình nhân đôi DNA nếu không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến do sự kết cặp với các bazo hiếm (G*) → các lần nhân đôi sau bazo hiếm sẽ kết cặp nhầm và tạo thành đột biến.

2.Đúng. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến vẫn được biểu hiện vì gen ở tế bào chất nằm trong ti thể hoặc lục lạp là DNA dạng vòng, nên chỉ cần đột biến là sẽ biểu hiện thành kiểu hình.

3.Sai. Không phải đột biến gen nào làm biến đổi cấu trúc của gen cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của của protein. Do acid amine có tính chất thoái hóa (nhiều bộ ba có thể cùng mã hóa cho một acid amine) nên nhiều trường hợp vị trí xảy ra đột biến vẫn mã hóa cho cùng một acid amine → cấu trúc protein không bị thay đổi.

4. Sai. Đột biến giao tử sẽ biểu hiện kiểu hình ở thế hệ sau của cơ thể phát sinh đột biến.


Câu 12:

Cho các phát biểu sau về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:

(1) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.  

(4) Cạnh tranh cùng loài không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

Những phát biểu nào trên đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung 1 sai. Cạnh tranh làm giảm kích thước của quần thể.

Nội dung 2 đúng. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì các cá thể trong quần thể sẽ cạnh tranh với nhau để dành nguồn sống.

Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 sai. Cạnh tranh cùng loài thường xuyên xảy ra, nó giúp cho số lượng và phân bố các cá thể trong quần thể giữ ở mức hợp lí, phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.


Câu 13:

Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBdbD không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

(1) ABd, aBD, abD, Abd.                             (2) ABd, abD, aBd, AbD.

(3) ABD, aBd, abD, Abd.                             (4) ABd, ABD, abd, abD

Số nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

TH1: Nếu hoán vị gen xảy ra giữa B và b.

(Bd bd) và (bD BD) là 2 NST kép đã xảy ra trao đổi chéo.

Cặp Aa nhân đôi tạo thành AAaa.

Nếu AA đi cùng (Bd bd) còn aa đi cùng (bD BD) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: ABd, aBD, abD, Abd. => Nội dung 1 đúng.

Nếu aa đi cùng (Bd bd) còn AA đi cùng (bD BD) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: aBd, abd, ABD, AbD.

TH2: Nếu hoán vị gen xảy ra giữa D và d.

(Bd BD) và (bD bd) là 2 NST kép đã xảy ra trao đổi chéo.

là 2 NST kép đã xảy ra trao đổi chéo.

Nếu AA đi cùng (Bd BD)  còn aa đi cùng (bD bd) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: ABd, ABD, abd, abD.

Nếu aa đi cùng (Bd BD)  còn AA đi cùng (bD bd) thì sau khi quá trình giảm phân kết thúc sẽ tạo ra các loại giao tử là: aBd, aBD, AbD, Abd.


Câu 14:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1

Xem đáp án

Đáp án A

P: cái xám, dài đỏ x đực xám dài đỏ

F1: đen, cụt, trắng 0,025 ab/ab XdY (do kiểu hình của đực và cái đều là mắt đỏ mà sinh ra con màu trắng thì chỉ có thể là kiểu gen XdY)

đen cụt ab/ab = 0,025/0,25 = 0,1

Ruồi đực không xảy ra hoán vị gen nên kg của xám dài ở P là AB/ab  tạo G (ab) = 0,5

=> G(ab) ở ruồi giấm cái là 0,2 < 0,25 => G (ab) là G hoán vị nên kg của xám dài cái là Ab/aB

Tỉ lệ xám, dài đỏ: A-B- XD- = {G đực (AB) x G cái+ G cái (AB) x 0,5 }x 0,75 = 0,6 x 0,75 = 0,45.


Câu 16:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:

(1) Đều có thể làm xuất hiện cac kiểu gen mới trong quần thể

(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là

Xem đáp án

Đáp án A

Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:

(1) Đều có thể làm xuất hiện cac kiểu gen mới trong quần thể

(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Điều không phải là đặc điểm chung của đột biến và di nhập gen là (3) do đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.


Câu 17:

Mã di truyền trên mARN được đọc theo:

Xem đáp án

Đáp án A

Phân tử mARN được phiên mã tử mạch mã gốc có chiều 3' → 5' → phân tử mARN có chiều 5' → 3'.

Mã di truyền được đọc liên tục từ 5' → 3'.


Câu 18:

Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AaBb x Aabb tỉ lệ loại kiểu hình xuất hiện ở F1 là

Xem đáp án

Đáp án B

Tách từng cặp tính trạng ta có :

Aa x Aa → 3 vàng : 1 xanh

Bb x bb → 1 trơn : 1 nhăn

Thế hệ lai có kiểu hình: (3 vàng : 1 xanh).(1 trơn : 1 nhăn)

3 vàng trơn : 1 xanh trơn : 3 vàng nhăn : 1 xanh nhăn


Câu 19:

Một quần thể khởi đầu có tần số các kiểu gen là : 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên ( trong điều kiện cân bằng Hacđi – Vanbec) sẽ là:

Xem đáp án

Đáp án A

Xét quần thể ban đầu: Tần số tương đối của alen A là: 0,4 + 0,4/2 = 0,6, tần số tương đối của

alen a = 1 - 0,6 = 0,4

Sau 1 thế hệ ngẫu phối, quần thể trở về trạng thái cân bằng → Sau 3 thế hệ ngẫu phối, quần

thể vẫn ở trạng thái cân bằng và có cấu trúc: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.


Câu 21:

Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân không có đột biến sẽ sinh ra bao nhiêu loại giao tử?

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân không có đột biến sẽ sinh ra 22 = 4 loại giao tử.


Câu 22:

Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3'AXG GXA AXA TAA GGG5'. Các côđon mã hóa axit amin: 5'UGX3', 5'UGU3' quy định Cys; 5'XGU3', 5'XGX3'; 5'XGA3'; 5'XGG3' quy định Arg; 5'GGG3', 5'GGA3', 5'GGX3', 5'GGU3' quy định Gly; 5'AUU3', 5'AUX3', 5'AUA3' quy định Ile; 5'XXX3', 5'XXU3', 5'XXA3', 5'XXG3' quy định Pro; 5'AXG3' quy định Thr. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 6 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 30 axit amin Pro.
II. Nếu gen A phiên mã 3 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 15 axit amin Thr.
III. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 10 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 100 axit amin Cys.
IV. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 4 ribôxôm trượt qua 1 lần thì quá trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 20 axit amin Ile.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.

Mạch gốc của gen A có 3'AXG GXA AXA TAA GGG5'.

→ Đoạn phân tử mARN là 5'UGX XGU UGU AUU XXX3'.

- I đúng vì khi gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 6 ribôxôm trượt qua thì sẽ tạo ra 30 chuỗi polipeptit. Ở đoạn mARN này có 2 bộ ba 5'XXX3' nên mỗi chuỗi polipeptit có 1 Pro → Có 30 chuỗi nên cần 30 Pro.

- II sai vì ở đoạn mARN này không có bộ ba nào quy định Thr nên không sử dụng Thr cho quá trình dịch mã.

- III đúng vì gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 10 ribôxôm trượt qua thì sẽ tạo ra 50 chuỗi polipeptit. Ở đoạn mARN này có 2 bộ ba quy định Cys là 5'UGX3' và 5'UGU3' nên mỗi chuỗi polipeptit có 2 Cys → Có 50 chuỗi nên cần 100 Cys.

- IV đúng vì khi gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã có 4 ribôxôm trượt qua thì sẽ tạo ra 20 chuỗi polipeptit. Ở đoạn này mARN này có 1 bộ ba 5'AUU3' nên mỗi chuỗi polipeptit có 1 Ile → Có 20 chuỗi nên cần 20 Ile.


Câu 24:

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST mà đoạn bị mất không mang gen quy định tính trạng thì đột biến đó không gây hại.
II. Mất một đoạn NST có độ dài bằng nhau thì số lượng gen bị mất sẽ như nhau.
III. Mất một đoạn NST mà đoạn bị mất đều có 5 gen thì độ dài của đoạn bị mất sẽ bằng nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ có IV là đúng.

- I sai vì nếu đoạn bị mất chứa trình tự khởi đầu nhân đôi ADN thì sẽ gây hại cho thể đột biến.

- II và III sai vì mặc dù độ dài của đoạn bị mất như nhau nhưng do kích thước của các gen không bằng nhau.

- IV đúng vì mất các đoạn NST khác nhau thì số lượng gen bị mất cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 26:

Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định; Tính trạng chiều cao cây do cặp gen Dd quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) lai phân tích, thu được Fa có 10% cây thân cao, hoa đỏ : 40% cây thân cao, hoa trắng : 15% cây thân thấp, hoa đỏ : 35% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của P có thể là ADadBb

II. Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
III. Đời Fchỉ có 1 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa trắng.
IV. Nếu cho P tự thụ phấn thì đời con có 14,25% số cây thân thấp, hoa đỏ.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 1 phát biểu đúng, đó là II.
Cây thân cao, hoa đỏ có tỉ lệ = 10% → A-B-D- = 0,1.
Vì đây là phép lai phân tích nên B- = 0,5 → A-D- = 0,2 → AD = 0,2
→ Kiểu gen của cây P là AdaDBb hoặc AaBdbD → I sai.
- Vì giao tử AD = 0,2 nên tần số hoán vị là 2 × 0,2 = 0,4 = 40% → II đúng.
- Vì đây là phép lai phân tích nên kiểu hình thân cao, hoa trắng gồm 3 kiểu gen là A-bbD-; aaB-D-; aabbD- → III sai.
- Cây AdaDBb tự thụ phấn (với tần số hoán vị 40%) thì ở đời con, kiểu hình A-B-dd có tỉ lệ là (0,25 – 0,04) × 0,75 = 0,1575 → IV sai.


Câu 27:

Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bội được biến đổi thành đường nhờ tác dụng của enzim nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở khoang miệng, tinh bột được biến đổi thành đường, do tác dụng của enzim Amylaza.
Còn các enzim khác cùng đều là enzim phân giải đường nhưng có cơ chất không phải là tinh bột:
   + Maltaza phân giải mantozo.
   + Saccaraza phân giải saccarozo.
   + Lactaza phân giải Lactozo.


Câu 28:

Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 30:

Thành tựu nào sau đây là công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Đáp án D

A và D là của công nghệ gen; C là của gây đột biến.


Câu 31:

Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% con cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 23% con đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 23% con đực mắt trắng, đuôi dài; 2% con đực mắt trắng, đuôi ngắn; 2% con đực mắt đỏ, đuôi dài.Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.
II. Tất cả các cá thể F1 đều xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
III. Lấy ngẫu nhiên một cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn ở F2, xác suất thu được cá thể cái thuần chủng là 46%.
IV. Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có số cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn chiếm 50%.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với giới cái nên gen liên kết giới tính.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 23:23:2:2 → Có hoán vị gen.
- I đúng vì có liên kết giới tính và có hoán vị gen cho nên XABXAB × XABY sẽ cho đời con có 8 kiểu gen.
- II sai vì cơ thể đực XABY không có hoán vị gen.
- III đúng vì xác suất thuần chủng là 23%50%=46%
- IV đúng vì con đực XABY nên khi lai phân tích thì sẽ thu được Fa, có XABY có tỉ lệ là 50%.


Câu 32:

Một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với các alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với các alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực hiện phép lai giữa hai cá thể khác nhau, thu được F1. Nếu F1 có 2 loại kiểu hình thì chỉ có 3 loại kiểu gen.
II. Con đực lông đen giao phối với cá thể X, thu được F1 3 loại kiểu gen. Sẽ có tối đa 3 sơ đồ lai cho kết quả như vậy.
III. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, có thể thu được đời con có số cá thể lông vàng chiếm 50%.
IV. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông vàng, thu được F1. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:1 thì chỉ có 3 sơ đồ lai cho kết quả như vậy.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.
- I sai vì khi F1 có 2 kiểu hình thì F1 có thể có 4 kiểu gen. Ví dụ A1A3 × A3A4.
- II đúng vì khi đời con có 3 loại kiểu gen thì chứng tỏ P dị hợp và có kiểu gen giống nhau. Khi đó, chỉ có 3 sơ đồ lai là A1A2 × A1A2; A1A3 × A1A3; A1A4 × A1A4.
- III đúng vì nếu cá thể lông đen đem lai phải có kiểu gen A1A3. Khi đó, đời con có 50% số cá thể lông vàng (A3A4).
- IV sai vì có 5 sơ đồ lai cho kết quả 1:1 (đó là A1A2 × A3A3 hoặc A1A3 × A3A3 hoặc A1A4 × A3A3 hoặc A1A2 × A3A4 hoặc A1A3 × A3A4).


Câu 34:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen (Aa và Bb) quy định. Tính trạng hình dạng quả do cặp Dd quy định. Các gen quy định các tính trạng nằm trên NST thường, mọi diễn biến trong giảm phân ở hai giới đều giống nhau. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều có kiểu hình hoa đỏ, quả tròn, đời con (F1) thu được tỉ lệ: 44,25% hoa đỏ, quả tròn : 12% hoa đỏ, quả bầu dục : 26,75% hoa hồng, quả tròn : 10,75% hoa hồng, quả bầu dục : 4% hoa trắng, quả tròn : 2,25% hoa trắng, quả bầu dục. Theo lí thuyết, trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. F1 có tất cả 30 kiểu gen khác nhau về 2 tính trạng nói trên.
II. Các cây của P có kiểu gen giống nhau.
III. Hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số 40%.
IV. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ, quả tròn F1 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 2,25%.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là I,II và III. Giải thích:

*Tìm quy luật di truền.

- Hoa đỏ: hoa hồng : hoa trắng = (44,25%+12%):(26,75%+10,75%):(4%+2,25%)=9:6:1

=> Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước: A-B- quy định hoa đỏ;                    A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng;

               Aabb quy định hoa trắng.

 Qủa tròn: quả bầu dục = (44,25%+26,75%+4%):(12%+10,75%+2,25%)=3:1

=> Qủa tròn trội so với quả bầu dục.

- Hai cặp tính trạng này liên kết không hoàn toàn( có hoán vị gen). Vì nếu phân li đọc lập thì kiểu hình hoa trắng, quả bầu dục chiếm tỷ lệ là 116x14=164( trái với bài toán là 2,25%)

=> Cặp gen Dd liên kết với một trong hai cặp gen Aa hoặc Bb

Giả sử Dd liên kết với Bb, ta có:

- Hoa trắng, quả bầu dục có kiểu gen aabdbd=0,0225. Vì cặp gen Aa phân li độc lập cho nên kiểu hình aa chiếm tỷ lệ 0,25bdbd=0,0225:0,25=0,06.

Kiểu gen bdbd=0,09bd-=0,3 => Tần số hoán vị gen là 1-2x0,3=0,4


Câu 35:

Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu tạo mạch rây: gồm các tế bào sống, còn nguyên chất nguyên sinh, gồm 2 loại là ống rây và tế bào kèm.


Câu 36:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến là nguyên liệu sơ cấp; Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp.


Câu 37:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M. Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M. Các gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

Cho rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 1 có kiểu gen dị hợp về ít nhất một bệnh.
II. Người số 5 có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen.
III. Có thể biết được kiểu gen của 6 người trong số 8 người nói trên.
IV. Xác suất sinh con thứ 2 là con trai bị bệnh của cặp vợ 5-6 là 50%.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
- I đúng vì người số 1 truyền gen bệnh P cho người số 5;
Người số 5 truyền gen bệnh P cho người số 8.
- II đúng vì người số 5 nhận giao tử XAb từ người số 2.
Người số 8 bị bệnh P nên có kiểu gen XaBY (vì vậy đã nhận giao tử XaB từ người số 5).
→ Kiểu gen của người số 5 là XAbXaB.
- III sai vì chỉ có thể biết được kiểu gen của 5 người (số 2, 4, 5, 6, 8).
- IV đúng vì người số 5 có kiểu gen XAbXaB. Sơ đồ lai: XAbXaB × XABY.
Sinh con trai bị bệnh với xác suất 50%.


Câu 38:

Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là

Xem đáp án

Đáp án D

Mèo ăn chuột nên mối quan hệ trên đó là sinh vật này ăn sinh vật khác.


Câu 40:

Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.
II. Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 16/66.

Xem đáp án

Đáp án C

Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng(P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ => Tính trạng thân cao, hoa đỏ là trội so với thân thấp, hoa trắng.

* Quy ước: A: thân cao, a: thân thấp ; B: hoa đỏ, b: hoa trắng

F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 99%

=> Tỷ lệ kiểu hình thân thấp, hoa trắng abab=25%-9%=16%

16%abab=40%ab-x40%ab-( do hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau)

ab-=40%>25%=> đây là giao tử sinh ra do liên kết, F1 dị hợp tử đều ABab.

* Xét các phát biểu của đề bài:

- I sai vì F1 lai phân tích: ABabxabab

=> Tỷ lệ cây cao, hoa trắng Abab=10%Abx100%ab

- II đúng. Tần số hoáng vị gen là 100% - 2.40% =20%

Cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 = Cây thân cao, hoa trắng = 9%.

Cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỷ lệ là aBaB=10%x10%=1%

=> Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 19

- III sai. Cây thân cao, hoa đỏ ở F2 =50%+16%=66%

Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng ABAB=cây thân thấp, hoa trắng abab=16%

=>Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1666


Bắt đầu thi ngay