Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải (P24)

  • 2207 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen AabbDD giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử AbD với tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn C

Aa giảm phân tạo ra 50%A và 50%a.

bbDD giảm phân tạo ra 100%bD.

Vậy giao tử AbD tạo ra với tỉ lệ 50%.


Câu 2:

Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có 4% người mang nhóm máu O, 21% người có nhóm máu B còn lại là nhóm máu A và AB. Số người có nhóm máu AB trong quần thể là

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp:

Quần thể cân bằng di truyền về hệ nhóm máu ABO sẽ có cấu trúc (IA + IB + IO) = 1

O + B = (IO + IB)2

Cách giải:

IOIO = 4% → IO = 0,2

Ta có O + B = (IO + IB)2 = 4% + 24% = 25% ↔ IO + IB = 0,5→ IB = 0,3 → IA = 0,5

Vậy tần số kiểu gen IAIB = 2 × 0,3 × 0,5= 0,3


Câu 3:

Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng

Xem đáp án

Chọn C

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Ví dụ: mật độ cây thông là 1.000 cây/ha diện tích đồi, mật độ sâu rau là 2 con/m2 ruộng rau, mật độ cá mè giống thả trong ao là 2 con/m3nước.

Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong mộ quần xã sinh vật, ngwoif ta đếm được 28 cây/m2 → Ở đây đề cập đến số lượng cây trên một đơn vị diện tích → Số liệu trên đề cập đến mật độ quần thể


Câu 4:

Quan sát số lượng cây có mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 28 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án

Chọn D

Thực vật CAM Gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn như: xương rồng, dứa, thanh long …


Câu 5:

Đặc điểm của nhóm thực vật CAM là

Xem đáp án

Chọn B

Thể tam bội không có hạt nên không ứng dụng cho cây đậu tương - cây thu hạt


Câu 6:

Đột biến tạo thể tam bội không được ứng dụng để tạo ra giống cây trồng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Sản phẩm của gen là ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. Sản phẩm của gen chỉ bị thay đổi khi gen bị đột biến

- Trong các loại biến dị nói trên thì chỉ có đột biến gen mới làm thay đổi sản phẩm của gen.

- Các loại đột biến số lượng NST chỉ làm thay đổi số lượng NST nên làm thay đổi số lượng sản phẩm của gen. Ví dụ đột biến đa bội làm tăng số lượng sản phẩm của gen, đột biến thể một (2n – 1) làm giảm số lượng sản phẩm của gen.

- Thường biến chỉ làm biến đổi về kiểu hình mà không làm biến đổi về kiểu gen nên không làm thay đổi sản phẩm của gen.


Câu 7:

Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?

Xem đáp án

Chọn C

Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối


Câu 8:

Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là

Xem đáp án

Chọn A

Lưu ý: dấu hiệu để nhận biết cơ quan tương tự là có cùng chức năng. Mang cá và mang tôm đều làm nhiệm vụ trao đổi khí nên đây là cơ quan tương tự.


Câu 9:

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự?

Xem đáp án

Chọn D

AAaa giảm phân tạo ra: 1AA : 2Aa : 1aa.


Câu 10:

Kiểu gen AAaa phát sinh giao tử Aa chiếm tỷ lệ

Xem đáp án

Chọn B

Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là nơi ARN polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã

Vùng mã hóa cho prôtêin trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào: các gen cấu trúc

Vùng gen mã hóa prôtêin ức chế: gen điều hoà

Trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết của protein ức chế: Operator


Câu 11:

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng ống khí?

Xem đáp án

Chọn B

Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào gây ra đột biến lệch bội


Câu 12:

Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến

Xem đáp án

Chọn D

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là sự xuất hiện loài mới.


Câu 13:

Tiến hoá nhỏ là

Xem đáp án

Chọn D

A quy định mắt màu đỏ, alen lặn a quy định mắt màu trắng.

XaY và XAXa → cả đỏ và trắng ở ruồi cái

XAY và XaXa → ruồi cái chỉ có đỏ

XaY và XaXa → ruồi cái chỉ có trắng

XAY và XAXa → ruồi cái chỉ có đỏ


Câu 15:

Trong cùng một vĩ độ, sự sắp xếp các khu sinh học theo sự tăng dần của lượng mưa là

Xem đáp án

Chọn D

Cho 3 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành giao tử.

Mỗi tế bào sinh trứng hình thành 1 trứng.

Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe có khả năng hình thành 2^3 = 8 loại giao tử.

3 tế bào sinh trứng có khả năng tạo tối đa 3 loại trứng có kiểu gen khác nhau.


Câu 17:

ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

Xem đáp án

Chọn C

Nếu giảm phân không có trao đổi chéo thì cá thể có kiểu gen AaBb DE//de giảm phân cho ra tối đa 23 = 8 loại giao tử


Câu 18:

Sáu tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBbDEde khi giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo cho số loại giao tử tối đa là

Xem đáp án

Chọn C

Số kiểu gen là 2 + 3 – 1 = 4 và số kiểu hình là 1.

Vì cơ thể AAAa luôn sinh giao tử mang alen A nên đời con luôn có kiểu hình trội.


Câu 19:

Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời con của phép lai P: AAAa × AAaa, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án

Chọn A

Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín): Tim phải giảm hoạt động trong một thời gian dài nên gây suy tim. (sai, vì tim tăng hoạt động → suy tim)


Câu 20:

Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín). Nhận định nào là sai?

Xem đáp án

Chọn B

Đối với loại bài toán có sự biến đổi cấu trúc di truyền (tỉ lệ kiểu gen) qua các thế hệ của quần thể thì chúng ta cần phải đánh giá sự biến đổi tần số alen của quần thể.

Ở quần thể này, tần số A qua các thế hệ như sau:

P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1

Tần số A = 0,65

F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1

Tần số A = 0,575

F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

Tần số A = 0,5

F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1

Tần số A = 0,425

F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1

Tần số A = 0,2

Như vậy, chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A.

Trong 4 phương án mà bài toán đưa ra, chỉ có phương án B là chọn lọc đang chống lại alen trội (đào thải kiểu hình trội).


Câu 21:

Một quần thể sinh vạt ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:

Thế hệ

Cấu trúc di truyền

P

0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1

F1

0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1

F2

0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

F3

0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1

F4

0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1

Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Xem đáp án

Chọn B

Xét các phát biểu của đề bài:

(I) đúng, do cây chỉ hấp thụ được Nito dưới dạng NO3- và NH4

(II) Sai.

(III) Đúng.

(IV) Đúng.

Vậy các phát biểu đúng là (I), (III), (IV) .


Câu 23:

Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

Xem đáp án

Chọn A

Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ ức chế cảm nhiễm trong quần xã.


Câu 25:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đồi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

II. Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu theo hướng xác định.

III. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp cho tiến hóa.

IV. Yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen làm giảm đa dạng vốn gen của quần thể.

Xem đáp án

Chọn A

Gồm có I, III , IV đúng. Giải thích:

- I đúng vì duy trì đa dạng sinh học sẽ góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- II sai vì việc lấy đất rừng làm nương rẫy → sẽ làm thu hẹp tài nguyên rừng dẫn tới làm suy giảm đa dạng sinh học → Làm mất cân bằng sinh thái dẫn tới làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

- III đúng vì việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh sẽ đảm bảo sự tái sinh của các nguồn tài nguyên này. Do đó, việc sử dụng hợp lí sẽ làm cho tài nguyên tái sinh được phục hồi và duy trì ổn định. (Khai thác hợp lí là khai thác mà trong đó, lượng cá thể bị đánh bắt tương đương với lượng cá thể được sinh ra).

- IV đúng vì kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường sẽ đảm bảo sự ổn định dân số. Khi ổn định dân số thì sẽ ổn định được nhu cầu sử dụng, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên.


Câu 27:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt, hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cho giao phối giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau được F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và kiểu hình ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng là 51,25%. Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

I. Con ruồi cái F1 có tần số hoán vị gen là 40%.

II. Tỉ lệ ruồi cái dị hợp 3 cặp gen ở F1340.

III. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F2516.

IV. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2, xác suất lấy được một con cái thuần chủng là 24169.

Xem đáp án

Chọn B

Cây thân thấp hoa đỏ có kiểu gen aaBb hoặc aaBB

Có 4 trường hợp có thể xảy ra:

TH1: 3 cây có kiểu gen aaBB → 100% Thân thấp hoa đỏ

TH2: 3 cây có kiểu gen aaBb → 3 thân thấp hoa đỏ: 1 thân thấp hoa vàng

TH3: 2 Cây có kiểu gen aaBb, 1 cây có kiểu gen aaBB →5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng

TH4: có 2 cây kiểu hình aaBB, 1 cây có kiểu gen aaBb → 11 cây thân thấp, hoa đò : 1 cây thân thấp, hoa vàng.


Câu 28:

Một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu tỉ lệ kiểu hình có thể bắt gặp ở F1?

I. 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

II. 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

III. 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

IV. 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

Xem đáp án

Chọn C

Tỉ lệ ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ + thân xám, cánh cụt, mắt trắng 

= A_B_D_ + A_ bbdd = (aabb + 0,5) × 0,75 + (0,25 – aabb) × 0,25 = 0,5aabb + 43,75% = 51,25%

→ Tỉ lệ aabb = 15% = 0,3ab × 0,5ab (Ở ruồi giấm HVG chỉ xảy ra ở con cái). → f = 40%. Nội dung 1 đúng.

Tỉ lệ ruồi cái AB/abXDXd = 0,5 × 0,3 × 2 × 0,25 = 3/40. Nội dung 2 đúng.

Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F2 là: 

A_B_dd + 2 × aaB_D = (0,5 + aabb) × 0,25 + (0,25 – aabb) × 0,75 × 2 = 5/16. Nội dung 3 đúng.

Tỉ lệ thân xám, cánh dài mắt đỏ là: A_B_D_ = (0,5 + aabb) × 0,75 = 48,75%

Tỉ lệ ruồi cái thân xám cánh dài mắt đỏ thuần chủng là: 0,3 × 0,5 × 0,25 = 3,75%.

Tỉ lệ ruồi cái thân xám cánh dài mắt đỏ thuần chủng trong số ruồi thân xám, cánh dài mắt đỏ: 
3,75% : 48,75% = 15/195 

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2, xác suất lấy được một con cái thuần chủng là:

15/195 × (1 - 15/195) × 2 = 24/169. Nội dung 4 đúng.


Câu 29:

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.

II. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.

III. Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm tăng kích thước quần thể sinh vật.

IV. Khi không có di cư, nhập cư thì quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sinh sản, tử vong.

Xem đáp án

Chọn B

Có 3 phát biểu đúng là: I, II, IV.

Còn III sai vì kích thước quần thể tại thời điểm t được tính: Nt = No + B – D + I – E

(Với: B là tỉ lệ sinh, D là tỉ lệ mức tử vong, I là mức nhập cư, E là mức độ xuất cư, No là kích thước quần thể ban đầu)

→ Mức sinh sản giảm và mức tử vong tăng là nguyên nhân làm kích thước quần thể giảm.


Câu 30:

Xét gen A ở sinh vật nhân sơ. A bị đột biến thành gen a, gen a hơn A một liên kết hidro. Biết A và a có cùng kích thước, vùng mã hóa của chúng mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoàn chỉnh có 298 axitamin. Có bao nhiêu ý sau đây đúng khi nói về A và a?

I. Số nuclêôtít tại vùng mã hóa của gen a là 1800.

II. A và a là hai gen alen, cùng quy định một tính trạng.

III. Đột biến hình thành a là đột biến mất một cặp nucleotide.

IV. Chuỗi polypeptide do a hai gen mã hóa luôn khác nhau về trình tự axitamin.

Xem đáp án

Chọn B

Hai gen có cùng kích thước, gen a có nhiều hơn gen A 1 liên kết hidro → đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

Có 298 axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh → số N của gen là: N = 1800

Xét các phát biểu

I đúng

II đúng

III sai

IV sai, có thể đột biến này làm thay codon này bằng codon khác nhưng vẫn mã hoá a.a đó nên trình tự a.a không thay đổi (tính thoái hoá của mã di truyền)


Câu 34:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?

I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.                         II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

III. Đột biến tứ bội.

Xem đáp án

Chọn C

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

Tất cả các đột biến số lượng NST (đa bội, lệch bội) đều làm thay đổi số lượng

Các đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) Không làm thay đổi số lượng NST. (Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm thay đổi số lượng NST).


Câu 35:

Sự di truyền một bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh P độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.

Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Xác định được chính xác kiểu gen của 7 người

II. Có tối thiểu 3 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu

III. Xác suất sinh con có máu O và bị bệnh P của cặp 7-8 là 1/6

IV. Xác suất sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh P của cặp 7-8 là 5/72

Xem đáp án

Chọn D

Ta thấy bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh → gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST thường
Quy ước: H – Bình thường; h – bị bệnh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

HhIAIO

HhIBIO

HhIBIO

HhIBIO

H-IOIO

hhIAIB

H-IAIO

HhIBI-

HhIOIO

I sai,

II sai, có tối thiểu 2 người đồng hợp về kiểu gen nhóm máu (5,9).

III sai

(1) HhIAIO

(2) HhIBIO

(3) hhIBIO

(4) HhIBIO

(7) (1HH:2Hh)IAIO(2H:1h)(1IA:1IO)

(8) Hh (1IBIB:2IBIO) (1H:1h)(2IB:2IO)

Để họ dinh được con nhóm máu O và bị bệnh P thì căp vợ chồng này thì phải có kiểu gen HhIAIO x HhIBIO với xác suất 23.23=49

XS sinh con nhóm máu O và bị bệnh P: 49.14.14=136

IV đúng. Xác suất sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh P của cặp 7-8 là 12.(1-13.12).12.23=572


Câu 36:

Khi nói về đột biến gen trên NST thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.

II. Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

III. Đột biến gen không bao giờ làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắcthể.

IV. Đột biến gen luôn làm xuất hiện alen mới trong quần thể.

Xem đáp án

Chọn B

Hướng dẫn: Có 2 phát biểu đúng, đó là II, III. Đáp án B.

I sai. Vì nếu là đột biến trội thì ở dạng dị hợp cũng biểu hiện thành thể đột biến.

II đúng. Vì đột biến lặn ở dạng dị hợp thì không biểu hiện thành kiểu hình cho nên không bị CLTN loại bỏ. III đúng. Vì đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc của gen, làm xuất hiện alen mới mà không làm thay đổi vị trí locut của gen. (Chỉ có đột biến cấu trúc NST mới làm thay đổi vị trí của gen).

IV sai. Vì trong một quần thể có nhiều alen thì đột biến gen tạo ra các alen trùng với các alen đã có trong quần thể.


Câu 37:

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến, chọn 3 cây thân cao, hoa đỏ P cho giao phấn ngẫu nhiên được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I, F1 có thể có kiểu hình 100% cao đỏ.

II, Nếu ở F1 thấp trắng chiếm 1/144 thì có 1 cây P dị hợp kép.

III, Nếu 3 cây P có kiểu gen khác nhau thì F1 có tỉ lệ kiểu hình là 34:1:1.

IV, Nếu có 2 cây P dị hợp kép thì F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình là 29:3:3:1.

Xem đáp án

Chọn D

Chọn 3 cây thân cao, hoa đỏ P cho giao phấn ngẫu nhiên: A-B- giao phấn → F1
I, F1 có thể có kiểu hình 100% cao đỏ. → đúng, nếu P đều có KG AABB
II, Nếu ở F1 thấp trắng chiếm 1/144 thì có 1 cây P dị hợp kép. → đúng
P có 1 cây dị hợp kép AaBb = 1/3 → F1: aabb = 1/3 x 1/3 x 1/4 x 1/4 = 1/144
III, Nếu 3 cây P có kiểu gen khác nhau thì F1 có tỉ lệ kiểu hình là 34:1:1. → sai, có thể có tỉ lệ KH là 34:1:1
34:1:1 (3 loại KH) → F1 không có KG AaBb → 3 cây có 3 KG là AABB; AaBB; AABb → cho đời con có aaB- = (1/6)2 = 1/36; A-bb = 1/36
IV, Nếu có 2 cây P dị hợp kép thì F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình là 29:3:3:1 → đúng
2/3 AaBb : 1/3 AABB (≠AaBb) → aabb = (1/6)2 = 1/36; aaB- = 3/36; A-bb = 3/36


Câu 39:

Cho biết P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, F1 chỉ xuất hiện một loại kiểu hình cây cao, quả ngọt, tròn. Cho F1 lai với cây khác có kiểu gen chưa biết, thu được thế hệ lai gồm:

1562 cây thân cao, quả chua, dài: 521 cây thân thấp, quả ngọt, tròn:

1558 cây thân cao, quả ngọt, tròn: 518 cây thân thấp, quả chua, dài:

389 cây thân cap, quả chua, tròn: 131 cây thân thấp, quả ngọt, dài:

392 cây thân cao, quả ngọt, dài: 129 cây thân thấp, quả chua, tròn.

Biết rằng: A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định quả ngọt, b quy định quả chua; D quy định quả tròn, d quy định quả dài.

Cho các phát biểu sau:

I. Quy luật di truyền phân li độc lập chi phối sự biểu hiện hai cặp tính trạng kích thước thân và vị quả.

II. Quy luật di truyền hoán vị gen chi phối sự phát triển hai cặp tính trạng vị quả và hình dạng quả.

III. P có thể có hai trường hợp về kiểu gen.

IV. Có xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Chọn C

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Thân cao : thân thấp = 3 : 1.

Quả ngọt : quả chua = 1 : 1.

Quả tròn : quả dài = 1 : 1.

Do P đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen tương phản, F1 chỉ xuất hiện một loại kiểu hình cây cao, quả ngọt, tròn nên thân cao, quả ngọt, tròn trội hoàn toàn so với thân thấp, quả chua, dài. F1 dị hợp tất cả các cặp gen.

Quy ước A – thân cao, a – thân thấp. B – quả ngọt, b – quả chua. D – quả tròn, d – quả bài.

Xét tình trạng kích thước thân và vị quả:

Thân cao quả ngọt : thân thấp quả ngọt : thân cao quả chua : thân thấp quả chua

= (1558 + 392) : (521 + 131) : (1562 + 389) : (518 + 129) = 3 : 1 : 3 : 1 = (3 : 1) x (1 : 1).

Tích tỉ lệ phân li riêng bằng tỉ lệ phân li chung nên 2 cặp tính trạng này phân li độc lập. => Nội dung 1 đúng.

Quả chua, dài : quả ngọt, dài : quả chua, tròn : quả ngọt, tròn.

= (1562 + 518) : (392 + 131) : (389 + 129) : (1558 + 521) = 0,4 : 0,1 : 0,1 : 0,4. > (1 : 1) x (1 : 1)

=> Có xảy ra hoán vị gen => Nội dung 2 đúng.

Do tỉ lệ quả ngọt : quả chua = quả tròn : quả dài = 1 : 1 nên cây khác sẽ có kiểu gen về 2 tính trạng này là bd//bd.

Vậy đối với 2 tính trạng này đây là phép lai phân tích, tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ là tỉ lệ giao tử tạo ra của cây F1. Tỉ lệ quả chua, dài (aabb) = 0,4 => Tỉ lệ giao tử bdở F1 là 0,4 > 25% => Đây là giao tử liên kết => F1 có kiểu gen là BD//bd, tần số hoán vị gen là 20% => Nội dung 4 đúng.

F1 có kiểu gen dị hợp tất cả các cặp gen => KG của F1 là: Aa BD//bd. 

Tỉ lệ thân cao : thân thấp = 3 : 1 => Cây đem lai có KG là Aa bd//bd.

Để tạo ra F1 có kiểu gen như trên thì cây P có thể là AA BD//BD x aa bd//bd hoặc aa BD//BD x AA bd//bd. Nội dung 3 đúng.

Có 4 nội dung đúng.


Câu 40:

Ở một loài, gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp; gen B quy định tính trạng chín sớm, gen b quy định tính trạng chín muộn; gen D quy định tính trạng quả dài, gen d quy định tính trạng quả tròn. Mỗi cặp gen nói trên nằm trên một cặp NST và các tính trạng trội là hoàn toàn. Khi lai cây có kiểu gen đồng hợp tử về tính trạng thân cao, dị hợp tử về hai tính trạng chín sớm và quả dài với cây có kiểu gen dị hợp tử về hai tính trạng thân cao, chín sớm và quả tròn. Cho các kết luận sau:

I. F1 có tỉ lệ kiểu gen là: 2:2:2:2:1:1:1:1.

II. Kiểu gen gen dị hợp về cả 3 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ 1/8.

III. Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F1 chiếm tỉ lệ 3/8.

IV. Lai thân cao, chín sớm, quả dài với thân thấp, chín muộn, quả tròn thì sẽ có 8 trường hợp có thể xảy ra.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn B

Cây có kiểu gen đồng hợp tử về tính trạng thân cao, dị hợp tử về hai tính trạng chín sớm và quả dài có kiểu gen là: AABbDd.

Cây có kiểu gen dị hợp tử về hai tính trạng thân cao, chín sớm và quả tròn có kiểu gen là: AaBbdd.

P: AABbDd x AaBbdd. 

Tỉ lệ kiểu gen của F1 là: (1 : 1) x (1 : 2 : 1) x (1 : 1) => Nội dung 1 sai.

Kiểu gen gen dị hợp về cả 3 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ: 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8. => Nội dung 2 đúng.

Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn là: 3/4 x 1/2 + 1/4 x 1/2 = 1/2 => Nội dung 3 sai.

Thân thấp, quả tròn, chín muộn chỉ có 1 kiểu gen là aabbdd nhưng cây thân cao, chín sớm, quả dài có tổng số: 2 x 2 x 2 = 8 kiểu gen => có 8 trường hợp => Nội dung 4 đúng.


Bắt đầu thi ngay