IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 2)

  • 7009 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mau sao thì nắng,…thì mưa”

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất

Giải chi tiết:

- Tục ngữ: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa


Câu 2:

Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu với ai?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

Giải chi tiết:

Trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây để bảo vệ hạnh phúc gia đình và bảo vệ bình yên cho buôn làng.


Câu 3:

“Bác già tôi cũng già rồi/ Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! / Muốn đi lại tuổi già thêm nhác/ Trước ba năm gặp bác một lần;” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Căn cứ vào các thể thơ đã học

Giải chi tiết:

Đoạn trích gồm có 2 câu thơ lục bát và 2 câu thơ 7 chữ.

Đoạn thích thuộc thể song thất lục bát.


Câu 4:

“Cũng nhà hành viện xưa nay,/ Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Giải chi tiết:

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

- Từ “tay” nghĩa gốc chỉ một bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật. Còn trong câu từ “tay” được dùng với nghĩa chỉ người chuyên một ngành nghề, một việc nào đó mà ở đây là việc buôn người.

- Trường hợp này được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.


Câu 5:

Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm…trời chiều” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

 

Căn cứ bài thơ Đất nước

Giải chi tiết:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều


Câu 6:

“Một đàn thằng hỏng đứng mà trông/ Nó đỗ khoa này có sướng không? / Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt/ Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng” (Giễu người thi đỗ –Trần Tú Xương)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời bài thơ Giễu người thi đỗ

Giải chi tiết:

Bài thơ ra đời trong thời kì trung đại


Câu 7:

Qua tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân ca ngợi điều gì?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung tác phẩm Vợ nhặt

Giải chi tiết:

Trong số những tác phẩm viết về nạn đói năm Ất Dậu, truyện ngắn Vợ nhặt có một giá trị đặc biệt. Hiện thực về nạn đói thê thảm ấy hắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh tâm trí người đọc từ đầu đến cuối tác phẩm. Đồng thời từng trang viết của tác phẩm cứ lấp lánh sáng lên niềm khao khát mãnh liệt của người dân lao động nước ta về hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt của họ đối với sự sống và tương lai, là tình thương yêu, cưu mang đùm bọc lẫn nhau của những con người nghèo khổ ngay khi mấp mé bên bờ vực của cái chết.


Câu 8:

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Căn cứ bài chính tả, chú ý phân biệt giữa s/x, n/l, n/ng

Giải chi tiết:

Từ viết đúng chính tả là: sắc sảo

Sửa lại một số từ sai chính tả:

cọ sát -> cọ xát

lỗ lực -> nỗ lực

sáng lạng -> xán lạn


Câu 9:

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Sự .......... của ......... đã giết chết tác phẩm của anh ấy.”

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Căn cứ Chữa lỗi dùng từ

Giải chi tiết:

- Các lỗi dùng từ:

+ Lẫn lộn các từ gần âm

+ Sai nghĩa của từ

- Các từ trong phương án A, C, D đều mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Đáp án B đúng: “Sự khắt khe của độc giả đã giết chết tác phẩm của anh ấy.”


Câu 10:

Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm quan về quê Bác.”

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ

Giải chi tiết:

- Các lỗi dùng từ:

  + Lỗi lặp từ.    

  + Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.

   + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

- Từ bị dùng sai chính tả là: thăm quan

- Sửa lại:  thăm quan => tham quan

Câu 11:

Các từ: “Bồ hóng, xà phòng, ti vi” là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Lấy tiêu chí hình vị là cơ sở để phân loại thì các từ đó là từ đơn đa âm.


Câu 12:

Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa/ Thương em, thương em, thương em biết mấy”

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Điệp ngữ

Giải chi tiết:

- Điệp ngữ: khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Việc lặp lại như vậy là phép điệp ngữ.

- Từ “thương em, thương em, thương em” được điệp lại 3 lần liên tiếp nhau nên đó là dạng điệp ngữ nối tiếp.


Câu 13:

“Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng” (Sống mòn – Nam Cao)

Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết:

- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ)

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)

- Các phép liên kết:

+ Phép lặp: “y”, “nó”

+ Phép nối: “nhưng”, “bởi vì”


Câu 14:

Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần, khan hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thông thường, thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.

Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Căn cứ vào bài Ngữ cảnh

Giải chi tiết:

Cơn sốt có ý nghĩa quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội.


Câu 15:

Trong các câu sau:

I. Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc và bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.

II. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú”.

III. Mẹ tôi đi chợ về muộn nên vội vàng vào bếp nấu nướng mà chẳng kịp nghỉ ngơi.

IV. Anh ấy ra đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ.

Những câu nào mắc lỗi?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Căn cứ bài Chữa lỗi về quan hệ từ; Chữa lỗi dùng từ

Giải chi tiết:

Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:

- Lỗi dùng sai nghĩa của từ

- Lỗi dùng sai quan hệ từ

....

Lời giải:

- Các câu mắc lỗi là:  I và II

- Câu I mắc lỗi dùng sai quan hệ từ:

Sửa lại: Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc nhưng bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.

- Câu II mắc lỗi sai tên tác giả.

Sửa lại: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú”.


Câu 17:

Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học.

Giải chi tiết:

Biện pháp tu từ điệp từ: chuộng.


Câu 18:

Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết:

Nội dung: cái đẹp là cái có chừng mực và quy mô vừa phải.


Câu 19:

Đoạn trích gửi đi thông điệp gì?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung và những từ ngữ được lặp lại nhiều lần.

Giải chi tiết:

Thông điệp: cần lựa chọn cái đẹp đích thực để phù hợp với văn hóa


Câu 20:

Em hiểu gì về cụm từ “quy mô vừa phải”?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung và những từ ngữ được lặp lại nhiều lần.

Giải chi tiết:

Quy mô vừa phải thể hiện sự vừa đủ, không vượt ngoài quy chuẩn và để lại sự dễ chịu nơi người tiếp xúc.


Câu 21:

The cutting or replacement of trees downtown _____ arguments recently.

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Kiến thức: Thì hiện tại hoàn thành

Giải chi tiết:

Dấu hiệu nhận biết: “recently” (gần đây) => thì hiện tại hoàn thành.

Cấu trúc: S + has/have + Vp2

Chủ ngữ chính là “The cutting or replacement…” là chủ ngữ số ít nên sử dụng “has”

Tạm dịch: Việc chặt cây hoặc thay thế cây ở phố đã gây ra những tranh cãi gần đây.


Câu 22:

Many places _____ our city are heavily polluted.

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Kiến thức: Giới từ

Giải chi tiết:

in + place: địa điểm

Tạm dịch: Rất nhiều nơi trong thành phố bị ô nhiễm nặng nề.


Câu 23:

There were so _____ negative comments on Tom’s post that he had to remove it.

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Kiến thức: Lượng từ

Giải chi tiết:

Trước chỗ trống là “so” => sau nó cần “much/many”: so much/many + N + that ….: quá nhiều…đến nỗi …

Cụm danh từ “negative comments” (những bình luận tiêu cực) là danh từ đếm được, số nhiều

=> chỉ dùng được với “many / a lot of”

Tạm dịch: Có rất nhiều những bình luận tiêu cực trên bài viết của Tom đến nỗi anh ta phải xóa nó.


Câu 24:

His mother is _____ mine, but he is younger than me.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Kiến thức: So sánh hơn

Giải chi tiết:

Cấu trúc so sánh hơn: to be + short adj-er/more + long adj + than

“old” là tính từ ngắn nên ở dạng so sánh sẽ là: “older than”

Tạm dịch: Mẹ của anh ta lớn tuổi hơn mẹ tôi nhưng anh ta lại trẻ hơn tôi.


Câu 25:

You’re driving _____! It is really dangerous in this snowy weather.

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Kiến thức: Từ loại

Giải chi tiết:

Sau động từ “drive” cần 1 trạng từ để bổ nghĩa cho động từ

carelessly (adv): một cách bất cẩn                                         

careless (adj): cẩn thận

carelessness (n): sự bất cẩn                                                    

carefulness (n): sự cẩn thận

Tạm dịch: Bạn lái xe bất cẩn quá. Rất nguy hiểm khi thời tiết có tuyết như thế này.


Câu 26:

Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.

Neither of the two candidates who had applied for admission to the Industrial Engineering Department were eligible for admission.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Kiến thức: Sự hòa hợp chủ ngữ và động từ

Giải chi tiết:

Neither of + N số nhiều…: Không ai trong số … => động từ phía sau được chia như với danh từ số ít

Sửa: were => was

Tạm dịch: Cả hai ứng viên đã nộp đơn xin nhập học vào Phòng Kỹ thuật Công nghiệp đều không được phép nhập học.


Câu 27:

Commercial airliners do not fly in the vicinity of volcanic eruptions because even a small amount of volcanic ash can damage its engines.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Kiến thức: Tính từ sở hữu

Giải chi tiết:

“its” chỉ sở hữu cho danh từ số ít, chỉ vật.

Ở đây tính từ sở hữu được chia theo danh từ “Commercial airliners” (số nhiều) nên ta phải dùng tính từ sở hữu là “their”

Sửa: its => their

Tạm dịch: Các máy bay chở khách thương mại không bay trong vùng lân cận phun trào núi lửa bởi vì ngay cả một lượng tro núi lửa nhỏ cũng có thể làm hỏng động cơ của chúng.


Câu 28:

He bought a lot of books, none of them he has ever read.

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đại từ quan hệ

Giải chi tiết:

Ở đây cần đại từ quan hệ thay thế cho danh từ chỉ vật “books” trước đó.

Sau nó còn có mệnh đề: “he has ever read” => không dùng đại từ tân ngữ ‘them’.

Dùng “which” thay cho danh từ chỉ vật; đóng vai trò chủ ngữ/ tân ngữ trong mệnh đề quan hệ

Sửa: them => which

Tạm dịch: Anh ấy đã mua nhiều sách, anh ấy chưa đọc quyển nào trong số đó.


Câu 29:

Ancient people made a clay pottery because they needed it for their survival.

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Kiến thức: Mạo từ

Giải chi tiết:

“pottery” khi mang nghĩa là đồ gốm thì nó là danh từ không đếm được => không thể dùng mạo từ “a”

(còn khi mang nghĩa là xưởng đồ gốm, nó lại là danh từ đếm được)

clay pottery: đồ gốm làm từ đất sét => cụm danh từ không đếm được

Sửa: a clay => clay

Tạm dịch: Người cổ đại làm gốm bằng đất sét vì họ cần nó để sống sót.


Câu 30:

Mr. Scott has a garage. The garage is him.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đại từ

Giải chi tiết:

him : anh ấy => đại từ tân ngữ, không đứng sau tobe

his (đại từ sở hữu) : của anh ấy = his (tính từ sở hữu) + danh từ

Đại từ sở hữu có thể đứng một mình, không cần danh từ theo sau.

Sửa: him => his

(his = his garden)

Tạm dịch: Ông Scott có một cái ga-ra. Chiếc ga-ra là của ông ấy.


Câu 31:

Which of the following best restates each of the given sentences?

I may buy a piece of land as a way of saving for my old age.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Kiến thức: Mệnh đề chỉ mục đích, động từ khuyết thiếu

Giải chi tiết:

may + V_nguyên thể: có thể, có khả năng (sẽ) làm gì đó

= to be likely to do sth: có khả năng xảy ra chuyện gì

Tạm dịch: Tôi có thể sẽ mua 1 mảnh đất như là cách để tiết kiệm tiền cho tuổi già.

A. Để tiết kiệm tiền cho tuổi già, tôi được khuyên là mua 1 mảnh đất.

B. Có khả năng là tôi sẽ tiết kiệm cho tuổi già sau khi mua một mảnh đất

C. Sau khi đã tiết kiệm cho tuổi già, tôi sẽ mua 1 mảnh đất.

D. Để tiết kiệm cho tuổi già , tôi có khả năng là sẽ mua một mảnh đất

Dựa vào ngữ nghĩa thì đáp án D là hợp lý nhất


Câu 32:

Linda would not win a high price in swimming if she did not maintain her training.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Kiến thức: Câu điều kiện loại II

Giải chi tiết:

Câu điều kiện loại II diễn tả một giả thiết trái ngược với hiện tại, dẫn đến kết quả trái với hiện tại.

Cấu trúc: S + V_quá khứ đơn, S + would/could + V_nguyên thể

Tạm dịch: Linda sẽ không dành được giải thưởng cao trong môn bơi lội nếu cô ấy không kiên trì rèn luyện.

A. Linda không duy trì rèn luyện để đạt được kết quả tốt => sai nghĩa

B. Linda không muốn thắng giải thưởng nào hết ở môn bơi lội. => sai nghĩa

C. Linda sẽ thắng giải thường cao môn bơi lội nếu cô ấy duy trì tập luyện. (Câu điều kiện loại I diễn tả giả thuyết có thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai => sai, vì việc ở câu gốc đã diễn ra rồi)

D. Linda đã tham gia một cuộc thi bơi và đã gắng giành được giải cao.


Câu 33:

Timmy seems to be smarter than all the other kids in his group.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Kiến thức: So sánh hơn nhất

Giải chi tiết:

Cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn: S + be + adj+er + than ….

Cấu trúc so sánh nhất của tính từ ngắn: S + be + adj+est + N…

seem to be + adj: có vẻ như = be likely that…

Tạm dịch: Timmy có vẻ là thông minh hơn tất cả những đứa trẻ còn lại trong nhóm.

A. Timmy thông minh như tất cả những đứa trẻ trong nhóm của cậu ấy.

B. Tất cả những đứa trẻ khác trong nhóm Timmy, chắc chắn không thông minh bằng cậu ấy.

C. Những đứa trẻ khác thông minh, nhưng Timmy thông minh hơn hầu hết chúng.

D. Có vẻ như Timmy là thông minh nhất trong số những đứa trẻ trong nhóm.


Câu 34:

When I was sick, my best friend took care of me.

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Kiến thức: Câu bị động

Giải chi tiết:

Cấu trúc câu bị động ở thì quá khứ đơn: S + was/were +Vp2

Tạm dịch: Khi tôi bị ốm, bạn thân nhất của tôi đã chăm sóc tôi.

= Tôi được chăm sóc bởi bạn thân nhất khi tôi bị ốm.

Các đáp án còn lại đều sai về nghĩa:

A. Tôi phải chăm sóc bạn thân người mà bị ốm.

B. Tôi bị ốm khi tôi chăm sóc bạn tôi.

D. Bạn thân nhất của tôi được chăm sóc bởi tôi khi bị ốm.


Câu 35:

Dr. Mary Watson told Jack, “You cannot go home until you feel better.”

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Kiến thức: Câu tường thuật

Giải chi tiết:

advise sb to V: khuyên ai làm gì                                            

allow sb to do sth: cho phép ai làm gì

want sb to do sth: muốn ai làm gì                                          

ask sb to do sth: yêu cầu ai làm gì

Tạm dịch: Bác sĩ Watson nói với Jack là “Cậu không thể về nhà cho đến khi cậu cảm thấy tốt hơn.”

= Bác sĩ Mary Watson đã không cho phép Jack về nhà cho đến khi anh cảm thấy tốt hơn.

Các phương án khác:

A. Bác sĩ Watson đã khuyên Jack ở lại cho đến khi anh ấy cảm thấy tốt hơn.

C. Bác sĩ Mary Watson không muốn Jack về nhà vì hiện tại anh ấy cảm thấy không khỏe.

D. Bác sĩ Mary Watson yêu cầu Jack ở nhà cho đến khi anh cảm thấy khỏe hơn.


Câu 36:

Read the passage carefully.

Mandatory volunteering made many members of Maryland high school class of 1997 rumble with indignation. They didn’t like a new requirement that made them take part in the school’s community service program.

Future seniors, however, probably won't be as resistant now that the program has been broken in. Some, like John Maloney, already have completed their required hours of approved community service. The Bowie High School sophomore earned his hours in eighth grade by volunteering two nights a week at the Larkin-Chase Nursing and Restorative Center in Bowie. He played shuffleboard, cards, and other games with the senior citizens. He also helped plan parties for them and visited their rooms to keep them company. That experience inspired him to continue volunteering in the community.

John, 15, is not finished volunteering. Once a week he videotapes animals at the Prince George County animal shelter in Forestville. His footage is shown on the Bowie public access television channel in hopes of finding homes for the animals. "Volunteering is better than just sitting around," says John, "and I like animals; I don't want to see them put to sleep. "

He's not the only volunteer in his family. His sister, Melissa, an eighth grader, has completed her hours also volunteering at Larkin-Chase. "It is a good idea to have kids go out into the community, but it's frustrating to have to write essays about the work," she said. "It makes you feel like you're doing it for the requirement and not for yourself."

The high school's service learning office, run by Beth Ansley, provides information on organizations seeking volunteers so that students will have an easier time fulfilling their hours. "It's ridiculous that people are opposing the requirements," said Amy Rouse, who this summer has worked at the Ronald McDonald House and has helped to rebuild a church in Clinton. "So many people won't do the service unless it's mandatory," Rouse said, "but once they start doing it, they'll really like it and hopefully it will become a part of their lives - like it has become a part of mine."

Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.

What is the main idea of the passage?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đọc tìm ý chính

Giải chi tiết:

Ý chính của đoạn văn là gì?

A. Ưu điểm của các chương trình tình nguyện dành cho học sinh => không xuyên suốt toàn bài

B. Một chương trình tình nguyện bắt buộc tại trường trung học ở Maryland

C. Thái độ của học sinh năm 1997 đối với tình nguyện bắt buộc => ý nhỏ đoạn 1

D. Tình nguyện tại một loạt các tổ chức ở Maryland ở Hoa Kỳ => trong bài chỉ nhắc đến một số tổ chức mà các bạn HS ở trường Maryland chọn đến làm cho chương trình tình nguyện bắt buộc


Câu 37:

What is the word “footage” in paragraph 3 closest in meaning to?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Kiến thức: Từ vựng

Giải chi tiết:

Từ “footage” trong đoạn 3 có nghĩa gần nhất với?

A. video                                

B. động vật                            

C. tình nguyện                       

D. giày dép

footage = video: cảnh quay, video


Câu 38:

What does the word “It” in paragraph 4 refer to?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đại từ thay thế

Giải chi tiết:

Từ "It" trong đoạn 4 nói về điều gì?

A. làm công việc tình nguyện bắt buộc                                

B. viết tiểu luận về công việc tình nguyện của họ

C. giúp đỡ cộng đồng                                                           

D. hoàn thành một yêu cầu bắt buộc

“It” đề cập đến “writing essays on their volunteer work” ở câu trước đó.

Thông tin: "It is a good idea to have kids go out into the community, but it's frustrating to have to write essays about the work," she said. "It makes you feel like you're doing it for the requirement and not for yourself."

Tạm dịch: "Đó là một ý tưởng hay để đưa trẻ em ra ngoài cộng đồng, nhưng thật bực khi phải viết các bài tiểu luận về công việc," cô nói. "Nó làm cho bạn cảm thấy như bạn đang làm điều đó vì yêu cầu chứ không phải cho chính mình."

Câu 39:

Which of the following can be inferred from the passage about Melissa?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Kiến thức: Suy luận

Giải chi tiết:

Điều nào sau đây có thể được suy ra từ đoạn văn về Melissa?

A. Cô ấy tình nguyện giúp đỡ tại Larkin-Chase vì điều đó khiến cô ấy cảm thấy tuyệt.

B. Cô ấy không còn tình nguyện tại Larkin-Chase vì cô ấy ghét viết tiểu luận.

C. Cô ấy giúp đỡ tại Larkin-Chase vì đó là một yêu cầu của khóa học của cô ấy.

D. Cô ấy không thích làm tình nguyện ở đó trừ khi cô ấy bị nhà trường buộc phải làm như vậy.

Thông tin: "It is a good idea to have kids go out into the community, but it's frustrating to have to write essays about the work," she said. "It makes you feel like you're doing it for the requirement and not for yourself."

Tạm dịch: "Đó là một ý tưởng hay để đưa trẻ em ra ngoài cộng đồng, nhưng thật bực khi phải viết các bài tiểu luận về công việc," cô nói. "Nó làm cho bạn cảm thấy như bạn đang làm điều đó vì yêu cầu chứ không phải cho chính mình."


Câu 40:

Which of the following is NOT mentioned in the passage?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Kiến thức: Đọc tìm chi tiết

Giải chi tiết:

Điều nào sau đây KHÔNG được đề cập trong đoạn văn?

A. Học sinh có thể làm việc cho nhiều tổ chức khác nhau.

B. Học sinh được yêu cầu thực hiện các công việc phục vụ cộng đồng.

C. Nhiều học sinh trung học thích công việc tình nguyện của họ.

D. Học sinh gặp khó khăn có thể chọn không tình nguyện.

Thông tin:

- Some, like John Maloney, already have completed their required hours of approved community service. The Bowie High School sophomore earned his hours in eighth grade by volunteering two nights a week at the Larkin-Chase Nursing and Restorative Center in Bowie. […] John, 15, is not finished volunteer­ing. Once a week he videotapes animals at the Prince George County animal shelter in Forestville. [..]

- Mandatory volunteering made many members of Maryland high school class of 1997 rumble with indignation.

- "Volunteering is better than just sitting around," says John, "and I like animals; I don't want to see them put to sleep." […] "It is a good idea to have kids go out into the community, but it's frustrating to have to write essays about the work," she said

Tạm dịch:

- Một số người, như John Maloney, đã hoàn thành số giờ yêu cầu dịch vụ cộng đồng được phê duyệt. Học sinh năm hai trường trung học Bowie có được nhiều giờ ở lớp tám bằng cách tình nguyện hai đêm một tuần tại Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi Larkin-Chase ở Bowie. […] John, 15 tuổi, chưa kết thúc tình nguyện. Mỗi tuần một lần cậu quay video động vật tại khu bảo tồn động vật quận Prince George ở Forestville.

- Tình nguyện bắt buộc khiến nhiều thành viên của lớp trung học Maryland năm 1997 ầm ầm phẫn nộ.

- "Tình nguyện tốt hơn là chỉ ngồi một chỗ", John nói, "và tôi thích động vật; Tôi không muốn thấy chúng chết." […] Đó là một ý tưởng hay để đưa trẻ em ra ngoài cộng đồng, nhưng thật bực khi phải viết các bài tiểu luận về công việc," cô nói

=> Chỉ có đáp án D không được đề cập

Dịch bài đọc:

Tình nguyện bắt buộc khiến nhiều thành viên của lớp trung học Maryland năm 1997 ầm ầm phẫn nộ. Họ không thích yêu cầu bắt họ tham gia vào chương trình dịch vụ cộng đồng của trường học.

Tuy nhiên, học sinh trung học trong tương lai có lẽ sẽ không thể kháng cự khi chương trình đã được huấn luyện. Một số người, như John Maloney, đã hoàn thành số giờ yêu cầu dịch vụ cộng đồng được phê duyệt. Học sinh năm hai trường trung học Bowie có được nhiều giờ ở lớp tám bằng cách tình nguyện hai đêm một tuần tại Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi Larkin-Chase ở Bowie. Cậu ấy chơi shuffleboard, chơi bài và các trò chơi khác với các học sinh trung học. Cậu ấy cũng giúp lập kế hoạch cho các bữa tiệc và đến thăm phòng của họ để giữ họ tiếp tục hợp tác. Trải nghiệm đó đã truyền cảm hứng cho cậu tiếp tục tình nguyện trong cộng đồng.

John, 15 tuổi, chưa kết thúc tình nguyện. Mỗi tuần một lần cậu quay video động vật tại khu bảo tồn động vật quận Prince George ở Forestville. Cảnh quay của cậu được chiếu trên kênh truyền hình công cộng Bowie với hy vọng tìm được nhà cho động vật. "Tình nguyện tốt hơn là chỉ ngồi một chỗ", John nói, "và tôi thích động vật; tôi không muốn thấy chúng chết." Cậu ấy không phải là tình nguyện viên duy nhất trong gia đình. Em gái của cậu, Melissa, một học sinh lớp tám, đã hoàn thành những giờ làm việc tình nguyện tại Larkin-Chase. "Đó là một ý tưởng hay để đưa trẻ em ra ngoài cộng đồng, nhưng thật bực khi phải viết các bài tiểu luận về công việc," cô nói. "Nó làm cho bạn cảm thấy như bạn đang làm điều đó vì yêu cầu chứ không phải cho chính mình."

Văn phòng học tập của trường trung học, do Beth Ansley điều hành, cung cấp thông tin về các tổ chức tìm kiếm tình nguyện viên để học sinh có thời gian hoàn thành dễ dàng hơn. "Thật nực cười khi mọi người phản đối các yêu cầu", Amy Rouse, người mùa hè này đã làm việc tại Ronald McDonald House và đã giúp xây dựng lại một nhà thờ ở Clinton. "Rất nhiều người sẽ không làm dịch vụ trừ khi bắt buộc", Rouse nói, "nhưng một khi họ bắt đầu thực hiện, họ sẽ thực sự thích nó và hy vọng nó sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của họ - giống như nó đã trở thành một phần của cuộc sống của tôi."


Câu 41:

Đường thẳng y=x+2m cắt đồ thị hàm số y=x3x+1  tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Xét phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số

Số nghiệm của phương trình fx=gx là số giao điểm của hai đồ thị hàm số y=fx và y=gx

Giải chi tiết:

Xét phương trình hoành độ giao điểm: x+2m=x3x+1 Đk: x1

x+2mx+1=x3x2+x+2mx+2m=x3Δ'=m22m3

Từ yêu cầu bài toán suy ra phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt khác

Suy ra: Δ'=m22m3>012+2m.1+2m+3=0m<1m>340ldm<1m>3


Câu 42:

Cho số phức z=x+yi,x,y  thỏa mãn 1+2iz¯+z=34i . Tính giá trị biểu thức S=3x2y .

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Ta có: 1+2iz¯+z=34i

1+2ixyi+x+yi=34ixyi+2xi+2y+x+yi=34i2x+2y+2xi=34i2x+2y=32x=4y=72x=2S=3x2y=3.22.72=67=13 

 


Câu 43:

Cho hình chóp S.ABC có mỗi mặt bên là một tam giác vuông và SA=SB=SC=a. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC; D là điểm đối xứng của S qua P. I là giao điểm của đường thẳng AD với mặt phẳng (SMN). Tính theo a thể tích của khối tứ diện MBSI.

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Sử dụng tỉ số diện tích, tỉ số thể tích để tính thể tích khối tứ diện MBSI thông qua thể tích khối tứ diện vuông SABC.

Giải chi tiết:

Cho hình chóp S.ABC có mỗi mặt bên là một tam giác vuông và  SA=SB=SC=a (ảnh 1)

Do SA=SB=SC=a nên các tam giác SAB,SBC,SCASA,SB,SC vuông tại S.

 đôi một vuông góc.

Thể tích khối tứ diện vuông S.ABC là: V=16.SA.SB.SC=a36

Gọi J là giao điểm của MN và AP, I là giao điểm của SJ và AD. Khi đó, I=ADSMN (do SISMN )

ΔASD có: P là trung điểm của SD, J là trung điểm của AP.

Xét tam giác vuông SBC có SP=12BC=a22AP=SA2+SP2=a62
SJ=12AP=a64.

Ta có: SD=2SP=a2AD=a3cosSDA=SDAD=63 .

Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác APD ta có:

 JAJP.SPSD.IDIA=11.12.IDIA=1IDIA=2ID=23AD=2a33

Áp dụng định lí Cosin trong tam giác  ta có:

SI2=SD2+DI22SD.DI.cosSDA=2a2+43a22.a2.2a33.63=2a23

Dễ dàng chứng minh được:

SJ=34SISΔSJB=34SΔSIBVM.SJB=34VM.SIB hay VM.SIB=43VM.SJB

Lại có: SΔMJB=12SΔAJB=12.12SΔAPB=18SΔABC

VM.SJB=18VS.ABCVM.SIB=43.18VS.ABC=16VS.ABC=16.16a3=136a3


Câu 44:

Phương trình mặt cầu có tâm I1;2;3 và tiếp xúc với trục Oy là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Mặt cầu tâm Ix0;y0;z0  có bán kính R thì có phương trình là xx02+yy02+zz02=R2

Giải chi tiết:

Vì mặt cầu tiếp xúc với trục Oy:x=0y=tz=0  nên mặt cầu có bán kính R=dI;Oy

Ta có: OI=1;2;3,j=0;1;0OI,j=3;0;1

nên R=dI;Oy=OI;jj=10

Phương trình mặt cầu là: x12+y+22+z32=10

x2+y2+z22x+4y6z+4=0


Câu 45:

Cho hàm số y=fx  f'x liên tục trên 0;2 f2=16; 02fxdx=4. Tính

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Đặt t=2x , sau đó sử dụng phương pháp tích phân từng phần.

Giải chi tiết:

Đặt t=2xdt=2dx .

Đổi cận x=0t=0x=1t=2I=02t2.f'tdt2=1402tf'tdt

Đặt u=tdv=f'tdtdu=dtv=ft

I=14tft0202ftdt=142f24=142.164=7.


Câu 46:

Một nhóm đoàn viên thanh niên tình nguyện về sinh hoạt tại một xã nông thôn gòm có 21 đoàn viên nam và 15 đoàn viên nữ. Hỏi có bao nhiêu cách phân chia 3 nhóm về 3 ấp để hoạt động sao cho mỗi ấp có 7 đoàn viên nam và 5 đoàn viên nữ?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Thực hiện lần lượt qua các giai đoạn sau:

- Chọn 7 nam trong 21  nam và 5 nữ trong 15  nữ cho ấp thứ nhất

- Chọn 7 nam trong 14 nam và 5  nữ trong 10  nữ cho ấp thứ hai

- Chọn 7 nam trong 7 nam và 5 nữ trong 5 nữ cho ấp thứ ba.

Giải chi tiết:

Bước 1: Chọn 7 nam trong 21 nam và 5  nữ trong 15  nữ cho ấp thứ nhất.

Số cách chọn là C217.C155 cách.

Bước 2: Chọn 7 nam trong 14 nam và 5 nữ trong 10 nữ cho ấp thứ hai

Số cách chọn là C147.C105 cách.

Bước 3: Chọn 7 nam trong 7  nam và 5 nữ trong 5 nữ cho ấp thứ ba.

Số cách chọn là C77.C55=1 cách.

Áp dụng quy tắc nhân ta có: C217.C155.C147.C105  cách.

Chú ý khi giải:

Nhiều bạn học sinh áp dụng nhầm quy tắc cộng ở bài toán này.

Rõ ràng để thực hiện xong công việc ta phải thực hiện qua 3 bước: Chọn người cho ấp thứ nhất, sau đó chọn người cho ấp thứ hai và cuối cùng là chọn người cho ấp thứ ba.


Câu 47:

Ba người A, B, C đi săn độc lập với nhau, cùng nổ súng bắn vào mục tiêu. Biết rằng xác suất bắn trúng mục tiêu của A, B, C tương ứng là 0,7; 0,6; 0,5. Xác suất để có ít nhất một người bắn trúng là:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc cộng và nhân xác suất.

Giải chi tiết:

Xác suất để có ít nhất một người bắn trúng là: 110,710,610,5=10,3.0,4.0,5=0,94 .


Câu 48:

Cho các số a; b > 0 thỏa mãn log3a=log6b=log2a+b. Giá trị 1a2+1b2  bằng:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

- Đặt log3a=log6b=log2a+b=t, rút a; b theo t.

- Rút ra phương trình ẩn t, sử dụng phương pháp hàm số để giải phương trình mũ.

- Tìm a; b và tính 1a2+1b2 .

Giải chi tiết:

Đặt log3a=log6b=log2a+b=t , khi đó ta có: a=3tb=6ta+b=2t3t+6t=2t .

Chia cả 2 vế cho 2t ta có: 32t+3t=11 .

Xét hàm số ft=32t+3t ta có: f't=32tln32+3tln3>0t nên hàm số đồng biến trên R.

f1=23+13=1, do đó phương trình (1) có nghiệm duy nhất t=1.

a=31=13,b=61=16.

Vậy 1a2+1b2=9+36=45 .


Câu 49:

Nhân ngày sách Việt Nam, 120 học sinh khối 8 và 100 học sinh khối 9 cùng tham gia phong trào xây dựng “Tủ sách nhân ái”. Sau một thời gian phát động, tổng số sách cả hai khối đã quyên góp được là 540 quyển. Biết rằng mỗi học sinh khối 9 quyên góp nhiều hơn nhiều hơn mỗi học sinh khối 8 một quyển. Hỏi mỗi khối đã quyên góp được bao nhiêu quyển sách? (Mỗi học sinh trong cùng một khối quyên góp số lượng sách như nhau).

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Gọi số sách khối 8 và khối 9 quyên góp được lần lượt là x; y (quyển sách), 0<x,y<540,x,y. .

Dựa vào giả thiết của bài toán để lập hệ phương trình và giải hệ phương trình.

+) Phương trình thứ nhất: Số sách lớp 8 + số sách lớp 9 quyên góp được =  540.

+) Phương trình thứ hai: Số sách mỗi học sinh khối 9 – số sách mỗi học sinh khối 8 = 1.

Giải hệ phương trình vừa lập để tìm x; y và kết luận.

Giải chi tiết:

Gọi số sách khối 8 và khối 9 quyên góp được lần lượt là x; y (quyển sách), 0<x,y<540,x,y.

Số sách cả hai khối quyên góp được là: x+y=540    1.

Số sách một bạn học sinh khối 8 quyên góp là: x120 (quyển)

Số sách một bạn học sinh khối 9 quyên góp là:  y100 (quyển)

Mỗi học sinh khối 9 quyên góp nhiều hơn nhiều hơn mỗi học sinh khối 8 một quyển nên ta có phương trình: y100x120=15x+6y=600   2.

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

x+y=5405x+6y=6005x+5y=27005x+6y=60011y=3300x=540yy=300  tmx=240  tm.

Vậy khối 9 đã quyên góp được 300 quyển sách, khối 8 đã quyên góp được 240 quyển sách.


Câu 50:

Sau Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 – 2020, học sinh hia lớp 9A và 9B tặng lại thư viện trường 738 quyển sách gồm hai loại sách giáo khoa và sách tham khảo. Trong đó, mỗi học sinh lớp 9A tặng 6 quyển sách giáo khoa và 3 quyển sách tham khảo; mỗi học sinh lớp 9B tặng 5 quyển sách giáo khoa và 4 quyển sách tham khảo. Biết số sách giao khoa nhiều hơn số sách tham khảo là 166 quyển. Tính số học sinh của mỗi lớp.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Gọi số học sinh lớp 9A là x (học sinh) x*.

Gọi số học sinh lớp 9A là y (học sinh) y*.

Biểu diễn số sách giáo khoa và sách tham khảo mỗi lớp tặng lại cho trường rồi lập hệ phương trình.

Giải hệ phương trình, đối chiếu với điều kiện của  rồi kết luận.

Giải chi tiết:

Gọi số học sinh lớp 9A là x (học sinh)

Gọi số học sinh lớp 9B là y (học sinh)

Số sách giáo khảo lớp 9A tặng cho trường là: 6x (quyển sách).

Số sách tham khảo lớp 9A tặng cho trường là: 3x (quyển sách).

Số sách giáo khảo lớp 9B tặng cho trường là: 5y (quyển sách).

Số sách tham khảo lớp 9B tặng cho trường là: 4y (quyển sách).

Tổng số sách cả hai lớp tặng cho trường là 738 quyển nên ta có phương trình:

6x+3x+5y+4y=7389x+9y=738x+y=821

Tổng số sách giáo khoa nhiều hơn số sách tham khảo là 166 quyển nên ta có phương trình:

6x+5y3x+4y=1663x+y=1662

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: x+y=823x+y=1662x=84y=82xx=42tmy=40tm.

Vậy số học sinh lớp 9A có 42 học sinh, lớp 9B có 40 học sinh.


Câu 51:

Nếu bạn đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai, bạn sẽ được tuyển thẳng vào Nhạc viện. Nếu như mệnh đề trên là đúng thì điều nào sau đây cũng đúng?

(I) Nếu bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai, bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện.

(II) Nếu bạn muốn được tuyển thẳng vào Nhạc viện, bạn phải đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai.

 (III) Nếu bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện thì bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai.

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết: Mệnh đề PQ đúng thì Q¯P¯  đúng.

Giải chi tiết:

Đặt P là mệnh đề: “Bạn đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai điểm hẹn”

Q là mệnh đề: “Bạn được tuyển thẳng vào nhạc viện”.

Khi đó mệnh đề PQ  đúng.

Suy ra Q¯P¯  đúng hay “Nếu bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện thì bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai”.

Mệnh đề III đúng.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 52 và 53

Cup Euro 96 có 4 đội lọt vào vòng bán kết: Đức, cộng hòa Séc, Anh và Pháp. Trước khi thi đấu, 3 bạn Hồng, Quân và Thiệu dự đoán như sau:

 Hồng: Đức nhất và Pháp nhì.

 Quân: Đức nhì và Anh thứ 3.

 Thiệu: Cộng hòa Séc nhì và Anh thứ 4.

Kết quả mỗi bạn dự đoán 1 đội đúng, một đội sai.


Câu 52:

Đội Đức đạt giải gì?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Giả sử đội Đức nhất hoặc nhì, trong mỗi trường hợp tìm xem trường hợp nào vô lí, trường hợp nào thỏa mãn, từ đó kết luận đội Đức đạt giải gì.

Giải chi tiết:

Nếu Đức nhì => Pháp không thể nhì => Hồng nói cả 2 đều sai => Loại.

Vậy đội Đức nhất.


Câu 53:

Đáp án nào dưới đây đúng.

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Từ kết quả câu 52, suy luận logic ra thứ tự giải của các đội còn lại theo các giả thiết đề bài cho.

Giải chi tiết:

Theo câu 52 ta có Đức Nhất => ý thứ 2 của Quân phải đúng => Anh thứ 3.

Ý thứ nhất của Hồng đúng => ý thứ 2 của Hùng sai => Pháp không nhì, mà Anh thứ 3 => Pháp thứ 4.

Vậy CH Séc nhì.


Câu 54:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 54 đến 56

Người ta đã đề cử 6 người để từ đó chọn ra 4 người vào Ban chỉ đạo (BCĐ) Hội đồng thể thao với các chức vị: Chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và thủ quỹ. 6 đề cử viên đó là: An, Ba, Chung, Đức, Tuấn, Phương.

Việc lựa chọn trở nên khó khăn vì những lý do sau:

- An không muốn vào BCĐ nếu không có Ba, nhưng dù đã có Ba anh ta cũng không muốn làm phó chủ tịch (1)

- Ba không muốn nhận chức phó chủ tịch và thư ký (2)

- Chung không muốn làm việc với Ba nếu thiếu Phương (3)

- Đức kiên quyết từ chối vào BCĐ nếu trong BCĐ có Tuấn hoặc có Phương (4)

- Tuấn cũng không đồng ý vào BCĐ nếu đồng thời cả An và Ba cùng vào (5)

- Chỉ có Phương đồng ý làm chủ tịch với điều kiện Chung không là phó chủ tịch (6)

Dù khó khăn, người ta cũng đã chọn được BCĐ thỏa mãn tất cả các nguyện vọng riêng của các đề cử viên.

Ai không ở trong BCĐ?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

- Giả sử An có trong BCĐ, suy luận sau đó kết luận xem An có trong BCĐ hay không?

- Dựa vào giả thiết (3) suy luận ra các thành viên còn lại của BCĐ.

Giải chi tiết:

Giả sử An có trong BCĐ => Theo (1) thì Ba cũng phải có trong BCĐ.

Theo (5) => Trong BCĐ không có Tuấn.

=> BCĐ gồm có 4 trong 5 người: An, Ba, Chung, Đức, Phương.

Theo (3): Chung không muốn làm việc với Ba nếu thiếu Phương

=> Nếu không có Phương thì không có Chung => BCĐ chỉ có 3 người: An, Ba, Đức => Loại.

=> BCĐ phải có Phương.

Mà theo (4): - Đức kiên quyết từ chối vào BCĐ nếu trong BCĐ có Tuấn hoặc có Phương.

=> BCĐ không có Đức.

Vậy BCĐ có An, Ba, Chung, Phương.

Theo (1) ta có: An không muốn vào BCĐ nếu không có Ba, nhưng dù đã có Ba anh ta cũng không muốn làm phó chủ tịch.

=> An không làm phó chủ tịch.

Theo (2) ta có: Ba không muốn nhận chức phó chủ tịch và thư ký.

Theo (6) ta có: Chỉ có Phương đồng ý làm chủ tịch với điều kiện Chung không là phó chủ tịch.

=> Phương làm chủ tịch, Chung không làm phó chủ tịch.

=> Không có ai làm phó chủ tịch => Loại.

Vậy An không có trong BCĐ.


Câu 55:

Ai làm thủ quỹ?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

- Dựa vào câu 54 xác định 4 thành viên của BCĐ.

- Dựa vào giả thiết (2) và (6) xác định ai là thủ quỹ.

Giải chi tiết:

Theo câu 59 ta suy ra được An không có trong BCĐ.

=> BCĐ gồm 4 trong 5 người sau: Ba, Chung, Đức, Tuấn, Phương.

Mà theo (4): Đức kiên quyết từ chối vào BCĐ nếu trong BCĐ có Tuấn hoặc có Phương.

=> Nếu BCĐ có Đức thì không có Tuấn và Phương, khi đó BCĐ chỉ có 3 người: Ba, Chung, Đức => Vô lí.

=> BCĐ không có Đức.

=> BCĐ gồm 4 người: Ba, Chung,Tuấn, Phương.

Theo (6): Chỉ có Phương đồng ý làm chủ tịch với điều kiện Chung không là phó chủ tịch.

=> Phương là chủ tịch và Chung không làm phó chủ tịch.

Theo (2): Ba không muốn nhận chức phó chủ tịch và thư ký.

=> Ba là chủ tịch hoặc thủ quỹ, mà Phương đã là chủ tịch nên Ba phải là thủ quỹ.


Câu 56:

Ai làm thư kí?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

- Liệt kê các chức vụ ứng với những người đã xác định được.

- Dựa vào các dữ kiện còn lại xác định các chức vụ của những người còn lại.

Giải chi tiết:

Theo câu 60 ta có: Phương là chủ tích, Ba là thủ quỹ.

BCĐ còn 2 người là Chung và Tuấn, còn 2 chức vụ là phó chủ tịch và thư ký.

Theo (6): Chỉ có Phương đồng ý làm chủ tịch với điều kiện Chung không là phó chủ tịch.

=> Chung không là phó chủ tịch => Chung là thư ký.


Câu 57:

Trong nhóm bạn X, Y, P, Q, S, biết rằng X cao hơn P, Y thấp hơn P nhưng cao hơn Q. Để kết luận rằng S cao hơn Y thì ta cần biết thêm thông tin nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Sắp xếp thứ tự theo yêu cầu bài toán, từ đó nhận xét từng đáp án.

Giải chi tiết:

Ta xắp xếp các bạn P, X, Q, Y theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:

Q < Y < P < X

Đáp án A: P và Q cao hơn S thì S < Q < Y < P < X nên S thấp hơn Y (loại).

Đáp án B: X cao hơn S chưa kết luận chắc chắn được vì có thể xảy ra trường hợp S < Y < X.

Đáp án C: P thấp hơn S suy ra Y < P < S nên S cao hơn Y (đúng).

Đáp án D: S cao hơn Q chưa kết luận chắc chắn được vì có thể xảy ra trường hợp Q < S < Y.


Câu 58:

Trong ba ngăn kéo, mỗi ngăn đều có 2 bóng bàn. Một ngăn chứa hai bóng trắng, một ngăn chứa hai bóng đỏ và ngăn còn lại chứa 1 bóng trắng, 1 bóng đỏ.

Có 3 nhãn hiệu: Trắng – Trắng, Đỏ - Đỏ và Trắng – Đỏ, đem dán bên ngoài mỗi ngăn một nhãn nhưng đều sai với bóng trong ngăn.

Hỏi phải rút ra từ ngăn có nhãn hiệu nào để chỉ một lần rút bóng (và không được nhìn vào trong ngăn) có thể xác định được tất cả các bóng trong mỗi ngăn.

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Suy luận logic từ các dữ liệu.

Giải chi tiết:

Ta hãy rút ra một quả bóng có nhãn hiệu Trắng – Đỏ.

Có 2 khả năng:

- Bóng rút ra màu đỏ: Vì nhãn sai với bóng trong ngăn, nên trong ngăn chỉ có thể là 2 bóng đỏ. Ngăn có nhãn Trắng – Trắng chỉ có thể chứa một bóng đỏ, một bóng trắng, suy ra ngăn có nhãn Đỏ - Đỏ chứa hai bóng trắng.

- Bóng rút ra có màu trắng: Trong ngăn này có chứa bóng trắng, mà bóng bên trong sai nhãn với bóng bên ngoài là Trắng – Đỏ, nên chỉ có thể chứa 2 bóng trắng. Ngăn có nhãn Đỏ - Đỏ chỉ có thể chứa 1 bóng trắng và 1 bóng đỏ, suy ra ngăn có nhãn Trắng – Trắng chứa 2 bóng đỏ.

Vậy bằng cách rút như trên ta hoàn toàn xác định được các bóng chứa trong mỗi ngăn.


Câu 59:

Hà và Trang mỗi bạn nghĩ về một số nguyên dương và thì thầm số đó vào tai của Thu. Thu nói rằng hiệu của hai số đó là 2013.

 - Hà nói rằng dựa vào dữ kiện đó, tôi không thể nói số của Trang là số nào.

 - Tiếp theo, Trang cũng nói tương tự.

 - Sau đó, Thu nói rằng bây giờ cậu có thể đoán được số của Trang, nhưng nếu cả hai đã nghĩ về một số lớn hơn số ban đầu 1 đơn vị thì cậu không thể đoán được số của Trang là bao nhiêu.

Hỏi hai số mà hai bạn Hà và Trang đã nghĩ về là số bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

- Giả sử số Hà nghĩ là a Số Trang nghĩ là b = a – 2013 hoặc b = a + 2013.

- Chứng minh a>2013, b>2013 .

- Dựa vào các dữ kiện chặn khoảng giá trị của a, từ đó suy ra được a và b.

Giải chi tiết:

Giả sử số Hà nghĩ là a Số Trang nghĩ là b=a-2013 hoặc b=a+2013.

Do dựa vào giả thiết trên Hà và Trang đều chưa đoán được số của bạn còn lại nên a-2013>0a>2013.

CMTT ta cũng có b>2013.

Theo giả thiết “Nếu cả hai đã nghĩ về một số lớn hơn số ban đầu 1 đơn vị thì cậu không thể đoán được số của Trang là bao nhiêu” ta có:

Số của Hà nghĩ sau khi tăng đi 1 đơn vị là a+1.

Khi đó số Trang nghĩ là b=a+1-2013=a-2012 hoặc b=a+1+2013=a+2014.

Vì b > 2013 và trong trường hợp này Hà không đoán được số của Trang nên ta có:

a-2012>2013a+2014>2013a>4025 (1)

Giả sử A là số bé nhất Hà nghĩ mà khi đó, Hà không đoán được số của Trang. Khi đó số của A giảm đi 1 đơn vị thì Hà sẽ đoán được số của Trang.

Số của Trang lúc số A giảm đi 1 đơn vị là b=A-1-2013=A-2014 hoặc b=A-1+2013=A+2012.

b>2013 và trong trường hợp này Hà đoán được số của Trang nên ta có:

A-2024<2013A<4027A4026a4026 (2)

Từ (1) và (2) 4025<a2016a=4026.

Khi đó b = 6039.

Vậy Hà đã nghĩ đến số 4026 và Trang đã nghĩ đến số 6039 hoặc ngược lại.


Câu 60:

Hai học sinh thỏa thuận với nhau một quy ước về chơi bài như sau:

- Chơi 10 ván không kể những ván hòa.

- Sau mỗi ván, người thắng được 1 điểm, nhưng nếu số quân ăn được nhiều hơn thì được 2 điểm.

- Người thắng cuộc là người được nhiều điểm hơn.

Sau cuộc chơi kết quả B thắng. Hai người được cả thảy 13 điểm, nhưng số ván thắng của B ít hơn của A.

Hỏi mỗi người thắng mấy ván?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Chặn số ván thắng của B sau đó kết luận.

Giải chi tiết:

Hai người chơi 10 ván, số ván thắng của B ít hơn của A nên B thắng tối đa 4 ván.

Nếu số ván thắng của B tối đa là 3 thì số điểm tối đa B đạt được là 6 điểm, mà cả hai người đạt được 13 điểm => Số điểm của A đạt được là 7 điểm (mâu thuẫn với giả thiết B thắng).

=> Số ván thắng của B lớn hơn 3 và tối đa là 4.

Vậy B thắng 4 ván, A thắng 6 ván.


Câu 61:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63

Theo thống kê, dân số thế giới năm 2008 là 6 763 732 879 người, trong đó tỉ lệ dân số các châu lục được cho trong biểu đồ sau:

Theo thống kê, dân số thế giới năm 2008 là 6 763 732 879 người, trong đó tỉ lệ dân số các (ảnh 1)

Dân số châu Âu chiếm số phần trăm so với dân số toàn thế giới là:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Đọc thông tin có trong biểu đồ, xác định phần chỉ dân số châu Âu tương ứng với màu gì; tương ứng với phần nào trong hình rồi đọc số tỉ lệ phần trăm.

Giải chi tiết:

Quan sát biểu đồ ta thấy dân số châu Âu chiếm 11% dân số toàn thế giới.


Câu 62:

Tỉ lệ dân số Châu Á nhiều hơn Châu Phi là:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin có trong biểu đồ, xác định phần chỉ dân số châu Á và châu Phi tương ứng với màu gì; tương ứng với phần nào trong hình rồi đọc số tỉ lệ phần trăm.

- Tìm hiệu tỉ số phần trăm của dân số châu Á và dân số châu Phi.

Giải chi tiết:

Quan sát biểu đồ ta thấy dân số châu Á chiếm  dân số toàn thế giới và dân số châu Phi chiếm  dân số toàn thế giới.

Tỉ lệ dân số Châu Á nhiều hơn Châu Phi là: 


Câu 63:

Dân số châu Mĩ năm 2008 là (làm tròn đến hàng đơn vị):

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

- Quan sát biểu đồ để tìm tỉ lệ phần trăm dân số châu Mĩ năm 2008 so với dân số toàn thế giới.

- Tìm dân số châu Mĩ năm 2008 ta lấy dân số toàn thế giới năm 2008 nhân với tỉ lệ phần trăm dân số châu Mĩ năm 2008 so với dân số toàn thế giới.

Giải chi tiết:

Quan sát biểu đồ ta thấy dân số châu Mĩ năm 2008 chiếm  dân số toàn thế giới.

Dân số châu Mĩ năm 2008 là:  (người).


Câu 64:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66

Theo thống kê về độ tuổi trung bình của một số đội tại giải U23 Châu Á năm 2018 và 2020, với trục tung là độ tuổi của các cầu thủ, trục hoành là thông tin thống kê từng năm, ta có biểu đồ bên dưới.

Theo thống kê về độ tuổi trung bình của một số đội tại giải U23 Châu Á năm 2018 và (ảnh 1)

Nguồn : zing.vn

Trong năm 2018, đội tuyển nào có trung bình cộng số tuổi cao nhất?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Quan sát biểu đồ cột năm 2018; lựa chọn đội tuyển có cột được thể hiện cao nhất.

Giải chi tiết:

Trong năm 2018, đội tuyển Việt Nam có trung bình cộng số tuổi cao nhất.


Câu 65:

So với năm 2018, năm 2020, độ tuổi trung bình của đội tuyển Việt Nam tăng hay giảm? Và tăng (hoặc giảm) bao nhiêu đơn vị?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

- Đọc số liệu hai năm của đội tuyển Việt Nam trên đồ thị.

- Đánh giá tính tăng/giảm và tính giá trị chênh lệch.

Giải chi tiết:

Năm 2018, độ tuổi trung bình của tuyển Việt Nam là 20,7 tuổi.

Năm 2020, độ tuổi trung bình của tuyển Việt Nam là 21 tuổi.

Vậy so với năm 2018 thì độ tuổi trung bình tuyển Việt Nam năm 2020 tăng, và tăng số đơn vị là:

21-20,7=0,3 (tuổi).


Câu 66:

So với năm 2018, năm 2020 độ tuổi trung bình của tuyển Nhật Bản tăng thêm khoảng bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

- Đọc biểu đồ, xác định độ tuổi trung bình của tuyển Nhật Bản trong hai năm.

- Tính sự chênh lệch theo tỉ lệ phần trăm.

Giải chi tiết:

Năm 2018, độ tuổi trung bình của đội Nhật Bản là 19,5 tuổi.

Năm 2002, độ tuổi trung bình của đội Nhật Bản là 21,1 tuổi.

So với năm 2018, năm 2020 độ tuổi trung bình của tuyển Nhật Bản tăng thêm: 21,119,5:19,5.100%8,2%.

 


Câu 67:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 và 70

NDĐT - Nghị quyết Quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2020-2021 đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua.

NDĐT - Nghị quyết Quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công (ảnh 1)

Năm học 2020-2021 mức học phí trần đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao bậc Mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu triệu đồng/học sinh/tháng?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Quan sát, đọc dữ liệu từ biểu đồ.

Giải chi tiết:

Năm học 2020-2021 mức học phí trần đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao bậc

Mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 5,1 triệu đồng/học sinh/tháng.


Câu 68:

Gia đình nhà anh Phong có hai con đang trong độ tuổi đi học, bé gái đang học lớp 7, và bé trai đang học lớp 4. Theo mức học phí ở trên, năm học 2020-2021 gia đình anh Phong phải đóng tiền cả năm học cho 2 bé là bao nhiêu tiền?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Một năm học bình thường diễn ra trong 9 tháng.

Tính số học phí của bé trai trong 1 năm, và bé gái trong 1 năm rồi cộng lại.

Giải chi tiết:

Mức học phí trần năm học 2020-2021:

Bậc Tiểu học: 5,5 triệu đồng

Bậc THCS: 5,3 triệu đồng

Học phí trần 1 năm học (9 tháng) của bé trai lớp 4 nhà anh Phong là: 5,5×9=49,5 (triệu đồng)

Học phí trần 1 năm học (9 tháng) của bé gái lớp 7 nhà anh Phong là: 5,3×9=47,7 (triệu đồng)

Tổng số tiền mà gia đình anh Phong phải đóng cho 2 con trong một năm là: 49,5+47,7=97,2 (triệu đồng)


Câu 69:

Từ năm học 2020-2021, mức trần học phí cấp Tiểu học và THPT công lập chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội được điều chỉnh tăng …… đồng/học sinh/tháng?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Quan sát bảng số liệu mức trần học phí cấp Tiểu học và THPT công lập chất lượng cao năm học 2020-2021 so với năm học 2019-2020. Tìm độ chênh lệch.

Giải chi tiết:

* Năm học 2020-2021:

   Tiểu học: 5,5 triệu đồng/học sinh/tháng

   Trung học phổ thông: 5,7 triệu đồng/học sinh/tháng

* Năm học 2019-2020:

   Tiểu học: 5,1 triệu đồng/học sinh/tháng

   Trung học phổ thông: 5,3 triệu đồng/học sinh/tháng

Mức trần học phí tiểu học tăng là:

5,55,1=0,4 (triệu đồng/học sinh/tháng) hay 400 000 đồng/học sinh/tháng

Mức trần học phí trung học phổ thông tăng là:

5,75,3=0,4 (triệu đồng/học sinh/tháng) hay 400 000 đồng/học sinh/tháng

Vậy: Từ năm học 2020-2021 , mức trần học phí cấp Tiểu học và THPT công lập chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội được điều chỉnh tăng 400 000 đồng/học sinh/tháng.


Câu 70:

Mức học phí trần năm học 2020-2021, cấp Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng bao nhiêu phần trăm so với năm học 2018-2019?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Quan sát số liệu mức phí trần cấp tiểu học năm học 2020-2021 và 2018-2019,

rồi tính toán.

Giải chi tiết:

Nhận xét:

Dựa vào số liệu trong hình vẽ ta thấy, mức học phí trần năm học 2020-2021, cấp Tiểu

học trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng: 5,54,7=0,8 (triệu đồng).

Như vậy, tỉ lệ phần trăm học phí tăng lên là: 0,8:4,7×100%17%



Câu 71:

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s1. Tính chất nào sau đây của nguyên tố X là không đúng?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

- Từ cấu hình electron, xác định nguyên tử của nguyên tố X.

- Xét từng phương án và chọn phương án không đúng.

Giải chi tiết:

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s1

ZX = 11 X là Natri (Na).

- A đúng vì Na phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường theo phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

- B đúng vì hợp chất của Na với clo là NaCl, đây là hợp chất ion.

- C sai, vì nguyên tử Na dễ nhường 1 electron để tạo cấu hình lớp vỏ 2s22p6 bền.

- D đúng, vì hợp chất của Na với oxi là Na2O, có thể phản ứng với H2O tạo dung dịch NaOH có môi trường bazo theo phản ứng: Na2O + H2O → 2NaOH.


Câu 72:

Cho hai hệ cân bằng sau trong hai bình kín:

C(r) + CO2 (k) 2CO (k); ∆H = 172 kJ;

CO(k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k); ∆H = -41 kJ.

Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm hai cân bằng trên chuyển dịch ngược chiều nhau (giữ nguyên các điều kiện khác)?

 (1) Tăng nhiệt độ. (2) Thêm khí CO2. (3) Thêm khí H2 vào.

 (4) Tăng áp suất. (5) Dùng chất xúc tác. (6) Thêm khí CO vào.

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."

Do vậy muốn 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều ngược nhau thì các điều kiện thay đổi cũng phải ở các vế ngược nhau.

Giải chi tiết:

C(r) + CO2 (k)  2CO (k); ∆H = 172 kJ;

CO(k) + H2O (k)  CO2 (k) + H2 (k); ∆H = -41 kJ.

- Hai phương trình có ∆H khác nhau và ngược dấu → nhiệt độ sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược chiều nhau.

- CO2 ở 2 phương trình nằm 2 vế khác nhau → thay đổi CO2 sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược chiều nhau.

- CO ở 2 phương trình nằm 2 vế khác nhau → thay đổi CO sẽ làm 2 cân bằng chuyển dịch ngược chiều.

Vậy (1); (2); (6) là các điều kiện thỏa mãn → có 3 điều kiện thỏa mãn.


Câu 73:

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 20% khí O2 còn lại là N2) thu được 8,8 gam khí CO2; 6,3 gam H2O và 34,72 lít khí N2 ở đktc. Biết tỉ khối của X so với khí O2 nhỏ hơn 2. Công thức phân tử của X là (Cho NTK: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16)

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Sơ đồ tóm tắt: X {C, H, N} + Không khí {O2, N2} → CO2 + H2O + N2

- Bảo toàn nguyên tố C số mol C trong X

- Bảo toàn nguyên tố H số mol H trong X

- Bảo toàn nguyên tố O số mol O2 trong không khí số mol N2 trong không khí

- Bảo toàn nguyên tố N số mol N trong X

- Lập tỉ lệ nC : nH : nN CTĐGN CTPT (dựa vào dữ kiện về tỉ khối)

Giải chi tiết:

Theo đề bài ta có: nCO2=8,844=0,2mol;nH2O=6,318=0,35mol;nN2=34,7222,4=1,55mol

Sơ đồ tóm tắt: X {C, H, N} + Không khí {O2, N2} → CO2 + H2O + N2

Bảo toàn nguyên tố C  nCX=nCO2=0,2mol

Bảo toàn nguyên tố H  nHX=2nH2O=2×0,35=0,7mol

Bảo toàn nguyên tố O  2nO2kk=2nCO2+nH2OnO2kk=2nCO2+nH2O2=2×0,2+0,352=0,375mol

Do trong không khí N2 chiếm 80% và O2 chiếm 20% ⟹ nNX+2nN2kk=2nN2saupunNX=2nN2saupu2nN2kk=2×1,552×1,5=0,1mol

Bảo toàn nguyên tố N:

Ta có: nC:nH:nN=0,2:0,7:0,1=2:7:1

CTĐGN của X là C2H7N

Đặt CTPT của X là (C2H7N)n

Theo đề bài, tỉ khối của X so với O2 nhỏ hơn 2 ⟹ dX/O2=MXMO2<245n32<2n<1,422n=1

Vậy CTPT của X là C2H7N.


Câu 74:

Dung dịch nào sau đây làm xanh quỳ tím?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Sự đổi màu của quỳ tím khi gặp amin, amino axit:

*Amin:

- Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

- Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.

*Amino axit:

- Số nhóm NH2 = số nhóm COOH Không làm đổi màu quỳ tím

- Số nhóm NH2 > số nhóm COOH Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)

- Số nhóm NH2 < số nhóm COOH Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)

Giải chi tiết:

A. CH3CH(NH2)COOH không làm quỳ tím chuyển màu.

B. H2NCH2CH(NH2)COOH có số nhóm -NH2 > -COOH nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

C. ClH3NCH2COOH làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

D. HOOCCH2CH(NH2)COOH có số nhóm -NH2 < -COOH nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.


Câu 75:

Khi thực hiện thí nghiệm I – âng về giao thoa ánh sáng với một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, tại điểm M trên màn có vân sáng bậc hai. Khi thay nguồn sáng bằng ánh sáng có bước sóng λ0,2μm, tại M có vân sáng bậc ba. Bước sóng λ bằng

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Vị trí vân sáng bậc k: x=kλDa

Giải chi tiết:

Khi giao thoa với ánh sáng có bước sóng λ thì tại M là vân sáng bậc 2 là: xM=kλDa=2λDa1

Khi giao thoa với ánh sáng có bước sóng λ0,2μm thì tại M là vân sáng bậc 3 là: xM=3λ0,2.106Da2

Từ (1) và (2) ta có: 2λDa=3λ0,2.106Da2λ=3λ0,2.106

λ=0,6.106m=0,6μm


Câu 76:

Cho phản ứng tổng hợp hạt nhân 212DZAX+01n. Biết độ hụt khối của hạt nhân 12D 0,0024u, của hạt nhân X là 0,0083u. Lấy 1u=931MeV/c2. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp hết  1gD12 là:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân tính theo độ hụt khối của các hạt: ΔE=ΔmsΔmt.c2

Số hạt nhân chứa trong m (g) chất: N=mA.NA

Giải chi tiết:

Năng lượng tỏa ra của 1 phản ứng là:

E=(mX2ΔmD).c2=(0,00832.0,0024).931=3,2585MeV

Trong 1gD có số hạt nhân 12D là: N=mA.NA=12.6,023.1023=3,0115.1023

Mỗi phản ứng tổng hợp được 2 hạt nhân12D

Vậy khi tổng hợp được 1g12D  thì năng lượng tỏa ra là: Etoa=ΔE.N2=3,2585.3,0115.10232=4,906.1023MeV


Câu 77:

Đặt một điện áp xoay chiều u=U0cosωtV vào hai đầu một đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Tụ C có điện dung thay đổi được. Thay đổi C, khi ZC=ZC1 thì điện áp hai đầu đoạn mạch sớm pha  so với cường độ dòng điện qua mạch. Khi ZC=ZC2=254ZC1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại. Tính hệ số công suất của mạch:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

+ Độ lệch pha giữa u và i: tanφ=ZLZCR

+ C biến thiên để UCmax khi đó: ZC=R2+ZL2ZL

+ Hệ số công suất: cosφ=RZ

Giải chi tiết:

Ta có:

+ Khi ZC=ZC1 thì điện áp hai đầu đoạn mạch sớm pha π4 so với cường độ dòng điện qua mạch.

Khi đó: tanπ4=ZLZC1RZLZC1=R1

+ Khi ZC=ZC2=254ZC1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại.

Khi đó, ta có: ZC2=R2+ZL2ZL25ZC14=R2+ZL2ZL2

Từ (1) và (2) ta suy ra ZL=4ZC1=4R3

Hệ số công suất: cosφ=RZ=RR2+ZLZC22=RR2+4R3254R32=0,8


Câu 78:

Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mức cường độ âm L theo cường độ âm chuẩn. Cường độ âm chuẩn gần nhất với giá trị nào sau đây:

Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mức cường độ âm L theo cường  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị và công thức tính mức cường độ âm: LB=logII0

Giải chi tiết:

Từ đồ thị ta thấy khi I=a thì L=0,5B

Áp dụng công thức tính mức cường độ âm ta có:

LB=logII0II0=10LI0=I10L=a100,5=0,316a


Câu 79:

Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Mao mạch có các đặc điểm để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào:

+ Vận tốc dòng máu chảy rất chậm → tăng thời gian trao đổi chất

+ Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì → Các chất dễ dàng khuếch tán qua.

+ Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào → tăng hiệu quả trao đổi chất


Câu 80:

Nhóm động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?.

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Giun đốt là loài có ống tiêu hóa.

ĐV nguyên sinh chưa có cơ quan tiêu hóa.

Giun dẹp, thủy tức có túi tiêu hóa.

Nhóm động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?. A. Giun đốt 	B. Thủy tức (ảnh 1)


Câu 81:

Một quần thể thực vật giao phấn (P) đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Tính trạng màu hoa do một gen có 2 alen A và a quy định. Chọn ngẫu nhiên các cây hoa đỏ từ quần thể (P) cho tự thụ phấn bắt buộc thu được F1. Cứ 2000 cây ở F1 thì có khoảng 125 cây hoa trắng. Tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng trong quần thể P ban đầu là

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa  sau  n thế hệ tự thụ phấn có  cấu trúc di truyền x+y(11/2n)2AA:y2nAa:z+y(11/2n)2aa

Giải chi tiết:

Số cây hoa trắng ở F­1 chiếm 125÷2000 =0,0625 = 1/16

Cây hoa trắng ở F1 là kết quả của phép lai Aa × Aa

Cây hoa đỏ P ban đầu có xAA :yAa

Ta có aa=y(11/2)2=116y=0,25 →AA =0,75

Vì quần thể P cân bằng di truyền nên ta có AA = p; Aa= 2pq

Hay 0,75 =p2 =3×0,25 = 3×2pq = 6(1-p)p → 7p2 – 6p = 0 → p = 6/7

Tỷ lệ cây hoa đỏ đồng hợp là 36/49


Câu 82:

Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét không đúng?

1.Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài có thể tạo thể song nhị bội

2. Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính , cấy truyền phôi

3. Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu ở động vật và vi sinh vật

4. Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu gen giống với kiểu gen của sinh vật cho nhân

5. Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính.

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

1. đúng, đều có thể tạo ra cơ thể mang 2 bộ NST lưỡng bội của loài

2. sai, nhân bản vô tính và cấy truyền phôi không tạo ra giống mới mà chỉ tạo các cá thể có kiểu gen giống với cá thể hoặc phôi ban đầu.

3. sai, Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu ở thực vật và vi sinh vật.

4. đúng.

5. đúng, vì các cơ thể này được phân cắt từ 1 phôi ban đầu


Câu 83:

Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng đất của lãnh thổ nước ta?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 2, SGK 12, trang 13

Giải chi tiết:

Vùng đất Việt Nam có đặc điểm:

- Đường biên giới dài, chủ yếu ở miền núi => A đúng

- Gồm phần đất liền và hải đảo D đúng

- Có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa B đúng

Tiếp giáp với 3 nước: Lào, Campuchia, Trung Quốc nhận định tiếp giáp với 2 quốc gia là không đúng


Câu 84:

Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 36 – Vấn đề phát triển kinh tế -xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Giải chi tiết:

Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện các biện pháp chủ yếu là nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam. Bởi đây là 2 trục đường chính, kéo dài theo chiều Bắc Nam, đảm nhận vai trò vận chuyển khối lượng hàng hóa rất lớn giữa các địa phương miền Bắc và miền Trung, Nam nước ta.


Câu 85:

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta không phải là do:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Liên hệ các thế mạnh về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của 2 thành phố này.

Giải chi tiết:

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta nhờ hội tụ những thuận lợi về:

- Vị trí địa lí: Hà Nội và TP.HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam – 2 vùng động lực kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

- Lao động: 2 thành phố tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, lao động dồi dào và có trình độ cao.

- Kết cấu hạ tầng đồng bộ: Hà Nội và TP.HCM là 2 đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta, cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện và hiện đại nhất cả nước.

Loại A, B, D

- Hà Nội và TP. HCM không giàu có về các nguồn tài nguyên nhiên nhiên cho phát triển kinh tế.


Câu 86:

Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Liên hệ đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí Nhật Bản: là đất nước quần đảo, bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh; vị trí xung quanh đều tiếp giáp với các vùng biển thuộc Thái Bình Dương.

Giải chi tiết:

Nhật Bản là đất nước quần đảo, lãnh thổ gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ; bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng hệ thống các cảng biển; vị trí xung quanh đều tiếp giáp với các vùng biển thuộc Thái Bình Dương.

Giao thông vận tải biển đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng: tạo điều kiện để giao lưu kinh tế giữa các vùng kinh tế đảo và với các vùng kinh tế trên thế giới bằn đường biển.

Như vậy, yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình vận tải đường biển


Câu 87:

Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

So sánh chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh.

Giải chi tiết:

- Nga: từ sau năm 1991, Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây. Mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…).

- Mĩ: trong thập niên 90, chính quyền B. Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Sau khi trật tự hai cực Ianta tan rã, Mĩ càng tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới.

Điểm chung: cả Nga và Mĩ đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng.


Câu 88:

Cơ quan nào của tổ chức Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 12, trang 5

Giải chi tiết:

Hội đồng Bảo an của tổ chức Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới.


Câu 89:

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (SGK Lịch sử 12, trang 23) với công cuộc cải tổ của Liên Xô (SGK Lịch sử 12, trang 14 - 15) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (SGK Lịch sử 12, trang 208 - 209) để phân tích các phương án.

Giải chi tiết:

A loại vì cải cách ở 3 nước được tiến hành khi đã giành được độc lập.

B loại vì Việt Nam và Trung Quốc không tiến hành đa nguyên, đa đảng.

C chọn vì cả 3 nước đều tiến hành cải cách khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.

D loại vì đổi mới nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, riêng ở Liên Xô thì thực hiện đa nguyên đa đảng nên vai trò của Đảng Cộng sản bị suy giảm, cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho công cuộc cải tổ thất bại, CNXH ở Liên Xô sụp đổ.


Câu 90:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 12, trang 169.

Giải chi tiết:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) miền Nam Việt Nam, Mỹ đã sử dụng các chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận.


Câu 91:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93

Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:

*Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một chiều.

+ Nếu điện phân chứa các gốc axit có chứa oxi NO3-, SO42-, PO43-, CO32-, ClO4-, … thì nước sẽ tham gia điện phân theo phương trình: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.

+ Thứ tự anion bị oxi hóa: S2- > I- > Br- > Cl- > RCOO- > OH- > H2O.

*Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.

+ Nếu điện phân dung dịch có các cation K+, Na+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, Al3+ thì nước sẽ tham gia điện phân theo phương trình: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.

+ Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.

+ Nếu điện phân không dùng các anot trơ (graphit, platin) mà dùng các kim loại như Ni, Cu, Ag, … thì các kim loại này dễ bị oxi hóa hơn các anion (thế oxi hóa - khử của chúng thấp hơn) và do đó chúng tan vào dung dịch (anot tan).

Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng hệ điện phân sử dụng điện cực Cu.

Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân dung dịch X bao gồm dung dịch Cu(NO3)2 và NaCl. Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào catot và anot chỉ thoát ra 1 khí duy nhất. Biết nguyên tử khối của Cu, N, O, Na và Cl lần lượt là 64, 14, 16, 23 và 35,5.

Từ Thí nghiệm 1, cho biết bán phản ứng nào xảy ra ở anot?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Khi điện phân không dùng các anot trơ mà dùng các kim loại thì các kim loại dễ bị oxi hóa hơn các anion và do đó chúng tan vào dung dịch (hiện tượng dương cực tan).

Giải chi tiết:

Sử dụng điện cực là Cu nên tại anot xảy ra quá trình oxi hóa Cu chứ không phải Cl-.

Bán phản ứng xảy ra tại anot (+): Cu → Cu2+ + 2e.


Câu 92:

Nếu trong Thí nghiệm 1, sinh viên đó thay điện cực Cu bằng điện cực than chì thì bán phản ứng xảy ra ở anot là:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa.

Giải chi tiết:

Sử dụng điện cực bằng than chì thì tại anot sẽ xảy ra quá trình oxi hóa Cl-.

Bán phản ứng xảy ra tại anot (+):  2Cl- → Cl2 + 2e.


Câu 93:

Từ Thí nghiệm 2, khối lượng dung dịch giảm là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

- Từ số mol kim loại bám trên catot, tính được số mol e trao đổi.

- Từ số mol e trao đổi, tính được số mol khí bên anot.

- Tính khối lượng dung dịch giảm: mdd giảm = mkết tủa + mkhí thoát ra.

Giải chi tiết:

Tại catot (-) có các cation đi về: Cu2+; Na+ và H2O.

Tại anot (+) có các anion đi về: Cl-; NO3- và H2O.

nCu=6,464=0,1mol

Các quá trình trao đổi electron:

+ Tại catot (-) xảy ra quá trình khử

Cu2+ + 2e → Cu

           0,2 ← 0,1 (mol)

+ Tại anot (+) xảy ra quá trình oxi hóa

2Cl- → Cl2 + 2e

Áp dụng bảo toàn e: 2nCu=2nCl2nCl2=nCu=0,1mol

Ta có: mdd giảm = mCu↓ + mCl2↑ = 6,4 + 0,1.71 = 13,5 gam.


Câu 94:

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm… Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu n-propylic thu được este và nước.

Phương trình phản ứng điều chế este:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

- Xác định công thức cấu tạo của axit hữu cơ đơn chức và rượu n-propylic.

- Viết phương trình phản ứng điều chế este.

Giải chi tiết:

Axit hữu cơ đơn chức CnHmO2 có công thức cấu tạo dạng Cn-1Hm-1COOH.

Ancol n-propylic có công thức cấu tạo là C3H7OH.

→ Phương trình điều chế este là Cn-1Hm-1COOH + C3H7OH  Cn-1Hm-1COOC3H7 + H2O.


Câu 95:

Phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu n-propylic thu được hỗn hợp X gồm este, nước, rượu propylic và axit hữu cơ dư. Để có thể loại nước ra khỏi hỗn hợp X, quy trình nào trong các quy trình sau đây là phù hợp?

(I) Cho hỗn hợp trên vào nước, lắc mạnh. Este, axit hữu cơ và rượu propylic không tan trong nước sẽ tách ra khỏi nước.

(II) Cho hỗn hợp trên vào chất làm khan để hút nước.

(III) Đun nóng hỗn hợp đến 100oC, nước sẽ bay hơi đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi thì dừng

(IV) Cho hỗn hợp trên qua dung dịch H2SO4 đặc, nước bị giữ lại.

(V) Làm lạnh đến 0oC, nước sẽ hóa rắn và tách ra khỏi hỗn hợp.

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Xét từng quy trình của đề bài.

Giải chi tiết:

Xét (I): Sai vì axit hữu cơ và rượu propylic tan được trong nước nên không bị tách ra khỏi nước.

Xét (II): Đúng.

Xét (III): Sai vì rượu, axit và este có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên các chất này bị bay hơi trước khi nước bị bay hơi.

Xét (IV): Sai vì khi cho hỗn hợp các chất qua dung dịch H2SO4 đặc, nước bị giữ lại; este, axit và ancol bị than hóa, nên không tách được nước ra khỏi hỗn hợp.

Xét (V): Sai.


Câu 96:

Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp etyl axetat từ rượu etylic và axit axetic (xúc tác axit H2SO4). Sinh viên thu được hỗn hợp Y gồm axit axetic, etyl axetat, rượu etylic và chất xúc tác. Hãy đề xuất phương pháp tách este ra khỏi hỗn hợp trên.

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Dựa vào các tính chất của este.

Giải chi tiết:

A sai, vì este, axit, ancol đều dễ bay hơi nên đun nóng sẽ bay hơi cùng nhau, không tách được este.

B đúng.

C sai.

D sai, este là một chất rất dễ bay hơi.


Câu 97:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99

 Ngày nay, Internet đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, giúp mọi người ở khắp nơi trên thế giới có thể giao tiếp, trao đổi, học tập, mua sắm, giải trí dễ dàng, nhanh chóng. Các ứng dụng, dịch vụ trên Internet cũng ngày càng phát triển theo, điều này đòi hỏi tốc độ, băng thông kết nối Internet cao mà công nghệ cáp đồng (ADSL) đã không còn đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Chính vì vậy công nghệ cáp quang ra đời.

 Công nghệ cáp quang đã đáp ứng các dịch vụ luôn đòi hỏi mạng kết nối tốc độ cao như IPTV, hội nghị truyền hình, video trực tuyến, giám sát từ xa IP Camera... Vậy cáp quang là gì? Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần. Sợi quang gồm hai phần chính. Phần lõi trong suốt bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất n1. Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thuỷ tinh có chiết suất n2. Phản xạ toàn phần xảy ra ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ làm cho ánh sáng truyền đi được theo sợi quang. Ngoài cùng là một số lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp độ bền và độ dai cơ học.

 Không chỉ ở lĩnh vực công nghệ thông tin, cáp quang còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học và nghiên cứu. Ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ cáp quang trong y học là nội soi, cho phép người dùng nhìn thấy các thành phần bên trong thông qua các lỗ nhỏ trong cơ thể. Trong quân sự và hàng không vũ trụ, cáp quang là giải pháp lý tưởng cho việc truyền tải dữ liệu an toàn và bảo mật. Bởi sợi quang không nhiễm điện, không bị rỏ rỉ thông tin ra ngoài như khi sử dụng cáp đồng. Và chưa bao giờ các cuộc điện thoại trong nước và quốc tế được kết nối với nhau một cách dễ dàng đến vậy. Với công nghệ cáp quang như hiện nay, người dùng có thể dễ dàng kết nối nhanh hơn và cuộc hội thoại rõ ràng hơn mà vẫn đảm bảo đàm thoại trong thời gian thực.

 Ngày nay, các loại cáp quang như cáp treo, cáp chôn trực tiếp hay rải cống, cáp quang ngầm dưới sông, biển… đã hình thành một mạng lưới bao phủ khắp nơi trên toàn thế giới. Tính riêng công suất nhà máy sản xuất sợi quang của ZTT tại Nantong, tỉnh Giang Tô đã lên tới 12 triệu km/năm (gấp 31,2 lần khoảng cách từ tâm Trái Đất lên Mặt Trăng). Một con số so sánh đơn giản như vậy đủ cho thấy ứng dụng của sợi quang rộng rãi đến mức nào!

Việc dùng dây cáp quang để truyền tín hiệu trong thông tin và trong nội soi y học là ứng dụng của hiện tượng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Khai thác thông tin từ đoạn văn.

Giải chi tiết:

 

Việc dùng dây cáp quang để truyền tín hiệu trong thông tin và trong nội soi y học là ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.


Câu 98:

Sợi quang gồm hai phần chính. Phần lõi trong suốt bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất n1. Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thuỷ tinh có chiết suất n2. Khi so sánh chiết suất của chất làm lõi và vỏ bọc, kết luận nào sau đây đúng:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: n1>n2iigh;sinigh=n2n1

Giải chi tiết:

- Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ. Mà điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn.

- Do đó sợi quang gồm hai phần chính là:

+ Phần lõi trong suốt bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1).

+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thuỷ tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi.

Kết luận đúng là: n1>n2


Câu 99:

Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n=1,54 và phần vỏ bọc có chiết suất n0=1,41. Trong không khí, một tia sáng tới mặt trước của sợi quang tại điểm O (O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới  rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình vẽ). Để tia sáng chỉ truyền đi trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của  gần nhất với giá trị nào sau đây:

Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n = 1,54 và phần vỏ bọc (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: n1>n2iigh;sinigh=n2n1

Định luật khúc xạ ánh sáng:

Giải chi tiết:

Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n = 1,54 và phần vỏ bọc (ảnh 2)

Để tia sáng chỉ truyền đi trong phần lõi thì phải xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần tại A.

Nghĩa là: iOighOAH^igh

Mà: sinigh=n0n1=1,411,54

igh=66,2890OAH^66,2890AOH^=900OAH^9066,289=23,7110AOH^23,7110

Tại O ta có:

sinα=n1.sinAOH^sinAOH^sin23,711sinα1,54.sin23,711α38,260αmax=38,260


Câu 100:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

 Ngày nay, mọi người ở thành thị, nông thôn, núi cao, biển xa đều có thể sử dụng điện thoại, nghe đài phát thanh, xem truyền hình một cách dễ dàng với đủ loại dịch vụ như điện thoại di động, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, internet không dây…

 Làm thế nào có thể dùng các sóng điện từ để truyền các thông tin về lời ca tiếng hát của một ca sĩ, về hình ảnh và màu sắc của một cảnh thiên nhiên từ nơi này đến nơi khác trên Trái Đất?

 Để truyền được các thông tin như âm thanh, hình ảnh, … đến những nơi xa, người ta đều áp dụng một quy trình chung là:

+ Biến các âm thanh (hoặc hình ảnh…) muốn truyền đi thành các dao động điện gọi là các tín hiệu âm tần (hoặc thị tần)

+ Dùng sóng điện từ tần số cao (cao tần), gọi là sóng mang, để truyền các tín hiệu âm tần (hoặc thị tần) đi xa qua anten phát.

+ Dùng máy thu với anten thu để chọn và thu lấy sóng điện từ cao tần.

+ Tách tín hiệu ra khỏi sóng cao tần rồi dùng loa để nghe âm thanh đã truyền tới (hoặc dùng màn hình để xem hình ảnh)

Để máy thu nhận được sóng điện từ của đài phát thì:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Nguyên tắc hoạt động của mạch – thu phát sóng điện từ dựa trên hiện tượng cộng hưởng điện từ.

Giải chi tiết:

Để máy thu nhận được sóng điện từ của đài phát thì tần số riêng của anten thu phải bằng tần số của đài phát.


Câu 101:

Trong sơ đồ khối của một máy phát sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản: Micro; Mạch phát sóng điện từ cao tần; Mạch biến điệu; Mạch khuếch đại; Anten phát.

Giải chi tiết:

Trong sơ đồ khối của một máy phát sóng vô tuyến đơn giản không có mạch tách sóng


Câu 102:

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm thuần L và một bộ tụ gồm tụ C0 ghép song song với tụ xoay C1 có điện dung biến thiên từ C1 =10pF đến C2 =310pF khi góc xoay biến thiên từ 0o đến 150o. Mạch thu được sóng điện từ có bước sóng từ λ1 =10m đến λ2=40m. Biết điện dung của tụ xoay là hàm bậc nhất của góc xoay. Để mạch thu sóng điện từ có bước sóng λ=20m  thì góc xoay của bản tụ là bao nhiêu? Biết rằng tần số dao động riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu để có cộng hưởng.

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Điện dung của bộ tụ ghép song song: Cb=C0+Cx

Bước sóng mạch thu được: λ=2πc.L.Cb=2πc.L.C0+Cx

Điện dung của tụ xoay là hàm bậc nhất của góc xoay nên ta có: Cx=a.α+b;a,b=hs

Giải chi tiết:

Điện dung của tụ xoay là hàm bậc nhất của góc xoay nên ta có:

Tụ xoay Cx có điện dung biến thiên từ C1 =10pF đến C2 =310pF khi góc xoay biến thiên từ 0o đến 150o nên: C1=a.0+b=10pFC2=a.150+b=310pFa=2b=10Cx=2.α+10

Do Cx ghép song song với C0 nên điện dung của bộ tụ: Cb=C0+Cx

Bước sóng mà mạch thu được: λ=2πc.L.Cb=2πc.L.C0+Cx

Theo bài ra ta có:

λ1=2πc.L.C0+C1=10mλ2=2πc.L.C0+C2=40mλ=2πc.L.C0+Cx=20mλ1=2πc.L.C0+10=10mλ2=2πc.L.C0+310=40mλ=2πc.L.C0+Cx=20mλ12λ22=C0+10C0+310=116C0=10pFλ12λ2=C0+310C0+Cx=14

Từ (1) và (2) suy ra: 70=2.α+10α=300

Vậy để mạch thu sóng điện từ có bước sóng λ=20m thì góc xoay của bản tụ là 30o.


Câu 104:

Một học sinh làm tiêu bản châu chấu đực, quan sát hình thái và số lượng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi thấy có 23 nhiễm sắc thể. Nhận xét nào sau đây của học sinh là đúng?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Ở châu chấu con đực là XO; con cái là XX

Giải chi tiết:

Do cặp NST giới tính của châu chấu đực là XO , có 23 NST → 2n = 24.


Câu 105:

Giả sử các tế bào trên không bị đột biến, khi quan sát tiêu bản ta không thể thấy được số lượng NST trong 1 tế bào là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Các tế bào trên là tế bào tinh hoàn của châu chấu, châu chấu đực có bộ NST 22A + XO = 23 NST (A kí hiệu cho NST thường, bộ NST giới tính là XO)

Khi quan sát tiêu bản ta có thể thấy được 1 số tế bào đang trải qua các kì của giảm phân, nguyên phân.

Ta không thể quan sát thấy trong 1 tế bào có 24 NST kép vì số NST tối đa của tế bào là 23.


Câu 107:

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể lai hữu thụ là

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

P : 2nA = 18    × 2nB = 18

F:   nA + nB = 18

Đa bội hóa: 2nA + 2nB = 36


Câu 108:

Phát biểu nào sau đây sai về thí nghiệm trên

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

P : 2nA = 18    × 2nB = 18

F:   nA + nB = 18

Đa bội hóa: 2nA + 2nB = 36

A sai, con lai là thể song nhị bội.


Câu 109:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

 Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

 Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, cụ thể:

 Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động). Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng (21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (21,6%), các vùng còn lại chiếm 17,2%.

 Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.

 Ba là, còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

(Nguồn: http://tapchitaichinh.vn, Nghiên cứu và trao đổi “Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam và một số vấn đề đặt ra”)

Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1

Giải chi tiết:

Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay là: có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay.


Câu 110:

Lợi thế lớn nhất của nguồn lao động Việt Nam là

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thông tin đã cho, xác định từ khó “lợi thế”/ thuận lợi của dân số

Giải chi tiết:

Nước ta có quy mô dân số đông, tháp dân số tương đối trẻ, mỗi năm có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động.

Đem lại nguồn lao động dồi dào giá rẻ, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.


Câu 111:

Đâu không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời – chú ý từ khóa “không phải là hạn chế”

Giải chi tiết:

Lao động nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và các vấn đề đặt ra như:

- Lao động phân bổ không đều giữa các vùng loại A

- Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển => loại B

- Còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động loại D

- Lao động nước ta đông, phần lớn là lao động trẻ có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh, linh hoạt => đây là mặt thuận lợi của lao động Việt Nam không phải là hạn chế


Câu 112:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114

 Tài nguyên du lịch của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng, gồm 2 nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

 Năm 2019, du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế đến kỷ lục trên 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với 2018, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các thị trường gần khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng của các thị trường khu vực châu Á, các thị trường quan trọng khác của du lịch Việt Nam vẫn duy trì mức tăng khá đều: Mỹ (+8,6%), Nga (+6,6%), Anh (+5,7%), Đức (+6,0%).

 Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã tăng từ 75/141 nền kinh tế vào năm 2015 lên 67/136 vào năm 2017 và 63/140 vào năm 2019. Trong đó, có những chỉ số tăng ấn tượng như mức độ mở cửa, sức cạnh tranh về giá, năng lực hàng không…

 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 và Tổng cục du lịch Việt Nam)

Đóng góp quan trọng nhất vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam trong năm 2019 là thị trường khu vực

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời

Giải chi tiết:

Tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các thị trường gần khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á.


Câu 113:

Năm 2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với năm 2018 tăng thêm

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời

Giải chi tiết:

Năm 2019, du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế đến kỷ lục trên 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với 2018.


Câu 114:

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin đã cho, kết hợp liên hệ kiến thức phần ngành du lịch đã học

Giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong thời gian gần đây là nhờ Chính sách phát triển của Nhà nước và nhu cầu về du lịch ngày càng tăng.

- Nhà nước đã thực hiện các biện pháp tái cơ cấu ngành du lịch (đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống sân bay, tăng cường đào tạo nhân lực, tái tạo tu bổ và bảo vệ cảnh quan du lịch, tăng cường quảng bá trên các phương tiên thông tin đại chúng, với bạn bè quốc tế….)

- Ngoài ra, chất lượng đời sống được nâng cao nên nhu cầu về du lịch ngày càng tăng, đây cũng là động lực lớn cho sự phát triển của ngành du lịch nước ta hiện nay.


Câu 115:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:

 Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Phần lớn số học viên đó sau khi học xong, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”.

 Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

 Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925.

 Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng Châu.

 Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21 – 6 - 1925.

 Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.

 Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

 Tại Quảng Châu, ngày 9 – 7 - 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia v.v. lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.

 Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “Vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 83 – 84).

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.

Giải chi tiết:

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh niên.


Câu 116:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng đi theo khuynh hướng nào?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận.

Giải chi tiết:

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản thì Nguyễn Ái Quốc đã tích cực nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lí luận giải phóng dân tộc về nước. Tháng 6/1925, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng đi theo khuynh hướng vô sản.


Câu 117:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Phân tích vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để chọn phương án phù hợp với yêu cầu của câu hỏi.

Giải chi tiết:

Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam:

- Tích cực truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo con đường vô sản vào Việt Nam, xác lập một con đường cứu nước mới, góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.


Câu 118:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:

 Tháng 10 - 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

 Khủng hoảng kinh tế đã đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít - nên chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

 Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiểu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hoá chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tự bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 61 – 62).

Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.

Giải chi tiết:

Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.


Câu 119:

Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận.

Giải chi tiết:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn. Được gọi là hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn.


Câu 120:

Hậu quả nặng nề nhất đối với nền chính trị thế giới dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp để phân tích các phương án.

Giải chi tiết:

A loại vì cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 chỉ làm xói mòn trật tự Véc-xai-Oa-sinh-tơn.

B loại vì các khối liên minh quân sự được hình thành do tham vọng của các cường quốc nhằm chia lại thị trường thế giới.

C chọn vì để vượt qua khủng hoảng, các nước đế quốc đã có những lựa chọn khác nhau. Trái ngược với việc thực hiện cải cách như Mĩ, Anh, các nước Đức, Ý, Nhật lựa chọn phát xít hóa bộ máy chính quyền và bành trước xâm lược.

D loại vì chủ nghĩa đế quốc có bị suy yếu sau cuộc khủng hoảng nhưng đây không phài là hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933.


Bắt đầu thi ngay