Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải (P23)

  • 2210 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 3: 3: 1: 1?

Xem đáp án

Chọn D

3 : 3 : 1 : 1 = (3 : 1) × (1 : 1) × 1 AaBbDD × AabbDD.


Câu 3:

Phép lai đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền qua tế bào chất là:

Xem đáp án

Chọn B

Coren đã phát hiện sự di truyền qua tế bào chất nhờ phép lai thuận nghịch


Câu 4:

Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Chọn D

Đây là mối quan hệ giữa 2 loài khác nhau, mối quan hệ này là bắt buộc và mang tính sinh tồn, cả 2 loài cùng có lợi nên đây là mối quan hê cộng sinh.


Câu 5:

Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là:

Xem đáp án

Chọn A

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô thực vật.

+ Nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

+ Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khố của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.


Câu 6:

Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng

Xem đáp án

Chọn D

Giống lúa gạo vàng, gạo của giống lúa này có chứa B-caroten, sau quá trình tiêu hóa ở cơ thể người B-caroten sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

Ứng dụng này là của công nghệ gen


Câu 8:

Nucleotit loại U là đơn phân cấu tạo nên loại phân tử nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Nucleotit loại U là đơn phân cấu tạo nên ARN, gồm 3 loại là: tARN, mARN, rARN


Câu 9:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là

Xem đáp án

Chọn C

Biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp, đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.


Câu 10:

Theo lí thuyết cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 25%?

Xem đáp án

Chọn B

Cơ thể AaBb giảm phân tạo giao tử Ab = 0,25


Câu 11:

Các tế bào của cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong, xảy ra qua:


Câu 12:

Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n của loài tạo thể

Xem đáp án

Chọn B

Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n của loài tạo thể 3n (tam bội)


Câu 13:

Ví dụ nào sau đây là ví dụ cơ quan tương đồng?

Xem đáp án

Chọn D

Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Ví dụ về cơ quan tuơng đồng là cánh dơi và tay người, đều là chi trước của thú.

Cá mập thuộc lớp cá, cá voi thuộc lớp thú 

Vòi voi là mũi của con voi

Ngà voi là răng của voi, sừng tê giác có nguồn gốc biểu bì


Câu 14:

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Chọn D

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo 100% giao tử aB


Câu 15:

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

Xem đáp án

Chọn B

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể


Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzim ARN-pôlimeraza tổng hợp ARN?

Xem đáp án

Chọn A

Nhiệm vụ của enzim ARN- polimeraza trong quá trình phiên mã là: xúc tác, lắp ráp các nu để tạo ARN theo chiều 5' - 3' bổ sung với mạch mã gốc của gen.


Câu 18:

Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên NST bất thường này chỉ có thể là

Xem đáp án

Chọn D

Dạng đột biến như chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đảo đoạn thì không làm thay đổi số lượng gen trên NST.

Đột biến lặp đoạn làm tăng gen → chiều dài NST dài hơn.

Đột biến làm cho nhiễm sắc thể ngắn hơn bình thường có thể là dạng đột beiens mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.


Câu 21:

Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,09AA + 0,21Aa + 0,70aa = 1.                         F1: 0,16AA + 0,38Aa + 0,46aa = 1.

F2: 0,20AA + 0,44Aa + 0,36aa = 1.                        F3: 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1.

Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng

Xem đáp án

Chọn D

Qua các thế hệ, ta thấy tần số kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp tăng, tần số kiểu gen đồng hợp lặn giảm → Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng loại bỏ kiểu hình đồng hợp lặn.


Câu 23:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn C

Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.

Ăn thịt lẫn nhau không phải là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật. Quan hệ hỗ trợ mới là là hiện tượng phổ biến.

Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng tăng.

Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng giảm đi.


Câu 24:

Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 26:

Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong, quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lý thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái

II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường.

III. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạo dần trong quá trình biến đổi này

IV. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra qua trình biến đổi này.

Xem đáp án

Chọn A

Quá trình được mô tả ở trên là quá trình diễn thế sinh thái, có sự biến đổi tuần tự của quần xã tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Nội dung 1 đúng.
Quá trình diễn thế này có thể hình thành nên quần xã đỉnh cực là rừng nguyên sinh với số lượng thành phần loài đa dạng và phong phú. Nội dung 2, 3 đúng.
Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái có thể do sự cạnh tranh gay gắt, trong đó loài ưu thế làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Nhưng ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân từ bên ngoài môi trường. Nội dung 4 sai.

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 27:

Ở một loài động vật, cho P thuần chủng con đực chân cao giao phối với con cái chân thấp thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 chân cao; 1 chân thấp. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có kiểu hình chân cao chiếm 50% trong tổng số cá thể. Biết rằng ở F1 và F2 sự phân li kiểu hình ở giới đực và giới cái có sự khác nhau; tính trạng do một gen có 2 alen quy định. Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Tính trạng di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X.

II. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 3 chân cao : 1 chân thấp; giới cái là 1 chân cao : 3 chân thấp.

III. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 1 chân cao : 3 chân thấp; giới cái là 3 chân cao : 1 chân thấp.

IV. Tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F1 và F2 đều thu được 1 : 1.

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung 1 sai. Tính trạng phân li không đều ở 2 giới nên tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X hoặc tính trạng nằm trên NST thường có ảnh hưởng của giới tính. Trường hợp tính trạng do gen nằm trên NST X không bao giờ thỏa mãn đề bài, cho ra F2 với tỉ lệ 1 : 1.

Con đực thân cao thuần chủng, lai với con cái chân thấp ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 1. Lấy các cá thể đời con lai ngẫu nhiên với nhau lại cho ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 1  Gen nằm trên NST giới tính không thỏa mãn, nên ta có thể suy ra:

P: AA × aa → 100%Aa.

F1 × F1 → Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa.

Vậy kiểu gen Aa có thể biểu hiện chân cao hoặc chân thấp ở con đực hoặc con cái.

Nếu Aa quy định chân cao ở con đực, chân thấp ở con cái thì thỉ lệ kiểu hình là: 3 chân cao : 1 chân thấp; giới cái là 1 chân cao : 3 chân thấp. Nội dung 2 đúng.

Nếu Aa biểu hiện chân thấp ở con đực, chân cao ở con cái thì tỉ lệ kiểu hình là: 1 chân cao : 3 chân thấp; giới cái là 3 chân cao : 1 chân thấp. Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 đúng,

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 28:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 5 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:

- Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa đỏ (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa tím : 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng.

- Phép lai 2: Cây hoa vàng lai với cây hoa hồng (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Biết rằng không xảy ra đột biến, không xét đến vai trò của bố mẹ trong phép lai. Cho 2 cá thể lai với nhau, thu được đời con có kiểu hình hoa vàng. Tính theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể n là số alen)

Nếu gen nằm trên NST thường: n(n+1)2 kiểu gen hay Cn2+n

Cách giải:

Từ phép lai 1 ta suy ra được: tím > đỏ > vàng

Từ phép lai 2 ta suy ra được: vàng > hồng > trắng

 tím (a1) > đỏ (a2) > vàng (a3) > hồng (a4) > trắng (a5);

Số kiểu gen tối đa là C52+5=15 Số iểu gen của từng loại kiểu hình là: tím: 5; đỏ: 4; vàng: 3; hồng: 2; trắng: 1; số kiểu gen không có a3C42+5=10

Số phép lai tối đa là: C152+15=120

Các phép lai giữa các cây không mang alen a3 chắc chắn không tạo kiểu hình hoa vàng là: C102+10=50

Còn trường hợp phép lai giữa cây không có a3 và cây có a3 mà không tạo kiểu hình hoa vàng:

 có 15 phép lai có a3 mà không tạo kiểu hình hoa vàng

Vậy số phép lai thỏa mãn là 120 – 55 – 15 = 50.


Câu 29:

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, kết luận nào sau đây không đúng?

I. Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.

II. Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

III. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin

IV. Khi buộc cục nưóc đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.

Xem đáp án

Chọn B

Kết luận sai là (4), đây là thuờng biến không phải đột biến


Câu 30:

Trong đột biến điểm thì đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau giải thích cho đặc điểm trên?

I. Đột biến thay thế có thể xảy ra khi không có tác nhân gây đột biến.

II. Là dạng đột biến thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật hơn so với các dạng còn lại.

III. Dạng đột biến này chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN.

IV. Là dạng đột biến thường xảy ra ở nhóm động vật bậc thấpTrong đột biến điểm thì đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau giải thích cho đặc điểm trên?

I. Đột biến thay thế có thể xảy ra khi không có tác nhân gây đột biến.

II. Là dạng đột biến thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật hơn so với các dạng còn lại.

III. Dạng đột biến này chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN.

IV. Là dạng đột biến thường xảy ra ở nhóm động vật bậc thấp.

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung 1 đúng. Đột biến thay thế có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên do sự bắt cặp nhầm trong quá trình nhân đôi, không cần có tác nhân gây đột biến.

Nội dung 2 đúng. So với các dạng đột biến còn lại, nhìn chung đột biến thay thế có hậu quả ít nghiêm trọng nhất do chỉ ảnh hưởng đến một bộ ba mà không gây nên đột biến dịch khung như mất cặp hay thêm cặp.

Nội dung 3 sai. Đột biến xảy ra ở trên cả 2 mạch của phân từ AND.

Nội dung 4 sai. Cả động vật bậc thấp và bậc cáo đều có thể xảy ra dạng đột biến này.

Vậy có 2 nội dung đúng.


Câu 31:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng

I. Kiểu gen có số luợng kiểu hình càng nhiều thì mức phản ứng càng rộng

II. Mức phản ứng là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến gen nên không có khả năng di truyền

III. Các alen trong cùng một gen đều có mức phản ứng như nhau

IV. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng

Xem đáp án

Chọn A

Các phát biểu đúng về mức phản ứng là: (1)

Ý (2) sai vì mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của 1 kiểu gen ứng với những môi trương khác nhau, mức phản ứng do kiểu gen quy định 

Ý (3) sai vì chỉ có mức phản ứng của kiểu gen

Ý (4) sai vì tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp


Câu 35:

Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người có đánh dấu (?) là chưa biết.

Có 4 kết luận rút ra từ sơ đồ phả hệ trên:

I. Cá thể III9 chắc chắn không mang alen gây bệnh.

II. Cá thể II5 có thể không mang alen gây bệnh.

III. Xác suất để cá thể II3 có kiểu gen dị hợp tử là 50%.

IV. Xác suất cá thể con III(?) bị bệnh là 23%.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Chọn A

Cặp bố mẹ I.1 và I.2 không bị bệnh nhưng sinh ra con bị bệnh  Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

Quy ước: A - bình thường; a - bị bệnh.

Người III.9 không bị bệnh nhưng có mẹ II.7 bị bệnh aa nên người này chắc chắn được nhận 1 gen bệnh từ mẹ, do đó người này sẽ mang alen gây bệnh. Nội dung 1 sai.

Nội dung 2 đúng. Người II.5 có thể có kiểu gen là AA hoặc Aa.

Quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ aa = 0,09  Tần số alen a = 0,09=0,3 Tần số alen A = 1 - 0,3 = 0,7.

Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,72AA + 2 × 0,7 × 0,3 + 0,32= 1  0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.

Người II.3 không bị bệnh nên xác suất để cá thể II.3 có kiểu gen dị hợp tử là: 0,420,42+0,49  Nội dung 3 sai.

Xác suất cá thể con III(?) bị bệnh là: 46,15% × 12=23% Nội dung 4 đúng.

Vậy có tất cả 2 nội dung đúng.


Câu 36:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa được quy định bởi một gen gồm 4 alen với mối quan hệ trội lặn như sau: A – đỏ > a1 - hồng > a2 - vàng > a3 – trắng. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây cho đời con xuất hiện màu sắc hoa đa dạng nhất?

Xem đáp án

Chọn A

Đời con xuất hiện màu sắc hoa đa dạng nhất có nghĩa là đời con có nhiều loại kiểu hình nhất.

Phép lai A sinh ra đời con có đủ 4 loại kiểu hình. Vì cơ thể Aa1a3a3 sinh ra 4 loại giao tử, trong đó có giao tử a3a3, và giao tử a1a3. Cơ thể Aa2a3a3 sinh ra 4 loại giao tử, trong đó có giao tử a2a3 và giao tử a3a3.

Do đó, ở đời con sẽ có kiểu hình hoa trắng (do giao tử a3a3 của bố thụ tinh với giao tử a3a3 của mẹ); Có kiểu hình hoa vàng (do giao tử a2a3 của mẹ thụ tinh với giao tử a3a3 của bố); Có kiểu hình hoa hồng (do giao tử a1a3 của bố thụ tinh với giao tử a3a3của mẹ).


Câu 37:

Ở một loài, có 2 thứ cây thấp thuần chủng nguồn gốc khác nhau gọi là cây thấp 1 và cây thấp 2.

TN1: cho cây thấp 1 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-1 có kiểu hình cây cao. Cho F1-1 tự thụ phấn được F2-1 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây thấp.

TN2: cho cây thấp 2 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-2 có kiểu hình cây cao. Cho F1-2 tự thụ phấn được F2-2 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây.

TN3: cho cây thấp 1 và cây thấp 2 giao phấn với nhau, thu được F1-3 toàn cây cao, cho F1-3 tự thụ, thu được F2-3 phân li theo tỷ lệ 9 cây cao : 7 cây thấp. Cho các kết luận sau:

I. Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 1 là Aabb.

II. Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 2 là aaBB.

III. Trong số các cây thấp F2 thu được từ thí nghiệm 3 thì tỉ lệ cây thấp đồng hợp là 3/7.

IV. Trong số các cây cao F2 thu được từ thí nghiệm 2 thì tỉ lệ cây cao dị hợp là 2/3.

Số kết luận có nội dung đúng là

Xem đáp án

Chọn D

Xét TN3, P thuần chủng có kiểu hình thân thấp lai với nhau, tạo ra đời con có kiểu hình 100% thân cao. Lấy F1 lai với nhau tạo ra 9 thân cao : 7 thân thấp  Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Nội dung 1 sai. Cây thấp 1 thuần chủng nên không thể có kiểu gen Aabb.

Nội dung 2 đúng. Nếu cây thấp 2 có kiểu gen aaBB thì cây thấp 1 có kiểu gen AAbb và ngược lại, do 2 cây này lai với nhau tạo ra đời con 100% cây cao.

Nội dung 3 đúng. Cây thấp có kiểu gen đồng hợp ở F2 trong TN3 là: AAbb + aaBB + aabb = 3/16. Tính trong số 7/16 cây thân thấp thì cây thân thấp có kiểu gen đồng hợp chiếm 3/7.

Nội dung 4 đúng. Cây thấp 2 aaBB lai với cây thân cao thuần chủng AABB tạo ra F1 100%AaBB. Cho các cây này tự thụ phấn tạo ra đời con 3/4 cây thân cao, và 2/4 thân cao dị hợp. Vậy tỉ lệ thân cao dị hợp trong số thân cao là 2/3.

Vậy có 3 nội dung đúng.


Câu 39:

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. hai cặp gen này nằm trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở F1 chiếm tỉ lệ 3/16

II. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là 25/36

III. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F2 là 1/81

IV. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là 1/9

Xem đáp án

Chọn B

Cây P có kiểu gen là AaBb tự thụ phấn tạo ra F1.

Tỉ lệ đồng hợp là: AABB + AAbb + aaBB + aabb = 416 Nội dung 1 sai.

Các cây thân cao, hoa đỏ ở F1 là: 4AaBb : 2AABb : 2AaBB : 1AABB.

Xác suất lấy một cây thân cao, hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn thu được F2 thân cao hoa đỏ là:

12+29x2+34+49x916=2536 Nội dung 2 đúng.

Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F2 là :

49x49x116=181 Nội dung 3 đúng.

Các cây thân cao, hoa trắng ở F1: 1AAbb : 2Aabb; thân thấp, hoa đỏ: 1aaBB : 2aaBb.

 Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2 là: 13x13+13x23x2x12+23x23x14=49 Nội dung 4 sai.


Câu 40:

Ở ruồi giấm, cho lai ruồi cái thân xám cánh dài, mắt đỏ, với ruồi đực thân đen, cánh ngắn, mắt trắng thu được F1 đồng loạt ruồi thân xám cánh dài mắt đỏ. Cho ruồi đực F1 lai phân tích, đời con thu được có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ: 1 đực thân xám, cánh dài, mắt trắng: 1 cái thân đen, cánh ngắn, mắt đỏ: 1 đực thân đen, cánh ngắn, mắt trắng. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 với 3000 cá thể với 12 kiểu hình khác nhau, trong đó 1050 cá thể cái lông xám cánh dài mắt đỏ. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. theo lí thuyết:

I. Các gen quy định các tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và hoán vị gen xảy ra cả 2 giới.

II. Ruồi giấm cái F1 phát sinh các loại giao tử với tỉ lệ 10% và 40%

III. Gen quy định đặc điểm thân và chiều dài cánh nằm trên nst thường

IV. Ở F2 có 525 con có kiểu hình thân xám cánh dài mắt trắng

Số phương án đúng là:

Xem đáp án

Chọn B

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

F1 dị hợp tất cả các cặp gen cho ra các kiểu hình đều có tỉ lệ phân li riêng là 1 : 1. 

Theo bài ra ta quy ước: A-thân xám, a-thân đen; B-cánh dài, b-cánh ngắn; D-mắt đỏ, d-mắt trắng.

Tỉ lệ phân li kiểu hình chung là: 1 : 1 : 1 : 1 < (1 : 1) × (1 : 1) × (1 : 1)  Có xảy ra hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.

Không xuất hiện kiểu hình thân xám, cánh ngắn A_bb và thân đen, cánh dài aaB_  Kiểu gen của F1 là dị hợp tử đều và liên kết hoàn toàn: ABab

Mặt khác ta thấy kiểu hình mắt đỏ phân li không đều ở 2 giới, ruồi đực toàn mắt trắng còn ruồi cái toàn mắt đỏ nên tính trạng màu mắt do gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y tương ứng quy định. Nội dung 1 sai. Nội dung 3 đúng.

Kiểu gen của ruồi đực F1 là: ABab XDY, ruồi cái F1 là ABabXDXd.

Cho ruồi F1 lai với nhau tạo ra tỉ lệ cá thể cái lông xám, cánh dài, mắt đỏ A_B_D_ là: 1050 : 3000 = 0,35.

Mà ruồi cái toàn mắt đỏ.  Tỉ lệ kiểu hình A_B_ là: 0,35 × 2 = 0,7.  

Tỉ lệ kiểu hình aabb = A_B_ - 0,5 = 0,7 - 0,5 = 0,2 = 0,4ab × 0,5ab  Tần số hoán vị gen là 20%. Nội dung 2 đúng.

Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng A_B_dd là: 0,7 × 0,25 = 17,5%.

Số cá thể có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng: 17,5% × 3000 = 525. Nội dung 4 đúng.


Bắt đầu thi ngay