IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 8)

  • 4358 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng ba ... đất/ Mưa tháng tư hư đất”

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất

Giải chi tiết:

- Tục ngữ: Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất.

Chọn A.


Câu 2:

Tiếng đàn “Ngu cầm” trong bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện ước mong gì của Nguyễn Trãi?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Cảnh ngày hè

Giải chi tiết:

Tiếng đàn “Ngu cầm” thể hiện ước mong về một xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no của Nguyễn Trãi.

Chọn C.


Câu 3:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Bài thơ được viết theo thể thơ:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt

Giải chi tiết:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối của câu 1, 2, 4 hoặc câu 2, 4.

Chọn A.


Câu 4:

“Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi

     Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Giải chi tiết:

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

- Mặt trời (2) được dùng theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ chỉ người con là điều vô cùng có ý nghĩa với mẹ trong cuộc đời này, là mặt trời sưởi ấm lòng tin, ý chí của người mẹ trong cuộc sống.

Chọn B.


Câu 5:

Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Ta muốn... mây đưa và gió lượn,/ Ta muốn… cánh bướm với tình yêu,” (Vội vàng, Xuân Diệu)

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài thơ Vội vàng

Giải chi tiết:

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Chọn D.


Câu 6:

“Vàng tỏa non tây, bóng ác tà/ Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa/ Ngàn mai lác đác, chim về tổ/ Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà” (Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ tác giả, tác phẩm

Giải chi tiết:

Bài thơ ra đời trong thời kì văn học trung đại.

Chọn B.


Câu 7:

Qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân muốn thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài Chữ người tử tù

Giải chi tiết:

Chữ người tử tù thể hiện tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng của một con người tài hoa.

Chọn A.


Câu 8:

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài về chính tả r/d/gi

Giải chi tiết:

- Từ viết đúng chính tả là: dông dài

- Sửa lại một số từ sai chính tả:

+ bịn dịn => bịn rịn

+ dở ra => giở ra

+ dương buồm => giương buồm

Chọn A.


Câu 9:

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Từ ngày mai ......., công ty A sẽ chính thức .......... vào công ty B.”

Xem đáp án

Phương pháp giải:

chính tả: ch/tr; s/x

Giải chi tiết:

“Từ ngày mai trở đi, công ty  A sẽ chính thức sáp nhập vào công ty B.”

Chọn C.


Câu 10:

Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Anh nỡ đành lòng nừa dối chị ấy sao?”

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài chính tả l/n

Giải chi tiết:

Từ bị dùng sai chính tả là: nừa

Sửa lại:  nừa => lừa

Chọn C.


Câu 11:

Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” thuộc nhóm từ nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Từ láy

Giải chi tiết:

- Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Phân loại:

+ Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại hoàn toàn.

+ Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần.

- Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” chỉ giống nhau ở phụ âm đầu nên thuộc nhóm từ láy bộ phận.

Chọn C.


Câu 12:

“Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”. Đây là câu:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Chữa lỗi quan hệ từ

Giải chi tiết:

- Câu trên sử dụng thiếu quan hệ từ “Bởi vì”

Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”.

Chọn C.

Câu 13:

“Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương” (Vũ Tú Nam)

Nhận xét về phép liên kết của đoạn văn trên:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Giải chi tiết:

- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ)

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đòng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)

- Phép lặp: trời, biển

Chọn A.


Câu 14:

“Chị ấy gấu lắm. Từ thời đi học đến giờ không ai dám bắt nạt chị ấy đâu.”

Trong đoạn văn trên, từ “gấu” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Ngữ cảnh

Giải chi tiết:

Từ gấu trong câu trên dùng để chỉ những người có tích cách hùng hổ, mạnh mẽ và không sợ ai cả.

Chọn C.


Câu 15:

Trong các câu sau:

I. Tắt đèn là tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

II. Trời đất tối tăm, mặt biển mù mịt không có bóng dáng của thuyền bè đi lại.

III. Các từ gom góp, in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.

IV. Nhà em ở xa trường nên bao giờ em cũng đến trường học đúng giờ.

Những câu nào mắc lỗi:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Chữa lỗi quan hệ từTừ mượn

Giải chi tiết:

Những câu mắc lỗi sai là câu I, III, IV:

I. Tắt đèn là tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

=> Sai kiến thức, Tắt đèn không phải của nhà văn Nguyễn Công Hoan

Sửa lại: Tắt đèn là tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Ngô Tất Tố.

III. Các từ gom góp, in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.

=> Từ “gom góp” là từ thuần Việt, không phải từ mượn.

IV.  Nhà em ở xa trường nên bao giờ em cũng đến trường học đúng giờ.

=> Sử dụng sai quan hệ từ “nên”

Sửa lại: .  Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường học đúng giờ.

Chọn B.


Câu 17:

Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết:

- Ý nghĩa nội dung: sức mạnh và ý chí kiên cường của nhân dân của một dân tộc anh hùng không bao giờ chịu khuất phục đế quốc xâm lăng.

Chọn C.


Câu 18:

“Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

    Rắn như thép, vững như đồng.

    Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

    Cao như núi, dài như sông

    Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”

Trong 5 câu thơ trên của đoạn thơ, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học.

Giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ chủ yếu: so sánh “Rắn như thép, vững như đồng… Cao như núi, dài như sông/ Chí ta lớn như biển Đông trước mặt”.

Chọn A.


Câu 19:

Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên có tác dụng gì?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết:

- Tác dụng: nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường, mang tầm vóc vũ trụ, tạo nên sức mạnh không gì lay chuyển được của nhân dân ta.

Chọn C.


Câu 20:

Ý nghĩa của hai câu thơ:

“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.”

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp 

Giải chi tiết:

Đi ra từ trong những khó khăn của “than bụi”, “lầy bùn”, nhân dân Việt Nam đã tìm thấy ánh sáng của cách mạng và hướng đi cho mình.

Chọn C.


Câu 21:

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.

He ________ his homework before he went to the cinema.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Thì quá khứ hoàn thành

Giải chi tiết:

Cách dùng: Thì quá khứ hoàn thành diễn tả sự việc, hành động xảy ra trước một sự việc, hành động khác trong quá khứ.

Hành động “went to cinema”(đi xem phim) xảy ra sau hành động “do his homework”(làm bài tập về nhà) trong quá khứ.

Công thức: Before S + Ved/V2, S + had + Ved/V3

Tạm dịch: Anh ấy đã làm xong bài tập về nhà trước khi đi xem phim.

Chọn B.


Câu 22:

The course begins _______7th January and ends _________10th March.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Giới từ

Giải chi tiết:

Trước tổ hợp ngày + tháng => dùng giới từ “on”

Tạm dịch: Khóa học bắt đầu vào mùng 7 tháng 1 và kết thúc vào mùng 10 tháng 3.

Chọn A.


Câu 23:

Susan ______ hear the speaker because the crowd was cheering so loudly.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Động từ khuyết thiếu

Giải chi tiết:

mustn't: không được

couldn't: không thể (làm gì ở quá khứ)

can't: không thể (làm gì ở hiện tại)

needn't: không cần

Động từ trong câu chia ở thì quá khứ (was cheering) => loại C

Tạm dịch: Susan đã không thể nghe được người phát ngôn nói gì bởi vì đám đông la hét quá lớn.

Chọn B.


Câu 24:

I regretted _______ her that letter.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Danh động từ hoàn thành

Giải chi tiết:

Cấu trúc:  regret + having + V.p.p: hối hận đã làm việc gì trong quá khứ

Tạm dịch: Tôi hối hận vì đã viết cho cô ấy lá thư đó.

Chọn D.


Câu 25:

A supermarket is _______a shopping centre.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: So sánh hơn/kém

Giải chi tiết:

So sánh kém hơn: S1 + tobe + less + adj + than S2

Tạm dịch: Một siêu thị thì kém thuận tiện hơn so với một trung tâm mua sắm.

Chọn C.


Câu 26:

Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.

26. No one in our office want to drive to work because there are always traffic jams at rush hour.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Giải chi tiết:

Động từ đi với chủ ngữ “no one” (không có ai) phải chia ở ngôi thứ 3 số ít (thêm s/es)

 

Sửa: want => wants

Tạm dịch: Không ai trong văn phòng của chúng ta muốn lái xe đi làm bởi vì luôn tắc đường vào giờ cao điểm.

Chọn A.


Câu 27:

Not only does my sister play guitar well but she is also a good pianist.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Mạo từ

Giải chi tiết:

Dùng mạo từ “the” trước các nhạc cụ.

guitar (n): đàn ghi-ta

Sửa: guitar => the guitar

Tạm dịch: Chị gái tôi không chỉ chơi đàn ghi-ta hay mà chị ấy còn là một nghệ sĩ dương cầm giỏi.

Chọn B.


Câu 28:

There is an unresolved controversy as to whom is the real author of the Elizabethan plays commonly  credited to William Shakespeare.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đại từ quan hệ

Giải chi tiết:

Giới “to” thuộc cụm: as to (liên quan đến), sau “as to” + S + V

=> không phải trường hợp đảo giới từ + whom

Sửa: whom => who

Tạm dịch: Có một cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ về vấn đề ai là tác giả thực sự của vở kịch Elizabethan mà thường được gán cho William Shakespeare (là tác giả).

Chọn B.


Câu 29:

Please take this delicious bread and give them to Mr. Kim.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đại từ tân ngữ

Giải chi tiết:

Dùng “them” thay cho chủ ngữ số nhiều

Dùng “it” thay cho chủ ngữ số ít

“this delicious bread” (cái bánh mì ngon này) là chủ ngữ số ít => dùng tân ngữ là “it”

Sửa: them => it

Tạm dịch: Vui lòng cầm cái bánh mì ngon này và đưa cho ông Kim.

Chọn D.


Câu 30:

“It was mine own fault. I have blamed myself”, Ms. N said.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Tính từ sở hữu

Giải chi tiết:

“mine” (… của tôi) => đại từ sở hữu, không cần danh từ đứng sau

“my” (… của tôi) => tính từ sở hữu, cần danh từ đứng sau

“own fault” (lỗi của chúng tôi) là danh từ => cần một tính từ sở hữu phía trước

Sửa: mine => my

Tạm dịch: “Đó là lỗi của riêng tôi. Tôi đã tự kiểm điểm rồi”, cô N nói.

Chọn A.


Câu 31:

"Don't forget to submit your assignments by Thursday," said the teacher to the students.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Câu tường thuật đặc biệt

Giải chi tiết:

Câu trực tiếp: “Don’t forget to…” : Đừng quên làm gì

Câu tường thuật: “reminded sb to do sth”: nhắc nhở ai làm gì

allow sb to do sth: cho phép ai làm gì

order sb to do sth: yêu cầu ai làm gì

encourage sb to do sth: khuyến khích ai làm gì

Tạm dịch: “Đừng quên nộp bài làm của các em vào trước thứ năm nhé,” giáo viên nói với học sinh.

A. Giáo viên nhắc nhở học sinh nộp bài vào trước năm.

B. Giáo viên cho phép học sinh nộp bài vào trước năm. => sai nghĩa

C. Giáo viên yêu cầu học sinh nộp bài vào trước năm. => sai nghĩa

D. Giáo viên khuyến khích học sinh nộp bài vào trước năm. => sai nghĩa

Chọn A.


Câu 32:

His friends supported and encouraged him. He did really well in the competition.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Rút gọn câu điều kiện loại 3

Giải chi tiết:

Ngữ cảnh ở thì quá khứ nên khi viết lại câu sử dụng câu điều kiện loại 3

Cấu trúc: If + S + had (not) + P2, S + would (not) + have + P2

Rút gọn: Had it (not) been for + N, S + would/could (not) + have P2

Tạm dịch: Bạn bè của anh ấy đã ủng hộ và khuyến khích anh ấy. Anh ấy đã làm rất tốt trong cuộc thi.

A. Nếu bạn bè của anh ấy đã ủng hộ và khuyến khích anh ấy, anh ấy có thể đã làm rất tốt trong cuộc thi rồi.

=> sai nghĩa

B. Cho dù bạn bè của anh ấy đã ủng hộ và khuyến khích anh ấy đến mức nào thì anh ấy đã không thể làm tốt trong cuộc thi. => sai nghĩa

C. Bạn bè anh ấy ủng hộ và khuyến khích anh ấy nhiều đến mức anh không thể làm tốt trong cuộc thi.

=> sai nghĩa

D. Nếu không có sự ủng hộ và khuyến khích của bạn bè, anh ấy đã không thể làm tốt trong cuộc thi.

Chọn D.


Câu 33:

Many people think that the new regulations will encourage people to use less energy.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Câu bị động kép

Giải chi tiết:

Chủ động: People/they + think/report.....+ that + S + V-hiện tại đơn/tương lai đơn ...

Bị động: It's + thought/reported...+ that + S + V-hiện tại đơn/tương lai đơn …

hoặc: S + am/is/are + thought/ said/supposed... + to + V_nguyên thể.

Tạm dịch: Nhiều người nghĩ rằng các quy định mới sẽ khuyến khích mọi người tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Câu D sai về thì. Câu A, C sai về nghĩa.

A. Tiêu thụ năng lượng thấp hơn được cho là dẫn đến việc đưa ra các quy định mới. => sai nghĩa

B. Các quy định mới được cho là khuyến khích tiêu thụ năng lượng ít hơn.

C. Người ta cho rằng các quy định mới sẽ khuyến khích mọi người tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. => sai nghĩa

D. Sai thì (was).

Chọn B.


Câu 34:

I have never watched such a romantic film like this before.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: So sánh hơn nhất

Giải chi tiết:

Cấu trúc: S + be + the adj-est/ the most adj + N + …

 Tạm dịch: Tôi chưa bao giờ xem một bộ phim nào lãng mạn như thế này trước đây.

A. Bộ phim lãng mạn đến nỗi tôi đã xem nó nhiều lần. => sai về nghĩa

B. Đây là bộ phim lãng mạn nhất mà tôi từng xem.

C. Bộ phim này không lãng mạn như những bộ phim tôi đã xem trước đây. => sai về nghĩa

D. Tôi chưa bao giờ xem nhiều bộ phim lãng mạn như thế này trước đây. => sai về nghĩa

Chọn B.


Câu 35:

It is possible that the fire on the ship was started by a bomb.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Động từ khuyết thiếu/ Câu phỏng đoán

Giải chi tiết:

might + have + V.p.p: có lẽ, có thể đã làm gì trong quá khứ

It is possible that + mệnh đề: có thể là, có lẽ là …

Tạm dịch: Rất có thể là ngọn lửa trên tàu đã bắt đầu bởi một quả bom.

A. Ngọn lửa trên tàu có thể đã được bắt đầu bởi một quả bom.

B. Họ nói rằng một quả bom đã bắt đầu lửa trên tàu. => sai về nghĩa

C. Phải nói rằng ngọn lửa trên tàu đã được bắt đầu bằng một quả bom. => sai về nghĩa

D. Ngọn lửa trên tàu được biết là đã bắt đầu bằng một quả bom. => sai về nghĩa

Chọn A.


Câu 36:

Read the passage carefully.

Marriage is an ancient religious and legal practice celebrated around the world. However, wedding customs vary from country to country.

The Wedding Dress: In many countries, it is customary for the bride to wear a white dress as a symbol of purity. The tradition of wearing a special white dress only for the wedding ceremony started around 150 years ago. Before that most women could not afford to buy a dress that they wear once. Now, bridal dresses can be bought in a variety of styles.

The Wedding Rings: In many cultures, couples exchange rings, usually made of gold or silver and worn on the third finger of the left or right hand, during the marriage ceremony.

Flowers: Flowers play an important role in most weddings. Roses are said to be the flowers of love, and because they usually bloom in June this has become the most popular month for weddings in many countries. After the wedding ceremony, in many countries the bride throws her bouquet into a crowd of well-wishers - usually her single female friends. The person who catches this bouquet will be the next one to marry.

Gifts: In Chinese cultures, wedding guests give gifts of money to the newly-weds in small red envelopes. Money is also an appropriate gift at Korean and Japanese wedding. In many Western countries, for example in the UK, wedding guests give the bride and groom household items that they may need for their new home. In Russia, rather than receiving gifts, the bride and groom provide gifts to their guests instead.

With the continued internationalization of the modern world, wedding customs that originated in one part of the world are crossing national boundaries and have been incorporated into marriage ceremonies in other countries.

Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.

The word "incorporated” in paragraph 6 mostly means ______.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Từ vựng

Giải chi tiết:

Từ “incorporated” trong đoạn 6 gần nghĩa nhất với _______.

A. given (v): đưa

B. integrated (v): kết hợp

C. brought (v): mang lại

D. separated (v): chia tách

=> incorporated = integrated: hòa nhập, kết hợp

Thông tin: With the continued internationalization of the modern world, wedding customs that originated in one part of the world are crossing national boundaries and have been incorporated into marriage ceremonies in other countries.

Tạm dịch: Với sự tiếp tục quốc tế hóa của thế giới hiện đại, phong tục cưới bắt nguồn từ một phần của thế giới đang vượt qua biên giới các quốc gia và đã được kết hợp với các nghi lễ kết hôn ở các quốc gia khác.

Chọn B.


Câu 37:

The tradition of wearing a white dress only for one's wedding ceremony is ______.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đọc tìm chi tiết

Giải chi tiết:

Truyền thống chỉ mặc váy trắng cho kỉ niệm ngày cưới của ai đó thì _______.

A. ít hơn 200 năm trước                                            

B. hơn một thế kỉ trước

C. khoảng 150 năm trước                                          

D. ít hơn 100 năm trước

Thông tin: The tradition of wearing a special white dress only for the wedding ceremony started around 150 years ago.

Tạm dịch: Truyền thống mặc một chiếc váy trắng đặc biệt chỉ dành cho lễ cưới bắt đầu khoảng 150 năm trước.

Chọn C.


Câu 38:

Which of the following is the best title of the passage?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đọc tìm ý chính

Giải chi tiết:

Câu nào sau đây là tiêu đề phù hợp nhất của bài đọc?

A. Ngày cưới                                                             

B. Kỉ niệm ngày cưới

C. Lịch sử đám cưới                                                  

D. Phong tục cưới

Thông tin: Marriage is an ancient religious and legal practice celebrated around the world. However, wedding customs vary from country to country.

Tạm dịch: Hôn nhân là một thực hành tôn giáo và pháp lý cổ đại được tổ chức trên khắp thế giới. Tuy nhiên, phong tục cưới khác nhau giữa các quốc gia.

Chọn D.


Câu 39:

The word "this" in paragraph 4 refers to which of the following?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đại từ thay thế

Giải chi tiết:

Từ this” trong đoạn 4 đề cập đến cái nào dưới đây?

A. hoa hồng

B. tháng Sáu

C. tình yêu

D. quy tắc

Thông tin: Roses are said to be the flowers of love, and because they usually bloom in June this has become the most popular month for weddings in many countries.

Tạm dịch: Hoa hồng được cho là hoa của tình yêu, và vì chúng thường nở vào tháng 6 nên tháng này đã trở thành tháng phổ biến nhất cho đám cưới ở nhiều quốc gia.

Chọn B.


Câu 40:

According to the passage, what can be inferred about wedding customs?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đọc suy luận

Giải chi tiết:

Theo đoạn văn, điều gì có thể được suy luận về phong tục đám cưới?

A. Nhờ có toàn cầu hóa, phong tục đám cưới của một quốc gia có thể được thêm với các nước khác.

B. Đó là phong tục khi đeo nhẫn cưới vào ngón thứ 3 của tay trái.

C. Ngày nay, mỗi cô dâu có thể chi trả mua được một chiếc váy cưới mà chỉ mặc một lần.

D. Mọi người tin rằng bất kì ai mà bắt được hoa của cô dâu chắc hẳn sẽ là người tiếp theo kết hôn.

Thông tin: With the continued internationalization of the modern world, wedding customs that originated in one part of the world are crossing national boundaries and have been incorporated into marriage ceremonies in other countries.

Tạm dịch: Với sự tiếp tục quốc tế hóa của thế giới hiện đại, phong tục cưới bắt nguồn từ một phần của thế giới đang vượt qua biên giới các quốc gia và đã được kết hợp với các nghi lễ kết hôn ở các quốc gia khác.

Chọn A.

Chú ý khi giải:

Dịch bài đọc:

Hôn nhân là một thực hành tôn giáo và pháp lý cổ đại được tổ chức trên khắp thế giới. Tuy nhiên, phong tục cưới khác nhau giữa các quốc gia.

Váy cưới: Ở nhiều quốc gia, theo thông lệ, cô dâu mặc váy trắng là biểu tượng của sự thuần khiết. Truyền thống mặc một chiếc váy trắng đặc biệt chỉ dành cho lễ cưới bắt đầu khoảng 150 năm trước. Trước đó, hầu hết phụ nữ không thể mua một chiếc váy mà họ mặc một lần. Bây giờ, váy cô dâu có thể được mua trong nhiều phong cách.

Nhẫn cưới: Trong nhiều nền văn hóa, các cặp đôi trao đổi nhẫn, thường được làm bằng vàng hoặc bạc và đeo ở ngón thứ ba của bàn tay trái hoặc tay phải, trong lễ cưới.

Hoa: Hoa đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các đám cưới. Hoa hồng được cho là hoa của tình yêu, và vì chúng thường nở vào tháng 6 nên tháng này đã trở thành tháng phổ biến nhất cho đám cưới ở nhiều quốc gia. Sau lễ cưới, ở nhiều quốc gia, cô dâu ném bó hoa của mình vào đám đông những người có thiện chí - thường là những người bạn nữ độc thân của cô. Người bắt được bó hoa này sẽ là người tiếp theo kết hôn.

Quà tặng: Trong các nền văn hóa Trung Quốc, khách dự tiệc cưới tặng quà tiền cho những người mới cưới trong những phong bì nhỏ màu đỏ. Tiền cũng là một món quà thích hợp trong đám cưới của Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở nhiều nước phương Tây, ví dụ như ở Anh, khách dự tiệc cưới tặng cô dâu chú rể những vật dụng gia đình mà họ có thể cần cho ngôi nhà mới của họ. Ở Nga, thay vì nhận quà, cô dâu và chú rể lại tặng quà cho khách của họ.

Với sự tiếp tục quốc tế hóa của thế giới hiện đại, phong tục cưới bắt nguồn từ một phần của thế giới đang vượt qua biên giới các quốc gia và đã được kết hợp với các nghi lễ kết hôn ở các quốc gia khác.


Câu 41:

Biết rằng đường thẳng y=xm cắt đồ thị hàm số y=x33x2 tại ba điểm phân biệt sao cho có một giao điểm cách đều hai giao điểm còn lại. Khi đó  thuộc khoảng nào dưới đây ?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

+) Xét phương trình hoành độ giao điểm.

+) Hai đồ thị hàm số cắt nhau tại 3 điểm phân biệt sao cho một giao điểm cách đều hai giao điểm còn lại suy ra phương trình hoành độ giao điểm có 3 nghiệm phân biệt lập thành một cấp số cộng.

+) Gọi 3 nghiệm của phương trình là ad;a;a+d(d0), sử dụng định lí Vi-et của phương trình bậc ba.

Giải chi tiết:

Xét phương trình hoành độ giao điểm x33x2=xmx33x2x+m=0 ()

Hai đồ thị hàm số cắt nhau tại 3 điểm phân biệt sao cho một giao điểm cách đều hai giao điểm còn lại pt() có 3 nghiệm phân biệt lập thành một cấp số cộng.

Gọi 3 nghiệm của phương trình (*) theo thứ tự của 1 CSC là ad;a;a+dd0.

Theo định lí Vi-et ta có ad+a+a+d=ba=3ba=33a=3a=1 

pt() có 1 nghiệm x=11−3−1+m=0m=3

Khi đó phương trình  (*) có dạng x33x2x+3=0x=1x=1       (tm)x=3 

Vậy m=3(2;4).

Chọn A.


Câu 42:

Tập hợp tất cả các điểm biểu điển các số phức z thỏa mãn |(1+i)z5+i|=2 là một đường tròn tâm I và bán kinh R lần lượt là:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

+) Gọi số phức z=x+yi.

+) Modun của số phức z=x+yi |z|=x2+y2.

+) Phương trình đường tròn tâm I(a;b), bán kính R có dạng: (xa)2+(yb)2=R2.

Giải chi tiết:

Gọi số phức z=x+yi.

1+iz5+i=21+ix+yi5+i=2xy5+x+y+1i=2xy52+x+y+12=4xy210xy+25+x+y2+2x+y+1=42x2+2y28x+12y+22=0x2+y24x+6y+11=0x22+y+32=2. 

Vậy đường tròn biểu diễn số phức z thỏa mãn điều kiện bài toán có tâm I(2;3),R=2.

Chọn A.


Câu 44:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S):(x+3)2+y2+(z2)2=m2+4. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để mặt cầu (S) tiếp xúc với (Oyz).

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Mặt cầu (S) tâm I, bán kính R tiếp xúc với mặt phẳng (P) khi và chỉ khi d(I;(P))=R.

Giải chi tiết:

Mặt cầu (S):(x+3)2+y2+(z2)2=m2+4 có tâm I(3;0;2), bán kính R=m2+4 

Mặt cầu (S) tiếp xúc với (Oyz)

d(I;(Oyz))=R3=m2+4m2+4=9m2=5m=±5.

Chọn: D


Câu 45:

Cho hàm số y=f(x) là hàm lẻ và liên tục trên [4;4] biết 20f(x)dx=2 12f(2x)dx=4. Tinh I=04f(x)dx

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng phương pháp đổi biến và áp dụng công thức abf(x)dx+bcf(x)dx=acf(x)dx.

Giải chi tiết:

Xét tích phân: 20f(x)dx

Đặt x=tdx=dt. Đổi cận x=2t=2x=0t=0

20f(x)dx=20f(t)dt=02f(t)dt=02f(x)dx=2

Xét tích phân: 12f(2x)dx=4

Đặt 2x=t2dx=dt. Đổi cận x=1t=2x=2t=4

12f(2x)dx=4=1224f(t)dt=424f(x)dx=824f(x)dx=824fxdx=8

04f(x)dx=02f(x)dx+24f(x)dx=28=6

Chọn B.


Câu 46:

Có 10 vị nguyên thủ Quốc gia được xếp ngồi vào một đãy ghế đài (Trong đó có ông Trum và ông Kim). Có bao nhiêu cách xếp sao cho hai vị ngày ngồi cạnh nhau?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Coi hai ông Trum và Kim là một người thì bài toán trở thành xếp 9 người vào dãy ghế.

- Lại có 2 cách đổi chỗ hai ông Trum và Kim nên từ đó suy ra đáp số.

Giải chi tiết:

Kí hiệu 10 vị nguyên thủ là a, b, c, d, e, f, g, h, i, k.

Và hai ông Trum, Kim lần lượt là a, b.

Nếu ông Trum ngồi lên bên trái ông Kim, tương đương xếp ab¯,c,d,e,f,g,h,i,k vào 9 vị trí. Ta có A99 cách.

Vậy tổng hợp lại, có A99+A99=2.9! cách.

Chọn A


Câu 47:

Có 10 thẻ được đánh số 1, 2, …, 10. Bốc ngẫu nhiên 2 thẻ. Tính xác suất để tích 2 số ghi trên 2 thẻ bốc được là một số chẵn.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào các quy tắc tính xác suất cơ bản

Giải chi tiết:

Chọn ngẫu nhiên 2 thẻ trong 10 thẻ có C102 cách n(Ω)=45.

Gọi X là biến cố tích 2 số ghi trên 2 thẻ bốc được là một số chẵn

Gọi x, y là số được đánh trên 2 thẻ bốc được, khi đó

x, y có 1 số chẵn, 1 số lẻ  5.5=25 cách chọn. x, y có 2 số chẵn  C52=10 cách chọn.

Suy ra số kết quả thuận Iợi cho biến cố X n(X)=25+10=35.

Vậy P=n(X)n(Ω)=3545=79.

Chọn A.


Câu 48:

Cho a > 0 , b > 0 thỏa mãn a2+4b2=5ab. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Cộng cả hai vế của đẳng thức bài cho với 4ab và lấy logarit cơ số 10 hai vế.

Giải chi tiết:

Ta có: a2+4b2=5aba2+4ab+4b2=9ab(a+2b)2=9ab.

Logarit cơ số 10 hai vế ta được:

log(a+2b)2=log(9ab)2log(a+2b)=log9+loga+logb2log(a+2b)=2log3+loga+logb2(log(a+2b)log3)=loga+logbloga+2b3=loga+logb2

Chọn C.


Câu 49:

Hai người A và B làm xong công việc trong 72 giờ; còn người A và C làm xong công việc đó trong 63 giờ; người B và C làm xong công việc đó trong 56 giờ. Hỏi nếu cả ba người cùng làm công việc đó thì sau bao lâu xong công việc?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Gọi thời gian người A, người B, người C làm một mình xong công việc lần lượt là x,y,z (giờ), (x,y,z>0).

Dựa vào giả thiết của bài toán, lập hệ phương trình.

Giải hệ phương trình tìm các ẩn đã gọi.

Tính khối lượng công việc cả ba người cùng làm được trong một giờ rồi suy ra thời gian cả ba người cùng làm xong công việc.

Giải chi tiết:

Gọi thời gian người A, người B, người C làm một mình xong công việc lần lượt là x,y,z (giờ), (x,y,z>0).

 Mỗi giờ, người A, người B, người C làm được công việc là: 1x;1y;1z (công việc).

Theo đề bài ta có: Hai người A và B làm xong công việc trong 72 giờ; còn người A và C làm xong công việc đó trong 63 giờ; người B và C làm xong công việc đó trong 56 giờ

Hệ phương trình: 1x+1y=1721x+1z=1631y+1z=1561x=11681y=11261z=5504x=168(tm)y=126(tm)z=5045=100,8(tm)
Trong một giờ, cả ba người cùng làm được công việc là: 1168+1126+5504=142 công việc.

Vậy cả ba người cùng làm công việc thi làm xong trong 42 giờ.

Chọn B.


Câu 50:

Một ca nô chạy xuôi dòng sông từ A đến B rồi chạy ngược dòng từ B về A hết tất cả 7 giờ 30 phút. Tính vận tốc thực của ca nô biết quãng đường sông AB dài 54km và vận tốc dòng nước là 3km/h

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình:

+) Chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn

+) Biểu thị các đại lượng chưa biết qua ẩn và các đại lượng đã biết.

+) Lập phương trình-giải phương trình.

+) Chọn kết quả và trả lời.

Giải chi tiết:

Đổi 7 giờ 30 phút =152 (h)

Gọi vận tốc thực của ca nô là x( km/h),x>3.

Vận tốc của ca nô khi xuôi dòng sông từ A đến B là: x+3( km/h)

Vận tốc của ca nô khi ngược dòng sông từ B về A là: x3( km/h)

Thời gian của ca nô khi xuôi dòng sông từ A đến B là: 54x+3 (h)

Thời gian của ca nô khi ngược dòng sông từ B về A là: 54x3( h)

Do ca nô chạy xuôi dòng sông từ A đến B rồi chạy ngược dòng từ  về  hết tất cả 7 giờ 30 phút nên ta có phương trình: 54x+3+54x3=152.

Ta có:

54x+3+54x3=15254x3+x+3x29=1522xx29=53672x=5x2455x272x45=05x275x+3x45=05x(x15)+3(x15)=0(x15)(5x+3)=0x=15(tm)x=35(ktm)

Vậy vận tốc thực của ca nô là 15( km/h)

Chọn D.


Câu 51:

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Xác định mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề sau đó xét tính đúng sai của mệnh đề đảo vừa xác định được.

- Mệnh đề đảo của mệnh đề: “Nếu A thì B” là mệnh đề “Nếu B thì A”.

Giải chi tiết:

Đáp án A có mệnh đề đảo là: Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau thì là hình thang cân. Đây là mệnh đề sai.

Đáp án B có mệnh đề đảo là: Hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau. Đây là mệnh đề sai, hai tam giác có các góc bằng nhau chỉ là hai tam giác đồng dạng chưa chắc bằng nhau.

Đáp án C có mệnh đề đảo là: Nếu một tam giác có ít nhất một góc (trong) nhỏ hơn 600 thì tam giác đó không phải tam giác đều. Đây là mệnh đề đúng, vì tam giác đều có ba góc bằng 600.

Đáp án D có mệnh đề đảo là: Nếu a,b là hai số tự nhiên có tổng chia hết cho 11 thì mỗi số tự nhiên a,b chia hết cho 11. Đây là mệnh đề sai, ví dụ 1+1011 nhưng 1 và 10 không chia hết cho 11.

Chọn C.


Câu 52:

Một hôm anh Quang mang quyển Album ra giới thiệu với mọi người. Cường chỉ vào người đàn ông trong ảnh và hỏi anh Quang: Người đàn ông này có quan hệ thế nào với anh? Anh Quang bèn trả lời:

Bà nội của chị gái vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ tôi.

Bạn cho biết anh Quang và người đàn ông trong ảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng các mối quan hệ trong gia đình.

Giải chi tiết:

Ta có : Bà nội của chị gái vợ anh ấy cũng chính là bà nội của vợ anh ấy.

Bà nội của vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ anh Quang.

 Vợ anh ấy và vợ anh Quang là chị em con dì con bác (bá).

Do vậy anh Quang và người đàn ông ấy là 2 anh em rể họ.

Chọn C.


Câu 53:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56

Một nhóm gồm 8 phụ nữ đi cắm trại gồm 2 người đã có chồng là V và X và 6 cô gái là K, L, M, O, P, T. Họ ở trong 3 lều 1, 2 và 3 với các thông tin sau đây:

Mỗi lều không chứa nhiều hơn 3 người và V ở lều thứ nhất.

V không ở cùng lều với O, con gái cô ấy.

X không ở cùng lều với P, con gái cô ấy.

K, L và M là những người bạn thân, và họ sẽ ở cùng một lều.

Nếu hai người phụ nữ đã có chồng ở cùng lều thì hai cô gái nào sau đây sẽ ở cùng lều?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Suy luận đơn giản sử dụng các điều kiện về V và X.

Giải chi tiết:

V và X ở cùng lều nên O và P chắc chắn sẽ không ở lều này.

Mà K, L, M chắc chắn ở cùng nên O và P cũng không thể ở lều có 3 người này.

Vậy O và P chắc chắn ở cùng lều với nhau.

Chọn D.


Câu 54:

Nếu X ở lều 2 thì người nào sẽ ở cùng lều với V?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Suy luận dựa vào các giả thiết liên quan đến X và V.

Giải chi tiết:

Nếu X ở lều thứ 2 thì P không thể ở lều 2.

Mà K, L, M phải ở cùng nhau nên chỉ có thể ở lều 3.

Do đó P không thể ở lều 3 (vì có tối đa 3 người).

Vậy P phải ở lều 1 cùng V.

Chọn D.


Câu 55:

Người nào sau đây có thể ở lều thứ nhất?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Suy luận sử dụng dữ kiện bài cho

Giải chi tiết:

K, L, M phải ở cùng nhau nên không thể ở cùng lều thứ nhất với V được.

O không ở cùng V nên trong các đáp án đưa ra thì X có thể cùng lều một với V.

Chọn C.


Câu 56:

Nếu K ở lều thứ hai thì khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Xét tính đúng sai của từng đáp án, sử dụng các dữ kiện bài cho liên quan đến Hạnh, Đức.

Giải chi tiết:

Đáp án A: sai vì M phải ở cùng lều với K (lều hai)

Đáp án B: đúng vì O không ở cùng V (lều một) và cũng không ở lều hai (có K, L, M) nên O phải ở lều ba.

Đáp án C: sai vì lều hai đã có đủ K, L, M.

Đáp án D: sai vì T có thể ở lều một hoặc lều ba, chưa chắc chắn là sẽ chỉ ở lều một.

Chọn B.


Câu 57:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60:

Một nhóm năm học sinh M, N, P, Q, R xếp thành một hàng dọc trước một quầy nước giải khát. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được từ các học sinh trên:

    M, P, R là nam; N, Q là nữ;

    M đứng trước Q;

    N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai;

    Học sinh đứng sau cùng là nam.

Thứ tự (từ đầu đến cuối) xếp hàng của các học sinh phù hợp với các thông tin được ghi nhận là:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng phương pháp loại đáp án, đối chiếu các đáp án với điều kiện bài cho.

Giải chi tiết:

Vì N đứng nhất hoặc hai nên C loại vì ở C thì N thứ tư.

Vì HS cuối cùng là nam nên D loại vì ở D thì học sinh cuối cùng là Q nữ.

Còn đáp án A và B thì ta chọn B để cho chắc chắn với điều kiện “M đứng trước Q” (hiểu là M ngay trước Q).

Chọn B.


Câu 58:

Nếu P đứng ở vị trí thứ hai thì khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sắp xếp thứ tự dựa vào các điều kiện bài cho.

Giải chi tiết:

Nếu P thứ hai thì N phải thứ nhất.

Do đó N ngay trước R là sai vì N ngay trước P.

Chọn B.


Câu 59:

Hai vị trí nào sau đây phải là hai học sinh khác giới tính (nam-nữ)?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Loại đáp án bằng cách tìm các cách sắp xếp phù hợp với điều kiện bài cho.

Giải chi tiết:

Cách sắp xếp N, P, M, Q, R thỏa mãn bài toán nhưng vị trí thứ hai và ba đều là nam nên loại A, vị trí thứ hai và năm đều là nam nên loại B, vị trí thứ ba và năm đều là nam nên loại D.

Chọn C


Câu 60:

Nếu học sinh đứng thứ tư là nam thì câu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Loại đáp án dựa vào các điều kiện bài cho.

Giải chi tiết:

Nếu HS thứ tư là nam thì bạn thứ tư và năm cùng là nam nên chỉ có thể là P và R vì M đứng trước Q nên M không thể thứ tư hay năm được.

Mà N thứ nhất hoặc thứ hai và M đứng ngay trước Q nên N phải thứ nhất và M, Q theo thứ tự là thứ hai và thứ ba.

Do đó,

Đáp án A đúng vì N đứng đầu.

Đáp án B đúng vì N đứng đầu

Đáp án C đúng vì M đứng thứ hai.

Đáp án D sai vì P có thể đứng thứ tư hoặc thứ năm.

Chọn D.


Câu 61:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 61 và 62

Thời gian để phân hủy một số chất rác thải ở biển

Media VietJack

Thời gian phân hủy của lon nhôm gấp mấy lần thời gian phân hủy của cốc nhựa?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Quan sát đọc dữ liệu biểu đồ:

+ Thời gian phân hủy của cốc nhựa là: 50 năm.

+ Thời gian phân hủy của lon nhôm là: 200 năm.

Từ đó tính số lần thời gian phân hủy của lon nhôm gấp thời gian phân hủy của cốc nhựa.

Giải chi tiết:

+ Thời gian phân hủy của cốc nhựa là: 50 năm.

+ Thời gian phân hủy của lon nhôm là: 200 năm.

Như vậy, thời gian phân hủy của lon nhôm gấp thời gian phân hủy của cốc nhựa số lần là:

200:50=4 (lần)

Chọn B.


Câu 62:

Thời gian phân hủy của chai nhựa là bao nhiêu năm?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Quan sát biểu đồ, đọc dữ liệu đúng với thời gian phân hủy của chai nhựa.

Giải chi tiết:

Quan sát biểu đồ ta thấy: thời gian phân hủy của chai nhựa là 450 năm.

Chọn C.


Câu 63:

Tính tới năm 2015, trên thế giới có đến 6,3 tỉ tấn chất thải plastic đã được tạo ra. Trong số đó có bao nhiêu tỉ tấn chất thải plastic được tái chế?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh, lấy thông tin.

Từ đó tính khối lượng chất thải plastic được tái chế.

Sử dụng công thức tìm a% của một số B.Ta tính theo công thức: B×a:100.

Giải chi tiết:

Quan sát dữ liệu đã cho trong hình ảnh ta thấy:

Tính tới năm 2015, trên thế giới có đến 6,3 tỉ tấn chất thải plastic đã được tạo ra.

Trong số đó chỉ có 9% phần trăm được tái chế, 12% được đốt và 79% tích tụ tại các bãi chôn lấp rác thải.

Như vậy khối lượng chất thải plastic được tái chế trong 6,3 tỉ tấn rác thải nói trên là: 6,3.9:100=0,567 tỉ tấn.

Chọn A.


Câu 64:

Nếu mỗi năm trên thế giới có trung bình 6,3 tỉ tấn chất thải plastic được tạo ra thì có bao tấn tích tụ tại các bãi chôn lấp rác thải?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Theo số liệu đã cho cứ 6,3 tỉ tấn chất thải plastic được tạo ra thì có 79% tích tụ tại các bãi chôn lấp rác thải.

Từ đó tính được lượng rác thải nhựa tích tụ tại các bãi chôn lấp rác thải.

Sử dụng công thức tìm a% của một số B. Ta tính theo công thức: B×a:100.

Giải chi tiết:

Theo số liệu đã cho cứ 6,3 tỉ tấn chất thải plastic được tạo ra thì có 79% tích tụ tại các bãi chôn lấp rác thải.

 Khối lượng  chất thải plastic trong 6,3 tỉ tấn đó bị tích tụ tại các bài chôn lấp rác thải là: 

6,3.79:100=4,977 (tỉ tấn)

Chọn B.


Câu 65:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi từ 65 đến 68

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp đang là cơn sốt toàn cầu, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, rất nhiều sự kiện quốc tế đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do các quy định hạn chế đi lại và những quan ngại về sự lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Media VietJack

Nhiều sự kiện quốc tế đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do các quy định hạn chế đi lại và những quan ngại về sự lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu sự kiện đã bị hủy hoặc hoãn trong tháng 2 và tháng 3 năm 2020.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Đếm các sự kiện hoãn và hủy trong tháng 2 và tháng 3 năm 2020, dựa vào thông tin đã cho ở trên hình ảnh.

Giải chi tiết:

Quan sát trong bảng trên ta thấy có tất cả 14 sự kiện bị hoãn hoặc hủy.

Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2020 có tất cả 13 sự kiện.

Lưu ý: 

+) Giải marathon Tokyo.

+) Giải marathon nữ Nagoya.

Là hai sự kiện.

Tháng 4 có 1 sự kiện chạy marathon quốc tế Bình Nhưỡng năm 2020.

Chọn A.


Câu 66:

Do ảnh hưởng của dịch CoVid-19, tại Nhật Bản đã có bao nhiêu sự kiện trong tháng 3 bị hoãn lại?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Quan sát số liệu, thông tin trên biểu đồ để xác định xem tại Nhật Bản có bao nhiêu sự kiện trong tháng 3 bị hoãn lại. 

Giải chi tiết:

Theo thông tin đã cho thì tại Nhật Bản không có sự kiện nào bị hoãn lại mà hủy luôn.

Chọn C.


Câu 67:

Trong tháng 3/2020 đã có tất cả bao nhiêu sự kiện bị hủy do CoVid-19 ?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Quan sát kỹ biểu đồ, xem các kí hiệu để trả lời xem tháng 3 có bao nhiêu sự kiện bị hủy do CoVid-19.

Giải chi tiết:

Theo thông tin đã cho:

Các sự kiện trong tháng 3 bị hủy do Covid-19 gồm:

+ Giải marathon Tokyo.

+ Giải marathon nữ Nagoya.

+ Triển lãm ô tô quốc tế Geneva.

+ Triển lãm du lịch quốc tế Berlin (ITB Berlin 2020).

Vậy có tất cả 4 sự kiện.

Chọn C.         

Câu 68:

Hội nghị các nhà lãnh đạo Ngành Hàng Không diễn ra tại đất nước nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh, lấy thông tin.

Giải chi tiết:

Hội nghị các nhà lãnh đạo Ngành Hàng Không diễn ra vào 11-16/2  tại Singapore.

Chọn D.


Câu 69:

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi 69 và 70

Dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Tính đến 9h30 ngày 6/3/2020 (giờ Việt Nam).

87 quốc gia và vùng lãnh thổ có người mắc bệnh.

Media VietJack

Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là bao nhiêu phần trăm? (Tính đến 9h30 ngày 6/3/2020 (giờ Việt

Nam)).

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Tỷ lệ tử vong = số ca tử vong : tổng số ca nhiễm ×100 %.

Giải chi tiết:

Tại Italya có:

+) Số ca nhiễm: 3858 ca.

+) Số ca tử vong: 148 ca.

Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là:  148:3858×100%≈3,84%

Chọn C.


Câu 70:

Tính đến 9h30 ngày 6/3/2020 (giờ Việt Nam), quốc gia nào ngoài Trung Quốc có số ca nhiễm CoVid-19 cao nhất?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Quan sát, đọc số liệu,  liệt kê số các ca nhiễm bệnh của các quốc gia ở các đáp án rồi chọn đáp án đúng.

Giải chi tiết:

Dựa vào bảng số liệu ta có:

+) Italy có 3858 ca nhiễm.

+) Hàn Quốc có 6284 ca nhiễm.

+) Iran có 3513 ca nhiễm.

+) Mỹ có 210 ca nhiễm.

Như vậy, ngoài Trung Quốc thì Hàn Quốc có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất.

Chọn B.


Câu 71:

Nguyên tố X có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p3. Kết luận không đúng là:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Từ cấu hình electron, xác định nguyên tố X.

- Xét từng đáp án và chọn đáp án không đúng.

Giải chi tiết:

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3

→ ZX = 15 → X là photpho (P).

A đúng, vì ZX = 15 nên X có số thứ tự 15 trong BTH.

B đúng, số lớp e = số thứ tự chu kì, X có 3 lớp e nên thuộc chu kì 3 trong BTH.

C sai, số e ngoài cùng của X là 5 (3s23p3) không phải bằng 3.

D đúng, số e ngoài cùng của X là 5 nên có xu hướng nhận thêm 3e để đạt cấu hình 8e lớp ngoài cùng bền vững giống khí hiếm.

Chọn C.


Câu 72:

Cho cân bằng hóa học sau:

2NO2(khí màu nâu) N2O4(khí không màu) (∆H < 0).

Cho khí NO2 vào một ống nghiệm đậy nắp kín ở 300C. Đợi một thời gian để các khí trong ống đạt trạng thái cân bằng. Sau đó, đem ngâm ống nghiệm này trong chậu nước đá 00C, thì sẽ có hiện tượng gì kể từ lúc đem ngâm nước đá?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Lưu ý: Đối với nhiệt độ ghi nhớ câu "tăng - thu; giảm - tỏa" tức là:

+ Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (∆H>0)

+ Khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (∆H<0)

Giải chi tiết:

Khi giảm nhiệt độ (từ 300C xuống 00C) cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Từ khí NO2 màu nâu chuyển thành N2O4 không màu do vậy màu nâu trong ống nhạt dần.

Chọn B.


Câu 73:

Metyl salixylat là hợp chất được dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau. Oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam metyl salixylat rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình H2SO4 đặc (1) và bình nước vôi trong (2) thấy bình (1) tăng 3,6 gam, bình (2) tăng 17,6 gam. Biết khi hóa hơi 11,4 gam metyl salixylat thì thu được thể tích đúng bằng thể tích của 2,4 gam khí oxi (đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của metyl salixylat là (cho NTK: H=1; C=12; O=16)

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Khối lượng bình 1 tăng chính là khối lượng của nước, suy ra số mol nước và số mol H

- Khối lượng bình 2 tăng là khối lượng của CO2, suy ra số mol CO2 và số mol C

- Tính tổng khối lượng C và H, so sánh với khối lượng của metyl salixylat, kết luận có O hay không

- Gọi công thức phân tử của metyl salixylat là CxHyOz  Tỉ lệ x : y : z = nC : nH : nO

- Suy ra công thức đơn giản nhất 

- Tính số mol O2. Vì thể tích của metyl salixylat bằng thể tích của oxi nên số mol của chúng bằng nhau

→ Phân tử khối của metyl salixylat

- Kết luận công thức phân tử

Giải chi tiết:

Ta có: mbình 1 tang =mnuoc mH2O=3,6(gam)nH2O=3,618=0,2( mol)

nH=2nH2O=2.0,2=0,4( mol)mH=1.0,4=0,4(gam)

Ta có: mbình 2 tang =mCO2 mCO2=17,6(gam)nCO2=17,644=0,4( mol)

nC=nCO2=0,4( mol)mC=12.0,4=4,8(gam)

mC+mH=4,8+0,4=5,2<mmetyl salixylat  trong metyl salixylat có O

mO=mmetylsalixylat mCmH=7,64,80,4=2,4(gam)nO=2,416=0,15

Gọi công thức phân tử của metyl salixylat là CxHyOz

x:y:z=nC:nH:nO=0,4:0,4:0,15=8:8:3

Vậy công thức đợn giản nhất của metyl salixylat là C8H8O3.

Ta có: nO2=2,432=0,075( mol)

Vì thể tích của metyl salixylat bằng thể tích oxi nên nmetylsalixylat =nO2=0,075( mol)

Mmetylsalixylat =11,40,075=152(8.12+8.1+3.16)n=152n=1

Vậy công thức phân tử của metyl salixylat là C8H8O3.

Chọn A


Câu 74:

Cho các phát biểu sau:

(1) Peptit Gly-Ala tác dụng với Cu(OH) 2 tạo hợp chất màu tím.

(2) Dung dịch metylamin, anilin làm quỳ tím sang xanh.

(3) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit Gly và Ala.

(4) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.

 (5) Tripeptit Gly-Gly-Ala có phân tử khối là 203.

(6) Polime được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là poli(metyl metacrylat).

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Lý thuyết về amin, amino axit, peptit, polime.

Giải chi tiết:

(1) sai, vì đipeptit không có phản ứng màu biure.

(2) sai, dung dịch metylamin làm quỳ tím hóa xanh, anilin thì không (có tính bazơ nhưng rất yếu

(3) đúng, đó là các đipeptit: Ala-Gly; Gly-Ala; Gly-Gly; Ala-Ala.

(4) sai, anilin không phản ứng với kiềm nên không tan trong NaOH.

(5) đúng, MGly-Gly-Ala = 75.2 + 89 - 18.2 = 203 đvC.

(6) đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Chọn D.


Câu 75:

Kim loại làm catốt của tế bào quang điện có công thoát A = 3,45 eV. Khi chiếu vào 4 bức xạ điện từ có λ1=0,25μm;λ2=0,4μm;λ3=0,56μm;λ4=0,2μm thì bức xạ nào xảy ra hiện tượng quang điện

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện: λλ0 

Giới hạn quang điện: λ0=hcA

Giải chi tiết:

Giới hạn quang điện của kim loại làm catot:

λ0=hcA=6,625.1034.3.1083,45.1,6.1019=0,36μm

Để xảy ra hiện tượng quang điện thì: λλ0

Vậy các bức xạ gây ra hiện tượng quang điện là: λ1;λ4

Chọn B.


Câu 76:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng của cuộn cảm bằng 3 lần dung kháng của tụ điện. Tại thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở và điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện có giá trị tương ứng là 60V và 20V . Khi đó điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

+ Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch: u=uR+uL+uC

+uL uC ngược pha nên uL=uC

 

Giải chi tiết:

Ta có: ZL=3ZCuL=3uC

Tại thời điểm t:

uR=60 VuC=20 VuL=3uC=60 Vu=uR+uL+uC=60+20+(60)=20 V

Chọn A.


Câu 77:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng k =100 N/ m và vật có khối lượng m = 250g. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo giãn 7,5cm rồi thả nhẹ. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên trên, chọn gốc thời gian lúc bắt đầu thả vật. Lấy g =10 m/s2. Vật dao động điều hoà và có phương trình là:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Tần số góc: ω=km

Độ giãn của lò xo tại VTCB: Δl=mgk

Từ dữ kiện kéo vật đến vị trí lò xo giãn 7,5 cm rồi thả nhẹ suy ra

Giải chi tiết:

Tần số góc: ω=km=1000,25=20rad/s

Tại VTCB lò xo giãn đoạn: Δl=mgk=0,25.10100=2,5 cm

Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo giãn 7,5cm rồi thả nhẹ. Suy ra biên độ dao động là: A=7,5Δl=7,52,5=5 cm

Gốc tọ̣ độ tại VTCB, chiều dương hướng lên trên nên vị trí thả vật ứng với biên âm.

Gốc thời gian là lúc bắt đầu thả vật nên pha ban đầu của dao động là: φ=π(rad)

Phương trình dao động của vật là: x=5.cos(20tπ)cm

Chọn D.


Câu 78:

Cho mạch điện như hình vẽ, ống dây dài l=25cm x =3V; R= r = 3W (Bỏ qua điện trở của cuộn dây) chạy qua đặt trong không khí. Cảm ứng từ bên trong ống dây là 6,28.10-3T . Số vòng dây được quấn trên ống dây là

Media VietJack
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện qua ống dây: I=ER+r

Cảm ứng từ trong lòng ống dây: B=4π.107NlI

Giải chi tiết:

Cường độ dòng điện qua ống dây là: I=ξR+r=33+3=0,5(A)

Cảm ứng từ trong lòng ống dây là:

$B=4π.107Nl.I6,28.103=4π.107N0,25.0,5=>N=2498,732500( vong )$

Chọn B.


Câu 79:

Đặc điểm hệ tiêu hóa của thỏ và ngựa là
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Thỏ và ngựa đều là động vật ăn thực vật nhưng không nhai lại nên có dạ dày đơn và manh tràng rất phát triển để tiêu hóa tốt.

Chọn B


Câu 80:

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở thực vật là:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp ở thực vật là ti thể.

Chọn B

Câu 81:

Ở một loài động vật, locus gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về một locus này quy định kiểu hình khác nhau; locus gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai locus gen này nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về cả 2 giới ở 2 locus trên là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính số kiểu gen nằm trên NST giới tính X ở vùng không tương đồng

+ giới XX : n(n+1)2 kiểu gen hay Cn2+n

+ giới XY : n kiểu gen

Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó

Giải chi tiết:

- Màu sắc lông có 2alen

- Màu mắt có 2 alen

Tính trạng màu sắc lông: các kiểu gen khác nhau về locus gen này có kiểu hình khác nhau hay kiểu gen dị hợp cho 1 kiểu hình khác

Hai locus gen này nằm trên vùng không tương đồng của NST X

- Số kiểu gen:

+ Ở giới cái : m.n(m.n+1)2=2×2(2×2+1)2=10KG 

+ Ở giới đực: m.n=2×2=4

→ có 14 kiểu gen

- Số kiểu hình

+ giới cái: 2 ×3 =6

+ giới đực: 4

Số kiểu hình trong quần thể ( tính cả 2 giới) là 10

Chọn D.


Câu 82:

Lai tế bào sinh dưỡng của hai loài, tế bào I có kiểu gen AaBb, tế bào II có kiểu gen Ddee tạo ra tế bào lai. Nuôi tế bào lai trong môi trường đặc biệt, thu được cây lai. Cây lai này tự thụ phấn có thể tạo ra bao nhiêu dòng thuần về tất cả các gen?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Lai sinh dưỡng tế bào của 2 loài sẽ tạo ra tế bào lai mang 2 bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài.

Số dòng thuần tối đa từ sự tự thụ của cơ thể có kiểu gen chứa n cặp gen dị hợp là: 2n

Giải chi tiết:

Tế bào lai có kiểu gen AaBbDdee

Có 3 cặp gen dị hợp → số dòng thuần là 23 = 8 dòng

Chọn B


Câu 83:

Hai tỉnh nào sau đây nằm ở điểm đầu và điểm cuối của đường bờ biển nước ta?


Câu 84:

Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào


Câu 85:

Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất là do


Câu 86:

Dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản chỉ còn 117,0 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số Nhật Bản ngày càng giảm sút là


Câu 87:

Hai xu hướng trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác nhau

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Phân tích các phương án.

Giải chi tiết:

A chọn vì hai xu hướng trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về phương pháp đấu tranh. Trong đó, Phan Bội Châu chủ trương bạo động còn Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành cải cách.

B loại vì cả hai xu hướng đều đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

C loại vì lãnh đạo đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ.

D loại vì lực lượng tham gia đều là quần chúng nhân dân.

Chọn A.


Câu 88:

Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 12, trang 56.

Giải chi tiết:

Hai sự kiện xảy ra đồng thời trong một năm và có nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật là năm 1956, Nhật bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

Chọn D

Câu 89:

Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 12, trang 56.

Giải chi tiết:

Hai sự kiện xảy ra đồng thời trong một năm và có nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật là năm 1956, Nhật bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

Chọn D

Câu 90:

Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 1931 vì đã

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ.

Giải chi tiết:

A loại vì chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh chỉ được thành lập ở một số địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

B loại vì chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh chỉ được thành lập ở một số địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh nên không khẳng định quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn cả nước.

C loại vì chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh chỉ được thành lập ở một số địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh sau khi đã đánh đổ, là tê liệt hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến ở nhiều thôn, xã thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh.

D chọn vì chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân. Điều này được thể hiện ngay trong các việc làm sau khi thành lập của chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh như: quần chúng được tự do hội họp, thành lập các đội tự vệ và tòa án nhân dân, chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế như thuế thân, thuế chợ, thuế muối,….

Chọn D


Câu 91:

Sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) so với Luận cương chính trị (10/1930) là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930) để đánh giá.

Giải chi tiết:

A loại vì cả Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) đều xác định công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng.

B loại vì đây không phải là nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

C chọn vì đây là sự sáng tạo, đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) so với Luận cương chính trị (10/1930).

D loại vì đây là điểm chung của Cương lĩnh và Luận cương.

Chọn C.


Câu 92:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93

    Đất đèn là một hóa chất có rất nhiều công dụng. Nó được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân như giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và nhất là làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa chất. Cuối thế kỷ XIX, đất đèn (có thành phần chính là CaC2) mới chỉ được sản xuất ở 12 nước trên thế giới. Trong thời gian này, đất đèn chủ yếu dùng để thắp sáng, cho đến năm 1911 vẫn còn tới 965 thành phố sử dụng đất đèn để thắp sáng đường phố ban đêm.

    Khí axetilen sinh ra khi cho đất đèn tác dụng với nước được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi - axetilen để hàn cắt kim loại do nhiệt độ ngọn lửa có thể lên tới 30000C. Việc hàn, cắt kim loại bằng đèn oxi - axetilen được dùng khi đóng mới hoặc sửa chữa các con tàu sông, biển hay xây dựng, sửa chữa các cây cầu, các công trình xây dựng.

    Bằng phương pháp thủy phân một loại đất đèn người ta thu được khí C2H2 và khí có mùi khó chịu PH3 (được sinh ra bởi sự thủy phân của Ca3P2 có lẫn trong đất đèn).

Đất đèn được sản xuất ở quy mô công nghiệp trong các lò hồ quang điện với nhiệt độ 20000C với nguyên liệu là vôi sống và than cốc. Phương trình hóa học của phản ứng là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào dữ kiện đề bài Phương trình hóa học của phản ứng.

Giải chi tiết:

Đất đèn được sản xuất từ vôi sống (CaO) và than cốc (C) trong các lò hồ quang điện với nhiệt độ 2000oC.

PTHH: CaO+3CtoCaC2+CO

Chọn C.


Câu 93:

Phân tích hỗn hợp khí thu được khi thủy phân 3 gam đất đèn người ta xác định được trong đó có 0,112 dm3 khí PH3 (đktc). Cho H = 1; C = 12; O = 16; P = 31. Phần trăm khối lượng tạp chất Ca3P2 có trong 3 kg đất đèn là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

PTHH: Ca3P2+6H2O3Ca(OH)2+2PH3

Dưa vào PTHHnCa3P2mCa3P2%mCa3P2=mCa3P2mdat.den .100%

Giải chi tiết:

VPH3=0,112(l)nPH3=5.103(mol)PTHH: Ca3P2+6H2O3CaOH2+2PH3Theo PTHH nCa3P2=nPH32=2,5.103( mol)mCa3P2=0,455(g)

Vậy phần trăm khối lượng tạp chất Ca3P2 có trong 3 gam đất đèn là

%mCa3P2=0,455.100%3=15,17%

Chọn A.


Câu 94:

Cho m gam đất đèn chứa 80% CaC2 tác dụng với nước thu được 17,92 lít axetilen (đktc). Cho H = 1; C =12; O = 16; Ca = 40. Giá trị của m là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

PTHH: CaC2+2H2OCa(OH)2+C2H2

Dưa vào PTHHnCa3P2mCaC2=>mdat.den=mCaC2.100%80%

Giải chi tiết:

nC2H2=17,9222,4=0,8(mol)PTHH:CaC2+2H2OCa(OH)2+C2H2

Theo PTHH nCaC2=nC2H2=0,8( mol)mCaC2=51,2(g)

Vậy khối lượng của đất đèn là m=51,2.100%80%=64(g)

Chọn D.


Câu 95:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

    Chanh là một loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh (Citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới - chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm (các múi của chanh) và vỏ cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh.

Media VietJack

    Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol/lít) axit xitric (citric acid), điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Axit xitric có công thức cấu tạo là:

Media VietJack

Công thức phân tử của axit xitric là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- CTTQ: CnH2n+2-2kOm (với k = π + vòng, được gọi là độ bất bão hòa).

- Từ CTCT thu gọn ta đếm số nguyên tử C, O giá trị của n, m.

- Xác định số liên kết π và số vòng giá trị của k.

- Thay n, m, k vào CTTQ thu được CTPT.

Giải chi tiết:

Media VietJack

- CTTQ: CnH2n+2-2kOm (với k = π + vòng, được gọi là độ bất bão hòa).

- Từ CTCT ta đếm được trong phân tử của axit xitric có chứa 6 nguyên tử C, 7 nguyên tử O n= 6; m = 7.

- Mặt khác phân tử chất này có chứa 3 π và 0 vòng k = 3.

Vậy CTPT của axit xitric là C6H8O7.

Chọn C.


Câu 96:

Tác dụng nào sau đây không phải là của chanh?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tác dụng không phải của chanh là: chữa bệnh đau dạ dày.

Giải thích: Đau dạ dày ở người là do thừa axit. Mà trong chanh có chứa axit nên nếu dùng sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Chọn D.


Câu 97:

Cho Na dư vào 144 gam dung dịch axit xitric x% thu được 87,36 lít khí (đktc). Cho NTK: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23. Giá trị của x là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

- Tính khối lượng axit xitric và nước trong dung dịch (theo x) số mol axit xitric và nước (theo x).

- Các phản ứng hóa học xảy ra:

C3H4(COOH)3OH + 4Na → C3H4(COONa)3ONa + 2H2 ↑

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2 ↑

- Từ số mol H2 lập phương trình ẩn x giải phương trình tìm được giá trị của x.

Giải chi tiết:

Theo đề bài: nH2=87,3622,4=3,9mol 

Ta có:

maxit xitric = 144.x% = 1,44x (gam) naxit xitric1,44x192 = 0,0075x (mol)

mnước = 144 - 1,44x (gam) nnước1441,44x18 = 8 - 0,08x (mol)

PTHH:      C3H4(COOH)3OH + 4Na → C3H4(COONa)3ONa + 2H2 ↑

(mol)               0,0075x  →                                                        0,015x

                 2H2O      +      2Na → 2NaOH     +    H2 ↑

(mol)       (8-0,08x) →                                      (4-0,04x)

Ta có: nH2=0,015x+40,04x=3,9=>x=4.

Vậy nồng độ dung dịch axit xitric đã dùng là 4%.

Chọn A.


Câu 98:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99

    Phản ứng phân hạch được xem là phát minh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn lao nhất trong lịch sử phát triển khoa học và công nghệ hạt nhân nhân loại thế kỉ 20. Ngày nay, năng lượng hạt nhân là một khái niệm không còn quá xa lạ với mỗi người. Nó có ứng dụng đa dạng, từ sản xuất năng lượng, chế tạo vũ khí thậm chí là phục vụ cho các nghiên cứu khoa học khác. Đây được dự đoán là một nguồn năng lượng hiệu suất cao của tương lai nhằm thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch giúp hạn chế lượng khí thải nhà kính, giảm lượng khói bụi,...

    Tuy nhiên, năng lượng của phản ứng phân hạch cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Bằng chứng là trên thế giới đã xảy ra các vụ tai nạn hạt nhân thảm khốc với hệ luỵ gây hậu quả hạt nhân nghiêm trọng cho con người ở Three Mile Irland (Mỹ), Chernobyl (Ukraine) và Phukushima (Nhật bản). Phản ứng phân hạch còn là “thủ phạm” làm phát nổ khối Uranium và Plutonium trong hai quả bom nguyên tử (còn gọi là bom A), huỷ diệt hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của đất nước Nhật Bản năm 1945. Bên cạnh đó, chất thải phóng xạ của năng lượng hạt nhân từ lâu đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi. Nếu không được bảo quản đúng cách, chất thải từ hoạt động sản xuất điện hạt nhân có thể gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay, đáy biển đang trở thành bãi thải cho các con tàu ngầm hạt nhân và container chứa chất thải hạt nhân. Vì vậy, việc xử lý chất thải triệt để đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu nhằm cứu sống đại dương đang bị ô nhiễm từng ngày.

    Nhưng, mặt khác, cũng phản ứng phân hạch, với vai trò không thể thay thế được trong hơn 440 lò phản ứng ở 30 nước trên thế giới và đóng góp trên 17% tổng điện năng toàn cầu, đang có cống hiến lớn lao cho hạnh phúc và phồn vinh của loài người.

    Phản ứng phân hạch, hay năng lượng hạt nhân nguyên tử nói chung, quả là có cả hai mặt – lợi và hại. Trách nhiệm con người là phải hạn chế mặt tác hại và mở rộng mặt ích lợi của nó.

Phát biểu không đúng về năng lượng hạt nhân:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Khai thác thông tin từ đoạn văn.

Giải chi tiết:

Năng lượng hạt nhân có thể gây ô nhiễm môi trường.

→ Phát biểu không đúng là: Năng lượng hạt nhân không thể gây ô nhiễm môi trường

Chọn D.

Câu 99:

Tàu ngầm hạt nhân là một loại tàu ngầm vận hành nhờ sử dụng năng lượng của phản ứng hạt nhân. Nguyên liệu thường dùng là U235. Mỗi phân hạch của hạt nhân U235 tỏa ra năng lượng trung bình là 200MeV . Hiệu suất của lò phản ứng là 25% . Nếu công suất của lò là 400MW thì khối lượng U235 cần dùng trong một ngày xấp xỉ bằng:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Công thức tính năng lượng: W=P.t

Sử dụng công thức liên hệ giữa số hạt và khối lượng: N=mANA

Hiệu suất: H=PctPtp100

Giải chi tiết:

+ Năng lượng hạt nhân của lò phản ứng cung cấp cho tàu ngầm vận hành trong một ngày: W=P.t=400.106.86400=3,456.1013J

+ Do hiệu suất của lò đạt 25% nên năng lượng của mỗi phân hạch cung cấp là: ΔW=200.0,25=50MeV=8.1012 J

+ Số phân hạch cần xảy ra để có năng lượng W là N=WΔW=4,32.1024

+ Cứ một phân hạch cần 1 hạt U235 -> số hạt U235 dùng trong 1 ngày là: N=4,32.1024 hạt

+ Lại có: N=mA.NAm=N.ANA=4,23.1024.2356,02.10231686,4g=1,69 kg

Chọn C.


Câu 100:

Một tàu phá băng công suất 16MW . Tàu dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân U 235 . Trung bình mỗi phân hạch tỏa ra 200MeV . Nhiên liệu dùng trong lò là U làm giàu đến 12,5% (tính theo khối lượng). Hiệu suất của lò là 30%. Hỏi nếu tàu làm việc liên tục trong 3 tháng thì cần bao nhiêu kg nhiên liệu (coi mỗi ngày làm việc 24 giờ, 1 tháng tính 30 ngày)

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Công thức tính năng lượng: W=P.t

Sử dụng công thức liên hệ giữa số hạt và khối lượng: N=mA.NA 

Hiệu suất: H=PciPtp.100 

Giải chi tiết:

+ Năng lượng tàu sử dụng trong 1 ngày:

W=P.t=16.106.86400=1,3824.1012J 

+ Do hiệu suất của lò là 30% nên năng lượng của mỗi phân hạch cung cấp là:

ΔW=200.0,3=60MeV=9,6.1012J 

+ Số phân hạch cần xảy ra để có năng lượng W là:

N=WΔW=1,44.1023 

+ Cứ một phân hạch cần 1 hạt U235 → số hạt U235 dùng trong 1 ngày là:

NU =N=1,44.1023 hat 

+ Khối lượng U cần dùng trong 1 ngày:

NU=mUA.NAmU=NU.ANA=1,44.1023.2356,02.1023=56,2126g 

+ Nhiên liệu dùng trong lò là U làm giàu đến 12,5% (tính theo khối lượng)

→ Khối lượng nhiên liệu cần dùng trong  1 ngày:

mnl=mU12,5=449,7g

+ Khối lượng nhiên liệu cần dùng trong 3 tháng là:

m=449,7.90=40,47kg 

Chọn A.


Câu 101:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

    Một người dùng bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 lấy điện từ mạng điện sinh hoạt để sạc điện cho Smartphone Iphone 7 Plus. Thông số kỹ thuật của A1385 và pin của Iphone 7 Plus được mô tả bằng bảng sau:

1. USB Power Adapter A1385

    Input: 100V-240V;50 / 60Hz; 0,15A

    Ouput: 5V;1A

2. Pin của Smartphone Iphone 7 Plus

    Dung lượng Pin: 2900 mAh.

    Loại Pin: Pin chuẩn Li-Ion.

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu pin của Iphone này là:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

+ Bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 lấy điện từ mạng điện sinh hoạt để sạc điện cho Smartphone Iphone 7 Plus

+ Output của bộ sạc là: 5V; 1A

Giải chi tiết:

Bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 có: Ouput: 5V; 1A

→ Hiệu điện thế đặt vào hai đầu pin của Iphone này là 5V.

Chọn D.


Câu 102:

Khi sạc pin cho Iphone 7 Plus, người này tắt nguồn để không mất mát dung lượng do máy phải chạy các chương trình. Xem dung lượng được nạp đều và bỏ qua thời gian nhồi pin. Thời gian sạc pin từ 0% đến 100% khoảng:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Điện lượng cần nạp cho pin: q=I.t

Năng lượng cần nạp cho pin: W=qU

Công thức tính công suất: P=U.I

Hiệu suất: H=AciAtp.100 

Thời gian nạp: t=WPci 

Giải chi tiết:

Điện lượng cần nạp cho Pin:

q=I.t=2900mA.h=2,9A.h=10440 A.s 

Năng lượng cần nạp cho Pin:

W=q.U=10440.5=52200 J 

Công suất nạp cho pin:

P=U.I=5.1=5(W)

Vì không có hao phí trong quá trình nạp nên công suất nạp vào:

Pv=P=5(W)

 Thời gian nạp: t=WPv=522005=10440s=2h54ph 

Chọn A.


Câu 103:

Nếu người này không tắt nguồn thì khi sạc pin cho Iphone 7 Plus từ 0% đến 100% tổng dung lượng hao phí và dung lượng mất mát do máy đang chạy các chương trình là 25% . Xem dung lượng được nạp đều và bỏ qua thời gian nhồi pin. Thời gian sạc pin từ 0% đến 100% khoảng:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Điện lượng cần nạp cho pin: q=I.t

Năng lượng cần nạp cho pin: W=qU

Công thức tính công suất: P=U.I

Hiệu suất: H=AciAtp.100 

Thời gian nạp: t=WPci 

Giải chi tiết:

Điện lượng cần nạp cho Pin:

q=I.t=2900mA.h=2,9A.h=10440 A.s 

Năng lượng cần nạp cho Pin:

W=q.U=10440.5=52200 J 

Công suất nạp cho pin:

P=U.I=5.1=5W 

Do có hao phí 25% nên công suất nạp vào chỉ là:

PV=0,75.P=0,75.5=3,75W 

Thời gian nạp: t=WPV=522003,75=13990s=3h52ph 

Chọn C.


Câu 104:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Radhakant Baijpai – Người đàn ông có lông tai dài nhất thế giới

    Sự phát triển tóc trong ống tai thường được quan sát thấy là tăng ở những người đàn ông lớn tuổi. Một số đàn ông, đặc biệt là ở dân số nam Ấn Độ có túm lông ở vành tai phát triển. Chính thức được Guinness công nhận vào năm 2003 là người có lông tai dài nhất thế giới, ông Radhakant Baijpai đã cẩn thận nuôi dưỡng lông tai của mình từ độ dài kỷ lục 13,2cm đến 25cm.

    Sự phát triển quá mức của lông trong hoặc trên tai được biết đến về mặt y học là tật có túm lông ở vành tai. Theo những nghiên cứu, ở người, tật di truyền này là do đột biến gen trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng.

Media VietJack

Tính trạng này di truyền theo quy luật

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Do gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của Y (không có alen tương ứng trên X) nên tật này chỉ có ở giới nam.

Hay tính trạng này di truyền thẳng (con trai sẽ có kiểu hình giống bố).

Chọn D


Câu 105:

Giả sử quần thể người cân bằng di truyền, trong 10000 nam giới Ấn Độ, có 4 người có túm lông ở vành tai. Tần số alen gây ra tật này là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Ta thấy chỉ có giới nam mang gen, tần số alen = tỉ lệ người mang tật này = 4/ 10000 = 4.10-4

Chọn C


Câu 106:

Bằng cách nào có thể giảm số lượng rong biển tối đa

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Khi loại cả ốc nón và cầu gai rong biển sinh trưởng mạnh chứng tỏ cả hai loài đều có ảnh hưởng tới sự phân bố của rong biển.

Khi số lượng ốc nón và cầu gai tăng thì số lượng rong biển sẽ giảm mạnh nhất.

Chọn D


Câu 107:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

W. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển; một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón; vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón, và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón.

Kết quả:

Media VietJack

Nguồn:W.J. Fletcher, interactions among subtidal Australian sea urchins, gastropods, and algae: effect of experimental removals, Ecological Monographs 57:89-109 (1989).

Rong biển phát triển mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Quan sát hình ảnh trên ta thấy:

Khi không có cả ốc nón và cầu gai thì rong biển phát triển rất mạnh.

Chọn D


Câu 108:

Vùng phân bố của rong biển tăng lên khi người ta loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển. Bạn có thể giải thích như thế nào về kết quả thí nghiệm đó?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Khi loại cả ốc nón và cầu gai rong biển sinh trưởng mạnh chứng tỏ cả hai loài đều có ảnh hưởng tới sự phân bố của rong biển. Nếu chỉ loại cầu gai, rong biển sinh trưởng mạnh trong khi loại bỏ ốc nón thì rong ít tăng trưởng.

Chọn C


Câu 109:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

    Gần đây, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh/thành phố lớn, các khu công nghiệp ở ngưỡng cao của thang cảnh báo. Tại các đô thị, ô nhiễm do bụi, đặc biệt bụi mịn vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất, có tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe người dân. Nồng độ các thông số bụi (bụi mịn và bụi lơ lửng tổng số) có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt tại các trục giao thông và tuyến đường chính ở các đô thị lớn. Kể từ tháng 9/2019 đến nay, liên tiếp trong nhiều ngày, Hà Nội và TP.HCM có chất lượng không khí xấu, một số thời điểm chỉ số AQI ở ngưỡng nguy hại, không tốt cho sức khỏe.

    Theo phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các đô thị khác chủ yếu do: phát thải từ hoạt động giao thông; việc xây dựng, sửa chữa công trình hạ tầng đô thị; hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; thói quen sử dụng than tổ ong và tình trạng đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch của người dân.

    Tại tọa đàm "Ô nhiễm không khí tại Việt Nam từ góc nhìn kinh tế" tổ chức sáng 14/1, PGS.TS Đinh Đức Trường (Giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, mỗi năm Việt Nam có hàng chục nghìn người tử vong do ô nhiễm môi trường, 2/3 trong số đó tử vong do ô nhiễm không khí. Theo đó, năm 2018, 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-13,63 tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước.

(Nguồn: Tổng hợp từ Inernet: vietnamnet.vn và hanoimoi.com.vn)

Tại Hà Nội và các đô thị lớn nước ta, vấn đề ô nhiễm không khí đang nóng lên hiện nay là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1

Giải chi tiết:

Tại Hà Nội và các đô thị lớn nước ta, ô nhiễm do bụi, đặc biệt bụi mịn vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất, có tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe người dân. 

Chọn A.


Câu 110:

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các đô thị không bao gồm:

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2

Giải chi tiết:

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các đô thị bao gồm: phát thải từ hoạt động giao thông; việc xây dựng, sửa chữa công trình hạ tầng đô thị; hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; thói quen sử dụng than tổ ong và tình trạng đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch của người dân.

=> loại A, B, C

Đô thị không có các cánh rừng, do vậy cháy rừng không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các đô thị nước ta.

Chọn D.  


Câu 111:

Biện pháp đúng để hạn chế ô nhiễm không khí là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tiễn và đọc kĩ các thông tin ở đoạn dữ liệu thứ 2 để rút ra biện pháp đúng đắn

Giải chi tiết:

- Việc sử dụng các phương tiện ô tô chạy bằng dầu sẽ thải ra môi trường nhiều khói xe độc hại => loại A (hiện nay đang khuyến khích sử dụng phương tiện chạy bằng điện)

- Việc tăng cường xây dựng công trình đô thị sẽ gây ô nhiễm bụi nghiêm trọng  => loại B

- Hoạt động sản xuất công nghiệp tiểu thụ công nghiệp cũng đưa vào môi trường nhiều chất thải như khí độc, mùi hôi, khói công nghiệp….=> loại C

- Việc khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng là biện pháp hữu ích nhằm hạn chế các phương tiện giao thông, giúp hạn chế khói xả ra từ xe cộ. => D đúng

Chọn D.


Câu 112:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114

    Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2 – lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương). Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông; tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaixia, Bru–nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

    Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3. Sinh vật biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

    Thuộc vùng biển nước ta còn có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

    Hiện nay, vấn đề biển Đông đã và đang trở thành điểm nóng của khu vực và thế giới, hơn nữa đây là vùng biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyềm, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.

(Nguồn: Trang 15, 38 và 193 – 194, Sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản)

Tài nguyên khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Đọc kĩ dữ liệu đề ra cho, chú ý đoạn thông tin thứ 2

Giải chi tiết:

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3.

Chọn C.


Câu 113:

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3 

Giải chi tiết:

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta (sgk Địa lí 12 trang 192). Mỗi hòn đảo, quần đảo dù nhỏ nhưng đều liên quan chặt chẽ chủ quyền với vùng biển quanh đảo đó, giữ được đảo mới có thể giữ được chủ quyền vùng biển, nhất là khu vực đảo xa bờ - nơi thường có các tranh chấp về chủ quyền.

Chọn D.


Câu 114:

Phương hướng đúng đắn nhất để duy trì sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Liên hệ các nhân tố tác động đến sự phân bố công nghiệp (đoạn thông tin thứ 5) kết hợp liên hệ thế mạnh nổi bật của khu vực mà đề ra cho.

Giải chi tiết:

Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan là một biện pháp hòa bình hữu nghị, vừa là cơ hội để nước ta mở rộng giao lưu, hợp tác cùng phát triển, đồng thời giảm bớt những căng thẳng, mâu thuẫn trên bàn đàm phán.

=> Đây là phương hướng đúng đắn và hợp lí nhất nhằm tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyềm, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. trong xu thế phát triển hiện nay.

Chọn A.


Câu 115:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:

    Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

    Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

    Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

    - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

    - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

    - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

    - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

    Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

    Như thế, toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 69 – 70)

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp.

Giải chi tiết:

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Chọn C.


Câu 116:

Nội dung nào không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp.

Giải chi tiết:

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Chọn B.


Câu 117:

Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp, liên hệ kiến thức địa lý lớp 11 và thực tiễn đất nước hiện nay.

Giải chi tiết:

Toàn cầu làm cho mối liên hệ giữa các quốc gia được tăng cường, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế với các nước để học hỏi trình độ khoa học - kĩ thuật và công nghệ, trình độ quản lí sản xuất của các nước phát triển. Đồng thời, tăng cường đào tạo người lao động có trình độ cao.

=> Xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho Việt Nam điều kiện thuận lợi trong việc tăng cường hợp tác quốc tế.

Chọn D.


Câu 118:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:

Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy" đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại uý Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

Ngày 5 - 11 - 1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi hội quân với Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.

Ngày 16 - 11 - 1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19 - 11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới...Không đợi trả lời, mờ sáng 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23 - 11), Phủ Lí (26 - 11), Hải Dương (3 - 12), Ninh Bình (5 - 12) và Nam Định (12 - 12).

Hành động xâm lược của quân Pháp khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.

Khi địch nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà (sau được đổi tên thành Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị giặc bắt, ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăn cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.

Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định..., quân Pháp cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân dân ta. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21 - 12 - 1873. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.

Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau. Hiệp ước 1874 gồm 22 điều khoản. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng... Hiệp ước 1874 gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất là cuộc nổi dây ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo.

(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 117 – 119).

Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.

Giải chi tiết:

Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

Chọn A.


Câu 119:

Thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào tình hình nước ta sau khi Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì và nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) để phân tích.

Giải chi tiết:

Mặc dù 6 tỉnh Nam Kì đã nằm trong quyền kiểm soát của thực dân Pháp nhưng nó vẫn chưa nằm trong chủ quyền của nước Pháp. Để xác lập chủ quyền ở Nam Kì, củng cố vững chắc chỗ dựa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã lựa chọn phương án tấn công ra Bắc với mục tiêu chiến lược là đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. Điều này đã được phản ánh ngay trong nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) khi Pháp đã buộc được triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Chọn C.


Câu 120:

Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp để giải thích.

Giải chi tiết:

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873) đã khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

Chọn B

Bắt đầu thi ngay