Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 10)
-
6553 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Kim vàng ai nỡ uốn…./Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất
Giải chi tiết:
- Tục ngữ: Kim vàng ai nỡ uốn câu /Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Chọn B.
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không được phản ánh trong tác phẩm Thu hứng của Đỗ Phủ?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Thu hứng
Giải chi tiết:
- Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
Chọn D.
Câu 3:
“Trèo lên cây khế nửa ngày,/ Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!/ Mặt trăng sánh với mặt trời,/ Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng./ Mình ơi! Có nhớ ta chăng?/ Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời.”
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Phương pháp giải:
Căn cứ số tiếng trong các câu thơ.
Giải chi tiết:
Đoạn thơ trên gồm có 3 cặp câu thơ, mỗi cặp bao gồm 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng. Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8, chữ thứ 8 của câu 8 vần với chữ thứ 6 của câu 6 tiếp theo.
Thể thơ: lục bát
Chọn A.
Câu 4:
(1) Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh vời vợi
(Gửi em dưới quê làng - Hồ Ngọc Sơn)
(2) Công viên là lá phổi xanh của thành phố.
Từ “lá” nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Từ “lá” trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc chỉ chiếc lá.
- Trong câu (2) từ “lá” là từ được dùng với nghĩa chuyển và chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ dựa trên nét chung về hình dạng của chiếc lá và phổi của con người.
Chọn B.
Câu 5:
Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “mùi…quện khói trầm thơm lắm/ điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng” (Đò Lèn, Nguyễn Duy)
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Đò Lèn – Nguyễn Duy
Giải chi tiết:
mùi huệ trắng quện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Chọn C.
Câu 6:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?” (Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
Phương pháp giải:
Căn cứ tác giả, tác phẩm
Giải chi tiết:
Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ra đời trong phong trào thơ Mới.
Chọn C.
Câu 7:
Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập của tác giả Hồ Chí Minh là gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tuyên ngôn Độc lập
Giải chi tiết:
Bác trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791) làm cơ sơ pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập.
Chọn A.
Câu 8:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài về chính tả l/n
Giải chi tiết:
Từ viết đúng chính tả là: lăn lóc
Sửa lại một số từ sai chính tả:
nòng lọc => nòng nọc
máy nọc nước => máy lọc nước
lứt lẻ => nứt nẻ
Chọn C.
Câu 9:
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương……………, tìm kiếm nơi ăn………….trong vườn nhà mình” (Theo Tô Hoài)
Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả
Giải chi tiết:
- “Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương dò dẫm, tìm kiếm nơi ăn, chốn ở trong vườn nhà mình”
Chọn B.
Câu 10:
Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Mỗi khi rãnh rỗi, hai vợ chồng bác Năm sẽ lái xe ra ngoại ô để thư giãn”
Phương pháp giải:
Căn cứ bài dấu câu
Giải chi tiết:
- Từ bị dùng sai chính tả là: rãnh rỗi
- Sửa lại: rãnh rỗi -> rảnh rỗi
Chọn A.Câu 11:
Các từ “xe đạp, bánh rán, quả táo” thuộc nhóm từ nào?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ ghép
Giải chi tiết:
- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
- Các từ “xe đạp, bánh rán, quả táo” thuộc nhóm từ ghép chính phụ.
Chọn B.
Câu 12:
“Từ xưa cho đến nay, từ bên trong lẫn bên ngoài.” Đây là câu:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:
- Lỗi thiếu thành phần chính của câu.
- Lỗi dùng sai nghĩa của từ
- Lỗi dùng sai quan hệ từ
- Lỗi logic
Đây là câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ
Sửa lại: Từ xưa đến nay, từ bên trong lẫn bên ngoài, Long đều thể hiện là một người khiêm tốn.
Chọn C.
Câu 13:
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu. Không ai muốn mắc kẹt trong một mối quan hệ không mang lại hạnh phúc. Không muốn mắc kẹt với một công việc mà mình căm ghét và không tin vào nó. Không ai muốn cảm thấy rằng họ không thể nói ra điều mình thật sự muốn nói.”
Phương pháp giải:
Căn cứ các kiểu đoạn văn cơ bản: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, song hành, móc xích.
Giải chi tiết:
- Đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn “Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu”
Chọn A.
Câu 14:
“Buổi biểu diễn đầu năm sẽ có sự xuất hiện của một tay trống vô cùng nổi tiếng.” Trong câu văn trên, từ “tay” được dùng với ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ngữ cảnh
Giải chi tiết:
Từ “tay” trong câu trên có nghĩa chỉ người giỏi về một môn hoặc một nghề nào đó.
Chọn D.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Những sinh viên được trường khen thưởng cuối năm về thành tích học tập.
II. Mặc dù trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu vãn tình thế.
III. Vì trời nắng nên đường lầy lội.
IV. Nếu về quê vào mùa hạ, tôi sẽ được nội cho thưởng thức đủ loại cây trái trong vườn.
Những câu nào mắc lỗi:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ; Chữa lỗi về quan hệ từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:
- Lỗi thiếu thành phần chính của câu.
- Lỗi dùng sai nghĩa của từ
- Lỗi dùng sai quan hệ từ
- Lỗi logic
....
- Các câu sai là I, II và III
- Câu I: Những sinh viên được trường khen thưởng cuối năm về thành tích học tập
=> Câu thiếu thành phần chính của câu
Sửa lại: Những sinh viên được trường khen thưởng cuối năm về thành tích học tập đều là những con em của gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Câu II: Mặc dù trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu vãn tình thế.
- Sửa lại:
+ Cách 1: Mặc dù trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu vãn tình thế nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
+ Cách 2: Trong, những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu vãn tình thế
- Câu III: Vì trời nắng nên đường lầy lội.
=> Mắc lỗi logic trong câu
Sửa lại: Vì trời mưa nên đường lầy lội.
Chọn A.
Câu 16:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
“Có một chiếc đồng hồ điện ở Versailles, Paris, được làm từ 1746 mà đến nay vẫn tiện dụng và hợp thời, đúng nửa đêm 31/12/1999, nó đã gióng chuông và chuyển con số 1 (đeo đuổi trên hai trăm năm) thành con số 2, kèm theo ba số không. Và, “theo tính toán hiện nay, chiếc đồng hồ này còn tiếp tục báo năm báo tháng báo giờ…nghiêm chỉnh thêm năm trăm năm nữa”.
Sở dĩ người xưa làm được việc đó, vì họ luôn luôn hướng về một cái gì trường tồn. Duy cái điều có người liên hệ thêm “còn ngày nay, người ta chỉ chăm chăm xây dựng một tòa nhà dùng độ 20 năm rồi lại phá ra làm cái mới” thì cần dừng lại kỹ hơn một chút.
Nếu người ta nói ở đây là chung cho con người thế kỷ XX thì nói thế là đủ. Một đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại là nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc hậu. Nhưng cái gì có thể trường tồn được thì họ vẫn làm theo kiểu trường tồn. Chính việc sẵn sàng chấp nhận mọi thay đổi chứng tỏ sự tính xa của họ.
Riêng ở ta, phải nói thêm: trong tình trạng kém phát triển của khoa học và công nghệ một số người cũng thích nói tới hiện đại. Nhưng trong phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.
Không phải những người tuyên bố “hãy làm đi, đừng nghĩ ngợi gì nhiều, bác bỏ sự nghĩ hoàn toàn. Có điều ở đây, bộ máy suy nghĩ bị đặt trong tình trạng tự phát, người trong cuộc như tự cho phép mình “được đến đâu hay đến đấy” “không cần xem xét và đối chiếu với mục tiêu lâu dài rồi tính toán cho mệt óc, chỉ cần có những giải pháp tạm thời, cốt đạt được những kết quả rõ rệt ai cũng trông thấy là đủ”. Bấy nhiêu yếu tố gộp lại làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của lối suy nghĩ thiển cận, vụ lợi và người ta cứ tự nhiên mà sa vào đó lúc nào không biết”
(Vương Trí Nhàn – Nhân nào quả ấy, NXB Phụ nữ, 2005, tr.93 – 94)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ 6 phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ).
Giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Chọn D.
Câu 17:
Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles?
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý
Giải chi tiết:
Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles: Người xưa luôn hướng về sự trường tồn
Chọn A.
Câu 18:
Theo tác giả, đâu là đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại?
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý
Giải chi tiết:
Theo tác giả, đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại: nhanh, hoạt, không tính quá xa
Chọn A.
Câu 19:
Tại sao tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại”?
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý
Giải chi tiết:
Tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại” vì: phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.
Chọn B.
Câu 20:
Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Thông điệp rút ra từ đoạn trích: Cần phân biệt thói thiển cận và đầu óc thực tế
Chọn C.
Câu 21:
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Deputy Prime Minister Vu Duc Dam, secretary of the Party Committee of the Ministry of Health, _____a talented captain in the fight against the COVID-19 pandemic in Vietnam.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Thì hiện tại đơn
Giải chi tiết:
Cách dùng: Thì hiện tại đơn diễn tả sự thật luôn đúng ở hiện tại.
Công thức: S + am/is/are + (tính từ) + danh từ…
Chủ ngữ “Deputy Prime Minister Vu Duc Dam” (Phó thủ tướng Vũ Đức Đam) số ít => tobe chia “is”
Tạm dịch: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, bí thư ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, là người thuyền trưởng tài ba trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Chọn B.
Câu 22:
Nearly 40 Vietnamese overseas students were stuck at the US airport _______ March 23, 2020.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
Dùng giới từ “on” + ngày.
Tổ hợp có ngày – tháng – năm => dùng “on”
Tạm dịch: Gần 40 du học sinh Việt Nam bị kẹt ở sân bay Mỹ vào ngày 23 tháng 3 năm 2020.
Chọn A.
Câu 23:
In today's session 23/3, USD prices continue to rise _______ and pass the threshold of 23,600 VND.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại: trạng từ
Giải chi tiết:
Dấu hiệu: sau động từ “rise” (tăng) cần một trạng từ
sharpness (n): sự sắc bén
sharpen (v): làm cho sắc
sharply (adv): một cách nhanh chóng mạnh mẽ
sharp (adj): sắc, kịch liệt
Tạm dịch: Trong phiên giao dịch hôm nay 23/3, giá USD tiếp tục tăng mạnh và vượt qua mốc 23.600 VND.
Chọn C.
Câu 24:
According to the Circular No. 05/2020 of MOET, National Defense and Security Education is _______ the main subjects for students.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
one of + the + N số nhiều: một trong những …
one + N số ít: một …
all of + the + N số nhiều: tất cả …
most of the + N : đa số …
Tạm dịch: Theo thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục quốc phòng và an ninh là một trong những môn học chính khóa đối với sinh viên.
Chọn A.
Câu 25:
The more you exercise, the _______ your resistance will be.
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh kép
Giải chi tiết:
Cấu trúc so sánh kép: The + so sánh hơn + S + V, the + so sánh hơn + S + V:… càng … càng …
much => more (nhiều – nhiều hơn)
good => better (tốt – tốn hơn)
bad => worse (tệ - tệ hơn)
Tạm dịch: Bạn càng tập thể dục thường xuyên thì sức đề kháng của bạn càng tốt hơn.
Chọn C.
Câu 26:
Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
Upon reaching the destination, a number of personnel is expected to change their reservations and proceed to Hawaii.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Giải chi tiết:
Chủ ngữ “a number of” + N số nhiều + V (chia theo chủ ngữ số nhiều)
Sửa: is => are
Tạm dịch: Khi đến đích, một số nhân viên dự kiến sẽ thay đổi đặt chỗ và tiến tới Hawaii.
Chọn B.
Câu 27:
The General Certificate of Secondary Education (GSCE) is the name of a set of Vietnamese qualifications, generally taking by secondary students at the age of 17 -18 in Viet Nam.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động
Giải chi tiết:
Sử dụng câu bị động để diễn tả hành động được tác động từ bên ngoài vào chứ không phải do chủ thể tự gây ra.
Chủ ngữ “The General Certificate of Secondary Education (GSCE)” => được nhận bởi học sinh => câu bị động
Rút gọn mệnh đề đồng ngữ dạng bị động: sử dụng V-ed/P2
Sửa: taking => taken
Tạm dịch: Bằng tốt nghiệp Trung học là tên của tổng hợp các loại Bằng của Việt Nam thường được nhận bởi học sinh từ độ tuổi 17-18.
Chọn C.
Câu 28:
A person who says lies habitually must have a good memory.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự kết hợp từ
Giải chi tiết:
tell lies: nói dối
Sửa: says => lies
Tạm dịch: Một người mà nói dối thường xuyên phải có 1 trí nhớ tốt.
Chọn A.
Câu 29:
Before becoming successful, Charles Kettering, former vice president of General Motors, was so poor that he has to use the hayloft of a barn as a laboratory.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự phối hợp thì
Giải chi tiết:
Vế trước động từ tobe “was” chia thì quá khứ đơn => vế sau cũng chia thì quá khứ
Sửa: “has to” => “had to”
Tạm dịch: Trước khi thành công, Charles Kettering, cựu phó chủ tịch của General Motors, đã quá nghèo đến nỗi mà ông ấy đã phải sử dụng một cái chuồng làm phòng thí nghiệm.
Chọn C.
Câu 30:
For thousands of years, man has created sweet-smelling substances from wood, herbs, and flowers and using them for perfume or medicine.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cấu trúc song hành
Giải chi tiết:
Liên từ “and” kết nối các từ cùng tính chất, cùng loại, cùng dạng.
Động từ “created” chia dạng phân từ => động từ sau “and” cũng phải chia dạng phân từ
Sửa: “using” => “used”
Tạm dịch: Hàng nghìn năm, con người đã sáng tạo ra các vật có mùi thơm như gỗ, thảo mộc và hoa và sử dụng chúng làm nước hoa hoặc thuốc.
Chọn C.
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
She asked us to leave quietly so that we wouldn't disturb her.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích
Giải chi tiết:
in order to + V = so as to + V: để làm gì
in order not to + V = so as not to + V: để không làm gì
Tạm dịch: Cô ấy yêu cầu chúng tôi rời đi một cách yên lặng để không làm phiền cô ấy.
= Để tránh sự xáo trộn của chúng tôi, cô ấy yêu cầu chúng tôi lặng lẽ rời đi.
Các phương án khác:
A. Để bị làm phiền, cô ấy yêu cầu chúng tôi lặng lẽ rời đi. => sai nghĩa
B. Để không làm phiền chúng tôi, cô ấy yêu cầu chúng tôi lặng lẽ rời đi. => sai nghĩa
C. Để không tránh sự xáo trộn của chúng tôi, cô ấy yêu cầu chúng tôi lặng lẽ rời đi. => sai nghĩa
Chọn D.
Câu 32:
Had he known more about the information technology, he would have invested in some computer companies.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đảo ngữ câu điều kiện loại 3
Giải chi tiết:
- Dấu hiệu: mệnh đề chính chia “would have invested”
- Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 diễn tả một điều kiện không có thực trong quá khứ dẫn đến kết quả trái với sự thật trong quá khứ.
- Công thức: If + S + had P2, S + would have P2.
- Công thức dạng đảo ngữ: Had + S + P2, S + would have P2
Tạm dịch: Nếu anh ấy đã biết nhiều về công nghệ thông tin, anh ấy sẽ đầu tư vào một vài công ty về máy tính.
= Anh ấy đã không biết nhiều về công nghệ thông tin và anh ấy đã không đầu tư vào một vài công ty về máy tính.
Các phương án khác:
A. Không biết nhiều về công nghệ thông tin giúp anh ấy đầu tư vào một vài công ty về máy tính. => sai nghĩa
C. Sai ngữ pháp “Knowing” => “Had he known”
D. Anh ấy sẽ đầu tư vào một vài công ty về máy tính mà không có kiến thức về công nghệ thông tin. => sai nghĩa
Chọn B.
Câu 33:
He last had his eyes tested ten months ago.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Thì hiện tại hoàn thành, câu bị động đặc biệt
Giải chi tiết:
S + last + V_ed + khoảng thời gian + ago: Lần cuối ai đó làm gì đã bao lâu trước.
= S + hasn’t/ haven’t + P2 + for + khoảng thời gian: Ai đã không làm gì được bao lâu (tính đến nay)
have + O + P2: có cái gì được làm bởi ai đó
Tạm dịch: Lần cuối anh ấy kiểm tra mắt đã 10 tháng trước.
= Anh ấy đã không kiểm tra mắt trong 10 tháng rồi.
Các phương án khác:
A. Anh ấy đã không có bất kì cuộc kiểm tra mắt nào trong 10 tháng nữa. => sai nghĩa
C. Sai thì “had tested” => “tested
D. Sai thì “had not tested” => “hasn’t tested”
Chọn B.
Câu 34:
Helen made a lot of phone calls when she had come home.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự phối hợp thì
Giải chi tiết:
Câu gốc diễn tả hành động về nhà trước “had come home” (thì quá khứ hoàn thành) rồi mới gọi điện sau “made a lot of phone calls” (quá khứ đơn)
2 vế có cùng chủ ngữ => có thể lược bỏ chủ ngữ ở mệnh đề chứa thì quá khứ hoàn thành: had P2 => having P2
Tạm dịch: Helen đã gọi điện rất nhiều khi đã về đến nhà.
= Đã về đến nhà, Helen gọi điện rất nhiều.
Các phương án khác:
A. Đã gọi rất nhiều điện thoại, Helen về nhà. => sai nghĩa
C. Rất nhiều cuộc gọi điện thoại đã được Helen thực hiện khi cô ấy về nhà. (gọi trước khi về nhà) => sai nghĩa
D. Rất nhiều cuộc gọi điện thoại đã được gọi cho Helen khi cô ấy về nhà. => sai nghĩa
Chọn B.
Câu 35:
People say that at least ten applicants have been selected for the job interview.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động kép
Giải chi tiết:
People + say + that + clause: Người ta đó nói rằng
= It is said that + clause
at least: ít nhất = no fewer than: không ít hơn
Tạm dịch: Mọi người nói rằng ít nhất 10 ứng viên được chọn để phỏng vấn việc làm.
= Được nói rằng có không ít hơn 10 người sẽ được phỏng vấn việc làm.
Các phương án khác:
A. Mọi người nói rằng ít hơn 10 cuộc phỏng vấn việc làm đã được tổ chức cho đến nay. => sai nghĩa
B. Tôi nghe được rằng chỉ 10 người được chọn để phỏng vấn việc làm. => sai nghĩa
C. Được nói rằng có hơn 10 người quan tâm đến việc có một cuộc phỏng vấn việc làm. => sai nghĩa
Chọn D.
Câu 36:
Read the passage carefully.
1. African swine fever is one of the most dangerous diseases of swine. Since its first identification in East Africa in the early 1900s, African swine fever (ASF) spread to Kenya in the 1920s; transcontinental outbreaks in Europe and South America in the 1960s and in Georgia (Caucasus) in 2007 led to subsequent transmission to neighboring countries east of Georgia. Along with the outbreaks in the eastern territory of the Russian Federation, acute ASF outbreaks were reported in China in 2018.
2. During January 15–31, 2019, a disease outbreak at a family-owned backyard pig farm in Hung Yen Province,Vietnam, was reported. The farm, about 50 km from Hanoi and 250 km from the China border, housed 20 sows. In the early stage of the outbreak, 1 piglet and 1 sow exhibited marked redness all over the body, conjunctivitis, and hemorrhagic diarrhea. Breeding gilts demonstrated anorexia, cyanosis, and fever (>40.5°C).
3. Since ASF was first recorded in Vietnam on February 1, 2019, the country has culled more than 85,000 pigs, according to the official reports. However, it has been promptly controlled thanks to the timely response of the Government; Prime Minister Nguyen Xuan Phuc; the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD); and other relevant ministries, agencies, and localities. Since then, a lot of families have quitted pig farming.
4. ASF is a fatal animal disease affecting pigs and wild boars with up to 100 percent mortality, and subsequently damaging trade and causing global economic losses. The ASF virus does not affect humans. The only known preventative measure is a mass cull of infected livestock. The disease spreads by contact between infected pigs or other wild animals and can inflict massive economic damage on farms.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
What is the passage mainly about?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm ý chính
Giải chi tiết:
Bài đọc chủ yếu là về cái gì?
A. Tổng quan về dịch tả lợn châu Phi và sự bùng phát cũng như hậu quả của nó ở Việt Nam
B. Tả lợn châu Phi được kiểm soát ở Việt Nam như thế nào => ý nhỏ trong đoạn 3 & 4
C. Định nghĩa và hậu quả của tả lợn châu Phi => chỉ nhắc đến hậu quả trong đoạn 3, 4
D. Những cách xác định tả lợn châu Phi dựa trên các triệu chứng => ý nhỏ đoạn 2
Chọn A.
Câu 37:
When is a pig identified as infected with African swine fever?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm chi tiết
Giải chi tiết:
Khi nào thì một con lợn được xác định là bị nhiễm tả lợn châu Phi?
A. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến một trang trại của gia đình ở tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
B. Khi nó biểu hiện các nốt đỏ rõ rệt trên toàn cơ thể, viêm kết mạc, tiêu chảy xuất huyết và sốt.
C. Khi người nông dân nhận ra con lợn đã không còn sống khỏe mạnh.
D. Khi chính quyền địa phương nói với những người nông dân rằng lợn của họ bị nhiễm tả lợn châu Phi.
Thông tin: In the early stage of the outbreak, 1 piglet and 1 sow exhibited marked redness all over the body, conjunctivitis, and hemorrhagic diarrhea. Breeding gilts demonstrated anorexia, cyanosis, and fever (>40.5°C).
Tạm dịch: Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, 1 lợn con và 1 lợn nái có biểu hiện đỏ rõ rệt trên khắp cơ thể, viêm kết mạc và tiêu chảy xuất huyết. Lợn nái sinh sản biểu hiện chán ăn, tím tái và sốt (> 40,5 độ C).
Chọn B.
Câu 38:
What does the word it in paragraph 3 refer to?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ thay thế
Giải chi tiết:
Từ it trong đoạn 3 ám chỉ cái gì?
A. các báo cáo
B. ngày 1 tháng 2
C. dịch bệnh
D. con lợn
Thông tin: Since ASF was first recorded in Vietnam on February 1, 2019, the country has culled more than 85,000 pigs, according to the official reports. However, it has been promptly controlled thanks to the timely response of the Government; Prime Minister Nguyen Xuan Phuc;…
Tạm dịch: Kể từ khi ASF lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, quốc gia này đã tiêu hủy hơn 85.000 con lợn, theo các báo cáo chính thức. Tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát kịp thời nhờ phản ứng kịp thời của Chính phủ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; …
Chọn C.
Câu 39:
What does the word subsequently in paragraph 4 mean?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ vựng
Giải chi tiết:
Từ trong đoạn 4 có nghĩa là gì?
A. early (adv): sớm
B. previously (adv): trước, cũ
C. formerly (adv): trước kia
D. afterward (adv): sau đó
Thông tin: ASF is a fatal animal disease affecting pigs and wild boars with up to 100 percent mortality, and subsequently damaging trade and causing global economic losses.
Tạm dịch: ASF là một bệnh ở động vật gây tử vong ảnh hưởng đến lợn và lợn rừng với tỷ lệ tử vong lên tới 100%, và sau đó gây thiệt hại cho thương mại và gây thiệt hại kinh tế toàn cầu.
Chọn D.
Câu 40:
What can be inferred about the food market trends in Vietnam after the African swine fever ends?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Suy luận
Giải chi tiết:
Điều gì có thể được suy ra về xu hướng thị trường thực phẩm ở Việt Nam sau khi tả lợn châu Phi kết thúc?
A. Giá thịt lợn sẽ tiếp tục giảm.
B. Mọi người sẽ cố gắng mua càng nhiều thịt lợn càng tốt.
C. Có sự tăng cao của giá thịt lợn do sự khan hiếm của lợn.
D. Sức khỏe con người sẽ suy yếu vì tàn dư của bệnh.
Thông tin:
- Since ASF was first recorded in Vietnam on February 1, 2019, the country has culled more than 85,000 pigs, according to the official reports.
- Since then, a lot of families has quitted pig farming.
Tạm dịch:
- Kể từ khi ASF lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, quốc gia này đã tiêu hủy hơn 85.000 con lợn, theo các báo cáo chính thức.
- Kể từ đó, nhiều gia đình đã bỏ nghề nuôi lợn.
Chọn C.
Chú ý khi giải:
Dịch bài đọc:
1. Tả lợn châu Phi là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở lợn. Kể từ lần phát hiện đầu tiên ở Đông Phi vào đầu những năm 1900, tả lợn châu Phi (ASF) đã lan sang Kenya vào những năm 1920; sự bùng phát xuyên lục địa ở châu Âu và Nam Mỹ trong những năm 1960 và tại Georgia (Caucasus) vào năm 2007 đã dẫn đến việc lan sang các nước láng giềng phía đông Georgia. Cùng với sự bùng phát ở lãnh thổ phía đông của Liên bang Nga, các vụ bùng phát ASF cấp tính đã được báo cáo tại Trung Quốc vào năm 2018.
2. Trong ngày 15 tháng 1 năm 31 tháng 9 năm 2019, một vụ bùng phát bệnh tại một trang trại lợn ở sân sau của một gia đình ở tỉnh Hưng Yên, Việt Nam, đã được báo cáo. Trang trại, cách Hà Nội khoảng 50 km và cách biên giới Trung Quốc 250 km, có 20 con lợn nái. Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, 1 lợn con và 1 lợn nái có biểu hiện đỏ rõ rệt trên khắp cơ thể, viêm kết mạc và tiêu chảy xuất huyết. Lợn nái sinh sản biểu hiện chán ăn, tím tái và sốt (> 40,5 độ C).
3. Kể từ khi ASF lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, quốc gia này đã tiêu hủy hơn 85.000 con lợn, theo các báo cáo chính thức. Tuy nhiên, nó đã được kiểm soát kịp thời nhờ phản ứng kịp thời của Chính phủ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và các bộ, cơ quan, và địa phương khác có liên quan. Kể từ đó, nhiều gia đình đã bỏ nghề nuôi lợn.
4. ASF là một bệnh ở động vật gây tử vong ảnh hưởng đến lợn và lợn rừng với tỷ lệ tử vong lên tới 100%, và sau đó gây thiệt hại cho thương mại và gây thiệt hại kinh tế toàn cầu. Virus ASF không ảnh hưởng đến con người. Biện pháp phòng ngừa duy nhất được biết đến là loại bỏ hàng loạt vật nuôi bị nhiễm bệnh. Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa lợn bị nhiễm bệnh hoặc động vật hoang dã khác và có thể gây thiệt hại kinh tế lớn cho các trang trại.
Câu 41:
Cho đường cong và đường thẳng . Tìm tất cả các giá trị của m để d và (C) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A, B sao cho trung điểm I của đoạn thẳng AB có hoành độ bằng 3.
Phương pháp giải:
- Xét phương trình hoành độ giao điểm, tìm điều kiện để phương trình hoành độ giao điểm có hai nghiệm phân biệt.
- Sử dụng hệ thức Vi-et.
- Sử dụng công thức trung điểm: I là trung điểm của AB thì .
Giải chi tiết:
Xét phương trình hoành độ giao điểm:
Để (C) và d cắt nhau tại hai điểm phân biệt thì phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt
Khi đó, phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt x1,x2 thỏa mãn: (Định lí Vi-ét).
Trung điểm của A B có hoành độ 3 nên: .
Chọn B.
Câu 42:
Xác định tập hợp các điểm M trong mặt phẳng phức biểu diễn các số phức z thỏa mãn điều kiện :
Phương pháp giải:
- Gọi điểm M(x;y) biểu diễn số phức
- Thay vào điều kiện đề bài tìm mối quan hệ x;y và kết luận.
Giải chi tiết:
Gọi (x,y ∈ R), khi đó:
Vậy tập hợp điểm M biểu diễn số phức zthỏa mãn bài toán là hình tròn tâm I(−1;−1), bán kính (kể cả những điểm nằm trên đường tròn).
Chọn C.
Câu 43:
Cho khối lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại B với . Gọi M là trung điểm của A'C', I là giao điểm của đường thẳng AM và A'C. Tính theo a thể tích khối IABC.
Phương pháp giải:
+) So sánh thể tích của khối tứ diện IABCIABC với thể tích của khối lăng trụ.
+) Tính thể tích khối lăng trụ.
Giải chi tiết:
Ta có: .
Vì .
Ta có: vuông tại A.
.
Xét tam giác vuông ABC có: .
.
.
Vậy .
Chọn C.
Câu 44:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng điểm A(2;-1;1). Gọi I là hình chiếu vuông góc của A lên d. Viết phương trình mặt cầu (C) có tâm I và đi qua A.
Phương pháp giải:
+ Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A, vuông góc (d): nhận VTCP của d làm VTPT.
+ Tìm giao của (d) và (P), là II.
+ Tính R=IA. Viết phương trình mặt cầu.
Giải chi tiết:
Phương trình mặt phẳng (P) qua A, vuông góc (d)là:
Gọi , khi đó:
⇔
⇒
Có .
Vậy phương trình mặt cầu là: .
Chọn D.
Câu 45:
Cho tích phân . Nếu đổi biến số
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đặt , đổi cận .
- Bước 2: Tính vi phân .
- Bước 3: Biến đổi thành .
- Bước 4: Tính tích phân .
Giải chi tiết:
Đặt
Và
Đổi cận:
Khi đó ta có:
Chọn A.
Chú ý khi giải:
Một số em tính sai vi phân dẫn đến chọn nhầm đáp án C.
Câu 46:
Cho 5 điểm trong mặt phẳng và không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hỏi có bao nhiêu vectơ tạo thành từ 5 điểm ấy?
Phương pháp giải:
Dùng công thức chỉnh hợp: Chọn 2 điểm bất kì trong 5 điểm để tạo thành 1 vecto.
Giải chi tiết:
Với hai điểm A, B, ta có thể xác định hai vecto dựa theo thứ tự chọn A hoặc B làm gốc của vecto.
Mỗi vecto là 1 chỉnh hợp chập 2 của 5 điểm cho trước.
Vậy số vectơ tạo thành là: vecto.
Chọn D.
Câu 47:
Trong một tổ học sinh có 5 em gái và 10 em trai. Thùy là 1 trong 5 em gái và Thiện là 1 trong 10 em trai. Thầy chủ nhiệm chọn ra 1 nhóm 5 bạn tham gia buổi văn nghệ tới. Hỏi thầy chủ nhiệm có bao nhiêu cách chọn mà trong đó có ít nhất một trong hai em Thùy và Thiện không được chọn?
Phương pháp giải:
Do ở đây việc tìm trực tiếp sẽ có nhiều trường hợp nên ta sẽ giải quyết bài toán bằng cách gián tiếp, ta sẽ đi tìm bài toán đối. Ta tìm số cách chọn ra 5 bạn mà trong đó có cả bạn Thùy và Thiện.
Giải chi tiết:
Bài toán đối: tìm số cách chọn ra 5 bạn mà trong đó có cả bạn Thùy và Thiện.
Bước 1: Chọn nhóm 3 em trong 13 em (13 em này không tính em Thùy và Thiện) có cách.
Bước 2: Chọn 2em Thùy và Thiện có 1 cách.
Vậy theo quy tắc nhân thì ta có 286 cách chọn 5 em mà trong đó có cả 2 em Thùy và Thiện.
Chọn 5 em bất kì trong số 15 em thì ta có: cách.
Vậy theo yêu cầu đề bài thì có tất cả 3003−286=2717 cách chọn mà trong đó có ít nhất một trong hai em Thùy Và Thiện không được chọn.
Chọn C.
Câu 48:
Cho a, b là các số thực dương khác 1 và thỏa mãn . Mệnh đề nào dưới đây đúng?
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất .
Sử dụng định lý Vi-et đảo: Cho hai số u, v thỏa mãn và thì u, v là hai nghiệm của phương trình .
Giải chi tiết:
Ta có
Vì logab.logba=1 nên logab, logba là nghiệm của phương trình .
Suy ra logab = logba=1 hay a=b.
Chọn B.
Câu 49:
Một đội xe vận tải được phân công chở 112 tấn hàng. Trước giờ khởi hành có 2 xe phải đi làm nhiệm vụ khác nên mỗi xe còn lại phải chở thêm 1 tấn hàng so với dự tính. Tính số xe ban đầu của đội xe, biết rằng mỗi xe đều chở khối lượng hàng như nhau.
Phương pháp giải:
Gọi số xe ban đầu của đội xe là x(xe) (x>2, x∈N).
Dựa vào các giả thiết bài toán biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết rồi lập phương trình.
Giải phương trình tìm ẩn xx rồi đối chiếu với điều kiện sau đó kết luận.
Giải chi tiết:
Gọi số xe ban đầu của đội xe là .
Theo dự định, mỗi xe phải chở số tấn hàng là: (tấn)
Số xe thực tế làm nhiệm vụ là: (xe).
Thực tế, mỗi xe chở số tấn hàng là: (tấn).
Thực tế, mỗi xe phải chở nhiều hơn theo dự định 1 tấn hàng nên ta có phương trình:
Vậy số xe ban đầu của đội xe là 16 xe.
Chọn A.
Câu 50:
Cho tam giác ABC có AB = 8cm, AC= 18cm và có diện tích bằng 64cm2. Giá trị sinÐA là:
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: .
Giải chi tiết:
Ta có .
Chọn D.
Câu 51:
Nếu x ³ 8 và y £ 3 thì điều nào sau đây chắc chắn đúng?
Phương pháp giải:
Nếu thì .
Giải chi tiết:
Ta có:
Chọn C.
Câu 52:
Có hai bạn làm một việc tốt. Thầy hỏi đến 5 bạn nhưng các bạn đều không ai nhận. Các bạn đã
trả lời:
A: B và C làm
D: E và G làm
E: G và B làm
C: A và B làm
B: D và E làm
Điều tra thấy rằng, không bạn nào nói đúng hoàn toàn và có 1 bạn nói sai hoàn toàn. Hỏi ai đã làm việc tốt đó?
Phương pháp giải:
Sử dụng điều kiện cần tuân thủ thứ hai.
Giải chi tiết:
TH1: A nói sai hoàn toàn => B và C không làm.
B không làm => G và A làm (Theo E và C nói).
G làm => E không làm (Theo D nói).
E không làm => D làm (Theo B nói).
=> Có 3 bạn làm: G, A và D => Loại.
TH2: D nói sai hoàn toàn => E và G không làm.
E không làm => D làm (Theo B nói).
G không làm => B làm (Theo E nói).
B làm => C, A không làm (Theo A và C nói).
=> Có B và D làm => Thỏa mãn.
Chọn C.
Câu 53:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 55:
Trong một hội thảo khoa học Quốc tế, 4 đại biểu nói chuyện với nhau bằng 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung.
Mỗi đại biểu chỉ biết 2 thứ tiếng và có 3 đại biểu biết cùng một thứ tiếng. Cho biết:
1. A biết tiếng Nga, D không biết tiếng Nga.
2. B, C, D không cùng biết một thứ tiếng.
3. Không có đại biểu nào biết cả tiếng Nga và tiếng Pháp.
4. B không biết tiếng Anh nhưng có thể phiên dịch cho A và C.
A biết những tiếng nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào các dữ kiện đề bài cho để suy luận logic.
Giải chi tiết:
A = {Nga, ?}
Vì không có đại biểu nào biết cả tiếng Nga và tiếng Pháp => A không biết tiếng Pháp.
=> A có thể biết thêm hoặc Tiếng Anh, hoặc tiếng Trung.
Vì D không biết tiếng Nga và B, C, D không biết cùng 1 thứ tiếng nên giả sử B, C, D cùng không biết tiếng Nga.
Lại có B không biết Tiếng Anh nên B phải biết Tiếng Pháp và Tiếng Trung.
=> B = {Pháp, Trung}.
Vì B có thể phiên dịch được cho A nên A phải biết tiếng Trung.
=> A = {Nga, Trung}
Chọn C.
Câu 54:
C biết những tiếng nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào các dữ kiện đề bài cho để suy luận logic.
Giải chi tiết:
Theo câu 53, ta có: B = {Pháp, Trung}, A = {Nga, Trung}.
Vì B có thể phiên dịch được cho C nên C phải biết tiếng Pháp (Vì nếu C biết tiếng Trung thì C có thể nói chuyện trực tiếp với A mà không cần B phiên dịch).
=> C = {Pháp, Anh}
Chọn D.
Câu 55:
D biết những tiếng nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào các dữ kiện đề bài cho để suy luận logic.
Giải chi tiết:
Theo câu 53 và 54 ta có:
B = {Pháp, Trung}, A = {Nga, Trung}, C = {Pháp, Anh}.
Vì B, C, D không cùng biết 1 thứ tiếng, mà B, C đều biết tiếng Pháp => D không biết tiếng Pháp.
Vậy D = {Trung, Anh}.
Chọn B.
Câu 56:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 56 đến 60
Tình cờ trên một toa xe lửa có một nhà thơ, một nhà văn, một nhà viết kịch và một nhà sử học ngồi cạnh nhau.
Tên của họ là: An, Vân, Khoa, Đạt.
Qua chuyện trò trao đổi thì thấy: Mỗi người đều mang theo một tác phẩm của một trong 3 người kia để đọc trong cuộc hành trình.
An và Vân trước đây đã đọc tác phẩm của nhau, nhưng giờ đây không có người nào mang theo tác phẩm của người kia.
Vân đọc tác phẩm của Đạt.
Đạt không bao giờ đọc thơ.
Nhà thơ đọc tác phẩm kịch.
Nhà văn trẻ vừa mới ra đời tác phẩm đầu tiên nói rằng: khi đọc xong tác phẩm mang theo anh ta sẽ mượn đọc tác phẩm của nhà sử học.
Trên tàu không có ai mang theo tác phẩm của chính mình.
Nhà văn đọc tác phẩm gì?
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Xét theo nghề nghiệp. Ta có:
Nhà văn không đọc tác phẩm sử nên chỉ có thể đọc thơ hoặc kịch.
Nhưng nhà thơ đã đọc kịch, suy ra nhà văn đọc thơ.
Chọn A.
Câu 57:
Đáp án nào dưới đây không đúng?
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Theo câu 56 ta có nhà Văn đọc thơ => Đáp án D đúng.
Theo giả thiết ta có nhà Thơ đọc Kịch => Nhà Sử học đọc Văn => Đáp án A đúng và đáp án B sai.
Chọn B.
Câu 58:
Nhà văn tên là gì?
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Để theo dõi, ta viết kết quả theo sơ đồ sau:
Trong đó ký hiệu Văn → Thơ với nghĩa nhà văn đọc tác phẩm thơ.
Vì An và Vân trước đây đã đọc tác phẩm của nhau và Nhà văn trẻ vừa mới ra đời tác phẩm đầu tiên nên An và Vân không phải là nhà Văn.
Đạt không đọc thơ => Đạt không phải nhà thơ. Mà nhà Văn đọc thơ (cmt) nên Đạt không phải là nhà Văn.
Vậy Khoa là nhà văn.
Chọn D.
Câu 59:
Ai là nhà sử học?
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Để theo dõi, ta viết kết quả theo sơ đồ sau:
Theo giả thiết ta có: An và Vân trước đây đã đọc tác phẩm của nhau, nhưng giờ đây không có người nào mang theo tác phẩm của người kia và Vân đọc tác phẩm của Đạt => An đọc tác phẩm của Khoa và Vân đọc tác phẩm của Đạt.
Mà Khoa là nhà văn (cmt) => An là nhà sử học.
Chọn B.
Câu 60:
Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
Phương pháp giải:
Suy luận logic dự vào các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Để theo dõi, ta viết kết quả theo sơ đồ sau:
Ta có: Khoa là nhà văn và đọc thơ, An là nhà sử học và đọc văn.
Đạt không đọc thơ => Đạt không phải nhà thơ. Mà nhà Văn đọc thơ (cmt) nên Đạt không phải là nhà Văn.
=> Đạt là người viết kịch và đọc sử => Vân là nhà thơ và đọc kịch.
=> Đáp án A, B, D đúng.
Chọn C.
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 64
Giá tiêu (13/03/2020) tại vùng Tây Nguyên và miền Nam:
Giá tiêu trung bình (ngày 13/3/2020) tại Bà Rịa – Vũng Tàu cao hơn giá tiêu trung bình tại Đồng Nai là bao nhiêu phần trăm ? (làm tròn đến số thập phân thứ nhất).
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính tỉ lệ phần trăm A nhiều hơn B:
Giải chi tiết:
Giá tiêu trung bình (ngày 13/3/2020) tại Bà Rịa – Vũng Tàu là 38 300 đồng.
Giá tiêu trung bình (ngày 13/3/2020) tại Đồng Nai là 36 000 đồng.
Vậy giá tiêu trung bình (ngày 13/3/2020) tại Bà Rịa – Vũng Tàu cao hơn giá tiêu trung bình tại Đồng Nai là:
.
Chọn A.
Câu 62:
Giá tiêu (ngày 13/3/2020) tại Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông là:
Phương pháp giải:
Quan sát bảng số liệu.
Giải chi tiết:
Cách giải:
Giá tiêu (ngày 13/3/2020) tại Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông là: 37 000 đồng/kg
Chọn C.
Câu 63:
Tính giá tiêu trung bình mỗi ki-lô-gam của các tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) ở bảng trên.
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính trung bình: Tổng giá tiêu của các tỉnh/ huyện : số tỉnh/huyện.
Giải chi tiết:
Giá tiêu trung bình mỗi ki-lô-gam của các tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) ở bảng trên là:
(37500+36000+37500+38500+38000+36000):6=37250 (đồng)
Chọn C.
Câu 64:
Giá tiêu ở tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) nào ở bảng trên cao nhất?
Phương pháp giải:
Quan sát bảng số liệu.
Giải chi tiết:
Quan sát bảng số liệu ta thấy:
Giá 1kg tiêu ở Đắk Lắk là 37 500 đồng.
Giá 1kg tiêu ở Đồng Nai là 36 000 đồng.
Giá 1kg tiêu ở Bà Rịa – Vũng Tàu là 38 500 đồng.
Giá 1kg tiêu ở Bình Phước là 38 000 đồng.
Vậy giá tiêu ở Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất.
Chọn C.
Câu 65:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 65 đến 67
(Nguồn: ourwordindata.org)
Thực phẩm nào tác động tới môi trường nhiều nhất?
Phương pháp giải:
Quan sát thông tin, đọc số liệu lượng khí CO2 phát thải ra môi trường khi sản xuất 1kg thực phẩm. Thực phẩm nào có lượng phát thải khí CO2 nhiều nhất thì có tác động nhiều nhất tới môi trường.
Giải chi tiết:
Dựa vào thông tin đã cho trong biểu đồ trên ta thấy:
Nuôi bò lấy thịt làm phát thải nhà kính nhiều nhất.
Khi sản xuất 1kg thịt bò lượng phát thải CO2 tương đương là 60kg CO2. Điều này có nghĩa là thịt bò là thực phẩm có tác động nhiều nhất tới môi trường.
Chọn D.
Câu 66:
Những giống bò cao sản, được chăn nuôi theo kiểu tăng trọng chủ yếu phục vụ cho mục đích lấy thịt bò.Trung bình mỗi con bò thịt có cân nặng 450kg khi còn sống sẽ cho một lượng thịt nặng khoảng 280 kg. Lượng phát thải (kg CO2 tương đương) khi đó là bao nhiêu kgCO2?
Phương pháp giải:
1kg1kg thịt bò phát thải 60kgCO2. Từ đó tính được lượng phát thải CO2 của 280kgthịt bò.
Giải chi tiết:
Vì 1kg1kg thịt bò phát thải 60kgCO2 tương đương nên 280kg thịt bò phải thải lượng CO2 tương đương là: 280×60=16800( kg).
Chọn B.
Câu 67:
Lượng phát thải khí nhà kính khi sản xuất 2 tấn thịt bò từ nuôi bò lấy thịt nhiều hơn so với khi sản xuất 2 tấn thịt bò từ nuôi bò lấy sữa là bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Tính lượng phát thải khí nhà kính khi sản xuất 2 tấn thịt bò từ nuôi bò lấy thịt.
- Tính lượng phát thải khí nhà kính khi sản xuất 2 tấn thịt bò từ nuôi bò lấy sữa.
- Từ đó tính lượng phát thải khí nhà kính chênh lệch.
Giải chi tiết:
Theo bảng số liệu ta có:
Để sản xuất 1kg thịt bò từ nuôi bò lấy thịt thì thải 60kgCO2 tương đương.
⇒Lượng phát thải khí nhà kính khi sản xuất 2 tấn = 2000 kg thịt bò từ nuôi bò lấy thịt là:
2000×60=120000 (kg)
Để sản xuất 1kg thịt bò từ nuôi bò lấy sữa thì thải 21kgCO2 tương đương.
⇒Lượng phát thải khí nhà kính khi sản xuất 2 tấn = 2000 kg thịt bò từ nuôi bò lấy thịt là:
2000×21=42000kg)
Vậy lượng phát thải khí nhà kính khi sản xuất 2 tấn thịt bò từ nuôi bò lấy thịt nhiều hơn so với khi sản xuất 2 tấn thịt bò từ nuôi bò lấy sữa là:
120000−42000=78000(kg)
Chọn C.
Câu 68:
Dựa vào biểu đồ phân bổ lao động ở nước ta năm 2017 trả lời các câu hỏi từ 68 đến 70:
Dựa vào biểu đồ trên hãy cho biết lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng ít hơn lao động làm việc trong khu vực dịch vụ năm 2017 là bao nhiêu người?
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ, đọc dữ liệu.
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
+) Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2017 là: 13,6 triệu người.
+) Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ năm 2017 là: 18,2 triệu người.
⇒ Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng ít hơn lao động làm việc trong khu vực dịch vụ năm 2017 là: 18,2−13,6=4,6(triệu người).
Chọn A.
Câu 69:
Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng số lao động?
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu biểu đồ. Tính tỉ lệ phần trăm lao động việc làm trong khu vực dịch vụ
so với tổng số lao động.
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ là: 18,2 triệu người.
Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là: 13,6 triệu người.
Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là: 21,6 triệu người.
Trong đó lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm số phần trăm là:
.
Chọn C.
Câu 70:
Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhiều hơn lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng bao nhiêu lao động?
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu biểu đồ.
Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là: 13,6 triệu người.
Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là: 21,6 triệu người.
Sau đó làm phép trừ.
Giải chi tiết:
Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là: 13,6 triệu người.
Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là: 21,6 triệu người.
Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhiều hơn lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là:
21,6−13,6=8(triệu người)
Chọn D.
Câu 71:
Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
Phương pháp giải:
- Từ cấu hình electron của các nguyên tố suy ra vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Dựa vào vị trí và sự biến đổi tính kim loại (tính khử) để sắp xếp.
+ Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm dần.
+ Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng dần.
Giải chi tiết:
X có cấu hình electron là 1s22s22p63s1 ⟹ X thuộc chu kì 3, nhóm IA.
Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 ⟹ Y thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
Z có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1 ⟹ Z thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.
⟹ X, Y, Z đều thuộc chu kì 3.
Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại (tính khử) giảm dần.
Vậy sự sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là Z < Y < X.
Chọn B.
Câu 72:
Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận nếu tăng áp suất là
Phương pháp giải:
Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó → cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất chung của hệ → cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm số mol các phân tử khí.
Do vậy khi tăng áp suất chung muốn cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận thì tổng số mol khí các chất bên sản phẩm phải nhỏ hơn tổng số mol các khí bên chất tham gia phản ứng.
Giải chi tiết:
Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận nếu tăng áp suất là 2H2(k) + O2(k) ⇄ 2H2O(k).
Tổng số mol khí ở vế phải bằng 2 < 3 là tổng số mol khí ở vế trái.
Chọn D.
Câu 73:
Axit Salixylic là hoạt chất có trong các chế phẩm dùng ngoài da để điều trị mụn cóc thông thường ở da và bàn chân, loại bỏ chai sạn và sẹo. Ngoài ra, axit Salixylic là nguyên liệu để điều chế thuốc xoa bóp hay thuốc cảm (aspirin). Khi thực hiện các thí nghiệm phân tích người ta thấy rằng axit này chứa phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: 60,87% C; 4,348% H; còn lại là O. Biết axit Salixylic có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho H = 1; C = 12; O = 16. Công thức phân tử của axit Salixylic là
Phương pháp giải:
%mO = 100% - %mC - %mH.
Gọi công thức đơn giản nhất của axit Salixylic là CxHyOz.
⟹ CTĐGN hay CTPT của axit Salixylic.
Giải chi tiết:
%mO = 100% - %mC - %mH = 34,782%.
Gọi công thức đơn giản nhất của axit Salixylic là CxHyOz.
⟹ CTĐGN của axit Salixylic là C7H6O3.
Do axit Salixylic có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất ⟹ CTPT của axit Salixylic là C7H6O3.
Chọn A.
Câu 74:
Cho dãy chuyển hóa: . Vậy X2 là
Phương pháp giải:
- Dựa vào tính chất hóa học của amino axit để viết các PTHH.
- Từ PTHH xác định X2.
Giải chi tiết:
Các PTHH lần lượt là
H2N-CH2-COOH + HCl ⟶ ClH3N-CH2-COOH (X1)
ClH3N-CH2-COOH + 2NaOH ⟶ H2N-CH2-COONa (X2) + NaCl + 2H2O
Vậy X2 là H2N-CH2-COONa.
Chọn C.
Câu 75:
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình . Tỉ số độ lớn của lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo khi vật dao động bằng . Cho . Chu kì dao động của vật là
Phương pháp giải:
+ Nếu A thì trong quá trình dao động, vật nặng đi qua vị trí lò xo không dãn, khi đó
+ Nếu , lực đàn hồi cực đại và cực tiểu được tính theo công thức :
Lập tỉ số tìm được và áp dụng công thức tính chu kì :
Giải chi tiết:
+ Nếu thì trong quá trình dao động, vật nặng đi qua vị trí lò xo không dãn, khi đó .
Do đó trường hợp này bị loại.
+ Vì vậy
Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu được tính theo công thức :
Lập tỉ số ta có:
Chu kì dao động:
Chọn A.
Câu 76:
Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, mức cường độ âm trong một nhà máy phải giữ sao cho không vượt quá 85dB. Biết cường độ âm chuẩn là 10-12W/m2. Cường độ âm cực đại mà nhà máy đó quy định là:
Phương pháp giải:
Công thức tính mức cường độ âm:
Giải chi tiết:
Mức cường độ âm trong nhà máy không vượt quá 85dB. Ta có:
→ Cường độ âm cực đại mà nhà máy đó quy định là
Chọn A.
Câu 77:
Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự f = 30 cm. Qua thấu kính vật cho một ảnh thật có chiều cao gấp 2 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
Phương pháp giải:
Công thức thấu kính về vị trí ảnh – vật :
Công thức về độ phóng đại ảnh:
Vì ảnh là ảnh thật, ngược chiều vật nên k<0
Giải chi tiết:
Vì ảnh là ảnh thật, ngược chiều vật nên k=−2
Áp dụng công thức về độ phóng đại ảnh:
ta có
Áp dụng công thức thấu kính về vị trí ảnh – vật :
Chọn B.
Câu 78:
Một hạt chuyển động có tốc độ rất lớn v = 0,6c. Nếu tốc độ của hạt tăng lần thì động năng của hạt tăng bao nhiêu lần?
Phương pháp giải:
Động năng của hạt:
Giải chi tiết:
Động năng của hạt được xác định bởi công thức:
+ Khi (1)
+ Khi tốc độ của hạt tăng lần:
Từ (1) và (2) suy ra:
Chọn C.
Câu 79:
Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người?
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phát biểu sai về tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là : D
Ở ruột già không có sự tiêu hóa về hóa học.
Chọn D
Câu 80:
Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha : tâm nhĩ co : tâm thất co : dãn chung lần lượt là 1 : 2 : 3. Biết thời gian pha giãn chung là 0,6 giây. Thời gian (s) tâm thất co là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ta có: tâm nhĩ co : tâm thất co : dãn chung lần lượt là 1 : 2 : 3
Thời gian của pha giãn chung là 0,6s
Thời gian tâm thất co là:
Chọn C
Câu 81:
Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Một tế bảo sinh dưỡng ở mô phân sinh của cơ thể này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo ra 256 tế bào con. Số lần nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:
Phương pháp giải:
1 tế bào nguyên phân n lần tạo 2n tế bào con.
Từ một phân tử ADN nhân đôi n lần tạo ra 2n – 2 phân tử ADN chỉ chứa nguyên liệu mới.
Trong 1 chu kì tế bào, ADN được nhân đôi 1 lần ở pha S
Giải chi tiết:
1 tế bào nguyên phân liên tiếp tạo ra 256 tế bào con
2n = 256 → n = 8 (lần NP)
Tế bào có bộ NST 2n = 14 → số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ môi trường là:
14. (28 - 2) = 3556 phân tử
Chọn A
Câu 82:
Một tế bào sinh dưỡng của cây ngô có 2n = 20 NST, nguyên phân liên tiếp 5 lần. Tuy nhiên ở lần thứ 3, trong số tế bào con do tác động của tác nhân gây đột biến cônsixin có một tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra ở tất cả các cặp NST, các lần phân bào khác diễn ra bình thường. Khi kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào đột biến so với tổng số tế bào con là
Phương pháp giải:
Conxixin gây đột biến đa bội, các cặp NST sẽ không phân li trong nguyên phân.
Kết quả: từ 1 tế bào 2n → 1 tế bào 4n.
Một tế bào nguyên phân n lần tạo 2n tế bào con.
Giải chi tiết:
Do đột biến xảy ra ở lần thứ 3 nên tế bào ban đầu đã trải qua 2 lần nguyên phân tạo 22 = 4 tế bào.
Ở lần nguyên phân thứ 3:
3 tế bào nguyên phân bình thường thêm 3 lần tạo 3×23 = 24 tế bào 2n.
1 tế bào bị đột biến, tất cả NST không phân li tạo 1 tế bào 4n, tế bào này nguyên phân 2 lần tạo 22 = 4 tế bào 4n.
Vậy tỉ lệ tế bào đột biến/ tổng số tế bào con là:
Chọn D.
Câu 83:
Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi nước ta, có vị trí cách đường cơ sở 30 hải lí. Vậy con tàu đó thuộc vùng biển nào và cách đường biên giới quốc gia trên biên theo đường chim bay là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Kĩ năng tính toán.
Giải chi tiết:
1 hải lí = 1852m. ->30 hải lí = 55560 m.
=> Con tàu đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế và cách đường biên giới quốc gia trên biển là 55560m
Chọn C.
Câu 84:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao. (SGK/126 địa lí 12 cơ bản)
- Sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm => ý A đúng nhưng không phải ý nghĩa quan trọng nhất
- tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu => ý B chưa đủ
- đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư.=> Khu công nghiệp không có dân cư sinh sống, ý C sai
- thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa => Ý nghĩa chủ yếu
Chọn D.
Câu 85:
Tiềm năng to lớn của Tây Nguyên để phát triển cây công nghiệp lâu năm là
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 37, trang 168 sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
Tây Nguyên có diện đất badan rộng lớn và màu mỡ kết hợp với khí hậu cận xích đạo rất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt các loài cây nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, ngoài ra còn có cây chè.
Chọn A.
Câu 86:
Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn chủ yếu dựa trên những thế mạnh nào sau đây?
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác
=> Chọn đáp án D
Câu 87:
Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
Phương pháp giải:
Phân tích tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành.
Giải chi tiết:
Nguyễn Tất Thành từ sớm đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”
- Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
- Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
- Trong tình cảnh Việt Nam đang khủng khoảng về con đường cứu nước. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời; con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại vừa thất bại với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Một đòi hỏ tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. tìm đường cứu nước là trăn trở to lớn nhất, Tìm được con đường cứu nước sẽ mở ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.
=> Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước và ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành là yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Chọn A.
Chú ý khi giải:
Các đáp án B, C, D: là điều kiện trong nước và thế giới lúc bấy giờ. Nếu không có ý chí, lòng yêu nước từ bản thân thì Nguyễn Tất Thành sẽ không thể ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 88:
Cơ hội của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa là
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 69 – 70, suy luận.
Giải chi tiết:
A chọn vì cách mạng khoa học-công nghệ là hệ quả của xu thế toàn cầu hóa. Trong xu thế này, Việt Nam có cơ hội học hỏi, tiếp thu và áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học-công nghệ vào sản xuất và phát triển kinh tế.
B loại vì việc sản xuất trong nước đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu hàng hóa phụ thuộc vào tình hình kinh tế, thị hiếu của thị trường và nhiều yếu tố khác, trong đó có chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, Nhà nước ta cũng có chủ trương về việc sản xuất những mặt hàng chất lượng mang thương hiệu Việt Nam cho người Việt sử dụng và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng hóa trong nước để thúc đẩy việc sản xuất và hoạt động thương mại trong nước. Do đó, nhập khẩu hàng hóa với giá thấp từ bên ngoài không phải là cơ hội cho Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa.
C loại vì các nước đều đang phải đối mặt với bài toán về sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu cho các ngành sản xuất cũng như tìm cho mình nguồn nguyên liệu giá rẻ nên đây không phải là thuận lợi cho Việt Nam.
D loại vì việc xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường nước ngoài cũng như châu Âu là tùy thuộc mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia này cũng như xuất phát từ chất lượng và việc đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường. Riêng về mặt hàng công nghiệp thì Việt Nam chưa có nhiều hàng hóa để xuất khẩu ra bên ngoài mà hầu hết là xuất khẩu nguyên liệu thô và mua về sản phẩm đã được chế biến hoặc sản xuất hoàn chỉnh.
Chọn A
Câu 89:
Nội dung nào dưới đây không phải mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
Phương pháp giải:
Xem lại chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, sgk lịch sử 12, trang 136, loại trừ
Giải chi tiết:
Tháng 6 - 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Chọn A
Câu 90:
Tính chất của phong trào cách mạng 1936 - 1939 là:
Phương pháp giải:
Dựa vào nhiệm vụ của phong trào 1936 – 1939 (SGK Lịch sử 12, trang 100) để đánh giá tính chất.
Giải chi tiết:
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
- Nhiệm vụ trước mắt của phong trào 1936 – 1939 là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
=> Tính chất của phong trào cách mạng 1936 - 1939 là: Mang tính dân tộc, dân chủ, trong đó nội dung dân chủ là nét nổi bật.
Chọn B
Câu 91:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và thường hay phá mùa màng. Chính vì vậy vấn đề diệt chuột được rất nhiều người quan tâm và để ý tới. Thuốc diệt chuột - có thành phần chính là “kẽm sunfua” đang được mọi người sử dụng với mục đích trên. Tuy nhiên đây là loài thuốc rất độc nên dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vì vậy mọi người cần cẩn thận mỗi khi sử dụng.
Sau khi ăn phải thuốc chuột, kẽm sunfua bị thủy phân rất mạnh làm hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm nhanh, làm chuột cảm thấy khát và phải đi tìm nước để uống. Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột, khí photphin thoát ra càng nhiều và làm chuột càng nhanh chết. Chính vì vậy, người ta sau khi đánh thuốc chuột thường thấy chuột chết tại những chỗ có nhiều nước như mương, cống,…
Thành phần chính của thuốc diệt chuột là “kẽm sunfua”. Công thức phân tử của hợp chất là
Phương pháp giải:
Dựa vào tên gọi “kẽm sunfua” ⟹ Công thức phân tử.
Giải chi tiết:
Thành phần chính của thuốc diệt chuột là “kẽm sunfua”. Công thức phân tử của hợp chất là Zn3P2.
Chọn C.
Câu 92:
Khi ăn phải thuốc chuột, trong cơ thể chuột sẽ xảy ra phản ứng hóa học là
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của Zn3P2.
Giải chi tiết:
Khi ăn phải thuốc chuột, trong cơ thể chuột sẽ xảy ra phản ứng hóa học là
PTHH: Zn3P2 + 6H2O ⟶ 3Zn(OH)2 + 2PH3↑.
Chọn B.
Câu 93:
Thuốc diệt chuột thường có lẫn tạp chất là kim loại kẽm. Để xác định được lượng tạp chất này, người ta cho thuốc diệt chuột vào trong dung dịch HCl dư thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 15,435. Hàm lượng phần trăm về khối lượng của tạp chất kẽm trong thuốc diệt chuột là
Phương pháp giải:
Gọi số mol Zn3P2 và Zn lần lượt là x và y (mol)
PTHH: Zn3P2 + 6HCl ⟶ 3ZnCl2 + 2PH3↑
Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2↑
Dựa vào PTHH ⟹ Số mol PH3 và H2.
Dựa vào tỉ khối của hỗn hợp khí ⟹ Giá trị x và y ⟹ %mZn.
Giải chi tiết:
* Gọi số mol Zn3P2 và Zn lần lượt là x và y (mol)
PTHH: Zn3P2 + 6HCl ⟶ 3ZnCl2 + 2PH3↑
Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2↑
* Hỗn hợp khí gồm PH3 2x (mol) và H2 y (mol)
Chọn y = 1 mol ⟹ x = 4,612 mol.
Vậy
Chọn D.
Câu 94:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Etanol, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của ancol metylic, dễ cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu.
Để nấu rượu từ gạo người ta thực hiện quy trình gồm các bước cơ bản sau:
Nấu gạo chín với mục đích là hồ hóa tinh bột gạo giúp cho vi sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rượu. Lên men rượu là quá trình đường hóa tinh bột và lên men đường glucozơ để tạo thành rượu. Quá trình này diễn ra từ 2 đến 3 ngày. Chưng cất là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất rượu. Trong hỗn hợp sau khi lên men có chứa nước, ancol etylic, tinh bột, glucozơ.
Trên nhãn một chai rượu Vodka Hà Nội có ghi 40% vol. Giá trị đó cho biết
Phương pháp giải:
Khái niệm về độ rượu.
Giải chi tiết:
Vol là viết tắt của từ volume trong tiếng Anh, tức là thể tích. Vậy nên "40% vol" cho biết phần trăm về thể tích của etanol trong chai rượu là 40%.
Chọn D.
Câu 95:
Dựa vào yếu tố nào sau đây để người ta tách rượu ra khỏi hỗn hợp sau khi lên men?
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của ancol etylic và phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Giải chi tiết:
Trong các chất hỗn hợp sau khi lên men thì ancol etylic có nhiệt độ sôi thấp nhất (≈ 80oC) nên người ta đã sử dụng phương pháp chưng cất để tách ancol etylic ra khỏi hỗn hợp này.
Chọn C.
Câu 96:
Quy trình trên được biểu diễn bằng sơ đồ sau: (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH.
Giả sử trong gạo có chứa 81% tinh bột, quá trình lên men rượu đạt hiệu suất là 60% thì từ 100 kg gạo có thể điều chế được bao nhiêu lít rượu 400? (Biết khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml và NTK: H=1; C=12; O=16).
Phương pháp giải:
Đơn giản hóa bài toán: C6H10O5 → C6H12O6 → 2C2H5OH.
Quy trình giải:
mgạo ⟹ mtinh bột ⟹ nC6H10O5 ⟹ nC2H5OH ⟹ mC2H5OH ⟹ VC2H5OH ⟹ Vdd C2H5OH (LT) ⟹ Vdd C2H5OH (TT).
Giải chi tiết:
Đơn giản hóa bài toán: C6H10O5 → C6H12O6 → 2C2H5OH.
Quy trình giải:
mgạo ⟹ mtinh bột ⟹ nC6H10O5 ⟹ nC2H5OH ⟹ mC2H5OH ⟹ VC2H5OH ⟹ Vdd C2H5OH (LT) ⟹ Vdd C2H5OH (TT).
+) mgạo = 100 kg ⟹ mtinh bột = 100.81% = 81 kg.
+)
+) (dựa theo tỉ lệ sơ đồ)
+)
+)
+)
+)
Chọn A.
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Âm nhạc chưa bao giờ mất đi vị thế của nó trong đời sống tinh thần của con người. Thậm chí, khi cuộc sống ngày càng phát triển, bận rộn và căng thẳng thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc lại càng tăng cao. Chính vì thế, âm nhạc là một trong những lĩnh vực đứng đầu ở mức độ sôi động và luôn biến đổi không ngừng để phù hợp với thị hiếu khán giả.
Trong những năm gần đây, thị trường âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều thể loại, như: Pop, ballad, bolero, R&B, rock… Nhạc Việt hiện nay đang có nhiều thay đổi và ngày càng được khán giả đón nhận cùng sự bùng nổ số lượng các ca khúc. Với các sản phẩm âm nhạc ngày càng chất lượng đã làm hài lòng không chỉ khán giả trong nước mà còn nhận được nhiều sự tán dương của khán giả nước ngoài.
Số lượng ca sĩ ngày một nhiều, các cuộc thi hát, các gameshow ca nhạc nhan nhản trên sóng truyền hình, những giải thưởng âm nhạc sôi động cuối năm... là minh chứng cho sức hấp dẫn của lĩnh vực này trong đời sống giải trí. Rất nhiều ca sĩ tận dụng sự nổi tiếng của mình đã tổ chức thành công các liveshow âm nhạc đỉnh cao. Giọng hát của ca sĩ chưa bao giờ hết quan trọng nhưng để có được một liveshow cháy vé, không thể thiếu sự hỗ trợ của các nhạc cụ và cách bố trí hệ thống âm thanh ánh sáng.
Hai nhạc cụ cùng tấu một bản nhạc ở cùng một độ cao, người nghe vẫn phân biệt được âm của từng nhạc cụ phát ra là do:
Phương pháp giải:
Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
Giải chi tiết:
Hai nhạc cụ cùng tấu một bản nhạc ở cùng một độ cao, người nghe vẫn phân biệt được âm của từng nhạc cụ phát ra là do đồ thị dao động âm từng nguồn khác nhau.
Chọn C.
Câu 98:
Giả sử ca sĩ Sơn Tùng M-TP thiết kế một phòng nghe nhạc tại thành phố Thái Bình, với một căn phòng vuông ca sĩ bố trí 4 loa giống nhau coi như nguồn điểm ở 4 góc tường, các bức vách được lắp xốp để chống phản xạ. Do một trong 4 loa phải nhường vị trí để đặt chỗ lọ hoa trang trí, ca sĩ này đã thay thế bằng một số loa nhỏ giống nhau có công suất loa ở góc tường và đặt vào trung điểm đường nối vị trí loa ở góc tường với tâm nhà, vậy phải đặt thêm bao nhiêu loa nhỏ để người ngồi ở tâm nhà nghe rõ như 4 loa đặt ở góc tường (bỏ qua giao thoa sóng âm)?
Phương pháp giải:
Công thức tính cường độ âm:
Trong đó: P là công suất của nguồn âm; r là khoảng cách từ nguồn âm đến điểm khảo sát.
Giải chi tiết:
Theo các giữ kiện bài cho ta có hình vẽ:
Giả sử thay loa lớn ở góc tường B bằng nn loa nhỏ đặt tại K (K là trung điểm của BO)
Để người ngồi ở tâm nhà nghe rõ như 4 loa đặt ở góc tường thì cường độ âm do 1 loa lớn tại B gây ra tại O bằng cường độ âm do nn loa nhỏ gây ra tại O.
Ta có:
Chọn D.
Câu 99:
Để chương trình thêm hấp dẫn, ca sĩ Sơn Tùng M-TP có mời thêm một số ca sĩ khách mời đến để cùng hát một bản hợp ca ở cuối chương trình. Giả sử Sơn Tùng M-TP và tất cả các ca sĩ đều hát với cùng một cường độ âm và cùng tần số. Khi chỉ riêng Sơn Tùng M-TP hát thì mức cường độ âm tại một điểm M là 68dB . Khi cả ban hợp ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 77dB . Số ca sĩ mà Sơn Tùng M-TP mời đến để tham gia vào bản hợp ca đó là:
Phương pháp giải:
Công thức tính mức cường độ âm:
Công thức xác định mức cường độ âm:
Giải chi tiết:
Khi chỉ riêng ca sĩ Sơn Tùng M-TP hát thì cường độ âm tại điểm M là I và mức cường độ âm là 68dB, ta có:
(1)
Khi cả ban hợp ca gồm n ca sĩ hát thì cường độ âm tại M là nI và mức cường độ âm là 77dB, ta có:
Từ (1) và (2) suy ra:
Số ca sĩ mà Sơn Tùng M-TP mời đến để tham gia vào bản hợp ca đó là 7 (ca sĩ)
Chọn B.
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Mọi kiến trúc cơ học (toà nhà, cầu, bệ máy, khung xe) đều có một hoặc nhiều tần số riêng. Phải cẩn thận không để cho các kiến trúc ấy chịu tác dụng của lực cưỡng bức có tần số bằng một trong những tần số riêng ấy. Nếu không, nó làm cho các kiến trúc lay động mạnh, dẫn đến đổ hoặc gãy.
Một cây cầu bắc ngang sông Phô-tan-ka ở Xanh Pê-téc-bua (Nga) được thiết kế và xây dựng đủ vững chắc cho 300 người đồng thời đứng trên cầu. Năm 1096, chỉ một trung đội bộ binh (36 người) đi đều bước qua chiếc cầu đã làm cho chiếc cầu bị sập. Đó là do những lực biến đổi tuần hoàn (những bước chân dậm đều xuống mặt cầu) có tần số bằng tần số dao động riêng của cầu, gây ra hiện tượng cộng hưởng làm gãy cầu. Sau sự cố này, trong điều lệnh của quân đội Nga có đưa thêm vào nội dung “Bộ đội không đi đều bước khi qua cầu”.
Một cây cầu khác được xây dựng năm 1940 qua eo biển Ta-ko-ma (Mĩ) chịu được tải trọng của nhiều xe ô tô nặng đi qua. Bốn tháng sau, cầu Ta-ko-ma bị tác động bởi một cơn gió có tần số đúng bằng tần số tự nhiên của chiếc cầu đã làm chiếc cầu lắc lư mạnh trong nhiều giờ đồng hồ và cuối cùng là chiếc cầu đã bị sập.
Hiện tưởng cộng hưởng diễn ra hàng ngày, từ các hoạt động thường nhật đến chế tạo các loại máy móc hay xây dựng các toà nhà, cây cầu,… Nó không chỉ có hại mà còn có lợi. Do đó ta cần phải có hiểu biết đúng để không chỉ phòng tránh mà còn áp dụng nó trong mọi mặt của cuộc sống!
Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là:
Phương pháp giải:
+ Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
+ Điều kiện cộng hưởng: f = f0
Giải chi tiết:
Điều kiện xảy ra cộng hưởng là tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động của hệ
Chọn C.
Câu 101:
Phát biểu không đúng về ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng:
Phương pháp giải:
+ Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
+ Điều kiện cộng hưởng: f = f0
Giải chi tiết
Hiện tượng cộng hưởng có thể dẫn tới kết quả làm gãy, vỡ các vật bị dao động cưỡng bức. Một lực nhỏ nhưng biến đổi tuần hoàn có thể làm gãy những máy móc thiết bị lớn rất chắc chắn. Khi chế tạo máy móc, phải cố làm sao cho tần số riêng của mỗi bộ phận trong máy khác nhiều so với tần số biến đổi của các lực có thể tác dụng lên bộ phận ấy.
→ Phát biểu sai: Khi chế tạo máy móc phải đảm bảo cho tần số riêng của mỗi bộ phận trong máy không được khác nhiều so với tần số biến đổi của các lực tác dụng lên bộ phận ấy.
Chọn C.
Câu 102:
Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 1s . Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với vận tốc:
Phương pháp giải:
+ Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
+ Điều kiện cộng hưởng: f = f0
+ Công thức tính vận tốc:
Giải chi tiết:
+ Chiều dài của mỗi bước chân: L=50cm
+ Tần số dao động riêng của nước trong xô:
+ Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi nhịp bước của người có tần số trùng với tần số dao động riêng của nước trong xô. Vậy người đó bước đều với tần số:
Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi người đi với vận tốc:
Chọn A.
Câu 103:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Quá trình phiên mã gen cấu trúc xảy ra trong nhân của tế bào nhân thật, tạo các tiền mARN. Sau đó, tiền
mARN được gắn mũ 5’P, cắt intron- nối exon, gắn đuôi polyA… tạo mARN trưởng thành, di chuyển ra ngoài nhân, tham gia quá trình dịch mã. Mỗi intron đều có trình tự cắt đầu 5’, nhánh A, trình tự cắt đầu 3’. Quá trình cắt intron xảy ra theo thứ tự:
(1) Cắt trình tự 5’.
(2) Nối đầu 5’ với vị trí nhánh A.
(3) Cắt trình tự đầu 3’, loại bỏ intron.
Một số gen có quá trình ghép nối thay đổi, tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền mARN ban đầu. Ví dụ một tiền mARN có trình tự “Exon 1- intron 1- êxôn 2 – intron 2 – êxôn 3”, có thể có hai kiểu ghép nối. Kiểu 1: Tiền mARN bị cắt hai intron và nối ba êxôn lại. Kiểu 2: Tiền mARN bị cắt trình tự đầu 5’ của intron 1, nối với nhánh A của intron 2, loại bỏ “intron 1- êxôn 2 - intron 2”, tạo mARN trưởng thành ngắn hơn. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một gen, từ đó dịch mã tạo nhiều loại polipeptit.Điều này cho thấy vai trò quan trọng của intron trong quá trình tiến hóa.
Giai đoạn nào sau đây không xảy ra trong quá trình hình thành mARN trưởng thành?
Phương pháp giải:
So sánh với dữ kiện đề bài về quá trình hình thành mARN trưởng thành
Giải chi tiết:
Trong quá trình hình thành mARN trưởng thành không xảy ra sự cuộn xoắn với protein Histon.
Chọn D
Câu 104:
Cho các quá trình sau: (1) Cắt trình tự 3’ của intron; (2) Cắt trình tự 5’ của intron; (3) Nối đầu 5’ của intron với vị trí nhánh A; (4) loại bỏ các intron. Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là:
Phương pháp giải:
So sánh với dữ kiện đề bài về quá trình hình thành mARN trưởng thành
Giải chi tiết:
Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là: 2→3→1→4.
Chọn C
Câu 105:
Nếu 1 mARN có cấu trúc “êxon 1 - intron 1 - êxôn 2 - intron 2 - êxôn 3 - intron 3 - êxôn 4”. Giả sử chiều dài intron và êxôn bằng nhau và bằng 340Å. Phức hợp enzym cắt intron loại bỏ đoạn ARN dài tối đa 1.020 Å. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo ra bao nhiêu loại mARN trưởng thành?
Phương pháp giải:
Các exon trong mARN có thể xáo trộn nhưng 2 exon đầu và cuối luôn cố định.
Giải chi tiết:
Đoạn ARN tối đa có thể bị cắt bỏ là intron – exon – intron, đoạn ngắn nhất là intron.
→ 2 exon đầu và cuối cố định không thay đổi nên có 4 loại mARN có thể được tạo thành.
VD: Exon 1- Exon 2- Exon 4
Exon 1- Exon 3- Exon 4
Exon 1- Exon 2- Exon 4
Exon 1- Exon 2- Exon 3- Exon 4
Exon 1- Exon 3- Exon 2- Exon 4
Chọn C
Câu 106:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả sau:
Vùng |
Trước sinh sản |
Đang sinh sản |
Sau sinh sản |
A |
78% |
20% |
2% |
B |
50% |
40% |
10% |
C |
10% |
20% |
70% |
Vùng nào nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng
Phương pháp giải:
Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
Ngược lại, nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa nghể cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức. Khi đó, nếu tiếp tục đánh bắt cá với mức độ lớn, quần thể cá sẽ bị suy kiệt.
Giải chi tiết:
Nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng → Vùng C chưa khai thác hết tiềm năng.
Chọn C
Câu 107:
Vùng nào nghề cá khai thác quá mức
Phương pháp giải:
Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
Ngược lại, nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa nghể cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức. Khi đó, nếu tiếp tục đánh bắt cá với mức độ lớn, quần thể cá sẽ bị suy kiệt.
Giải chi tiết:
Nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức → Vùng A khái thác quá mức.
Chọn A
Câu 108:
Theo em, ban quản lí vùng A nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi cá tại đây?
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Tỷ lệ cá con cao ↔ các loài cá to và vừa đang bị khai thác quá mức→ Tỉ lệ % các cá thể ở lứa tuổi sinh sản và sinh sản giảm mạnh
Nếu tiếp tục khai thác thì sẽ có nguy cơ khai thác hết các cá thể chưa đến tuổi sinh sản → Quần thể có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Cần phải hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
Chọn CCâu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Xu hướng số người di cư trong nước bắt đầu tăng mạnh từ năm 1999 vì nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Hệ quả là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, chế xuất đã thu hút lượng lớn lao động di cư. Sự chuyển dịch cơ hội việc làm về khu vực thành thị được cho là nhân tố quan trọng nhất quyết định xu hướng di cư nội địa về khu vực thành thị để tìm kiếm công ăn việc làm. Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014, tỷ lệ tìm việc, hoặc là bắt đầu công việc mới, chiếm tỷ lệ 44,8% người di cư. Tỷ lệ di cư theo gia đình chiếm 22,8%. tỷ lệ người di cư quay trở về quê do mất việc hoặc không tìm được việc làm tương đối nhỏ, chỉ chiếm 6,1%. Nhóm lý do liên quan đến công việc/kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (34,7%) trong “Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015”. Thu nhập của người di cư được cải thiện sau khi di cư.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật (31,7%) cao hơn người không di cư
(24,5%). Đáng chú ý là, tỷ lệ người di cư là nữ cao hơn nam nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ thấp hơn nam. Hà Nội là thành phố có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất nước (46,7%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ này thấp nhất (13,4%).
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) 2016, “Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015: Các kết quả chủ yếu”)
Xu hướng di cư nội địa ở nước ta tăng mạnh từ năm 1999 chủ yếu do
Phương pháp giải:
Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời
Giải chi tiết:
Xu hướng số người di cư trong nước (nội địa) bắt đầu tăng mạnh từ năm 1999 vì nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Dân cư di chuyển về vùng thành thị để tìm kiếm việc làm trong các xí nghiệp, nhà máy, công ty…
Chọn B
Câu 110:
Nguyên nhân quan trọng nhất của việc di cư từ nông thôn ra thành thị là
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin đã cho, xác định từ khóa “nguyên nhân quan trọng nhất”
Giải chi tiết:
Sự chuyển dịch cơ hội việc làm về khu vực thành thị được cho là nhân tố quan trọng nhất quyết định xu hướng di cư nội địa về khu vực thành thị để tìm kiếm công ăn việc làm.
Chọn A
Câu 111:
Thành phố có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất cả nước là
Phương pháp giải:
Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời, chú ý từ khóa “trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất”
Giải chi tiết:
Hà Nội là thành phố có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất nước (46,7%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ này thấp nhất (13,4%).
Chọn A
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 20% dân số cả nước, đóng góp 18% cho
GDP quốc gia nhưng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết đã đưa ra 8 nội dung, nhiệm vụ lớn được tóm tắt như sau:
1. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng
ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo; giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.
3. Ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới.
4. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư; phát triển kinh tế trang trại, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
5. Xây dựng ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, ưu tiên phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven sông, ven biển.
6. Quy hoạch thủy lợi, đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ
chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững.
7. Củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển.
8. Chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, rút dần lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.
(Nguồn: “Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững
vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu”)
Chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhiệm vụ số 2
Giải chi tiết:
Chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản – lúa gạo – cây ăn quả.
Chọn C.
Câu 113:
Nhiệm vụ nào sau đây không nằm trong chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dữ liệu và phân tích, đánh giá
Giải chi tiết:
Các nhiệm vụ nằm trong chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với b - Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (thuộc nhiệm vụ 1) => loại A
- Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong nông nghiệp (thuộc nhiệm vụ 3) => loại B
- Quy hoạch phát triển thủy lợi và chuyển đổi cơ cấu sản xuất (thuộc nhiệm vụ 6) => loại C
- Nhiệm vụ 6 là củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; không phải là xây dựng mới hệ thống đê sông đê biển ở vùng D sai
Chọn D.
Câu 114:
Mô hình sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin ở nhiệm vụ số 2
Giải chi tiết:
Mô hình sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
Chọn B.
Câu 115:
Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) hình thành với mục đích là
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) hình thành với mục đích là hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, đối ngoại, an ninh chung.
Chọn A.
Câu 116:
Hãy sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian về quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu:
(1) Sáu nước Tây Âu thành lập “cộng đồng than-thép Châu Âu”.
(2) Hợp nhất ba cộng đồng thành “Cộng đồng Châu Âu (EC)”.
(3) “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” được thành lập.
(4) Phát hành và sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Ơ rô).
(5) EC được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Phương pháp giải:
Dựa vào thời gian diễn ra các sự kiện để sắp xếp.
Giải chi tiết:
(1) Sáu nước Tây Âu thành lập “cộng đồng than-thép Châu Âu” (18/4/1951).
(3) “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” được thành lập (25/3/1957).
(2) Hợp nhất ba cộng đồng thành “Cộng đồng Châu Âu (EC)” (1/7/1967).
(5) EC được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) (1/1/1993).
(4) Phát hành và sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Ơ rô) (1/1/2002).
Chọn C.
Câu 117:
So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?
Phương pháp giải:
Phân tích quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực của EU (điều này ở ASEAN không có).
Giải chi tiết:
- ASEAN không diễn ra quá trình nhất thể hóa.
- Eu diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khu vực về: Kinh tế, chính trị và an ninh – quốc phòng.
*Biểu hiện:
- Ngày 18/4/1951, sáu nước bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua đã thành lập Cộng đồng than – thép châu Âu (ECSC).
- Ngày 25/3/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Tháng 12/ 1991, các nước EC đã ký bản Hiệp ước Maxtrích (tại Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Tháng 1/2002, đồng tiền chung châu Âu (Euro) được chính thức sử dụng ở nhiều nước EU thay cho các đồng bản tệ. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với quá trình nhất thể hóa châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới.
- Từ 6 nước ban đầu, đến năm 2007, EU đã tăng lên 27 thành viên. Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ 28 của EU vào năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng một châu Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc gia vốn còn bị giằng xé do xung đột chỉ cách đó hai thập kỳ trước.
Chọn C.
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,...Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.
Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.
Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.
Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)
Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời
Giải chi tiết:
Ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là: Ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Chọn A.
Câu 119:
Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức địa lí, kết hợp với thông tin được cung cấp để giải thích
Giải chi tiết:
Ở Đông Khê, lực lượng quân địch ít, Đông Khê lại nằm giữa Thất Khê và Cao Bằng (hai nơi tập trung quân lớn của quân Pháp). Ở Đông Khê, có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp => Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam. Trên thực tế, lựa chọn đánh Đông Khê đầu tiên là quyết định vô cùng đúng đắn của ta.
Chọn D.
Câu 120:
Ý nào sau đây không phải là kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Sau một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” của Pháp, thế bao vậy cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ.
Chọn C.