Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 15)
-
6088 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ở miền Nam có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn chạy chủ yếu bằng dầu và khí. Ở miền Bắc các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất nhỏ hơn.
Chọn: A.
Câu 2:
Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng biển nào của nước ta?
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí tính từ ranh giới vùng lãnh hải.
- Vùng lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí, tương đương 22,224 km (12 hải lí x 1852m = 22224 m = 22,224 km)
- Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí sẽ có phạm vi từ 22,224km đến 44,448km.
=> Một tàu đánh cá của nước ngoài đang hoạt động cách bờ biển Đà Nẵng 43km. Như vậy chiếc tàu đó đã xâm phạm vào vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta.
Chọn D.
Câu 3:
Ưu thế về nghề cá của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hơn vùng Bắc Trung Bộ là:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Tất cả các tỉnh duyên hải miền Trung đều giáp biển, có nhiều vũng vịnh và các dòng biển chạy ven bờ, tuy nhiên duyên hải Nam Trung Bộ lại có những ngư trường thủy sản trọng điểm như Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa. Bắc Trung Bộ không có ngư trường trọng điểm lớn của nước ta
=> chọn A
Câu 4:
Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất Đông Nam Á là?
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Tỉ lệ thị dân của Đông Nam Á không cao so với thế giới, tuy nhiên ở khu vực này có Singapore là quốc đảo với diện tích nhỏ, ngành kinh tế chính là dịch vụ nên 100% dân số của quốc gia này là dân thành thị
=> Chọn D
Câu 5:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động so với người ở tuổi lao động tạo nên mối quan hệ trong dân số học gọi là tỉ số phụ thuộc. Khi tổng tỉ số phụ thuộc ở mức dưới 50% được gọi là “cơ cấu dân số vàng”, hay nói cách khác cơ hội dân số ‘vàng’ xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15%.
Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng và dự báo thời gian của giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 30 năm (từ năm 2010 – 2040). Sự xuất hiện yếu tố “cơ cấu dân số vàng” được xem là một cơ hội tốt cho tăng trưởng và phát triển kinh tế một khi phát huy được những ưu thế của nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay và trước cơ hội ‘vàng’của dân số, nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho rằng có 4 nhóm chính sách quan trọng, mang tính chiến lược để hiện thực hóa có hiệu quả tác động của dân số đến tăng trưởng, đó là:
- Nhóm chính sách giáo dục và đào tạo.
- Nhóm chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực.
- Nhóm chính sách dân số, gia đình và y tế.
- Nhóm chính sách an sinh xã hội.
(Nguồn: Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), 2010, Báo cáo: Tận dụng cơ hội dân số ‘vàng’ ở Việt Nam. Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách)
Cơ cấu ‘‘dân số vàng‘‘ xuất hiện khi
Phương pháp giải:
Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Khi tổng tỉ số phụ thuộc ở mức dưới 50% được gọi là “cơ cấu dân số vàng”.
Chọn C.
Câu 6:
Năm 2019, Việt Nam có tỉ lệ trẻ em (0 – 14 tuổi) là 33,5% và tỉ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) là 11,0%. Cho biết tỉ lệ dân số phụ thuộc của Việt Nam năm 2019 là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Xem đoạn thông tin thứ 2, chú ý khái niệm tỉ lệ dân số phụ thuộc.
Giải chi tiết:
Khái niệm: tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động so với người ở tuổi lao động tạo nên mối quan hệ trong dân số học gọi là tỉ số phụ thuộc.
=> Tỉ số dân số phụ thuộc năm 2019 = 33,5 + 11,0 = 44,5%
Chọn D.
Câu 7:
Trong nhóm chính sách về lao động, việc làm và nguồn nhân lực, đâu không phải là biện pháp thích hợp nhằm phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng ở nước ta hiện nay?
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức bài Lao động và việc làm (sgk Địa lí 12)
Giải chi tiết:
Để phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng ở nước ta, biện pháp thích hợp là:
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn nhằm tạo nhiều việc làm cho lao động, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. => loại A
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy mở rộng sản xuất để tạo nhiều việc làm, đặc biệt việc làm có giá trị, yêu cầu trình độ cao… => loại C
- Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động (thông qua giáo dục phổ thông, đại học, các lớp học kỹ năng, dạy nghề….) => loại D
- Xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng là một trong những biện pháp hữu ích nhằm giải quyết việc làm cho lao động nước ta, đặc biệt là lao động phổ thông.
Cần phân biệt “xuất khẩu lao động” khác với hiện tượng “chảy máu chất xám”; chảy máu chất xám là hiện tượng nhiều nhân tài lựa chọn môi trường nước ngoài để làm việc thay vì cống hiến cho nước nhà, bởi môi trường làm việc trong nước không đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của họ.
=> Do vậy nếu nói “hạn chế xuất khẩu lao động ra nước ngoài để tránh tình trạng chảy máu chất xám” là sai, đây không phải là biện pháp đúng để phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng.
Chọn B.
Câu 8:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Khu kinh tế ven biển là loại hình khu kinh tế mở tổng hợp ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận, được thành lập, phát triển theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng các khu kinh tế ven biển, xem đây là mô hình phát triển mới, nhằm hình thành các khu kinh tế động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng, nhất là các vùng nghèo ven biển; tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, tìm kiếm, áp dụng những thể chế, chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Qua 10 năm thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, năm 2018 cả nước đã có 18 khu kinh tế ven biển, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, như: công tác quy hoạch thiếu tính tổng thể; đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, triển khai thực hiện chậm, còn nhiều dự án treo, thiếu tính khả thi; việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; hiệu quả của các khu kinh tế ven biển chưa đồng đều, thậm chí có khu vực còn thấp, mang tính cục bộ, thiếu sự liên kết vùng, v.v.
Ngày 22-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã đưa ra “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, định hướng tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình khu kinh tế ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh; đảm bảo các khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Mục tiêu đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển đóng góp 15% - 20% tổng GDP của cả nước, tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 - 1,5 triệu người, đảm bảo đến năm 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65% - 70% GDP cả nước.
(Nguồn: http://tapchiqptd.vn/, “Vài nét về khu kinh tế ven biển Việt Nam”)
Hiện nay, nước ta đã thành lập được bao nhiêu khu kinh tế ven biển?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2
Giải chi tiết:
Năm 2018 cả nước đã có 18 khu kinh tế ven biển.
Chọn D.
Câu 9:
Mục đích của việc thành lập các khu kinh tế ven biển ở nước ta không phải là:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1, phân tích để tìm ra đáp án sai
Giải chi tiết:
Theo bài đọc, việc hình thành các khu kinh tế ven biển có vai trò:
- Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng, nhất là các vùng nghèo ven biển => loại A
- Tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư => loại B
- Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh => loại D
- Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng biển cần phải tiết kiệm và hiệu quả, tránh việc khai thác quá mức, đảm bảo cho việc phát triển bền vững. => Do vậy việc tăng cường khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên vùng biển là sai => nhận định C không đúng
Chọn C.
Câu 10:
Theo em, về mặt xã hội việc phát triển các khu kinh tế ven biển sẽ có vai trò chủ yếu nào sau đây?
Phương pháp giải:
Chú ý từ khóa “mặt xã hội” và là vai trò “chủ yếu”
Giải chi tiết:
Về mặt xã hội, vai trò chủ yếu của việc phát triển các khu kinh tế ven biển là góp phần tạo ra nhiều việc làm cho lao động (đặc biệt việc làm về các ngành dịch vụ biển), từ đó nâng cao chất lượng đời sống người dân vùng biển. Khi chất lượng đời sống người dân được nâng lên, trình độ dân trí cũng được nâng lên sẽ góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số và các tệ nạn xã hội…
=> như vậy ý A là vai trò chủ yếu và bao quát nhất
Chọn A