Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề tham khảo thi THPTQG môn Sinh học cực hay có lời giải (P16)

  • 2216 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Đặc điểm nào là của cơ thể đa bội?

Xem đáp án

Chọn C

Đặc điểm của cơ thể đa bội là cơ quan sinh dưỡng lớn, cơ quan sinh sản lớn, sức sống và khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn.


Câu 3:

Điều nào sau đây không đúng đối với quần thể giao phối gần?

Xem đáp án

Chọn D

Quần thể giao phối gần, quần thể tự thụ phấn: tần số alen không thay đổi nhưng thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng: tăng dần thể đồng hợp và giảm dần thể dị hợp.


Câu 4:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

Xem đáp án

Chọn D

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp tác động lên kiểu hình của cơ thể, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.


Câu 5:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?


Câu 6:

Rễ cây chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Cây hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3- và NH4+


Câu 7:

Ý có nội dung không đúng khi nói về hiện tượng ưu thế lai là

Xem đáp án

Chọn C

- Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai

- Giả thuyết siêu trội để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai: Ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.

- Để tạo con lai có ưu thế lai về 1 số đặc tính nào đó, người ta bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau → Lai các dòng thuần chủng khác nhau để tìm các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao.

Trong 1 số trường hợp lai giữa 2 dòng nhất định cho con lai không có ưu thế lai .

nhưng nếu lai con lai này với dòng thứ 3 thì đời con lại cho ưu thế lai,

- Nhiều khi, trong cùng 1 tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không có ưu thế lai, nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai

→ sử dụng phép lai thuận nghịch trong tạo ưu thế lai nhằm mục đích đánh giá vai trò của tế bào chất trong việc tạo ưu thế lai.

- Hiện tượng ưu thế lai biểu hiện ở nhiều phép lai trong đó phép lai giữa các cá thể khác dòng thuần thường là biểu hiện rõ nhất.


Câu 8:

Lí do dẫn đến sự khác nhau về kiểu hình của F1, F2 trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là:

Xem đáp án

Chọn C

Lí do dẫn đến sự khác nhau về kiểu hình F1 và F2 trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là do khả năng gen trội lấn át gen lặp.

Trội hoàn toàn F1 kiểu hình trội, F2 tỷ lệ 3 trội: 1 lặn

Trội không hoàn toàn F1 kiểu hình tính trạng trung gian, F2 tỷ lệ 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.


Câu 9:

Phép lai nào sau đây cho đời con có 3 kiểu gen?


Câu 10:

quá trình giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì


Câu 11:

Nhận định nào sau đây là đúng khi đề cập đến nhiễm sắc thể giới tính?

Xem đáp án

Chọn C

Cặp NST giới tính ở các động vật khác nhau là khác nhau, nhiễm sắc thể giới tính mang gen quy định giới tính và mang gen quy định cả các tính trạng thường.


Câu 12:

Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

Xem đáp án

Chọn B

Trong các dạng đột biến NST trên, đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi cấu trúc NST, không làm thay đổi số lượng NST.


Câu 13:

Nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi:

Xem đáp án

Chọn A

ADN tồn tại trên NST, do vậy sự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi NST


Câu 14:

Phép lai được thực hiện có sự thay đổi vai trò của bố, mẹ trong quá trình lai được gọi là:

Xem đáp án

Chọn C

Phép lai được thực hiện có sự thay đổi vai trò bố mẹ trong quá trình lai là phép lai thuận nghịch


Câu 15:

Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ.

Xem đáp án

Chọn B

Quan hệ làm lợi cho các cá thể cùng loài thì đó đều là hỗ trợ cùng loài.


Câu 16:

Hiện tượng hoán vị gen được giải thích bằng

Xem đáp án

Chọn C

Hiện tượng hoán vị gen giải thích do sự bắt chéo giữa hai trong bốn chromatide của cặp NST tương đồng trong giảm phân.


Câu 17:

Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 19:

Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 48. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy trong tất cả các tế bào con được tạo thành sau giảm phân I có 60 tế bào con có nhiễm sắc thể kép số 1 không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên, số giao tử có 25 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Chọn C

Sau giảm phân I có 60 tế bào con có nhiệm sắc thể kép số 1 không phân li trong giảm phân.

Vậy ban đầu có 30 tế bào sinh tính tham gia giảm phân I bình thường, giảm phân II bị rối loạn. Kết thúc giảm phân, tạo 60 tế bào (n + 1) và 60 tế bào (n-1)

Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên, số giao tử có 25 nhiễm sắc thể: 601000,4=1,5%


Câu 21:

Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài có lợi?

I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

II. Cây tầm gửi sống trên thân gỗ.

III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.

Xem đáp án

Chọn B

Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm, tỏi vô tình trong quá trình sống đã làm hại đến sinh vật khác, không loài nào có lợi.

Cây tầm gửi sống trên thân gỗ là mối quan hệ ký sinh, cây tầm gửi hút chất dinh dưỡng từ cây gỗ, cây tầm gửi có lợi còn cây thân gỗ có hại.

Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng là mối quan hệ hội sinh, cây phong lan có lợi còn cây gỗ không có lợi cũng không có hại.

Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn là mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, cây nắp ấm có lợi còn ruồi có hại.

Vậy có 3 mối quan hệ mà chỉ có 1 loài có lợi.


Câu 24:

Cho các phát biểu sau:

I. Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3 là ribulozo 1,5 điphotphat

II. Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C4 là axit oxalo axetic.

III. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở sản phẩm cố định CO2 đầu tiêu đều là APG.

IV. Trong chu trình Canvin, hợp chất quan trọng nhất để tiến hành khử APG thành AlPG là NADPH.

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Chọn B

I - Sai. Vì Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3 là axit photpho glixeric (APG).

II - Đúng.

III - Sai. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, Cvà CAM giống nhau ở các sản phẩm sáng tương tự.

IV - Đúng. Trong chu trình Canvin, hợp chất quan trọng nhất để tiến hành khử APG thành ALPG là NADPH.


Câu 25:

Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa trắng (P), thu được F1 có 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình cây thân cao, hoa trắng chiếm 30%. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây thân cao, hoa đỏ ở P có kiểu gen ABab

II. F1 có số cây thân thấp, hoa đỏ chiếm 20%.

III. F1 có 5 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1. Xác suất thu được cây dị hợp là 4/9.

Xem đáp án

Chọn D

Chỉ có phát biểu I đúng.

F1 có 4 kiểu hình, chứng tỏ P đều có gen lặn ab.

Vì ở thế hệ P, một cơ thể dị hợp 2 cặp gen, một cơ thể dị hợp 1 cặp gen.

Ở đời F1, cây thân cao hoa trắng (A-bb) có tỉ lệ = 0,5 – tỉ lệ kiểu hình lặn abab

 Kiểu gen abab=0,5-0,3=0,2

Vì cây thân cao, hoa trắng ở P có kiểu gen Abab nên 0,2abab=0,5abx0,4ab

-Kiểu gen của P là ABabđúng.

-II sai vì cây thân thấp, hoa đỏ (aaB-) có tỉ lệ = 0,25 – tỉ lệ kiểu hình A-B- chỉ có 3 kiểu gen.

-IV sai vì kiểu gen của P là ABabxAbab nên kiểu hình thân cây thấp, hoa đỏ (aaB-) ở đời con luôn chỉ có 1 kiểu gen là aBab

 Xác suất dị hợp là 1.


Câu 26:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.

III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Xem đáp án

Chọn A

Chỉ có phát biểu II đúng.

- I sai vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.

- III sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái → làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

- IV sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.


Câu 27:

Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen qui định các enzyme khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau:

Gen A                             Gen B                             Gen D

   ↓                           ↓                              ↓

Enzyme A             Enzyme B             Enzyme D

    ↓                                ↓                                       ↓

Chất không màu 1 → Chất không màu 2 →            Sắc tố vàng → Sắc tố đỏ.

Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzyme A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

I. Ở F2 có 8 kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ.

II. Ở F2, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen qui định nhất.

III. Trong số các cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%.

IV. Nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở đời F3 là 0%.

Xem đáp án

Chọn A

Theo sơ đồ ta có thể quy ước kiểu gen:

A_B_D_: hoa đỏ; A_B_dd: hoa vàng; còn lại đều quy định màu hoa trắng.

Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn:

AABBDD × aabbdd → F1: AaBbDd.

Cho F1 dị hợp tử tất cả các cặp gen AaBbDd giao phấn với nhau thì sẽ cho đời con cho ra tất cả các loại kiểu hình và kiểu gen tối đa có thể.

Nội dung 1 đúng. A_ có 2 kiểu gen quy định AA hoặc Aa, tương tự gen B và D cũng vậy nên kiểu hình A_B_D_ có 23 = 8 kiểu gen quy định.

Nội dung 2 đúng. Kiểu hình hoa vàng A_B_dd do: 22 = 4 kiểu gen quy định.

Tổng số kiểu gen quy định 3 loại kiểu hình trên là: 33 = 27. Mà có 4 kiểu gen quy định hoa vàng, 8 kiểu gen quy định hoa đỏ, vậy sẽ có 27 - 8 - 4 = 15 kiểu gen quy định hoa trắng. Vậy số kiểu gen quy định hoa vàng là ít nhất.

Nội dung 3 đúng.

Tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen ở F2là: 716- Invalid Equation 2264

Trong số các cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là: 2264:716=78,57%

Nội dung 4 đúng. Các cây hoa vàng luôn có kiểu gen đồng hợp tử lặn về gen d là dd nên các cây hoa vàng lai với nhau không bao giờ cho hoa đỏ.

Cả 4 nội dung trên đều đúng.


Câu 29:

Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào này như sau:

Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’ chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân.

Cho một số phát biểu sau đây:

I. Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2.

II. Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ 1/2.

III. Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a

IV. Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen AaBbb và aab.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn C

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) đúng. Tế bào X đang ở kì sau của giảm phân, ctrong đó 2 chiếc của NST số 2 đi về 1 phía, Tế bào Y giảm phân 1 bình thường, giảm phân II ở tế bào phía tên bị rối loạn, 2 chiếc của NST số 1 đi về 1 phía.

(2) đúng. Tế bào Y ở giảm phân I có kg AAaaBBbb phân li thành aabb và AABB

Rối loạn giảm phân II ở tế bào có kg AABB thành 2 loại giao tử OB và AAB 

Tế bào có kiểu gen aabb giảm phân bình thường tạo 1 loại giao tử là ab 

=> Xác xuất giao tử mang đột biến là ½

(3) đúng

(4) Sai. X có giao tử: a, ABb 

Y có giao tử: B, AAB, ab

=> aB, ABBb, AAaB, aab, AAABBb, AaBbb.

Tế bào sinh trứng chỉ cho 1 trứng nên chỉ có một hợp tử từ 2 tế bào trên.


Câu 31:

Cho các hiện tượng sau:

I. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.

II. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.

III. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người.

IV. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng.

Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Xem đáp án

Chọn A

Quan hệ hỗ trợ cùng loài trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.

Xét các hiện tượng của đề bài:

1. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu: Đây là mối quan hệ cộng sinh giữa 2 loài khác nhau chứ không phải quan hệ hỗ trợ cùng loài.

2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau: Đây là quan hệ hỗ trợ cùng loài, nhờ hiện tượng này mà nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác thông qua phần rễ liền nhau. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mứi sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

3. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người: Đây là mối quan hệ cộng sinh giữa 2 loài chứ không phải quan hệ hỗ trợ cùng loài.

4. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng : Đây là mối quan hệ hỗ trợ nhau cùng kiếm mồi của các cá thể sói cùng loài.

Vậy có 2  mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hỗ trợ cùng loài


Câu 33:

Một loài thực vật, cho cây hoa đỏ, quả dài giao phấn với cây hoa trắng, quả tròn (P), thu được F1 có 100% cây hoa hồng, quả bầu dục. Cho cây F1 giao phấn với cây N, thu được F2 có tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 2 cây hoa hồng, quả tròn : 1 cây hoa trắng, quả dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây F1 và cây N có kiểu gen giống nhau.

II. Nếu F1 lai phân tích thì đời con có 50% số cây hoa hồng, quả dài.

III. Nếu tất cả F2 tự thụ phấn thì F3 có 25% số cây hoa đỏ, quả tròn.

IV. Nếu cây F1 giao phấn với cây M dị hợp 2 cặp gen thì có thể thu được đời con có tỉ lệ 1:1:1:1.

Xem đáp án

Chọn C                 

Có 4 phát biểu đúng.

F1 có kiểu hình trung gian  Tính trạng trội không hoàn toàn.

Quy ước: A hoa đỏ; a hoa trắng;                  B quả tròn; b quả dài.

F1 có kiểu gen AaBb. Cây F1 giao phấn với cây N, thu được F2 có tỉ lệ 1:2:1

Có hiện tượng liên kết gen hoàn toán.

Trong đó đỏ: hồng : trắng = 1:2:1  Cây N là Aa;

Trong đó tròn: bầu dục : dài = 1:2:1  Cây N là Bb;

Như vậy, cây N và cây F1 đều dị hợp 2 cặp gen và có kiểu gen giống nhau  I đúng.


Câu 34:

Một loài thú, xét 2 cặp gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, trong đó A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng, B quy định đuôi dài trội hoàn toàn so với b quy định đuôi ngắn. Cho con cái dị hợp 2 cặp gen giao phối với con đực mắt đen, đuôi dài (P), thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới đực là: 42% cá thể đực mắt đen, đuôi ngắn : 42% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài : 8% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn : 8% cá thể đực mắt đen, đuôi dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đời F1 có tối đa 10 loại kiểu gen.

II. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.

III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 42%.

IV. Nếu cho cá thể đực ở P lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn chiếm 21%.

Xem đáp án

Chọn B

Có 1 phát biểu đúng, đó là II.

- Vì F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới đực là 42:42:8:8, trong đó mắt trắng, đuôi ngắn chiếm 42% nên chứng tỏ con cái ở P dị hợp tử đều → Kiểu gen của F1 là XAbXaB × XABY → F2 có 8 loại kiểu gen → I sai.

- Khi tính trạng liên kết giới tính thì tần số hoán vị gen là 

8%42%+8%=16% II đúng.

- Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F1, xác suất thuần chủng là 4%50%=8%

(Giải thích: vì cá thể cái thuần chủng có kiểu gen XABXAB có tỉ lệ luôn bằng tỉ lệ của cá thể đực XABY. Ở bài toán này, đực XABY có tỉ lệ = 8%) → III sai.

- Đực P có kiểu gen XABY lai phân tích thì sẽ thu được cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn (XabY) chiếm tỉ lệ là 01Xab × 0,5Y = 0,5 = 50% → IV sai.


Câu 35:

Một loài thực vật, xét 7 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg, Hh, Kk nằm trên 7 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen lặn là alen đột biến và các alen A, B, D là trội không hoàn toàn so với alen lặn tương ứng; các alen E, G, H, K là trội hoàn toàn. Quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình đột biến.

Xem đáp án

Chọn B

Số loại kiểu gen quy định kiểu hình đột biến = tổng số kiểu gen – số loại kiểu gen quy định kiểu hình không đột biến.

Có 7 cặp gen phân li độc lập thì tổng số kiểu gen = 37 = 2187.

Có 4 cặp gen trội hoàn toàn cho nên kiểu hình không đột biến là AABBDDE-G-H-K-

→ Số kiểu gen quy định hình không đột biến = 24 = 16.

→ Đáp án = 2187 – 16 = 2171.


Câu 37:

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ này?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 10 người.

II. Người số 1, số 3 và số 11 có kiểu gen giống nhau.

III. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 29%.

IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng bị cả hai bệnh là 8,82%.

Xem đáp án

Chọn A

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. Giải thích:

- I sai vì chỉ có 9 người biết được kiểu gen, đó là 8 người nam và người nữ số 5.
• Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b.

Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.
• Người số 7 sinh con bị cả 2 bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB.

- II sai vì 3 người này chưa biết kiểu gen nên không thể khẳng định kiểu gen của họ giống nhau.

- III đúng vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – xác suất sinh con gái không bị bệnh. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ =0,5 × 0,42 = 0,21.

→ Xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – 0,21 = 0,29.

Người số 5 có kiểu gen XABXab, người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,42XABXAB : 0,42XABXab : 0,08XABXAb : 0,08XABXaB.

Cặp vợ chồng số 11, 12 sinh con bị cả hai bệnh nếu người số 11 có kiểu gen XABXab. Khi đó xác suất sinh con bị cả hai bệnh = 0,42 × 0,21 = 0,0882 → IV đúng.


Câu 38:

Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Sử dụng hóa chất cônsixin tác động lên quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái của thế hệ P. Thực hiện phép lai P: ♀Aa × ♂aa, thu được F1. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng chỉ phát sinh đột biến trong quá trình giảm phân I tạo ra giao tử 2n, thể tam bội không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen.                       II. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.

III. F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ.                           IV. F2 có 6 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.

Xem đáp án

Chọn C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.

* Kiểu gen của các cây F1.

Quá trình gây đột biến không thể đạt hiệu suất 100%, cho nên Aa sẽ cho 3 loại giao tử là Aa, A và a; aa sẽ cho 2 loại giao tử là aa và a.

 

Aa

A

a

aa

Aaaa

Aaa

aaa

a

Aaa

Aa

aa

→ Phép lai P: ♀Aa × ♂aa sẽ có 5 loại kiểu gen là Aaaa, Aaa, Aa, aa → I đúng; III sai.

* Số loại kiểu gen của các cây F2.

Vì thể tam bội không có khả năng tạo giao tử, cho nên khi F1giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có 3 loại sơ đồ lai là: tứ bội với tứ bội: Aaaa × Aaaa → Có 3 kiểu gen.

Tứ bội lai với lưỡng bội: Aaaa × Aa; Aaaa × aa → Có 3 kiểu gen.

Lưỡng bội lai với lưỡng bội: Aa × Aa; Aa × aa; aa × aa → Có 3 kiểu gen.

→ các phát biểu II và IV đều đúng.


Câu 39:

Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có 1000 cá thể với tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu có 200 cá thể có kiểu gen aa di cư từ nơi khác đến thì khi quần thể thiết lập lại trạng thái cân bằng sẽ có cấu trúc là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.

II. Nếu sau một thế hệ, quần thể có cấu trúc di truyền F1 là 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa thì rất có thể quần thể đã chịu tác động của nhân tố ngẫu nhiên.

III. Nếu cấu trúc di truyền của F1: 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa; F2: 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa; của F3: 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa thì quần thể đang chịu tác động của nhân tố chọn lọc tự nhiên.

IV. Nếu quần thể chuyển sang tự phối thì cấu trúc di truyền ở các thế hệ tiếp theo sẽ bị thay đổi.

Xem đáp án

Chọn D

Có 4 phát biểu đều đúng.

-I đúng. Sauk hi nhập cư thì tần số a=0,4x1000+2001200=0,5

 Khi quần thể cân bằng thì cấu trúc di truyền là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.

-II đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số kiểu gen của quần thể.

-III đúng vì:

Quần thể có xu hướng tăng dần tần số alen A, chứng tỏ quần thể đang chịu sự chi phối của nhân tố chọn lọc tự nhiên (chọn lọc chồng alen lặn).

-IV đúng vì quá trình tự phối sẽ làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.


Câu 40:

Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đâyđúng?

I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.

II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.

III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.

IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.

Xem đáp án

Chọn D

Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án D.

Theo bài ra, đột biến đã làm làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. → I và II

Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. → Nếu alen A có 150A thì alen a sẽ có

Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp → IV đúng.


Bắt đầu thi ngay