Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 6)
-
6129 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
148 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định thành ngữ trong khổ thơ sau: “Nay con cách trở quan san/ Hướng về quê mẹ đôi hàng lệ rơi/ Con xa mẹ một đời thương nhớ/ Bóng mẹ già, mình hạc xương mai/ Ngày qua tháng rộng, năm dài/ Mong con mẹ những u hoài” (Theo Sương Mai)
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Thành ngữ
Giải chi tiết:
- Thành ngữ: Mình hạc xương mai: ví thân hình mảnh mai, duyên dáng của người phụ nữ.
Chọn C.
Câu 2:
Nơi vắng vẻ trong bài thơ Nhàn được hiểu là một nơi như thế nào?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Nhàn
Giải chi tiết:
Nơi vắng vẻ trong bài thơ Nhàn được hiểu là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.
Chọn C.
Câu 3:
Thể loại của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Giải chi tiết:
- Thể loại: Truyền thuyết
Chọn B.
Câu 4:
“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”. Đoạn văn sử dụng bao nhiêu từ láy?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ láy
Giải chi tiết:
- Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau.
- Từ láy gồm hai loại: láy bộ phận và láy toàn bộ.
- Các từ láy gồm: riêu riêu, lành lạnh, xa xa.
Chọn C.
Câu 5:
Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Em ơi em/ Hãy nhìn rất xa/ Vào ... nghìn năm Đất Nước (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Giải chi tiết:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Chọn B.
Câu 6:
“Khăn thương nhớ ai,/ Khăn rơi xuống đất,/ Khăn thương nhớ ai,/ Khăn vắt lên vai./ Khăn thương nhớ ai,/Khăn chùi nước mắt.”
Đoạn thơ trên thuộc thể loại văn học:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Giải chi tiết:
Đoạn thơ trên thuộc thể loại văn học dân gian.
Chọn A.
Câu 7:
Qua đoạn trích Đất Nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm muốn thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ đoạn trích Đất Nước
Giải chi tiết:
Đoạn trích thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ: Đất nước là hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
Chọn D.
Câu 8:
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài về chính tả, chú ý phân biệt giữa s/x; ch/tr
Giải chi tiết:
Từ viết đúng chính tả là: sở dĩ
Sửa lại một số từ sai chính tả:
vô vàng => vô vàn
xem sét => xem xét
trao chuốt => trau chuốt
Chọn D.
Câu 9:
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Rồi chị tôi cũng làm thế, ……….mẹ cũng gỡ tóc, vo vo………mớ tóc rối lên chỗ ấy” (Theo Băng Sơn).
Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả
Giải chi tiết:
- “Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy”.
Chọn B.
Câu 10:
Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Bởi vì đường sá xa xôi, anh ấy đã nỡ hẹn với chúng tôi.”
Phương pháp giải:
chính tả: n/l
Giải chi tiết:
Từ bị dùng sai chính tả là: nỡ hẹn
Sửa lại: nỡ hẹn -> lỡ hẹn
Chọn C.
Câu 11:
“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”, xác định trạng ngữ trong câu trên:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Thêm trạng ngữ cho câu
Giải chi tiết:
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện diễn ra sự việc nêu lên trong câu.
- Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây => trạng ngữ chỉ phương tiện.
Chọn C.
Câu 12:
“Vừa về đến nhà, con chó đã chạy ra mừng quýnh.” Đây là câu:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Đây là câu sai logic
Sửa lại: “Chị Lành vừa về đến nhà, con chó đã chạy ra mừng quýnh.”
Chọn D.
Câu 13:
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy món lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi”
Phương pháp giải:
Căn cứ các kiểu đoạn văn cơ bản: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, song hành, móc xích.
Giải chi tiết:
Đây là đoạn văn diễn dịch vì câu chủ đề ở đầu đoạn: “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ”, những câu sau triển khai ý của câu chủ đề.
Chọn A.
Câu 14:
“Để cứu mẹ, Thúy Anh quyết định vay nóng tiền. Chỉ cần cứu được mẹ, dẫu phải trả giá bao nhiêu cô ấy cũng sẵn lòng.”
Trong đoạn câu trên, từ “nóng” được dùng với ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ngữ cảnh
Giải chi tiết:
Từ “nóng” trong câu có nghĩa là cần gấp, cần có ngay tiền trong một khoảng thời gian ngắn.
Chọn D.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời Tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn, tất cả đều thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất.
II. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.
III. Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động, thế hệ trẻ nên tiếp cận với khoa học tiên tiến.
IV. Giữa cái ồn ã, xô bồ của thành phố và cái yên tĩnh, hiền hòa của vùng quê Nam Bộ.
Những câu nào mắc lỗi:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:
- Lỗi thiếu thành phần chính của câu.
- Lỗi dùng sai nghĩa của từ
- Lỗi dùng sai quan hệ từ
- Lỗi logic
....
Câu mắc lỗi là câu II và IV
- Câu 2: Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.
=> Câu dùng từ không đúng nghĩa: từ cao cả không đúng nghĩa trong câu này.
Sửa lại: Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ quý báu để chúng ta vận dụng trong thực tế.
- Câu 4: Giữa cái ồn ã, xô bồ của thành phố và cái yên tĩnh, hiền hòa của vùng quê Nam Bộ.
=> Câu thiếu thành phần chính của câu.
Sửa lại: Giữa cái ồn ã, xô bồ của thành phố và cái yên tĩnh, hiền hòa của vùng quê Nam Bộ, tôi vẫn tìm thấy một thế giới thuộc về riêng mình.
Chọn D.
Câu 16:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.
Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.
Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ 6 phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ).
Giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Chọn D.
Câu 17:
Theo tác giả, thành công là gì?
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý
Giải chi tiết:
Thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Chọn B.
Câu 18:
Theo tác giả, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là gì?
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý
Giải chi tiết:
Đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc.
Chọn A.
Câu 19:
Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…”
Phương pháp giải:
Căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Giải chi tiết:
Biện pháp: liệt kê: tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng, gia đình êm ấm
Chọn C.
Câu 20:
Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Bài học: Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự
Chọn D.
Câu 21:
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
It is not always easy to make a good _______ at the last minute.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
Sau tính từ “good” (tốt) cần một danh từ.
decide (v): quyết định
decision (n): sự quyết định
decisive (a): có tính quyết định
decisively (adv): dứt khoát, quả quyết
Tạm dịch: Không phải lúc nào cũng dễ dàng đưa ra quyết định tốt vào phút chót.
Chọn B.
Câu 22:
The more you practise speaking English, ______.
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh kép
Giải chi tiết:
Công thức: The + so sánh hơn của adj/adv + S + V, the + so sánh hơn của adj/adv + S + V: càng .. càng …
fluent (adj): trôi chảy
fluently (adv): một cách trôi chảy
Sau động từ “speak” (nói) cần một trạng từ.
fluently => more fluent
Tạm dịch: Bạn càng nói tiếng Anh nhiều thì bạn càng nói trôi chảy.
Chọn A.
Câu 23:
Why are you always so jealous _______ other people?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
tobe jealous of somebody/something: ghen tị với ai/cái gì
Tạm dịch: Tại sao lúc nào bạn cũng ghen tị với người khác thế?
Chọn B.
Câu 24:
Over the past 30 years, the average robot price ______ by half in real terms, and even further relative to labor costs.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Thì hiện tại hoàn thành
Giải chi tiết:
- Cách dùng: Thì hiện tại hoàn thành diễn tả hành động bắt đầu trong quá khứ và kéo dài đến hiện tại (để lại kết quả ở hiện tại) và có thể tiếp tục ở tương lai.
Công thức: S + have/has + V_ed/PP +…
Chủ ngữ trong câu là danh từ không đếm được “price” (giá) nên ta dùng trợ động từ “has”
Tạm dịch: Trong 30 năm qua, giá robot trung bình đã giảm một nửa theo giá trị thực và thậm chí còn liên quan nhiều hơn đến chi phí lao động.
Chọn B.
Câu 25:
Would you like _______ coffee? – No, thanks. I am allergic to caffeine.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
any + N số nhiều: bất kỳ … => dùng trong câu phủ định & nghi vấn
much + N không đếm được: nhiều
some + N đếm được / không đếm được: vài, chút => dùng trong câu khẳng định, câu mang tính chất mời
little + N không đếm được: chút (rất ít, gần như không có)
Cấu trúc: Would you like … ? (Bạn có muốn … ?) => dùng để mời ai đó
Tạm dịch: Bạn có muốn chút cà phê không?- Không, cảm ơn bạn. Mình bị dị ứng với chất kích thích (caffeine).
Chọn C.
Câu 26:
Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
Most workers seems to be happy with their new working conditions.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ & động từ
Giải chi tiết:
Chủ ngữ “Most workers” (hầu hết các công nhân) là danh từ số nhiều => động từ phải chia theo chủ ngữ số nhiều
Sửa: seems => seem
Tạm dịch: Hầu hết các công nhân thấy hạnh phúc với điều kiện làm việc mới.
Chọn A.
Câu 27:
Many of a streets in Hanoi have been blocked to spray corona virus disinfectants.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mạo từ
Giải chi tiết:
Many of + the + N số nhiều: Nhiều …
Sửa: a => the
Tạm dịch: Nhiều tuyến ở Hà Nội đã được phong tỏa để xịt thuốc sát khuẩn virus corona.
Chọn B.
Câu 28:
Over the past few days, many supermarkets and markets have run out of its stock because people have
flocked to buy stockpiling against the COVID 19.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Tính từ sở hữu
Giải chi tiết:
its (của nó) => chỉ sở hữu cho danh từ số ít
their (của họ/của chúng) => chỉ sở hữu cho danh từ số nhiều
“many supermarkets and markets” (nhiều siêu thị và chợ) là chủ ngữ số nhiều => dùng “their”
Sửa: its => their
Tạm dịch: Trong vài ngày qua, nhiều siêu thị và chợ đã rơi vào tình trạng cháy hàng vì mọi người đổ xô đi mua hàng tích trữ chống lại dịch COVID 19.
Chọn C.
Câu 29:
On hearing the news of being allowed to go back to school on March 9th, all of we were all excited.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ
Giải chi tiết:
Dùng đại từ chỉ ngôi “we” khi nó đóng vai trò là chủ ngữ.
Dùng đại từ tân ngữ “us” khi nó đóng vai trò là tân ngữ trong câu.
all of + tân ngữ : tất cả …
Sửa: we => us
Tạm dịch: Khi nghe tin được đi học trở lại vào ngày 9 tháng 3, tất cả chúng tôi đều thấy phấn khích.
Chọn D.
Câu 30:
What was the name of the person that car had broken down?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ quan hệ
Giải chi tiết:
Trong mệnh đề quan hệ:
whose + N + V … : cái gì của ai đó … => dùng để chỉ sở hữu
“car” (ô tô) là danh từ => cần dùng “whose”’ trước nó
whose car = the person’s car
Sửa: that => whose
Tạm dịch: Tên của người mà ô tô của anh ta/cô ta bị hỏng là gì?
Chọn C.
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
What a silly thing to say!”, Martha said.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật
Giải chi tiết:
threaten (v): đe dọa
exclaim (v): thốt lên
suggest (v): gợi ý
offer (v): đề nghị
Tạm dịch: “Điều cậu nói thật là ngớ ngẩn!”, Martha nói.
A. Martha đe dọa rằng đó là một điều ngớ ngẩn để nói. => sai về nghĩa
B. Martha đã thốt lên rằng đó là một điều thật ngớ ngẩn để nói.
C. Martha gợi ý rằng đó là một điều ngớ ngẩn để nói. => sai về nghĩa
D. Martha đề nghị rằng đó là một điều ngớ ngẩn để nói. => sai về nghĩa
Chọn B.
Câu 32:
It was overeating that caused his heart attack.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện loại 3
Giải chi tiết:
- Dấu hiệu: câu gốc chia thì quá khứ đơn (was) => cần dùng câu điều kiện đưa ra giả định trái với quá khứ
=> câu ĐK loại 3.
- Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 diễn tả một giả định trái với quá khứ.
- Công thức: If + S + had (not) + Ved/P2, S + would (not) + have + Ved/P2.
Tạm dịch: Chính việc ăn quá nhiều đã gây ra cơn đau tim của anh ấy.
A. Nếu anh ấy ăn quá nhiều, anh ấy đã bị đau tim. => sai về nghĩa
B. Sai ngữ pháp: didn’t overeat => hadn’t overeaten, wouldn’t have => wouldn’t have had
C. Nếu anh ấy đã không ăn quá nhiều, anh ấy đã không bị đau tim.
D. Nếu anh ấy ăn quá nhiều, anh ấy sẽ bị đau tim. => sai về nghĩa
Chọn C.
Câu 33:
His parents made him study for his exam.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động với “make”
Giải chi tiết:
Cấu trúc với động từ “make”:
+ Câu chủ động: S + made + O + V.: Ai đó bắt ai làm gì
+ Câu bị động: S + was/ were made + to V + (by O).: Ai đó bị bắt làm gì (bởi ai).
oblige sb to V_nguyên thể: bắt buộc (mang nghĩa bắt buộc về pháp luật)
Tạm dịch: Bố mẹ anh ấy bắt anh học cho kì kiểm tra.
A. Sai từ vựng: obliged => made
B. Sai ngữ pháp và từ vựng: is obliged => was made
C. Sai ngữ pháp: is => was
D. Anh ấy bị bắt học cho kỳ thi bởi bố mẹ.
Chọn D.
Câu 34:
Children tend to learn English better than adults.
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh hơn
Giải chi tiết:
Công thức so sánh hơn:
- Với tính từ: S1 + be + adj-er/ more adj + than + S2.
- Với trạng từ: S1 + V + adv-er/ more adv + than + S2.
bad (adj: kém) / badly (adv: kém) => worse (kém hơn)
good (adj: tốt) / well (adv: tốt) => better (tốt hơn)
Tạm dịch: Trẻ có xu hướng học tiếng Anh tốt hơn người lớn.
A. Người lớn có xu hướng là người giỏi nhất về việc học tiếng Anh. => sai về nghĩa
B. Trẻ em không học tiếng Anh tốt bằng người lớn. => sai về nghĩa
C. Người lớn có xu hướng học tiếng Anh kém hơn trẻ em.
D. Trẻ em có xu hướng học tiếng Anh nhiều hơn người lớn. => sai về nghĩa
Chọn C.
Câu 35:
Travelers from South Korea's Daegu province behaved badly when they came to Vietnam. They did not coordinate with Vietnam's medical team to enter the quarantine area.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu / câu phỏng đoán
Giải chi tiết:
should have + V_ed/P2: đáng lẽ nên làm gì trong quá khứ (nhưng thực tế đã không làm như vậy)
couldn’t have + V_ed/P2: không thể nào đã làm gì ở quá khứ
must have + V_ed/P2: hẳn là đã làm gì trong quá khứ
should + V_nguyên thể: nên làm gì (khuyên ai đó ở hiện tại)
Tạm dịch: Những người du lịch đến từ tỉnh Daegu của Hàn Quốc đã cư xử thật tệ khi đến Việt Nam. Họ đã không phối hợp với đội ngũ y tế của Việt Nam để vào khu vực cách ly.
A. Những người du lịch đến từ tỉnh Daegu của Hàn Quốc đáng lẽ nên cư xử tốt hơn khi được yêu cầu cách ly bởi đội ngũ y tế của Việt Nam.
B. Những người du lịch đến từ tỉnh Daegu của Hàn Quốc không thể nào đã cư xử tệ khi được yêu cầu cách ly bởi đội ngũ y tế của Việt Nam. => sai nghĩa
C. Những người du lịch đến từ tỉnh Daegu của Hàn Quốc hẳn là đã cư xử tốt hơn khi họ được yêu cầu cách ly bởi đội ngũ y tế của Việt Nam. => sai nghĩa
D. Những người du lịch đến từ tỉnh Daegu của Hàn Quốc nên cư xử tốt hơn khi họ được yêu cầu cách ly bởi đội ngũ y tế của Việt Nam. => sai thì (should behave => should have behaved)
Chọn A.
Câu 36:
Read the passage carefully.
CAN ANIMALS TALK?
1. In 1977, a young Harvard graduate named Irene Pepperberg brought a one-year-old African gray parrot into her lab, and attempted something very unusual. At a time when her fellow scientists thought that animals could only communicate on a very basic level, Irene set out to discover what was on a creature's mind by talking to it. The bird, named Alex, proved to be a very good pupil.
2. Scientists at the time believed that animals were incapable of any thought. They believed that animals only reacted to things because they were programmed by nature to react that way, not because they had the ability to think or feel. Any pet owner would probably disagree. Pepperberg disagreed, too, and started her work with Alex to prove them wrong.
3. Pepperberg bought Alex in a pet store. She let the store's assistant pick him out because she didn't want other scientists saying later that she'd deliberately chosen an especially smart bird for her work. Most researchers thought that Pepperberg's attempt to communicate with Alex would end in failure.
4. However, Pepperberg's experiment did not fail. In fact, over the next few years, Alex learned to imitate almost one hundred and fifty English words, and was even able to reason and use those words on a basic level to communicate. For example, when Alex was shown an object and was asked about its shape, color, or material, he could label it correctly. He could understand that a key was a key no matter what its size or color, and could figure out how the key was different from others.
5. Pepperberg was careful not to exaggerate Alex's success and abilities. She did not claim that Alex could actually “use” language. Instead, she said that Alex had learned to use a two-way communication code. Alex seemed to understand the turn-taking pattern of communication.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
The reading passage is mainly about __________.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm ý chính
Giải chi tiết:
Bài đọc chủ yếu nói về __________.
A. cách động vật giao tiếp với con người
B. thí nghiệm thành công của một người phụ nữ trong việc giao tiếp với một con chim
C. vẹt thông minh hơn động vật khác như thế nào
D. làm thế nào Irene Pepperberg chứng minh các nhà khoa học rằng đồng nghiệp của mình sai
Thông tin: At a time when her fellow scientists thought that animals could only communicate on a very basic level, Irene set out to discover what was on a creature's mind by talking to it… However, Pepperberg's experiment did not fail. In fact, over the next few years, Alex learned to imitate almost one hundred and fifty English words, and was even able to reason and use those words on a basic level to communicate.
Tạm dịch: Vào thời điểm các nhà khoa học đồng nghiệp của bà nghĩ rằng động vật chỉ có thể giao tiếp ở mức độ rất cơ bản, Irene đã bắt đầu khám phá những thứ trên trí não của một sinh vật bằng cách nói chuyện với nó… Tuy nhiên, thí nghiệm của Pepperberg đã không thất bại. Thực tế, sau vài năm, Alex đã học cách bắt chước gần một trăm năm mươi từ tiếng Anh, và thậm chí có thể suy luận và sử dụng những từ đó ở cấp độ cơ bản để giao tiếp.
Chọn B.
Câu 37:
According to the reading, other scientists believed that animals ________.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm chi tiết
Giải chi tiết:
Theo bài đọc, các nhà khoa học khác tin rằng động vật ________.
A. chỉ có thể giao tiếp trong tự nhiên
B. có khả năng giao tiếp với chủ vật nuôi
C. có thể giao tiếp nếu chúng được lập trình để làm như vậy
D. không có khả năng suy nghĩ
Thông tin: Scientists at the time believed that animals were incapable of any thought.
Tạm dịch: Các nhà khoa học lúc đó tin rằng động vật không có khả năng suy nghĩ.
Chọn D.
Câu 38:
In paragraph 3, "deliberately" is closest in meaning to _______.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ vựng
Giải chi tiết:
Trong đoạn 3, "deliberately" có nghĩa gần nhất với _______.
deliberately (adv): cố ý
A. naturally (adv): tự nhiên
B. intentionally (adv): cố ý
C. cleverly (adv): khéo léo, tài giỏi
D. honestly (adv): trung thực, thành thật
Thông tin: She let the store's assistant pick him out because she didn't want other scientists saying later that she'd deliberately chosen an especially smart bird for her work.
Tạm dịch: Bà đã để trợ lý của cửa hàng chọn chú vẹt vì bà không muốn các nhà khoa học khác nói rằng sau đó bà đã cố tình chọn một con chim đặc biệt thông minh cho nghiên cứu của mình.
Chọn B.
Câu 39:
The word "them" in paragraph 2 refers to ________.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ thay thế
Giải chi tiết:
Từ “them” trong đoạn 2 ám chỉ ________.
A. animals (n): động vật
B. scientists (n): nhà khoa học
C. pet owners (n): chủ vật nuôi
D. things (n): vật
Thông tin: Scientists at the time believed that animals were incapable of any thought. They believed that animals only reacted to things because they were programmed by nature to react that way, not because they had the ability to think or feel. Any pet owner would probably disagree. Pepperberg disagreed, too, and started her work with Alex to prove them wrong.
Tạm dịch: Các nhà khoa học lúc đó tin rằng động vật không có khả năng suy nghĩ. Họ tin rằng động vật chỉ phản ứng với mọi thứ vì chúng được lập trình bởi tự nhiên để phản ứng theo cách đó chứ không phải vì chúng có khả năng suy nghĩ hoặc cảm nhận. Bất kỳ người chủ sở hữu vật nuôi có thể sẽ không đồng ý. Pepperberg cũng không đồng ý và bắt đầu công việc của mình với Alex để chứng minh các nhà khoa học sai.
Chọn B.
Câu 40:
Which of the following is NOT true about Irene's parrot Alex?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu hỏi có từ “not”
Giải chi tiết:
Điều nào sau đây không đúng về vẹt Alex của Irene?
A. Chú vẹt đã học cách sử dụng gần 150 từ tiếng Anh.
B. Chú vẹt có thể dán nhãn một số đối tượng.
C. Chú vẹt đã có thể có những cuộc trò chuyện phức tạp.
D. Chú vẹt có thể hiểu làm thế nào một đối tượng khác với những thứ khác.
Thông tin: In fact, over the next few years, Alex learned to imitate almost one hundred and fifty English words, and was even able to reason and use those words on a basic level to communicate.
Tạm dịch: Thực tế, sau vài năm, Alex đã học cách bắt chước gần một trăm năm mươi từ tiếng Anh, và thậm chí có thể suy luận và sử dụng những từ đó ở cấp độ cơ bản để giao tiếp.
Chọn C.
Chú ý khi giải:
Dịch bài đọc:
ĐỘNG VẬT CÓ THỂ NÓI KHÔNG?
Vào năm 1977, một sinh viên trẻ tốt nghiệp Harvard tên là Irene Pepperberg đã mang một con vẹt xám châu Phi một tuổi vào phòng thí nghiệm của mình và thử một thứ gì đó rất bất thường. Vào thời điểm các nhà khoa học đồng nghiệp của bà nghĩ rằng động vật chỉ có thể giao tiếp ở mức độ rất cơ bản, Irene đã bắt đầu khám phá những thứ trên trí não của một sinh vật bằng cách nói chuyện với nó. Con chim có tên Alex, tỏ ra là một ‘học sinh’ rất giỏi.
Các nhà khoa học lúc đó tin rằng động vật không có khả năng suy nghĩ. Họ tin rằng động vật chỉ phản ứng với mọi thứ vì chúng được lập trình bởi tự nhiên để phản ứng theo cách đó chứ không phải vì chúng có khả năng suy nghĩ hoặc cảm nhận. Bất kỳ người chủ sở hữu vật nuôi có thể sẽ không đồng ý. Pepperberg cũng không đồng ý và bắt đầu công việc của mình với Alex để chứng minh họ sai.
Pepperberg đã mua Alex trong một cửa hàng thú cưng. Bà để trợ lý của cửa hàng chọn chú vẹt vì bà không muốn các nhà khoa học khác nói rằng sau đó bà đã cố tình chọn một con chim đặc biệt thông minh cho công việc của mình. Hầu hết các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nỗ lực giao tiếp với Alex của Pepperberg sẽ kết thúc trong thất bại.
Tuy nhiên, thí nghiệm của Pepperberg đã không thất bại. Thực tế, sau vài năm, Alex đã học cách bắt chước gần một trăm năm mươi từ tiếng Anh, và thậm chí có thể suy luận và sử dụng những từ đó ở cấp độ cơ bản để giao tiếp. Ví dụ, khi Alex được cho xem một vật thể và được hỏi về hình dạng, màu sắc hoặc vật liệu của nó, chú vẹt có thể gắn nhãn chính xác cho nó. Chú vẹt có thể hiểu rằng một chiếc chìa khóa là một chiếc chìa khóa bất kể kích thước hay màu sắc của nó là gì, và có thể tìm ra chiếc chìa khóa này khác với những chiếc khác như thế nào.
Pepperberg đã cẩn trọng khi không phóng đại thành công và khả năng của Alex. Bà ấy đã không tuyên bố rằng Alex thực sự có thể sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh. Thay vào đó, bà nói rằng Alex đã học cách sử dụng mã liên lạc hai chiều. Alex dường như hiểu mô hình giao tiếp theo lượt.
Câu 41:
Phương trình có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi m thuộc khoảng:
Phương pháp giải:
Tách m về 1 vế đưa phương trình về dạng
Phương trình trên có 3 nghiệm phân biệt khi đường thẳng y=m cắt đồ thị hàm số y=f(x) tại ba điểm phân biệt.
Giải chi tiết:
Ta có:
Đặt , ta có:
BBT của hàm số
Đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại ba điểm phân biệt khi −4<−m<0
⇔0<m<4
Chọn B.
Câu 42:
Trong mặt phẳng phức, tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn là:
Phương pháp giải:
Gọi khi đó
Từ đó nhân hai số phức để tìm tập hợp điểm
Giải chi tiết:
Gọi khi đó
Ta có:
Vậy tập hợp điểm biểu diễn số phức z là một đường tròn.
Chọn B.
Câu 43:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi K là trung điểm của SC. Mặt phẳng qua AK cắt các cạnh SB SD, lần lượt tại M ,N. Gọi V1,V thứ tự là thể tích của khối chóp S.AMKN và khối chóp S.ABCD. Giá trị nhỏ nhất của tỷ số bằng
Chọn D
Câu 44:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, gọi d' là hình chiếu vuông góc của đường thẳng trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của d.
Phương pháp giải:
+) Tìm tọa độ điểm .
+) Lấy điểm B bất kì thuộc d. Xác định tọa độ B′ là hình chiếu của B trên (Oxy).
+) Vì d′ là hình chiếu vuông góc của đường thẳng d trên mặt phẳng tọa độ đi qua A và B’⇒d′ nhận là 1 VTCP.
Giải chi tiết:
Phương trình tham số của đường thẳng
Cho .
Lấy . Gọi B' là hình chiếu của trên .
Vì d' là hình chiếu vuông góc của đường thẳng d trên mặt phẳng tọa độ Oxy
đi qua A và B'.
Ta có: là 1VTPT của đường thẳng d'.
cũng là 1 VTCP của đường thẳng d'.
Chọn A.
Câu 45:
Cho . Tính bằng :
Chọn A
Phương pháp giải:
Tính tích phân bằng phương pháp đổi biến, đặt .
Giải chi tiết:
Đặt
Đổi cận:
Câu 46:
Cho hai đường thẳng d1 và d2 song song với nhau. Trên d1 có 10 điểm phân biệt, trên d2 có n điểm phân biệt ( n ³ 2). Biết rằng có 5700 tam giác có đỉnh là các điểm nói trên. Tìm giá trị của n.
Phương pháp giải:
Tổng quát: Cho hai đường thẳng d1 và d2 song song với nhau. Trên d1 có m điểm phân biệt, trên d2 có n điểm phân biệt . Số tam giác lập thành từ điểm đó là: . (Trường hợp : Số tam giác ).
Giải chi tiết:
Số tam giác lập thành từ các điểm đó là:
Chọn B.
Câu 47:
Xác suất sút bóng thành công tại chấm 11 mét của hai cầu thủ Quang Hải và Văn Đức lần lượt là 0,8 và 0,7. Biết mỗi cầu thủ sút một quả tại chấm 11 mét và hai người sút độc lập. Tính xác suất để ít nhất một người sút bóng thành công.
Phương pháp giải:
Tính xác suất theo phương pháp biến cố đối: "Không có cầu thủ nào sút vào".
Giải chi tiết:
Gọi A là biến cố: "Ít nhất một cầu thủ sút vào".
Khi đó là biến cố: "Không có cầu thủ nào sút vào".
Xác suất xảy ra biến cố này là .
Vậy .
Chọn B.
Câu 48:
Cho p, q là các số thực dương thỏa mãn . Tính giá trị của biểu thức ?
Phương pháp giải:
Đặt .
Giải chi tiết:
Đặt .
Ta có: (1).
Chia cả 2 về của (1) cho ta được :
Do .
Vậy .
Chọn D.
Câu 49:
● Để pha chế 1 lít nước cam cần 30 g đường, 1 lít nước và 1 g hương liệu;
● Để pha chế 1 lít nước táo cần 10 g đường, 1 lít nước và 4 g hương liệu.
Mỗi lít nước cam nhận được 60 điểm thưởng, mỗi lít nước táo nhận được 80 điểm thưởng. Hỏi cần pha chế bao nhiêu lít nước trái cây mỗi loại để đạt được số điểm thưởng cao nhất?
Phương pháp giải:
Phương pháp giải:
- Gọi x,y lần lượt là số lít nước cam và số lít nước táo mà mỗi đội cần pha chế.
- Biểu diễn số gam đường, số lít ngước, số gam hương liệu cần dùng theo x,y.
- Sử dụng dữ kiện bài cho để lập hệ bất phương trình ẩn x,y.
- Xác định miền nghiệm của bất phương trình trên mặt phẳng tọa độ.
- Xác định hàm số điểm thưởng nhận được F(x;y)và tìm maxF(x;y).
Giải chi tiết:
Giả sử x, y lần lượt là số lít nước cam và số lít nước táo mà mỗi đội cần pha chế.
Suy ra là số gam đường cần dùng;
là số lít nước cần dùng;
là số gam hương liệu cần dùng.
Theo giả thiết ta có
Số điểm thưởng nhận được sẽ là .
Ta đi tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P với x, y thỏa mãn (*).
Miền nghiệm là phần hình vẽ không tô màu ở hình trên, hay là ngũ giác OBCDE với , .
Biểu thức đạt GTLN tại là tọa độ một trong các đỉnh của ngũ giác.
Thay lần lượt tọa độ các điểm O, B, C, D, E vào biểu thức ta được:
P(0;0)=0
P(0;6)=480
P(4;5)=640
P(6;3)=600
P(7;0)=420
Chọn C.
Câu 50:
Bạn A mua 2 quyển tập, 2 bút bi và 3 bút chì với giá 68.000đ; bạn B mua 3 quyển tập, 2 bút bi và 4 bút chì cùng loại với giá 74.000đ; bạn C mua 3 quyển tập, 4 bút bi và 5 bút chì cùng loại. Số tiền bạn C phải trả là:
Phương pháp giải:
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Giải chi tiết:
Gọi số tiền mua 1 quyển tập, 1 bút bi, 1 bút chì lần lượt là: (nghìn đồng)
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Số tiền bạn C phải trả là:
Chọn D.
Câu 51:
Cho các mệnh đề :
A : “Nếu tam giác ABC đều có cạnh bằng a, đường cao là h thì ” ;
B : “Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình vuông” ;
C : “15 là số nguyên tố” ;
D : “ là một số nguyên”.
Hãy cho biết trong các mệnh đề trên, mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai :
Phương pháp giải:
Xét tính đúng sai của từng mệnh đề rồi chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Ta có: là tam giác đều cạnh có chiều cao là .
Mệnh đề A đúng.
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi Mệnh đề sai.
ngoài ước là 1 và 15 còn có các ước là hợp số.
Mệnh đề C sai.
là số vô tỉ Mệnh đề D sai.
Chọn C.
Câu 52:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 52 đến 55
Năm người bạn là Đa, Thiện, Liên, Khương, Đức có nghề nghiệp là họa sỹ, thợ may, thợ mộc, người đưa thư và thợ cắt tóc. Họ sống trong cùng một thành phố nên có điều kiện gặp gỡ nhau thường xuyên.
Đa và Khương hay cùng nhau đến hiệu may nơi người thợ may làm việc.
Thiện và Đức sống cùng khu tập thể với người đưa thư.
Liên vừa đóng vai chủ hôn cho đám cưới của Thiện lấy con gái người thợ cắt tóc.
Đa và Thiện chủ nhật thường chơi cờ với họa sỹ và người thợ mộc.
Khương và Đức tối thứ bảy hay đến chơi nhà người thợ cắt tóc.
Người đưa thư thích nhất tự cắt tóc cho mình.
Đức và Khương chưa bao giờ cầm bút vẽ.
Thiện làm nghề gì?
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Thiện và Đức sống cùng khu tập thể với người đưa thư. Liên vừa đóng vai chủ hôn cho đám cưới của Thiện lấy con gái người thợ cắt tóc => Thiện không phải là người đưa thư.
Liên vừa đóng vai chủ hôn cho đám cưới của Thiện lấy con gái người thợ cắt tóc => Thiện không phải thợ cắt tóc.
Đa và Thiện chủ nhật thường chơi cờ với họa sỹ và người thợ mộc => Thiện không phải là họa sỹ, cũng không phải thợ mộc.
Như vậy Thiện là thợ may.
Chọn A.
Câu 53:
Đức làm nghề gì?
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Thiện và Đức sống cùng khu tập thể với người đưa thư => Đức không phải người đưa thư.
Khương và Đức tối thứ bảy hay đến chơi nhà người thợ cắt tóc => Đức không phải thợ cắt tóc.
Đức và Khương chưa bao giờ cầm bút vẽ => Đức không phải họa sỹ.
=> Đức chỉ có thể là thợ may hoặc thợ mộc.
Mà theo câu 52 ta đã chỉ ra được Thiện là thợ may.
Vậy Đức là thợ mộc.
Chọn B.
Câu 54:
Khương làm nghề gì?
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Đa và Khương hay cùng nhau đến hiệu may nơi người thợ may làm việc => Khương không phải là thợ may.
Khương và Đức tối thứ bảy hay đến chơi nhà người thợ cắt tóc => Khương không phải thợ cắt tóc.
Đức và Khương chưa bao giờ cầm bút vẽ => Khương không phải là họa sỹ.
=> Khương chỉ có thể là thợ mộc hoặc người đưa thư.
Mà theo câu 53 ta đã chỉ ra được Đức là thợ mộc.
Vậy Khương là người đưa thư.
Chọn C.
Câu 55:
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Đa và Khương hay cùng nhau đến hiệu may nơi người thợ may làm việc => Đa không phải thợ may.
Đa và Thiện chủ nhật thường chơi cờ với họa sỹ và người thợ mộc => Đa không phải là họa sỹ và thợ mộc.
=> Đa là người đưa thư hoặc thợ cắt tóc.
Mà theo câu 54 ta có Khương là người đưa thư => Đa là thợ cắt tóc.
Theo câu 52, 53 ta lại có Thiện là thợ may, Đức là thợ mộc. Vậy Liên phải là họa sỹ.
Chọn A.
Câu 56:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 56 đến 60
Có 3 loại trái cây: táo, cam và mận được đóng gói trong 4 thùng đóng kín. Với mỗi trái cây, có đúng 3 thùng chứa loại trái cây này. Mỗi thùng đều được dán nhãn ghi các loại trái cây bên trong thùng đó. Tuy nhiên, do nhầm lẫn của người dán nhãn, có 2 nhãn đã bị đổi chỗ cho nhau, kết quả là chỉ có 2 nhãn được dán đúng, hai nhãn còn lại bị dán sai. Và kết quả là các thùng được dán nhãn như sau:
Thùng 1: Táo và cam
Thùng 2: Táo và mận
Thùng 3: Cam và mận
Thùng 4: Táo, cam và mận
Nếu thùng 1 và thùng 4 là các thùng bị dán nhãn sai, điều nào sau đây buộc phải đúng?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Vì thùng 1 và thùng 4 là các thùng bị dán nhãn sai => 2 thùng này bị đổi nhãn cho nhau => Thùng 1: táo, cam, mận. Vậy thùng 1 chứa tất cả các loại trái cây.
Chọn C.
Câu 57:
Nếu thùng 1 và thùng 4 được dán nhãn đúng thì điều nào sau đây buộc phảiđúng?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Vì thùng 1 và thùng 4 được dán nhãn đúng nên thùng 2 và thùng 3 phải dán nhãn sai, khi đó nhãn đúng phải là:
Thùng 1: Táo và cam
Thùng 2: Cam và mận
Thùng 3: Táo và mận
Thùng 4: Táo, cam và mận
Dựa vào các đáp án ta thấy chỉ có đáp án B: Cả hai thùng 1 và 2 đều chứa cam là đúng.
Chọn B.
Câu 58:
Nếu thực sự thùng 3 không chứa táo thì điều nào sau đây buộc phải đúng?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Nếu thực sự thùng 3 không chứa táo => Thùng 3 được dán nhãn đúng => Thùng 3: Cam và mận.
Chọn C.
Câu 59:
Nếu thùng 4 thực sự không chứa táo thì điều nào sau đây buộc phải đúng
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Nếu thực sự thùng 4 không có táo => Thùng 4: Cam và mận.
=> Thùng 4 và thùng 3 có nhãn bị đổi chỗ cho nhau => Thùng 3 và thùng 4 bị dán nhãn sai, thùng 1 và thùng 2 được dán nhãn đúng.
Dựa vào các đáp án ta thấy chỉ có đáp án B đúng.
Chọn B.
Câu 60:
Nếu ta biết rằng chắc chắn thùng 4 có chứa ít nhất là táo và cam thì điều nàosau đây buộc phải đúng?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Vì chắc chắn thùng 4 có chứa ít nhất là táo và cam, nên có 2 trường hợp như sau:
TH1: Thùng 4 chỉ chứ táo và cam
=> Thùng 1 và thùng 4 bị đổi nhãn cho nhau => Thùng 2 và thùng 3 dán nhãn đúng.
=> Thùng 2 chứa mận => Đáp án A đúng.
TH2: Thùng 4 chứa táo, cam, mận => Nhãn của thùng 4 đúng.
Xét đáp án A: Thùng 1 chứa ít nhất là táo và cam. Mà thùng 4 chứa táo, cam, mận => Thùng 1: Táo, cam.
=> Nhãn của thùng 1 đúng.
=> Nhãn thùng 2 và 3 bị đổi cho nhau.
=> Nhãn đúng phải là: Thùng 2: Cam và mận, thùng 3: Táo mận.
=> Thùng 2 vẫn chứa mận.
=> Đáp án A đúng.
Vậy trong cả 2 trường hợp đáp án A đều đúng.
Chọn A.
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63
Biểu đồ sau cho biết việc chi tiêu hàng tháng của một gia đình, quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi sau:
Số tiền dành cho việc học hành chiếm bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ để tìm phân số chỉ số tiền dành cho việc học hành, sau đó đổi sang tỉ số phần trăm.
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy số tiền dành cho việc học hành chiếm tổng thu nhập của gia đình.
Ta có :
Vậy số tiền dành cho việc học hành chiếm 25%.
Chọn C.
Câu 62:
Số tiền dành cho việc mua sắm và ăn uống nhiều hơn số tiền dành cho việc học hành và tiết kiệm bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ tìm phần trăm số tiền dành cho việc ăn uống và mua sắm.
- Tìm phần trăm số tiền dành cho việc tiết kiệm.
- Tìm phần trăm số tiền dành cho việc mua sắm và ăn uống nhiều hơn số tiền dành cho việc học hành và tiết kiệm = (phần trăm số tiền dành cho việc mua sắm + phần trăm số tiền dành cho việc ăn uống) – (phần trăm số tiền dành cho việc học hành + phần trăm số tiền dành cho việc tiết kiệm).
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy số tiền dành cho việc ăn uống chiếm 35%, số tiền dành cho việc mua sắm chiếm 15%, số tiền dành cho việc đi lại chiếm 10%.
Số tiền dành cho việc tiết kiệm chiếm số phần trăm là:
100%−25%−35%−15%−10%=15%.
Số tiền dành cho việc mua sắm và ăn uống nhiều hơn số tiền dành cho việc học hành và tiết kiệm số phần trăm là:
(35%+15%)−(25%+15%)=10%.
Chọn A.
Câu 63:
Nếu tổng thu nhập hàng tháng của gia đình đó là 15 triệu đồng thì mỗi tháng gia đình đó tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
Theo câu 2 ta có số tiền dành cho việc tiết kiệm chiếm 15%.
Để tính số tiền tiết kiệm được ta lấy tổng thu nhập nhân với 15%.
Giải chi tiết:
Nếu tổng thu nhập hàng tháng của gia đình đó là 15 triệu đồng thì mỗi tháng gia đình đó tiết kiệm được số tiền là:
15.15:100=2,25 (triệu đồng).
Chọn B.
Câu 64:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi 64 và 65:
Trị giá kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi tháng (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) của năm 2018 là:
Phương pháp giải:
- Quan sát và đọc số liệu trên biểu đồ tương ứng.
- Tính tổng trị giá năm 2018 (tổng trị giá 12 tháng)
Giải chi tiết:
Tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc trong năm 2018 là:
(2,491 + 1,630 + 2,319 + 2,116 + 2,354 + 2,745 + 2,871 + 3,162 + 2,700 + 2,732 + 2,539 + 2,768) : 12
= 2,54 (triệu USD).
Chọn C.
Câu 65:
Tỉ lệ phần trăm trị giá xuất khẩu tháng 8 năm 2018 so với năm 2017 là bao nhiêu phần trăm? (Làm tròn đến số thập phân thứ nhất).
Phương pháp giải:
- Quan sát, đọc số liệu biểu đồ. Sau đó tính tỉ lệ phần trăm.
- Muốn tính tỉ lệ phần trăm của hai số A và B ta làm như sau:
Giải chi tiết:
Trị giá tháng 8 năm 2017 là: 2,675 triệu USD.
Trị giá tháng 8 năm 2018 là: 3,162 triệu USD.
Tỉ lệ phần trăm trị giá xuất khẩu tháng 8 năm 2018 so với năm 2017 là:
Chọn B.
Câu 66:
Cho bảng số liệu sau:
Theo ước tính năm 2018 số giày, dép có đế hoặc mũ bằng da là bao nhiêu đôi?
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu biểu đồ sao cho phù hợp với câu hỏi.
Giải chi tiết:
Theo ước tính năm 2018 số giày, dép có đế hoặc mũ bằng da là: 283.298 nghìn đôi.
Chọn B.
Câu 67:
Cho bảng số liệu sau:
Số liệu thống kê tình hình làm việc của sinh viên ngành Toán sau tốt nghiệp của các khóa học tốt nghiệp 2005 và 2016 được trình bày trong bảng sau:
STT |
Lĩnh vực việc làm |
Khóa học tốt nghiệp 2015 |
Khóa học tốt nghiệp 2016 |
||
Nữ |
Nam |
Nữ |
Nam |
||
1 |
Giảng dạy |
25 |
45 |
25 |
65 |
2 |
Ngân hàng |
23 |
186 |
20 |
32 |
3 |
Lập trình |
25 |
120 |
12 |
58 |
4 |
Bảo hiểm |
12 |
100 |
3 |
5 |
Trong số nữ sinh có việc làm ở Khóa tốt nghiệp 2016, tỷ lệ phần trăm của nữ làm trong lĩnh vực Lập trình là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ để tìm số sinh viên nữ làm trong lĩnh vực lập trình và tổng số nữ sinh có việc làm ở Khóa tốt nghiệp 2016.
- Áp dụng công thức tìm tỉ lệ phần trăm của hai số A và B là:
Giải chi tiết:
Tổng số nữ sinh có việc làm ở Khóa tốt nghiệp 2016 là: 25+20+12+3=60(nữ sinh)
Trong số nữ sinh có việc làm ở Khóa tốt nghiệp 2016, tỷ lệ phần trăm của nữ làm trong lĩnh vực lập trình là: .
Chọn C.
Câu 68:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70
(Nguồn: gms.2019seagames.com)
Seagames 30 diễn ra tại Philippines, đoàn thể thao Việt Nam đạt tổng số bao nhiêu huy chương?
Phương pháp giải:
Quan sát đọc số liệu trên hình ảnh đã cho.
Giải chi tiết:
Theo thông tin cấp trong hình ảnh đã cho ta thấy:
Đoàn thể thao Việt Nam dành tất cả 288 huy chương.
Chọn D.
Câu 69:
Tỉ số phần trăm số huy chương vàng trên tổng số huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam trong Sea Games 30 diễn ra năm 2019 tại Phillipines là:
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc số liệu các huy chương Việt Nam dành được trong kì Sea Games.
Giải chi tiết:
Đoàn thể thao Việt Nam đạt 98 huy chương vàng trên tổng số 288 huy chương.
Huy chương vàng chiếm số phần trăm trên tổng số huy chương là: 98:288×100≈34%
Chọn B.
Câu 70:
Tổng số huy chương bạc tại Sea Games 30 là:
Phương pháp giải:
Quan sát số lượng huy chương bạc của các quốc gia, rồi tính tổng.
Giải chi tiết:
Tổng số huy chương bạc tại Segames 30 là:
117+85+103+84+58+46+18+6+5+5+1=528 (huy chương)
Chọn A.
Câu 71:
Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Kết luận nào sau đây đúng?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu hình electron của nhôm. Từ cấu hình kết luận các nhận xét đúng hay sai.
Giải chi tiết:
Cấu hình electron của nhôm: 1s22s22p63s23p1
A đúng, lớp ngoài cùng là 3s23p1 → có 3 electron lớp ngoài cùng.
B sai, vì lớp ngoài cùng có 3 electron.
C sai, vì lớp thứ 2 là 2s22p6 có 8 electron.
D sai, vì lớp thứ 2 là 2s22p6 có 8 electron.
Chọn A.
Câu 72:
Cho phản ứng: Fe2O3(r) + 3CO(k) ⇄ 2Fe(r) + 3CO2(k). Khi tăng áp suất của phản ứng này thì
Phương pháp giải:
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."
Giải chi tiết:
Cân bằng có tổng số mol khí hai bên bằng nhau nên sự thay đổi của áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.
Chọn B.
Chú ý khi giải:
Nếu cân bằng có số mol khí hai bên bằng nhau thì áp suất không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
Câu 73:
β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim trong ruột non, β-caroten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiền vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 6,7 gam β- caroten rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc thấy khối lượng bình (1) tăng 6,3 gam. Sau đó, khí thoát ra được dẫn qua qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH) 2 thu được 30,0 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch KOH 1,0 M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100,0 ml dung dịch KOH. Công thức đơn giản nhất của β-caroten là
Phương pháp giải:
- Dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng đặc và bình (2) đựng dung dịch :
+ Axit đặc có tính háo nước nên hấp thụ nước Lượng
+ Khí thoát ra là , cho hấp thụ vào :
Tính được số mol và số mol KOH.
Do thêm KOH vào dung dịch X thu được kết tủa dung dịchcó chứa . Theo đề bài, để lượng kết tủa lớn nhất thì cần lượng tối thiểu KOH nên phản ứng là:
Từ PTHH và số mol KOH Số
Bảo toàn nguyên tố C⟹ nCO2=nCaCO3+2nCa(HCO3)2
- Xét phản ứng cháy của -caroten:
+ Bảo toàn nguyên tố
+ Bảo toàn nguyên tố
So sánh và -caroten không chứa
Lập tỉ lệ số mol nguyên tố C và H CTĐGN
Giải chi tiết:
- Dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng đặc và bình (2) đựng dung dịch :
+ Axit đặc có tính háo nước nên hấp thụ nước
+ Khí thoát ra là , cho hấp thụ vào :
Ta có:
Do thêm KOH vào dung dịch X thu được kết tủa dung dịch X có chứa
Theo đề bài, để lượng kết tủa lớn nhất thì cần lượng tối thiểu KOH nên phản ứng là:
Bảo toàn nguyên tố
- Xét phản ứng cháy của -caroten:
+ Bảo toàn nguyên tố
+ Bảo toàn nguyên tố
Ta thấy: không chứa O
Vậy CTĐGN của -caroten là .
Chọn B.
Chú ý khi giải:
phản ứng với KOH có thể xảy ra 2 phương trình hóa học sau:
(1)
(2)
Ở cả hai PTHH thì đều đạt giá trị lớn nhất. Tuy nhiên, lượng KOH dùng tối thiểu thì xảy ra phản ứng (1).
Câu 74:
Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt... Phát biểu nào sau đây đúng về axit glutamic?
Phương pháp giải:
Lý thuyết về amino axit.
Giải chi tiết:
CTCT của axit glutamic là: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
- A sai vì mì chính có thành phần chính là muối mononatri glutamat, không phải axit glutamic.
- B sai vì axit glutamic có M = 147.
- C đúng vì phân tử axit glutamic có 1 nhóm NH2.
- D sai vì axit glutamic có số nhóm COOH > NH2 nên làm quỳ tím chuyển đỏ.
Chọn C.
Câu 75:
Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức trong đó không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Tại thời điểm t1, điện áp tức thời ở hai đầu RLC lần lượt là . Tại thời điểm t2, các giá trị trên tương ứng là . Điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch là
Phương pháp giải:
Biểu thức cường độ dòng điện:
Biểu thức điện áp tức thời:
Sử dụng hệ thức độc lập theo thời gian của các đại lượng vuông pha.
Điện áp cực đại hai đầu mạch:
Giải chi tiết:
Ta có:
Do và vuông pha với
+ Tại khi
+ Tại thời điểm , áp dụng hệ thức độc lập với thời gian của hai đại lượng vuông pha ta có:
Điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch:
Chọn B.
Câu 76:
. Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 10g, lò xo nhẹ độ cứng đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, lấy p2 =10. Tác dụng vào vật một ngoại lực tuần hoàn có tần số f thay đổi được. Khi tần số của ngoại lực tương ứng có giá trị lần lượt là: thì biên độ dao động của vật có giá trị tương ứng là A1, A2, A3. Tìm hiểu thức đúng?
Phương pháp giải:
Tần số dao động riêng:
Biên độ dao động của vật càng lớn khi càng nhỏ.
Giải chi tiết:
Tần số dao động riêng:
Ta có đồ thị cộng hưởng cơ:
Tần số của ngoại lực tương ứng:
Chọn A.
Câu 77:
Vật sáng AB phẳng, mỏng đặt vuông góc trên trục chính của một thấu kính (A nằm trên trục chính), cho ảnh thật A'B' lớn hơn vật 2 lần và cách vật 24cm . Tiêu cự f của thấu kính có giá trị là
Phương pháp giải:
Công thức thấu kính:
Hệ số phóng đại:
Giải chi tiết:
Ảnh A'B' là ảnh thật ảnh ngược chiều với vật
(1)
Ảnh A'B' cách vật (2)
Từ (1) và (2)
Tiêu cự của thấu kính:
Chọn C.
Câu 78:
Trong một thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm , khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m . Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm . M là một điểm trên màn, cách vân trung tâm 2cm . Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất là
Phương pháp giải:
Khoảng vân:
Vị trí vân sáng:
Giải chi tiết:
Tại M cho vân sáng, ta có:
Mà
Bước sóng dài nhất tại M tương ứng với:
Bước sóng ngắn nhất tại M tương ứng với:
Tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất là:
Chọn D.
Câu 79:
Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thực vật như thế nào ?
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thực vật diễn ra như sau:
- Tiêu hoá hoá học nhờ các enzyme
- Tiêu hoá cơ học nhờ răng, hoạt động co bóp của dạ dày, ruột…
- Tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh
Chọn D.
Câu 80:
Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
Chọn C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra: Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
Chọn C.
Câu 81:
Có hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen , đều di vào quá trình giảm phân bình thường nhưng chỉ có một trong hai tế bào đó có xảy ra hoán vị gen. số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ hai tế bào sinh tinh nói trên là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Tế bào giảm phân không có HVG tạo 2 loại giao tử.
Tế bào giảm phân có HVG tạo 4 loại giao tử.
Vậy có thể tạo ra 6 loại giao tử (trong điều kiện sự phân li các NST kép của tế bào 1 và tế bào 2 là khác nhau)
Chọn C.
Câu 82:
Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cây các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm của phương pháp này là.
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Đây là phương pháp cấy truyền phôi, các cá thể sinh ra từ phương pháp này có kiểu gen giống nhau
Chọn B
Câu 84:
Biện pháp chủ yếu trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo nước ta là
Chọn D
Câu 85:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho đàn lợn và gia cầm tập trung chủ yếu ở các đồng bằng lớn là do:
Chọn D
Câu 87:
Chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921 đã để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của Chính sách kinh tế mới được thực hiện ở nước Nga năm 1921 để liên hệ, rút ra bài học.
Giải chi tiết:
Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:
- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.
- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.
- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.
Chọn D.
Câu 88:
Toàn cầu hóa là kết quả quá trình tăng tiến mạnh mẽ của
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 69.
Giải chi tiết:
Toàn cầu hóa là kết quả quá trình tăng tiến mạnh mẽ của quan hệ sản xuất (những mối liên hệ, những tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới).
Chọn C
Câu 89:
Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 là
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 95.
Giải chi tiết:
Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 là công nhân, nông dân.
Chọn A
Câu 90:
Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 là
Phương pháp giải:
Phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì khuynh hướng dân chủ tư sản dần cho thấy không thể đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc nên dần chững lại.
B chọn vì giai đoạn này diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản.
C loại vì phải sau phong trào vô sản hóa năm 1928 thì phong trào công nhân mới thực sự phát triển mạnh.
D loại vì hai giai cấp này không đấu tranh để giành quyền lãnh đạo cách mạng.
Chọn B
Câu 91:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Mưa axit - hậu quả ô nhiễm khói, bụi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Thụy Điển. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, hiện tượng này đã bắt đầu được nghiên cứu.
Phát hiện tại Đức năm 1984 cho thấy, hơn một nửa cánh rừng của miền Tây nước này đã và đang ở vào thời kỳ bị phá hủy với những mức độ khác nhau. Hay như ở Thụy Sĩ bị thiệt hại khoảng 12 triệu cây (chiếm 14% diện tích rừng), trong khi đó ở Hà Lan diện tích rừng bị phá hủy lên đến 40%.
Mưa axit gây phá hủy rộng lớn cho rừng cây khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng công nghiệp hóa như châu Âu và Bắc Mỹ. Mưa axit xảy ra chủ yếu do sự phóng thích SO2 từ sự nung chảy quặng sunfua và sự đốt cháy các nhiên liệu. Trong không khí, một phần SO2 chuyển thành SO3 được hấp thụ trong nước mưa chuyển thành axit sunfuric.
Hình ảnh sau đây là những bức tượng Caryalid (tượng hình phụ nữ thay cho cột) được xây dựng ở Acropolis tại Athen hơn 2500 năm trước. Các bức tượng này được tạc từ một loại đá gọi là đá cẩm thạch. Đá cẩm thạch được tạo thành từ canxi cacbonat. Năm 1980, những tượng nguyên bản đã được chuyển vào trong bảo tàng Acropolis và được thay thế bởi bản sao đúng như thật. Những bức tượng nguyên bản đã bị ăn mòn bởi mưa axit.
Phản ứng hóa học nào đã xảy ra trong hiện tượng ăn mòn các bức tượng Caryatid do mưa axit?
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ kiện đá cẩm thạch được tạo thành từ canxi cacbonat ⟶ Phản ứng hóa học.
Giải chi tiết:
Phản ứng hóa học nào đã xảy ra trong hiện tượng ăn mòn các bức tượng Caryatid do mưa axit là PTHH: CaCO3 + 2H+ ⟶ Ca2+ + CO2 ↑ + H2O.
Chọn C.
Câu 92:
Giả sử rằng cứ 50000 phân tử nước (chứa trong 4,50.104 lít nước của một trận mưa) hấp thụ một phân tử SO3 và toàn bộ lượng axit sunfuric được tạo ra đều tan hết trong lượng mưa nêu trên. Cho H = 1; O = 16; S = 32; NA = 6,02.1023 và khối lượng riêng của nước là 1,00 g.ml-1. Nồng độ mol/l của axit sunfuric trong nước mưa là
Phương pháp giải:
Ta có:
Bảo toàn nguyên tố
Giải chi tiết:
Ta có:
Cứ 50000 phân tử nước (chứa trong lít nước của một trận mưa) hấp thụ một phân tử SO3
Bảo toàn nguyên tố
Vậy nồng độ mol/l của axit sunfuric trong nước mưa là
Chọn A.
Câu 93:
Để xác định hàm lượng NO3- trong 200 ml nước mưa, người ta dùng Cu và H2SO4 loãng, thấy lượng đồng cần sử dụng là 1,92 mg. Biết nồng độ ion NO3- tối đa cho phép trong nước mưa dùng để ăn uống là 9 ppm (mg/l). Cho H = 1; N = 14; O = 16; S = 32; Cu = 64. Nhận định nào sau đây đúng?
Phương pháp giải:
PTHH:
Dựa vào
Xác định nhận định đúng/sai.
Giải chi tiết:
PTHH:
Theo PTHH
Nhận thấy Lượng nước mưa này có nồng độ ion trong khoảng cho phép và có thể sử dụng được đúng.
Chọn B.Câu 94:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Phenol (công thức hóa học C6H5OH) là một hợp chất phổ biến trong bộ môn Hóa học. Đây là chất rắn ở dạng tinh thể, không màu, có mùi đặc trưng và nóng chảy ở nhiệt độ 430C. Khi để bên ngoài không khí, phenol sẽ bị oxi hóa một phần chuyển sang màu hồng, và bị chảy rữa do hút ẩm. Phenol trước đây được chiết xuất từ nhựa than đá. Nhưng sau này, để đáp ứng nhu cầu lớn (khoảng 7 triệu tấn/năm), phenol được điều chế chủ yếu bằng cách oxi hóa các chế phẩm dầu mỏ.
Trong công nghiệp, phenol được sử dụng rộng rãi để chế tạo nhựa, tơ sợi hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc nhuộm, thuốc nổ, thuốc sát trùng, thuốc chữa cúm, ...
Khi tiếp xúc với phenol, cần tuyệt đối tránh để phenol chạm trực tiếp vào da, mắt và các cơ quan thuộc hệ hô hấp. Phenol là một chất rất độc, khi rơi vào da sẽ gây bỏng hóa học rất nặng. Ngoài ra, phần da chạm vào phenol rất dễ nổi mụn nước lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, phenol cũng được chứng minh gây nhiều tác hại cho cơ thể người như rối loạn nhịp tim, tai biến, đau thận, đau gan, hôn mê.
Trong Thế chiến thứ hai, phenol được sử dụng để làm chất độc giết người cho lò hơi ngạt trong các trại tập trung của Đức Quốc xã hoặc tiêm trực tiếp vào các nạn nhân khiến họ tử vong.
Hãy chọn các câu phát biểu đúng về phenol?
(1) Hợp chất thuộc loại phenol là hợp chất có vòng benzen và có nhóm -OH.
(2) Phenol là hợp chất chứa một hoặc nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen.
(3) Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.
(4) Phenol tan trong nước lạnh vô hạn.
(5) Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natri phenolat.
Phương pháp giải:
Lý thuyết về phenol.
Giải chi tiết:
(1) sai, loại hợp chất phenol là hợp chất có nhóm OH đính trực tiếp với vòng benzen.
(2) đúng.
(3) đúng, phản ứng chứng minh: C6H5ONa + H2O + CO2 → C6H5OH + NaHCO3.
(4) sai, phenol ít tan trong nước lạnh.
(5) đúng, PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
Vậy các phát biểu đúng là (2), (3), (5).
Chọn C.
Câu 95:
Để rửa sạch chai lọ đựng phenol, nên dùng cách nào sau đây?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của phenol.
Giải chi tiết:
Để rửa sạch chai lọ đựng phenol ta nên dùng dung dịch NaOH sau đó rửa lại bằng nước vì phenol phản ứng với NaOH sinh ra C6H5ONa là chất tan nhiều trong nước, dễ dàng bị rửa trôi bằng nước.
PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
Chọn D.
Câu 96:
Trong một lần làm thí nghiệm chẳng may do sơ ý, bạn An đã làm phenol đổ ra tay và bị bỏng. Cô giáo thấy vậy liền cấp cứu sơ bộ cho An như sau: “Rửa nhiều lần bằng glixerol cho tới khi màu da trở lại bình thường rồi rửa lại bằng nước, sau đó băng chỗ bỏng bằng bông tẩm glixerol”. Em hãy giải thích tại sao cô giáo lại làm như vậy?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của phenol.
Giải chi tiết:
Do sự tan của phenol trong glixerol lớn hơn rất nhiều trong da nên glixerol sẽ kéo/chiết dần phenol ra.
Chọn B.
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người là không giới hạn, trong khi đó nguồn nguyên liệu để tạo ra năng lượng trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt. Do đó, việc tìm kiếm nguồn năng lượng sạch là vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia.
Các nhà máy hạt nhân hiện nay dùng phản ứng phân hạch – tức phân rã hạt nhân của các nguyên tố nặng như urani, thori và plutoni thành các hạt nhân con nhẹ hơn. Trong phản ứng này các hạt nhân nặng bị neutron bắn phá, đập vỡ ra thành những hạt nhân nhẹ hơn và giải phóng năng lượng. Nhược điểm của quá trình này là sinh ra chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài khó xử lí và có thể xảy ra những tai nạn hạt nhân vô cùng khủng khiếp.
Thực tế trong tự nhiên có một nguồn năng lượng gần như vô tận: năng lượng từ Mặt Trời. Năng lượng của ngôi sao này đến từ "lò" phản ứng nhiệt hạch bên trong lõi của nó. Nếu có thể khai thác được phản ứng này ngay trên Trái đất thì chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng sạch vô tận với nguyên liệu chính là nước biển. Nguồn năng lượng này không phát ra khí thải nhà kính, không tạo ra các cặn bã phóng xạ.
Trên Trái Đất, con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được. Đó là sự nổ của bom nhiệt hạch hay bom H (còn gọi là bom hidro hay bom khinh khí). Một vấn đề quan trọng đặt ra là: làm thế nào thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng kiểm soát được, để đảm bảo cung cấp năng lượng lâu dài cho nhân loại.
Phản ứng nhiệt hạch là:
Phương pháp giải:
+ Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp thành một hạt nhân nặng hơn.
+ Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
+ Phản ứng nhiệt hạch trong lòng Mặt Trời và các ngôi sao là nguồn gốc năng lượng của chúng.
Giải chi tiết:
Phản ứng nhiệt hạch là nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời.
Chọn A.
Câu 98:
Phát biểu không đúng không đúng về phản ứng nhiệt hạch là:
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về phản ứng nhiệt hạch và khai thác thông tin từ đề bài.
Giải chi tiết:
- Phát biểu đúng là:
+ Bom H là ứng dụng của phản ứng nhiệt hạch nhưng dưới dạng phản ứng nhiệt hạch không kiểm soát được.
+ Phản ứng nhiệt hạch sạch hơn phản ứng phân hạch do không tạo ra các cặn bã phóng xạ.
+ Nguồn nguyên liệu trên Trái Đất của phản ứng nhiệt hạch vô cùng dồi dào.
- Phát biểu không đúng:
Trên Trái Đất, con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được. Đó là sự nổ của bom nhiệt hạch hay bom H. Do đó phản ứng nhiệt hạch chưa thực hiện được trong các lò phản ứng hạt nhân.
Chọn B.
Câu 99:
Bom nhiệt hạch dùng phản ứng:
Biết khối lượng của các hạt nhân D, T, He lần lượt là ; khối lượng của hạt n là . Cho biết năng suất tỏa nhiệt của TNT là 4,1kJ/kg và . Năng lượng tỏa ra nếu có 1 kmol He được tạo thành do vụ nổ và năng lượng đó tương đương với lượng thuốc nổ TNT là:
Phương pháp giải:
+ Số nguyên tử chứa trong n (mol) chất:
+ Năng lượng toả ra của phản ứng:
+ Nhiệt lượng do m (kg) thuốc nổ TNT toả ra:
Trong đó q là năng suất toả nhiệt.
Giải chi tiết:
Năng lượng toả ra khi tổng hợp nên 1 hạt nhân He là:
1kmol He chứa số hạt nhân He là:
Năng lượng toả ra khi tổng hợp nên 1kmol He là:
Khối lượng thuốc nổ TNT cần dùng để có năng lượng tương đương là:
Chọn D.
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Quang điện trở hay quang trở, photoresistor, photocell, LDR (tiếng Anh: Light - dependent resistor), là linh kiện điện tử chế tạo bằng chất đặc biệt có điện trở thay đổi theo ánh sáng chiếu vào. Quang điện trở thường được lắp với các mạch khuếch đại trong các thiết bị điều khiển bằng ánh sáng, trong các máy đo ánh sáng.
Trên hình vẽ, bộ pin có suất điện động 9V, điện trở trong 1W ; A là ampe kế hoặc miliampe kế có điện trở rất nhỏ; R là quang điện trở (khi chưa chiếu sáng giá trị là R1 và khi chiếu sáng giá trị là R2 và L là chùm sáng chiếu vào quang điện trở. Khi không chiếu sáng vào quang điện trở thì số chỉ của miliampe kế là 6mA và khi chiếu sáng thì số chỉ của ampe kế là 0,6A.
Quang điện trở được cấu tạo bằng:
Phương pháp giải:
+ Quang điện trở được chế tạo dựa trên hiện tượng quang điện trong. Đó là một tấm bán dẫn có giá trị điện trở thay đổi khi cường độ chùm sáng chiếu vào nó thay đổi.
+ Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài vài megaom khi không được chiếu sáng xuống đến vài chục ôm khi được chiếu ánh sáng thích hợp.
Giải chi tiết:
Quang điện trở được cấu tạo bằng chất bán dẫn và có đặc điểm điện trở giảm khi ánh sáng chiếu vào.
Chọn C.
Câu 101:
Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào:
Phương pháp giải:
+ Quang điện trở được chế tạo dựa trên hiện tượng quang điện trong. Đó là một tấm bán dẫn có giá trị điện trở thay đổi khi cường độ chùm sáng chiếu vào nó thay đổi.
+ Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài vài megaom khi không được chiếu sáng xuống đến vài chục ôm khi được chiếu ánh sáng thích hợp.
Giải chi tiết:
Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng quang điện trong.
Chọn A.
Câu 102:
Giá trị của R1 và R2 là:
Chọn C
Phương pháp giải:
Định luật Ôm cho toàn mạch:
Giải chi tiết:
Ta có:
Khi không chiếu sáng vào quang điện trở, số chỉ của miliampe kế là:
Khi chiếu sáng vào quang điện trở, số chỉ của ampe kế là:
Chọn C.
Câu 103:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả Cách các câu từ 103 đến 105
Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị: g/1000 hạt), người ta thu được như sau:
Giống lúa |
Số 1 |
Số 2 |
Số 3 |
Số 4 |
Khối lượng tối đa |
300 |
310 |
335 |
325 |
Khối lượng tối thiểu |
200 |
220 |
240 |
270 |
Tại sao cùng 1 giống lúa lại có kiểu hình khác nhau
Phương pháp giải:
Cùng một giống lúa tức là các cây trong giống có cùng kiểu gen về một tính trạng quan tâm.
Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Giải chi tiết:
Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình phụ thuộc kiểu gen và chịu ảnh hưởng của môi trường do đó, 1 kiểu gen có thể cho ra kiểu hình khác nhau ở các môi trường khác nhau.
Chọn D
Câu 104:
Tính trạng khối lượng hạt của giống nào có mức phản ứng rộng nhất.
Phương pháp giải:
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen trong các môi trường khác nhau:
Kiểu gen 1 + môi trường 1 → Kiểu hình 1
Kiểu gen 1 + môi trường 2 → Kiểu hình 2
Kiểu gen 1 + môi trường 3→ Kiểu hình 3
….
Kiểu gen 1 + môi trường n → Kiểu hình n
Giải chi tiết:
Sự chênh lệch giữa khối lượng tối thiểu và khối lượng tối đa càng lớn thì mức phản ứng càng rộng.
Giống 1 có mức phản ứng rộng nhất (100g)
Chọn A
Câu 105:
Muốn có khối lượng hạt lúa trên 350g/1000 hạt thì ta phải
Phương pháp giải:
Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.
Mức độ mềm dẻo kiểu hình lại phụ thuộc vào kiểu gen. Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.
→ Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi kiểu gen. Muốn tăng năng suất hơn so với hạn mức tối đa thì chỉ có thể thay giống khác năng suất cao hơn.
Giải chi tiết:
Ta thấy cả 4 giống đều có khối lượng tối đa < 350g/1000 hạt. Vậy nên để đạt được khối lượng hạt lúa trên 350g/1000 hạt thì ta phải thay thế bằng giống có năng suất cao hơn.
Chọn C
Câu 106:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Nghiên cứu quá trình phát triển phối của nhiều lớp động vật có xương sống, vào đầu thế kỉ XIX, V.Bero (Baer) và Hêcken (Haeckel) đã nhận thấy các loài có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau lại có thể có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau. Ví dụ, phối của cá, kỳ giông, rùa, gà cho tới các loài động vật có vú kể cả người, đều trải qua giai đoạn có các khe mang ; hay tim phối trong giai đoạn phối của các loài động vật có vú lúc đầu cũng có 2 ngăn như tim cá, sau đó mới phát triển thành 4 ngăn. Các loài có họ hàng càng gần gũi thì sự phát triển phối của chúng càng giống nhau và ngược lại.
Bằng chứng trên thuộc loại bằng chứng
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Đây là ví dụ về bằng chứng phôi sinh học.
Chọn C
Câu 107:
Cánh gà và tay người được coi là cơ quan
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Cánh gà và tay người được coi là cơ quan tương đồng vì có cùng nguồn gốc mặc dù ở cơ thể trưởng thành có chức năng khác nhau.
Chọn A
Câu 108:
Sự tương đồng về phát triển phôi ở các loài khác nhau chứng minh
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Sự tương đồng về phát triển phôi ở các loài khác nhau là do chúng có nguồn gốc chung.
Chọn C.
Câu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Trong xu thế mở cửa, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới, vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Với đường bờ biển kéo dài 3.200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh cửa sông, vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển giao thông vận tải đường biển. Vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam, chiếm trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước, tốc độ gia tăng sản lượng bình quân 15%/năm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tổng số bến cảng được công bố là
272 bến cảng với khoảng 92,2km chiều dài cầu cảng, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. So với năm 2000 - năm đầu tiên thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển đã tăng 4,4 lần chiều dài bến cảng. Cả nước hình thành 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa. Hệ thống cảng biển đang được cải tạo và hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
(Nguồn: http://mt.gov.vn/ và SGK Địa lí 12 trang 168)
Cảng biển nào sau đây không phải là cảng biển quốc tế của nước ta?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2
Giải chi tiết:
Các cảng biển quốc tế của nước ta gồm: Hải Phòng, Vũng Tàu, Vân Phong => loại A, B, C
Đồng Hới không phải là cảng biển quốc tế của nước ta.
Chọn D.
Câu 110:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Việt Nam phát triển giao thông vận tải đường biển là?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nước ta phát triển giao thông vận tải đường biển là:
- Đường bờ biển kéo dài 3200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng biển.
- Vị trí nằm trên đường ngã tư đường hàng hải quốc tế quan trọng tạo điều kiện hoạt động vận tải biển diễn ra sôi động, thuận lợi hơn.
Chọn C.
Câu 111:
Vị thế của giao thông đường biển sẽ ngày càng được nâng cao nhờ
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức bài Lao động và việc làm (sgk Địa lí 12)
Giải chi tiết:
Vận tải biển là ngành đảm nhận vai trò lớn trong buôn bán, giao lưu quốc tế, do vậy trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động giao lưu trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nước khác được đẩy mạnh => vị thế của vận tải biển ngày càng được nâng cao.
Chọn A.
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Hiện nay, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch của khu vực Đông Nam Á. Năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,943 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 1% với năm 2014. Khách du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng. Về địa hình: có nhiều cảnh
quan đẹp như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo… Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, hơn 200 hang động, các di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng... Về tài nguyên sinh vật: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới…
Về tài nguyên du lịch nhân văn, tính trên cả nước có 4 vạn di tích trong đó có hơn 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra còn các di sản văn hóa phi vật thể thế giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên…
(Nguồn: SGK Địa lí lớp 12 và Internet)
Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm:
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu đã cho – đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2
Giải chi tiết:
Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm: vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Chọn C
Câu 113:
Tài nguyên du lịch Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính là:
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu đã cho, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2 và thứ 3 hoặc dựa vào kiến thức bài 31 trang 139 sgk Địa 12
Giải chi tiết:
Tài nguyên du lịch Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính là: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
Chọn C
Câu 114:
Dựa vào bài đọc, hãy cho biết thành phố nào có đến hai di sản được UNESCO công nhận?
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu đã cho, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3
Giải chi tiết:
Thành phố Huế có 2 di sản được UNESCO công nhận là di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế.
Chọn B
Câu 115:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC
Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.
Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.
Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.
(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)
Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, SGK Lịch sử 12, trang 7 để trả lời
Giải chi tiết:
Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149.
Chọn B.
Câu 116:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về ý nghĩa của sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Liên hợp quốc?
Phương pháp giải:
suy luận
Giải chi tiết:
- Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế hoạt động với mục tiêu chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức Liên hợp quốc như: UNESCO, FAO, IMF, WHO...
- Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Hơn nữa, chính sách cấm vận của Mĩ đối với Việt Nam đã bị thất bại hoàn toàn. Cho đến năm 1995, trong xu thế hòa bình, hợp tác Mĩ đã bình thường hòa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tạo nhiều điều kiện để đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Chọn C.
Câu 117:
Từ khi gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, liên hệ.
Giải chi tiết:
- Trong các công việc cụ thể của Liên hợp quốc, Việt Nam với tư cách là một trong 66 thành viên của Hội nghị giải trừ quân bị tại Giơnevơ đã tích cực tham gia vào các hoạt động của diễn đàn nhằm thực hiện mục tiêu giải trừ quân bị toàn diện và triệt để do Liên hợp quốc đề ra. Việt Nam nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ thành viên của các điều ước quốc tế về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an về báo cáo các biện pháp thực hiện các điều ước này, mới đây đã phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và ký Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước Bảo đảm Hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
- Việt Nam ủng hộ các cố gắng của các nước cùng Liên hợp quốc, tìm những giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột khu vực và đang hoàn tất quá trình chuẩn bị liên quan đến việc tham gia một cách có hiệu quả vào Hội đồng Giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam.
- Việt Nam coi trọng việc tăng cường đối thoại với các nước, hợp tác quốc tế trong và ngoài Liên hợp quốc trên các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quyền con người. Trong đó, có báo cáo về việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và tham gia vào các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc như ECOSOC, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Đại hội đồng, Ủy hội nhân quyền và nay là Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
- Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành công và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện các chương trình hành động của các hội nghị Liên hợp quốc về phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS,...
=> Như vậy, từ khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã có những đóng góp vào việc thực hiện chống tham nhũng, tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.
Chọn D.
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa.
Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.
Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 156)
Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận.
Giải chi tiết:
Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Chọn B.
Câu 119:
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
Phương pháp giải:
Phân tích thông tin được cung cấp, đánh giá
Giải chi tiết:
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Chọn B.
Câu 120:
Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận
Giải chi tiết:
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:
- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.
- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát.
Chọn D.