Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 12)
-
6086 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Kim vàng ai nỡ uốn…./Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất
Giải chi tiết:
- Tục ngữ: Kim vàng ai nỡ uốn câu /Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
Chọn B.
Câu 2:
Nội dung của tác phẩm Nhàn là gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Nhàn
Giải chi tiết:
Bài thơ thể hiện lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc của tác giả; khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Chọn A.
Câu 3:
“Trèo lên cây khế nửa ngày,/ Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!/ Mặt trăng sánh với mặt trời,/ Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng./ Mình ơi! Có nhớ ta chăng?/ Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời.”
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Phương pháp giải:
Căn cứ số tiếng trong các câu thơ.
Giải chi tiết:
Đoạn thơ trên gồm có 3 cặp câu thơ, mỗi cặp bao gồm 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng. Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8, chữ thứ 8 của câu 8 vần với chữ thứ 6 của câu 6 tiếp theo.
Thể thơ: lục bát
Chọn A.
Câu 4:
“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”. Đoạn văn sử dụng bao nhiêu từ láy?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ láy
Giải chi tiết:
- Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau.
- Từ láy gồm hai loại: láy bộ phận và láy toàn bộ.
- Các từ láy gồm: riêu riêu, lành lạnh, xa xa.
Chọn C.
Câu 5:
Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Quyện… quy lâm tầm túc thụ/ Cô… mạn mạn độ thiên không”(Chiều tối, Hồ Chí Minh)
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Chiều tối
Giải chi tiết:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ/ Cô vân mạn mạn độ thiên không
Chọn D.
Câu 6:
“Khăn thương nhớ ai,/ Khăn rơi xuống đất,/ Khăn thương nhớ ai,/ Khăn vắt lên vai./ Khăn thương nhớ ai,/Khăn chùi nước mắt.”
Đoạn thơ trên thuộc thể loại văn học:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Giải chi tiết:
Đoạn thơ trên thuộc thể loại văn học dân gian.
Chọn A.
Câu 7:
Qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Giải chi tiết:
Ai đã đặt tên cho dòng sông? tái hiện vẻ đẹp của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân thương và cũng là cho đất nước.
Chọn D.
Câu 8:
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài về chính tả r/d/gi
Giải chi tiết:
- Từ viết đúng chính tả là: dông dài
- Sửa lại một số từ sai chính tả:
+ bịn dịn => bịn rịn
+ dở ra => giở ra
+ dương buồm => giương buồm
Chọn A.
Câu 9:
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương……………, tìm kiếm nơi ăn………….trong vườn nhà mình” (Theo Tô Hoài)
Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả
Giải chi tiết:
- “Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương dò dẫm, tìm kiếm nơi ăn, chốn ở trong vườn nhà mình”
Chọn B.
Câu 10:
“Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ” (Theo Nguyễn Thành Long), “Làm khí tượng” là thành phần gì của câu?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Khởi ngữ
Giải chi tiết:
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nên lên đề tài được nói đến trong câu.
- “Làm khí tượng” là khởi ngữ.
Chọn A.
Câu 11:
“Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học cho tốt” trạng ngữ sau có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Thêm trạng ngữ cho câu
Giải chi tiết:
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện diễn ra sự việc nêu lên trong câu.
- “Bằng một giọng thân tình” trạng ngữ chỉ phương tiện.
Chọn D.
Câu 12:
Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”. Đây là câu:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi quan hệ từ
Giải chi tiết:
- Câu trên sử dụng thiếu quan hệ từ “Bởi vì”
“Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”.
Chọn C.
Câu 13:
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.”
Phương pháp giải:
Căn cứ các kiểu đoạn văn cơ bản: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, song hành, móc xích.
Giải chi tiết:
Đây là đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.
Chọn D.
Câu 14:
“Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Từ “đầu xanh” trong đoạn thơ trên được được dùng để chỉ điều gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
Từ “đầu xanh” chỉ tuổi trẻ. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Chọn D.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp độp trên phên nứa, mái dại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối.
II. Vì trời mưa lầy lội tôi không đi du lịch.
III. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
IV. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổng kính.
Những câu nào mắc lỗi:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả x/s; Liệt kê
Giải chi tiết:
Những câu mắc lỗi sai là câu I và II
I. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp độp trên phên nứa, mái dại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối.
=> Sai chính tả: dại
Sửa lại: giại
II. Vì trời mưa lầy lội tôi không đi du lịch (thiếu quan hệ từ)
=> Thiếu quan hệ từ
Sửa lại: Vì trời mưa lầy lội nên tôi không đi du lịch
Chọn A.
Câu 16:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.
Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.
Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net)
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ 6 phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ).
Giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Chọn D.
Câu 17:
Theo tác giả, thành công là gì?
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý
Giải chi tiết:
Thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Chọn B.
Câu 18:
Theo tác giả, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là gì?
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý
Giải chi tiết:
Đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc.
Chọn A.
Câu 19:
Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…”
Phương pháp giải:
Căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Giải chi tiết:
Biện pháp: liệt kê: tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng, gia đình êm ấm
Chọn C.
Câu 20:
Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Bài học: Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự
Chọn D.
Câu 21:
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Nowadays, it’s become ______ common to offer guests the Wi-Fi password along with a cup of tea.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
Trước tính từ “common” (phổ biến) cần một trạng từ.
increasingly (adv): ngày càng tăng lên
increase (v) - increased (v_ed): tăng lên
increasing (v-ing; adj): đang tăng lên
Tạm dịch: Ngày nay, việc cung cấp cho khách mật khẩu Wi-Fi ngày cùng với một tách trà thì trở nên ngày càng phổ biến.
Chọn A.
Câu 22:
Before they ______ to the party, Jane _____ all the things needed.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Phối hợp thì
Giải chi tiết:
Dấu hiệu: Before (trước khi)
Cách dùng: Thì quá khứ hoàn thành diễn tả sự việc đã xảy ra và hoàn tất (chia quá khứ hoàn thành) trước 1 hành động khác trong quá khứ (chia quá khứ đơn).
Công thức: Before + S + V_ed/V cột 2, S + had + V_ed/V cột 3: Trước khi ai làm gì thì ai đó đã làm xong cái gì
Tạm dịch: Trước khi họ đến bữa tiệc, Jane đã chuẩn bị xong tất cả những thức cần thiết rồi.
Chọn C.
Câu 23:
It was so noisy outside that she couldn't concentrate ________ her work.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
concentrate on sth: tập trung vào cái gì
Tạm dịch: Ngoài kia quá ồn ào đến nỗi cô ấy không thể tập trung vào công việc của mình được.
Chọn C.
Câu 24:
With only ________ hope, Harry didn't know how to keep going another day.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
little + N không đếm được: rất ít (gần như không có – mang nghĩa phủ định)
few + N đếm được: một ít (gần như không có – mang nghĩa phủ định)
a little + N không đếm được: một ít
a few + N đếm được, số nhiều: một vài
“hope” (hy vọng) là danh từ không đếm được
Dựa vào nghĩa của câu => cần điền một lượng từ mang nghĩa phủ định
Tạm dịch: Chỉ có chút ít hy vọng, Harry đã không thể biết làm thế nào tiếp tục ngày tiếp theo.
Chọn A.
Câu 25:
With only ________ hope, Harry didn't know how to keep going another day.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
little + N không đếm được: rất ít (gần như không có – mang nghĩa phủ định)
few + N đếm được: một ít (gần như không có – mang nghĩa phủ định)
a little + N không đếm được: một ít
a few + N đếm được, số nhiều: một vài
“hope” (hy vọng) là danh từ không đếm được
Dựa vào nghĩa của câu => cần điền một lượng từ mang nghĩa phủ định
Tạm dịch: Chỉ có chút ít hy vọng, Harry đã không thể biết làm thế nào tiếp tục ngày tiếp theo.
Chọn A.
Câu 26:
Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
The eighteenth century witnessed the emergence of North American ports, particular Boston, New York, and Philadelphia, as major commercial centers within the British empire.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
particular (adj): cụ thể
particularly (adv): đặc biệt là (mang ý nhấn mạnh)
Cần 1 phó từ đứng trước danh từ chỉ nơi chốn để bổ sung ý nhấn mạnh là 1 địa điểm cụ thể nào đó
Sửa: particular => particularly
Tạm dịch: Thế kỉ 18 chứng kiến sự nổi lên của các cảng biển của Bắc Mĩ đặc biệt là Boston, New York và Philadelphia là những trung tâm thương mại chính trong thời kì đế chế Anh.
Chọn B.
Câu 27:
The development of the boiler is closely related to those of the steam engine, to which it is a necessary adjunct.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ chỉ định
Giải chi tiết:
“those”: những cái kia => thay thế cho danh từ số nhiều, đếm được, đã đề cập trước đó để tránh sự lặp lại.
“that”: cái đó => thay thế cho danh từ số ít, danh từ không đếm được, đã đề cập trước đó để tránh sự lặp lại.
“development” là danh từ số ít không đếm được
that = the development
Sửa: those => that
Tạm dịch: Sự phát triển của nồi hơi thì liên quan mật thiết đến sự phát triển của động cơ hơi nước, cái mà là một sự bổ sung cần thiết.
Chọn C.
Câu 28:
It was on a beautiful day in November when she accepted his proposal of marriage.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu chẻ
Giải chi tiết:
Công thức: It + tobe + O + who/that + S + V: Chính là …. người/cái mà …
(nếu O là người => dùng được cả who & that; những O còn lại chỉ được dùng “that”)
Thành phần được nhấn mạnh là “on a beautiful day” (vào một ngày đẹp trời), chỉ thời gian => dùng “that”
Sửa: when => that
Tạm dịch: Đó là vào một ngày đẹp trời tháng 11 khi mà cô chấp nhận lời cầu hôn của anh ấy.
Chọn C.
Câu 29:
Millions of teenagers around the world is addicted to computers and video games.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Giải chi tiết:
Chủ ngữ “millions of teenagers” (hàng triệu thanh thiếu niên) số nhiều => tobe chia “are”
Sửa: is => are
Tạm dịch: Hàng triệu thanh thiếu niên trên khắp thế giới nghiện máy tính và trò chơi điện tử.
Chọn B.
Câu 30:
Among the symptoms of measles, which takes about twelve days to incubate, are a high fever, swelling of glands in the neck, a cough, and sensitives to light.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cấu trúc song song
Giải chi tiết:
Sau động từ to be là “are” có liệt kê các loại triệu chứng đều là danh từ “a high fever, swelling of glands in the neck, a cough” => sau “and” cũng cần một danh từ
sensitive (adj): nhạy cảm
sensitivity (n): sự nhạy cảm
sensitivity to light: nhạy cảm với ánh sáng.
Sửa: sensitive => sensitivity
Tạm dịch: Trong số các triệu chứng của bệnh sởi, căn bệnh mất khoảng mười hai ngày để ủ bệnh, là sốt cao, sưng các tuyến ở cổ, ho và nhạy cảm với ánh sáng.
Chọn D.
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
So big is the Vietnamese bread that the Korean cannot eat it all.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu / cấu trúc suy đoán
Giải chi tiết:
couldn’t have + VpII: không thể nào đã làm gì (trong quá khứ)
must have + VpII: hẳn là đã làm gì (trong quá khứ)
can’t have + VpII: không thể nào đã làm gì (ở hiện tại)
might have + VpII: có thể là đã làm gì
Tạm dịch: Bánh mỳ Việt Nam quá to đến nỗi một người Hàn Quốc không thể ăn hết nó.
A. Người Hàn Quốc đã không thể nào ăn cả cái bánh mỳ Việt Nam. Nó đã quá to. => sai thì so với câu gốc
B. Người Hàn Quốc chắc đã ăn cả cái bánh mỳ Việt Nam. Nó không đủ to. => sai nghĩa
C. Người Hàn Quốc không thể nào đã ăn cả cái bánh mỳ Việt Nam. Nó quá to.
D. Người Hàn Quốc có lẽ là đã ăn cả cái bánh mỳ Việt Nam. Nó quá to. => sai nghĩa
Chọn C.
Câu 32:
The number of medical masks sold in February 2020 was the highest compared to the same period.
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh hơn / nhất
Giải chi tiết:
Cấu trúc so sánh nhất của tính từ ngắn: S + tobe + adj + _est
Cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn: S + tobe + adj + _er + than …
Cấu trúc so sánh bằng/không bằng của tính từ: S + tobe + (not) + as + adj + as …
Tạm dịch: Số lượng khẩu trang y tế được bán ra vào tháng 2 năm 2020 đạt cao nhất so với cùng kỳ.
A. Số lượng khẩu trang y tế được bán ra vào tháng 2 năm 2019 thì thấp hơn so với tháng 2 năm 2020.
B. Có một sự giảm mạnh trong số lượng khẩu trang y tế được bán ra vào tháng 2 năm 2020. => sai nghĩa
C. Mọi người đã mua số lượng lớn hơn khẩu trang vào năm 2019 so với năm 2020. => sai nghĩa
D. Số lượng khẩu trang y tế được bán ra vào tháng 2 năm 2019 thì cao như của tháng 2 năm 2020. => sai nghĩa
Chọn A.
Câu 33:
“Why didn’t you attend the meeting, Mary?” Tom asked.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật
Giải chi tiết:
Động từ “asked” chia quá khứ đơn => động từ trong câu tường thuật lùi 1 thì.
Cấu trúc tường thuật câu hỏi có từ để hỏi: S1 + asked + O + wh-word + S2 + V (lùi thi)
you => she
didn’t attend (quá khứ đơn) => hadn’t attended (quá khứ hoàn thành)
Tạm dịch: “Tại sao bạn không tham dự cuộc gặp mặt, Mary?” Tom hỏi.
A. Sai cấu trúc: didn’t she attend => she hadn’t attended
B. Tom hỏi Mary tại sao cô ấy đã không tham dự cuộc gặp mặt.
C. Sai cấu trúc: hadn’t she => she hadn’t
D. Sai cấu trúc: wasn’t attending => hadn’t attended
Chọn B.
Câu 34:
They expect that recent changes will bring about an overall improvement in the quality of the country's education.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động kép
Giải chi tiết:
Khi động từ tường thuật (expect) ở thì hiện tại đơn và động từ ở mệnh đề còn lại ở thì tương lai đơn (will bring) câu bị động kép có dạng: S + am/ is/ are + Ved/ VpII+ to V_nguyên thể
Tạm dịch: Họ hi vọng rằng những thay đổi gần đây sẽ mang lại sự cải thiện toàn diện về chất lượng của nền giáo dục nước nhà.
A. Những thay đổi gần đây được kì vọng sẽ dẫn tới sự phát triển tổng thể trong chất lượng giáo dục của quốc gia.
B. Chất lượng giáo dục của đất nước được kì vọng sẽ là hệ quả của những thay đổi gần đây. => sai nghĩa
C. Mọi người kì vọng là những thay đổi gần đây được gây ra bởi sự cải thiện toàn diện về chất lượng giáo dục của đất nước. => sai nghĩa
D. Mọi người đã kì vọng những thay đổi gần đây sẽ dẫn đến sự cải thiện toàn diện về chất lượng giáo dục của đất nước. => sai thì (was, would)
Chọn A.
Câu 35:
The green campaign was strongly supported by the local people. The neighbourhood looks fresh and clean now.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện kết hợp
Giải chi tiết:
- Câu điều kiện kết hợp loại 2 và 3 diễn tả điều giả định trái ngược với quá khứ và kết quả trái ngược với hiện tại.
- Cấu trúc: If + S + had + Ved/P2, S + would + V (now).
=> Rút gọn: Had + S + Ved/P2, S + would + V.
Tạm dịch: Chiến dịch xanh được ủng hộ mạnh mẽ bởi người dân địa phương. Bây giờ khu xóm trông tươi mát và sạch sẽ.
A. Chỉ nếu người dân địa phương ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch xanh, bây giờ khu xóm mới trông tươi mát và sạch sẽ. => sai về nghĩa
B. Nếu người dân địa phương không ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch xanh, bây giờ khu xóm sẽ không trông tươi mát và sạch sẽ rồi.
C. Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân địa phương cho chiến dịch xanh, bây giờ khu xóm sẽ trông tươi mát và sạch sẽ. => sai về nghĩa
D. Chiến dịch xanh vừa mới được ủng hộ mạnh mẽ bởi người dân địa phương thì khu xóm đã trông tươi mát và sạch sẽ. => sai về nghĩa
Chọn B.
Câu 36:
Read the passage carefully.
Genetic modification of foods is not a new practice. It has been practiced for thousands of years under the name of "selective breeding". Animals and plants were chosen because they had traits that humans found useful. Some animals were larger and stronger than others, or they yielded more food, or they had some other trait that humans valued. Therefore, they were bred because of those traits. Individuals with those traits were brought together and allowed to breed in the hope that their offspring would have the same traits in greater measure.
Much the same thing was done with plants. To produce bigger or sweeter fruit, or grow more grain per unit of land, strains of plants were combined and recombined to produce hybrids, or crossbreeds that had the desired traits in the right combinations. All the while, however, biologists wondered: is there a more direct and versatile way to change the traits of plants and animals? Could we rewrite, so to speak, the heredity of organisms to make them serve our needs better?
In the 20th century, genetic modification made such changes possible at last. Now, it was possible to alter the genetic code without using the slow and uncertain process of selective breeding. It even became possible to blend plants and animals genetically: to insert animal genes into plants, for example, in order to give the plants a certain trait they ordinarily would lack, such as resistance to freezing. The result was a tremendous potential to change the very nature of biology.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
What is the passage mainly about?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm ý chính
Giải chi tiết:
Bài đọc chủ yếu nói về điều gì?
A. Các tranh cãi chống lại biến đổi gen => ý cuối đoạn 2
B. Những lợi ích được đem lại bởi biến đổi gen => ý nhỏ đoạn 1
C. Những lí do đằng sau việc gây giống cây trồng có chọn lọc => ý nhỏ đoạn 1
D. Sự phát triển của biến đổi gen
Chọn D.
Câu 37:
The word "them" in paragraph 2 refers to ______.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ thay thế
Giải chi tiết:
Từ “them” trong đoạn 2 đề cập tới _________.
A. organisms (n): sinh vật
B. traits (n): đặc điểm
C. animals (n): động vật
D. plants (n): thực vật
Thông tin: All the while, however, biologists wondered: is there a more direct and versatile way to change the traits of plants and animals? Could we rewrite, so to speak, the heredity of organisms to make them serve our needs better?
Tạm dịch: Suốt thời gian đó, tuy nhiên, các nhà khoa học đã tự hỏi: liệu có cách nào trực tiếp và linh hoạt hơn để thay đổi các đặc tính của động vật và thực vật không? Chúng ta có thể viết lại, có thể nói vậy, sự di truyền của các sinh vật để khiến thực vật và động vật phục vụ nhu cầu của chúng ta tốt hơn không?
Chọn A.
Câu 38:
The word "blend" in paragraph 3 mostly means ______.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ vựng
Giải chi tiết:
Từ “blend” trong đoạn 3 có nghĩa ___________.
“blend” (v): pha trộn
A. combine (v): kết hợp
B. collect (v): thu lượm
C. gather (v): tụ tập
D. carry (v): mang
=> blend = combine
Thông tin: It even became possible to blend plants and animals genetically: to insert animal genes into plants, for example, in order to give the plants a certain trait they ordinarily would lack, such as resistance to freezing.
Tạm dịch: Thậm chí đã trở nên có khả năng pha trộn về gen của thực vật và động vật: để chèn các gen động vật vào thực vật, ví dụ, để cung cấp cho thực vật một đặc tính nhất định mà chúng nói chung đang thiếu, như là khả năng chống đóng băng.
Chọn A.
Câu 39:
According to the passage, selective breeding ______.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu
Giải chi tiết:
Theo như đoạn văn, việc gây giống có chọn lọc _______.
A. thì chậm hơn và không chắc chắn hơn là biến đổi gen
B. hiệu quả tốt trên thực vật hơn trên động vật
C. giúp thay đổi các đặc tính của thực vật hơn là động vật
D. có tiềm năng to lớn để thay đổi bản chất của sinh học
Thông tin: Now, it was possible to alter the genetic code without using the slow and uncertain process of selective breeding.
Tạm dịch: Ngày nay, có khả năng để thay đổi mã gen mà không cần sử dụng quá trình gây giống có chọn lọc vừa chậm và không chắc chắn nữa.
Chọn A.
Câu 40:
Which of the following IS NOT mentioned as the achievements of genetic modification?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Suy luận
Giải chi tiết:
Điều nào sau đây KHÔNG được đề cập như là thành tựu của biến đổi gen?
A. Cung cấp cho thực vật những đặc tính cần thiết từ gen động vật
B. Sản xuất giống lai khác loài hoặc lai khác giống từ nhiều động vật và thực vật
C. Khuyến khích mọi người hoàn toàn bỏ gây giống có chọn lọc
D. Tạo ra những thay đổi lớn với bản chất của sinh học
Thông tin:
- Some animals were larger and stronger than others, or they yielded more food, or they had some other trait that humans valued. Therefore, they were bred because of those traits.
- To produce bigger or sweeter fruit, or grow more grain per unit of land, strains of plants were combined and recombined to produce hybrids, or crossbreeds that had the desired traits in the right combinations.
- It even became possible to blend plants and animals genetically: to insert animal genes into plants, for example, in order to give the plants a certain trait they ordinarily would lack, such as resistance to freezing.
- The result was a tremendous potential to change the very nature of biology.
Tạm dịch:
- Một vài con vật thì to hơn và khỏe hơn những con khác, hoặc chúng sản xuất ra nhiều thực phẩm, hoặc là chúng có đặc tính khác mà con người thấy giá trị. Do đó, chúng được nhân giống vì các đặc tính như vậy.
- Để tạo ra quả to hơn và ngọt hơn, hoặc trồng được nhiều ngũ cốc hơn trên một đơn vị đất đai, các chủng loại thực vật được kết hợp và tái kết hợp lại để tạo ra các giống lai khác loài hoặc giống lai khác giống, có những đặc tính mong muốn trong các kết hợp đúng.
- Thậm chí đã trở nên có khả năng pha trộn về gen của thực vật và động vật: để chèn các gen động vật vào thực vật, ví dụ, để cung cấp cho thực vật một đặc tính nhất định mà chúng nói chung đang thiếu, như là khả năng chống đóng băng.
- Kết quả này là một tiềm năng to lớn để thay đổi bản chất của sinh học.
Các phương án A, B, D đều được đề cập.
Chọn C.
Chú ý khi giải:
Dịch bài đọc:
Biến đổi gen của thực phẩm không phải là một thực hành mới mẻ. Nó đã được thực hiện hàng ngàn năm qua dưới cái tên “gây giống chọn lọc”. Động vật và thực vật được chọn lựa bởi vì chúng có những đặc tính mà con người thấy hữu dụng. Một vài con vật thì to hơn và khỏe hơn những con khác, hoặc chúng sản xuất ra nhiều thực phẩm, hoặc là chúng có đặc tính khác mà con người thấy giá trị. Do đó, chúng được nhân giống vì các đặc tính như vậy. Các cá thể với đặc tính đó được tập hợp lại và được cho phép sinh sản với hi vong rằng con cái của chúng sẽ có cùng đặc tính giống nhau trong số lượng lớn hơn.
Nhiều điều tương tự cũng đã thực hiện trên thực vật. Để tạo ra quả to hơn và ngọt hơn, hoặc trồng được nhiều ngũ cốc hơn trên một đơn vị đất đai, các chủng loại thực vật được kết hợp và tái kết hợp lại để tạo ra các giống lai khác loài hoặc giống lai khác giống, có những đặc tính mong muốn trong các kết hợp đúng. Suốt thời gian đó, tuy nhiên, các nhà khoa học đã tự hỏi: liệu có cách nào trực tiếp và linh hoạt hơn để thay đổi các đặc tính của động vật và thực vật không? Chúng ta có thể viết lại, có thể nói như vậy, sự di truyền của các sinh vật để khiến chúng phục vụ nhu cầu của chúng ta tốt hơn không?
Trong thế kỷ hai mươi, cuối cùng thì biến đổi gen cũng đã tạo ra được những thay đổi. Ngày nay, có khả năng để thay đổi mã gen mà không cần sử dụng quá trình gây giống có chọn lọc vừa chậm và không chắc chắn nữa. Thậm chí đã trở nên có khả năng pha trộn về gen của thực vật và động vật: để chèn các gen động vật vào thực vật, ví dụ, để cung cấp cho thực vật một đặc tính nhất định mà chúng nói chung đang thiếu, như là khả năng chống đóng băng. Kết quả này là một tiềm năng to lớn để thay đổi bản chất của sinh học.
Câu 41:
Tìm số giao điểm n của đồ thị hàm số và đường thẳng y = 2
Phương pháp giải:
Giải phương trình hoành độ giao điểm.
Giải chi tiết:
Xét phương trình hoành độ giao điểm:
Vậy phương trình có 6 nghiệm phân biệt .
Chọn D.
Câu 42:
Cho các số phức z thỏa mãn . Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức là một đường tròn. Tính bán kính r của đường tròn đó.
Phương pháp giải:
- Từ giả thiết rút z theo w.
- Thế vào giả thiết , sử dụng công thức .
- Tập hợp các điểm biểu diễn số phức w thỏa mãn là đường tròn tâm , bám kính R
Giải chi tiết:
Ta có:
Theo bài ra ta có:
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức w là đường tròn tâm , bán kính .
Chọn C.
Câu 43:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, Ð BAD = 600, SA= a và SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SCD) bằng:
Phương pháp giải:
Nhận xét
Bài toán quy về tìm khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SCD)
Giải chi tiết:
Ta có:
Kẻ
vuông tại H,
Áp dụng hệ thức lượng trong vuông tại A có đường cao AK ta có :
Chọn A.
Câu 44:
Tìm phương trình mặt cầu có tâm là điểm I (1;2;3) và tiếp xúc với trục Oz.
Phương pháp giải:
- Mặt cầu tiếp xúc với trục Oz có bán kính .
- Phương trình mặt cầu tâm I(a;b;c), bán kính R là: .
Giải chi tiết:
Vì mặt cầu tâm I(1;2;3) tiếp xúc với trục Oz nên có bán kính .
Vậy phương trình mặt cầu là .
Chọn A.
Câu 45:
Phương pháp giải:
+) Bước 1: Đặt , đổi cận .
+) Bước 2: Lấy vi phân hai vế: .
+) Bước 3: Biến đổi .
+) Bước 4: Khi đó ta có biểu thức: .
Giải chi tiết:
Đặt
Đổi cận:
Khi đó ta có: .
Chọn B.
Câu 46:
Trên giá sách có 10 quyển Văn khác nhau, 8 quyển sách Toán khác nhau và 6 quyển sách Tiếng Anh khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chọn hai quyển sách khác môn?
Phương pháp giải:
+) Xét từng trường hợp:
- Có 1 quyển Văn và 1 quyển Toán: sử dụng quy tắc nhân.
- Có 1 quyển Toán và 1 quyển Tiếng Anh: sử dụng quy tắc nhân.
- Có 1 quyển Văn và 1 quyển Tiếng Anh: sử dụng quy tắc nhân.
+) Sử dụng quy tắc cộng để tính số cách chọn hai quyển sách khác nhau.
Giải chi tiết:
Theo quy tắc nhân ta có:
10.8=80 cách chọn một quyển Văn và một quyển Toán khác nhau.
10.6=60 cách chọn một quyển Văn và một quyển Tiếng Anh khác nhau.
8.6=48 cách chọn một quyển Toán và một quyển Tiếng Anh khác nhau.
Theo quy tắc cộng ta có số cách chọn hai quyển sách khác môn là: 80+60+48=188 cách.
Chọn D.
Chú ý khi giải:
Sau khi tính xong số cách cho mỗi trường hợp, một số em có thể sẽ áp dụng nhầm công thức nhân dẫn đến chọn nhầm đáp án A.
Câu 47:
Trong trò chơi “Chiếc nón kì diệu” chiếc kim của bánh xe có thể dừng lại ở một trong 7 vị trí với khả năng như nhau. Tính xác suất để trong ba lần quay, chiếc kim của bánh xe đó lần lượt dừng lại ở ba vị trí khác nhau.
Phương pháp giải:
Tính số phần tử của không gian mẫu và số phần tử của biến cố, sau đó suy ra xác suất.
Giải chi tiết:
Ba lần quay, mỗi lần chiếc kim có 7 khả năng dừng lại, do đó .
Gọi A là biến cố: “trong ba lần quay, chiếc kim của bánh xe đó lần lượt dừng lại ở ba vị trí khác nhau”.
Khi đó ta có:
Lần quay thứ nhất, chiếc kim có 7 khả năng dừng lại.
Lần quay thứ hai, chiếc kim có 6 khả năng dừng lại.
Lần quay thứ ba, chiếc kim có 5 khả năng dừng lại.
Do đó
Vậy
Chọn C.
Câu 48:
Gọi n là số nguyên dương sao cho đúng với mọi x dương, x ¹1. Tìm giá trị của biểu thức P = 2n + 3.
Phương pháp giải:
Tìm n từ điều kiện đề bài cho, rồi thay giá trị của n tìm được vào biểu thức .
Sử dụng các công thức (giả sử các biểu thức là có nghĩa).
Giải chi tiết:
Với ta có:
Chọn B.
Câu 49:
Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia một cuộc thi. Biết trường A có 75% học sinh đạt, trường B có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt. Số học sinh dự thi của trường A và trường B lần lượt là:
Phương pháp giải:
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bước 1: Chọn ẩn, đặt điều kiện thích hợp.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập hệ phương trình biểu thị sự tương quan giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải hệ phương trình.
Bước 3: Kiểm tra trong các nghiệm tìm được nghiệm nào thỏa mãn điều kiện, nghiệm nào không thỏa mãn, rồi trả lời
Giải chi tiết:
Gọi số học sinh của trường thứ nhất dự thi là x (học sinh) ;
số học sinh của trường thứ 2 dự thi là y (học sinh) .
Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia 1 cuộc thi nên ta có phương trình:
(1)
Trường A có 75% học sinh đạt, trường 2 có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt, ta có: (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
(tmđk)
Vậy số học sinh của trường A dự thi là 180 học sinh; số học sinh của trường B dự thi là 120 học sinh.
Chọn C.
Câu 50:
Có 11 cái hộp lớn, một số trong chúng chứa 8 cái hộp nhỡ. Một số hộp nhỡ lại chứa 8 cái hộp nhỏ. Biết rằng có 102 cái hộp rỗng. Hỏi tất cả có bao nhiêu cái hộp?
Phương pháp giải:
Gọi số hộp lớn có chứa hộp nhỡ là x (cái), .
Gọi số hộp nhỡ có chứa hộp nhỏ là y (cái), .
Dựa vào điều kiện và các giả thiết của bài toán để lập phương trình và tìm tổng số cái hộp.
Giải chi tiết:
Gọi số hộp lớn có chứa hộp nhỡ là x (cái), .
Gọi số hộp nhỡ có chứa hộp nhỏ là y (cái), .
Số cái hộp nhỡ là: 8x (cái).
Số cái hộp nhỏ là: 8y (cái).
Số chiếc hộp lớn không chứa các hộp nhỡ là: (cái).
Số chiếc hộp nhỡ không chứa các hộp nhỏ là: (cái).
Theo đề bài ta có 102 cái hộp rỗng nên ta có phương trình:
Ta có tổng số cái hộp là:
Chọn A.
Câu 51:
Trong kì thi học sinh giỏi tỉnh có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia. Được hỏi quê mỗi người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau :
Phương : Dương ở Thăng Long còn tôi ở Quang Trung
Dương : Tôi cũng ở Quang Trung còn Hiếu ở Thăng Long
Hiếu : Không, tôi ở Phúc Thành còn Hằng ở Hiệp Hoà
Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có 1 phần đúng 1 phần sai.
Hỏi Dương quê ở đâu?
Phương pháp giải:
Suy luận từ các giả thiết, giả sử trường hợp Dương ở Thăng Long đúng rồi suy ra các trường hợp.
Giải chi tiết:
Vì trong mỗi câu trả lời đều có 1 phần đúng và 1 phần sai nên ta xét các trường hợp:
+) Giả sử Dương ở Thăng Long là đúng ⇒ Dương ở Quang Trung là sai
⇒ Hiếu ở Thăng Long là đúng.
Điều này vô lí vì Dương và Hiếu cùng ở Thăng Long.
+) Giả sử Dương ở Thăng Long là sai ⇒ Phương ở Quang Trung là đúng.
⇒ Do đó Dương ở Quang Trung là sai ⇒ Hiếu ở Thăng Long là đúng.
⇒ Hiếu ở Phúc Thành là sai ⇒ Hằng ở Hiệp Hoà
Vậy còn lại Dương ở Phúc Thành.
Chọn C.
Câu 52:
Ba bạn An, Minh, Tuấn ngồi theo hàng dọc: Tuấn trên cùng và An dưới cùng. Tuấn và Minh không được nhìn lại phía sau. Lấy ra 2 mũ trắng, 3 mũ đen và đội lên đầu mỗi người một mũ, 2 mũ còn lại đem cất đi (2 mũ này ba bạn không nhìn thấy). Khi được hỏi màu mũ trên đầu mình, An nói không biết, Minh cũng xin chịu. Dựa vào biểu hiện của An và Minh liệu Tuấn có thể xác định được màu mũ trên đầu mình hay không?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện của bài toán.
Giải chi tiết:
Dựa vào những biểu hiện của An và Minh, Tuấn có thể xác định được màu mũ trên đầu mình bằng suy đoán như sau:
- Trong 5 mũ mang ra có 2 mũ trắng. An ngồi dưới cùng mà không biết mình đội mũ gì, vậy mũ của Minh và Tuấn không cùng là màu trắng (nhiều nhất là một mũ trắng).
- Nếu Tuấn đội mũ trắng thì từ câu trả lời của An, Minh sẽ biết ngay là mình đội mũ đen. Đằng này Minh cũng không biết. Từ đó Tuấn xác định được mũ trên đầu mình là màu đen.
Chọn B.
Câu 53:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:
Trong một thành phố, hệ thống giao thông bao gồm một tuyến xe điện ngầm và một tuyến xe buýt.
+) Tuyến xe điện ngầm đi từ T đến R đến S đến G đến H đến I, dừng lại ở mỗi bến, sau đó quay lại, cũng dừng ở các bến đó theo thứ tự ngược lại.
+) Tuyến xe buýt đi từ R đến W đến L đến G đến F, dừng lại ở mỗi bến, sau đó quay lại, cũng dừng ở các bến đó theo thứ tự ngược lại.
+) Trên mỗi tuyến, có những xe buýt và xe điện thường, loại này dừng ở mỗi bến. Trong giờ cao điểm, có một chiếc xe buýt express mà chỉ dừng ở các bến R, L và F, quay trở lại, cũng chỉ dừng ở ba bến nói trên theo thứ tự ngược lại.
+) Một hành khách có thể chuyển từ tuyến xe điện hay xe buýt sang tuyến kia khi xe buýt và xe điện dừng lại ở bến có cùng tên.
+) Không thể chuyển từ xe buýt express sang xe buýt thường.
+) Trong thành phố không còn loại phương tiện giao thông công cộng nào khác.
Để đi bằng phương tiện giao thông công cộng từ I đến W trong giờ cao điểm, một hành khách phải làm gì sau đây?
Phương pháp giải:
Phân tích từ các dữ kiện đề bài, dùng phương pháp suy luận đơn giản để chọn đáp án
Giải chi tiết:
Xe điện ngầm |
T |
R |
S |
G |
H |
I |
|
Xe buýt |
|
R |
W |
L |
G |
F |
|
Xe buýt express |
|
R |
|
L |
|
F |
|
Xe điện ngầm: T => R => S => G => H => I
Xe buýt: R => W => L=> G => F
Xe buýt Express: R => L => F
Để đi từ I đến W hành khách bắt buộc phải đi tàu điện ngầm từ I đến G sau đó đổi sang xe buýt ở G và đi từ G đến W.
Chọn A.
Câu 54:
Nếu một vụ cháy làm đóng cửa đoạn đường điện ngầm ở R, nhưng xe điện ngầm vẫn chạy được từ I đến S và xe buýt vẫn dừng ở R, một hành khách bất kỳ KHÔNG THỂ đi bằng phương tiện giao thông công cộng đến
Phương pháp giải:
Phân tích đề bài và chú ý đến các bến mà xe điện ngầm có thể dừng.
Giải chi tiết:
Xe điện ngầm: T => R => S => G => H => I
Xe buýt: R => W => L => G => F
Xe buýt Express: R => L => F
Nếu đóng cửa đoạn điện ngầm ở R thì một hành khách không thể đi đến T vì chỉ có xe điện ngầm đi từ R đến T mà R lại đóng cửa.
Chọn D.
Câu 55:
Chỉ sử dụng xe buýt, hành khách KHÔNG THỂ đi bằng phương tiện giao thông công cộng từ
Phương pháp giải:
Phân tích đề bài và chú ý đến các bến mà các loại xe có thể dừng
Giải chi tiết:
Xe điện ngầm: T => R => S => G => H => I
Xe buýt: R => W => L => G => F
Xe buýt Express: R => L => F
+) Đáp án A: Đúng vì hành khách đi xe buýt từ F => G => L => W => R
+) Đáp án B: Đúng vì hành khách đi xe buýt thường từ G => L rồi đổi tuyến qua xe buýt Express ở L rồi đi tiếp đến R
+) Đáp án C sai vì chỉ có xe điện ngầm dừng ở bến H.
+) Đáp án D đúng vì hành khách đi xe buýt từ L => W => R
Chọn C.
Câu 56:
Để di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng từ S đến I, hành khách phải đi qua các bến nào sau đây?
Phương pháp giải:
Phân tích đề bài và chú ý đến các bến mà các loại xe có thể dừng.
Giải chi tiết:
Xe điện ngầm: T => R => S => G => H => I
Xe buýt: R =>W => L=> G => F
Xe buýt Express: R => L=> F
Vì chỉ có xe điện ngầm đi được đến bến I nên chắc chắn khi đi từ S đến I hành khách phải đi qua hai bến G và H.
Chọn A.
Câu 57:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60:
Có 6 người ngồi trên 6 ghế xếp thành 2 hàng. Vị trí các ghế được đánh số như sau:
- Hàng trên, trái qua phải: 1, 2, 3.
- Hàng dưới, trái qua phải: 4, 5, 6.
Năm người trong này có tên là U, V, W, Y và Z (một người không rõ tên là gì). Biết rằng:
- Z ngồi ở vị trí số 5.
- Y ngồi ngay sau lưng W.
- U không ngồi cùng hàng với V.
Người nào sau đây chắc chắn ngồi cùng hàng với Z.
A. U B. V C. W D. Y
Phương pháp giải:
Dựa vào các dữ kiện Z ngồi ở vị trí số 5 và Y ngồi ngay sau lưng W để suy ra người chắc chắn ngồi cùng hàng với Z.
Giải chi tiết:
Theo bài ra ta có:
- Z ngồi ở vị trí số 5 => Z ngồi ở hàng dưới.
- Y ngồi ngay sau lưng W => Y ngồi ở hàng dưới.
Vậy Y chắc chắn ngồi cùng hàng với Z.
Chọn D.
Câu 58:
Nếu hàng trên, từ trái qua lần lượt là: U, người không rõ tên, W thì điều nào sau đây phải đúng?
Phương pháp giải:
Dựa vào các giả thiết Y ngồi ngay sau lưng W và U không ngồi cùng hàng với V xác định vị trí của U và Y.
Giải chi tiết:
Ta có bảng sau:
1 U |
2 Người không rõ tên |
3 W |
4 ? |
5 Z |
6 ? |
Theo bài ra ta có:
Y ngồi ngay sau lưng W => Y ngồi ở vị trí thứ 6.
U không ngồi cùng hàng với V => V ngồi ở vị trí thứ 4.
Chọn A.
Câu 59:
Nếu U ngồi ngay trước mặt Z thì điều nào sau đây phải đúng?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Do Z ngồi ở vị trí thứ 5, mà U ngồi ngay trước mặt Z => U ngồi ở vị trí thứ 2.
Ta có bảng sau:
1 ? |
2 U |
3 ? |
4 ? |
5 Z |
6 ? |
Mà Y ngồi ngay sau lưng W nên người không rõ tên ngồi trước mặt hoặc sau lựng V.
Mà U không ngồi cùng hàng với V, mà U ngồi ở vị trí thứ 2 nên V ngồi hàng dưới.
Vậy V ngồi ngay sau lưng người không rõ tên.
Chọn B.
Câu 60:
Ta có thể xác định được vị trí của tất cả 6 người với điều kiện bổ sung nào sau đây?
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Vì Y ngồi ngay sau lưng W => Y ngồi ở vị trí số 4 thì W ngồi ở vị trí số 1 hoặc Y ngồi ở vị trí số 6 thì W ngồi ở vị trí số 3.
Giả sử V ngồi ở vị trí số 3.
Vì U không ngồi cùng hàng với V => U ngồi ở vị trí số 6 (Do Y ngồi ngay sau lưng W).
1 ? |
2 ? |
3 V |
4 ? |
5 Z |
6 U |
=> W ngồi ở vị trí số 1, Y ngồi ở vị trí số 4 và người không rõ tên ngồi ở vị trí số 2.
Như vậy ta đã xác định được vị trí của tất cả 6 người.
Chọn C.
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 61 đến 63:
Diện tích trồng chè trung bình của nước ta giai đoạn 2010-2017 là …….. nghìn ha.
Phương pháp giải:
Tính tổng diện tích trồng chè các năm chia cho số năm (giai đoạn 2010 – 2017)
Giải chi tiết:
Diện tích trồng chè trung bình của nước ta giai đoạn 2010 - 2017 là:
(nghìn ha)
Chọn C.
Câu 62:
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính sản lượng chè trung bình của nước ta giai đoạn 2010 - 2017.
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ lấy số liệu, tính trung bình cộng sản lượng qua các năm.
- Ta tính tổng sản lượng chè của các năm 2010, 2014, 2015, 2017 rồi chia cho số năm.
Giải chi tiết:
Sản lượng chè trung bình của nước ta giai đoạn 2010 - 2017 là:
(nghìn tấn)
Chọn A.
Câu 63:
Sản lượng chè năm 2017 so với năm 2015 nhiều hơn bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
Muốn tính sản lượng chè năm 2017 nhiều hơn năm 2015 bao nhiêu phần trăm ta lấy sản lượng chè năm 2017 – sản lượng chè 2015 rồi chia cho sản lượng chè năm 2015.
Giải chi tiết:
Sản lượng chè năm 2017 là: 1040,8 nghìn tấn
Sản lượng chè năm 2015 là: 1012,9 nghìn tấn
Sản lượng chè năm 2017 nhiều hơn sản lượng chè năm 2015 số phần trăm là:
Chọn D.
Câu 64:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66:
Theo báo cáo thường niên năm 2017 của ĐHQG-HCM, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, ĐHQGHCM có 5.708 công bố khoa học, gồm 2.629 công trình được công bố trên tạp chí quốc tế và 3.079 công trình được công bố trên tạp chí trong nước. Bảng số liệu chi tiết được mô tả ở hình bên.
Trong giai đoạn 2012-2016, trung bình mỗi năm ĐHQG-HCM có bao nhiêu công trình được công bố trên tạp chí quốc tế?
Phương pháp giải:
- Tìm số năm từ 2012 đến năm 2016.
- Tính trung bình mỗi năm ĐHQG-HCM có bao nhiêu công trình thì ta lấy tổng số công trình công bố khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế chia cho số năm.
Giải chi tiết:
- Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, ĐHQG-HCM có 2.629 công trình được công bố trên tạp chí quốc tế.
- Từ năm 2012 đến năm 2016 là 5 năm.
Trung bình mỗi năm ĐHQG-HCM có số công trình được công bố trên tạp chí quốc tế là :
2629 : 5 = 525,8 ≈ 526
Chọn A.
Câu 65:
Năm nào số công trình được công bố trên tạp chí quốc tế chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các công bố khoa học của năm?
Phương pháp giải:
- Đọc số liệu trên biểu đồ, cột số công trình được công bố trên tạp chí quốc tế.
- Tìm cột cao nhất tương ứng với năm nào rồi chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Năm 2016 có lượng công trình khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế chiếm tỉ lệ cao nhất : 732 công trình.
Chọn D.
Câu 66:
Trong năm 2015, số công trình công bố trên tạp chí quốc tế ít hơn số công trình công bố trên tạp chí trong nước bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
- Đọc số liệu trên biểu đồ cột năm 2014 để tìm số công trình được công bố trên tạp chí quốc tế và số công trinh được công bố trên tạp chí trong nước.
- Áp dụng công thức tìm tỉ lệ phần trăm A nhiều hơn B: .
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy năm 2015 có 619 công trình được công bố trên tạp chí quốc tế và 722 công trình được công bố trên tạp chí trong nước.
Trong năm 2015, số công trình công bố trên tạp chí quốc tế ít hơn số công trình công bố trên tạp chí trong nước số phần trăm là:
Chọn D.
Câu 67:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70:
Đối với người lao động nữ làm việc toàn thời gian, số giờ làm việc trung bình ở Hà Lan chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số giờ làm việc trung bình của nữ làm việc toàn thời gian ở cả 4 quốc gia?
Phương pháp giải:
- Đọc số giờ làm việc trung bình của nữ lao động toàn thời gian tại Hà Lan; tại 3 quốc gia còn lại và tính tổng của cả 4 quốc gia.
- Tính %.
Giải chi tiết:
Số giờ làm việc trung bình của nữ lao động làm việc toàn thời gian chiếm số phần trăm so với tổng số giờ làm việc trung bình của nữ lao động làm việc toàn thời gian của cả 4 quốc gia là :
Chọn C.
Câu 68:
Số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Hy Lạp nhiều hơn số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Anh là bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
- Tính số giờ làm việc trung bình của người lao động của Hy Lạp; Anh.
- Tính sự chênh lệch rồi tìm %.
Giải chi tiết:
Số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Hy Lạp nhiều hơn số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Anh là số giờ là :
Số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Hy Lạp nhiều hơn số giờ làm việc trung bình của người lao động (toàn thời gian và bán thời gian) ở Anh là số phần trăm là :
Chọn B.
Câu 69:
Ở quốc gia nào, số giờ làm việc trung bình của người lao động nữ cao hơn những quốc gia còn lại?
Phương pháp giải:
- Tính tổng thời gian trung bình của lao động nữ toàn thời gian và bán thời gian của cả 4 nước.
- So sánh rồi chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Hy Lạp : (giờ)
Hà Lan : (giờ)
Anh : (giờ)
Nga : (giờ)
Vậy Nga là nước có tổng số giờ lao động trung bình của nữ cao nhất trong 4 quốc gia.
Chọn D.
Câu 70:
Số giờ làm việc trung bình của người lao động nữ (toàn thời gian và bán thời gian) ít hơn số giờ làm việc trung bình của người lao động nam (toàn thời gian và bán thời gian) là bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
- Tính tổng thời gian lao động trung bình của nữ; nam (toàn thời gian, bán thời gian)
- Tính số chênh lệch rồi tính %.
Giải chi tiết:
Tổng số giờ làm việc trung bình đối với nữ làm việc toàn thời gian và bán thơi gian là:
(giờ).
Tổng số giờ làm việc trung bình đối với nam làm việc toàn thời gian và bán thơi gian là:
(giờ).
Tổng thời gian lao động trung bình của nam (toàn thời gian và bán thời gian) hơn tổng thời gian lao động trung bình của nữ (toàn thời gian và bán thời gian) số phần trăm là:
Chọn B.
Câu 71:
Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố lần lượt là: X (Z = 17); Y (Z = 8); M (Z = 11); Q (Z= 20). Nhận xét nào sau đây đúng?
Chọn C
Câu 72:
Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k) ; ∆H = -92 kJ
Để thu được thêm nhiều khí NH3 thì cần
Chọn D
Câu 73:
Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O; 2,156 gam CO2. Biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3 < dX/kk < 4. Cho H = 1; C = 12; O = 16. Công thức phân tử của X là
Chọn B
Câu 74:
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
Chọn C
Câu 75:
Một con lắc đơn gồm một hòn bị nhỏ khối lượng m, treo vào một sợi dây không giãn, khối lượng sợi dây không đáng kể. Khi con lắc đơn này dao động điều hòa với chu kì 3s thì hòn bi chuyển động trên một cung tròn dài 4cm. Thời gian để hòn bi đi được 2cm kể từ vị trí cân bằng là:
Phương pháp giải:
Chu kì là khoảng thời gian vật thực hiện một dao động toàn phần.
Giải chi tiết:
Hòn bi đi từ vị trí B (VTCB) đến vị trí C sẽ đi được 2cm.
Khoảng thời gian tương ứng là:
Chọn B.
Câu 76:
Một tụ điện có điện dung C = 0,202mF được tích điện đến hiệu điện thế U0. Lúc t = 0, hai đầu tụ được đấu vào hai đầu của một cuộn dây có độ tự cảm bằng 0,5H. Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây và của dây nối. Lần thứ hai điện tích trên tụ bằng một nửa điện tích lúc đầu là ở thời điểm nào?
Phương pháp giải:
Điện tích trên hai bản tụ điện có biểu thức:
Chu kì T được xác định bởi công thức:
Sử dụng VTLG và công thức tính thời gian:
Giải chi tiết:
Thời điểm ban đầu, tụ được nạp đầy điện và bắt đầu phóng điện, điện tích trên tụ giảm dần.
Ta có biểu thức:
Chu kì dao động của mạch:
Biểu diễn trên VTLG:
Góc quét tương ứng:
⇒ Lần thứ hai điện tích trên tụ bằng một nửa điện tích lúc đầu là:
Chọn B.
Câu 77:
Để xác định suất điện động E của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của (nghịch đảo số chỉ của ampe kế A) vào giá trị R của biến trở như hình bên (H2). Giá trị trung bình của E được xác định bởi thí nghiệm này là
Phương pháp giải:
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị
Công thức định luật Ôm:
Giải chi tiết:
Từ đồ thị ta thấy có 2 cặp giá trị là (60; 40) và (100; 80)
Ta có công thức định luật Ôm:
Thay các cặp giá trị vào công thức, ta có:
Chọn C.
Câu 78:
Người ta mắc hai cực nguồn điện không đổi với một biến trở. Điều chỉnh biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn và dòng điện I chạy qua mạch ta vẽ lược đồ thị như hình vẽ. Xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn.
Phương pháp giải:
Điện áp giữa hai cực của nguồn:
Giải chi tiết:
Điện áp giữa hai cực của nguồn là:
Từ đồ thị ta có:
+ Khi (1)
+ Khi (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
Chọn B.
Câu 79:
Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
Phương pháp giải:
Lý thuyết tuần hoàn máu ở động vật:
Giải chi tiết:
Giun đất, tôm, cá chép đều có 1 vòng tuần hoàn.
Chim bồ câu có 2 vòng tuần hoàn (HTH kép)
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Tim – phổi – tim.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Tim – các cơ quan – tim.
Chọn B
Câu 80:
Trong quá trình tiêu hóa ở loài Thủy tức, enzim tiêu hóa trong lòng túi được tiết ra từ đâu?
Phương pháp giải:
Thủy tức là loài tiêu hóa bằng túi tiêu hóa.
Các tế bào trên thành túi tiêu hóa tiết ra enzim tiêu hóa.
Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa
Giải chi tiết:
Trong quá trình tiêu hóa ở loài Thủy tức, enzim tiêu hóa trong lòng túi được tiết ra từ tế bào tuyến.
Chọn A
Câu 81:
Ở một loài lưỡng bội, trên NST thường có n + 1 alen. Tần số alen thứ nhất bằng 1/2 và mỗi alen còn lại là 1/2n. Giả sử quần thể ở trang thái cân bằng di truyền. Tần số các cá thể dị hợp trong quần thể là:
Phương pháp giải:
Tần số kiểu gen dị hợp = 1 – tần số kiểu gen đồng hợp.
Bước 1: Tính tần số alen trong quần thể
Bước 2: Tính tần số kiểu gen đồng hợp trong quần thể
Bước 3: Tính tỉ lệ kiểu gen dị hợp
Giải chi tiết:
Tần số alen trong quần thể:
Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp:
Tần số kiểu gen dị hợp là:
Chọn C.
Câu 82:
Gen A có 2 alen, gen D có 3 alen, 2 gen này cùng nằm trên một NST. Số loại kiểu gen dị hợptử tối đa có thể được tạo ra trong quần thể cây tứ bội là
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Số kiểu gen tối đa của quần thể tứ bội của 1 gen có r alen:
Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen
Giải chi tiết:
Số kiểu gen dị hợp tối đa là
Trong đó r là số kiểu gen đồng hợp
Chọn C
Câu 83:
Số tỉnh và thành phố (trực thuộc TW) có vị trí địa lí tiếp giáp với biển Đông là:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Dọc bờ biển nước ta có 28 tỉnh và thành phố (trực thuộc TW) tiếp giáp với biển Đông.
Chọn C.
Câu 84:
Trở ngại chính về tự nhiên đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích => khiến việc xây dựng các tuyến đường giao thông gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông – Tây, cản trở hoạt động giao lưu vận chuyển giữa miền núi – đồng bằng, giữa vùng miền núi với nhau. Địa hình nhiều đồi núi cũng đòi hỏi chi phí xây dựng lớn (hầm xuyên núi, công trình kiên cố chống sạt lở đất…)
=> Đây là khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc xây dựng và khai thác giao thông đường bộ nước ta.
Chọn B
Câu 85:
Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cân bằng sinh thái (sgk Địa lí 12 trang 188); ngoài ra rừng ở ĐBSCL (chủ yếu là rừng ngập mặn) có tác dụng ngăn chặn xâm nhập mặn, giảm tác động của sóng, bảo vệ đê điều, giữ đất, tránh sói lở đất đai, giữ nước ngầm, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
=> Chọ đáp án B
Câu 86:
Biết số dân Hoa Kỳ giữa năm 2015 là 321,2 triệu người và tỉ lệ dân thành thị là 81%, vậy số dân thành thị của Hoa Kì tại thời điểm đó là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Biết số dân Hoa Kỳ giữa năm 2015 là 321,2 triệu người và tỉ lệ dân thành thị là 81%, vậy số dân thành thị của Hoa Kì tại thời điểm đó là 321,2 *81% = 260,172 triệu người
=> Chọn đáp án C
Câu 87:
Nhận xét nào dưới đây về 2 xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 là không đúng?
Phương pháp giải:
Phân tích nhận xét phản ánh đúng về 2 xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914. Từ đó chỉ ra phương án phản ánh không đúng về hai xu hướng này.
Giải chi tiết:
Nhận xét về 2 xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914:
- Cả hai xu hướng đều có chung động cơ là yêu nước.
- Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng là giải phóng dân tộc.
- Cả hai xu hướng đều dựa trên sự tiếp thu tư tưởng tư sản.
Chọn A.
Câu 88:
Trong nông nghiệp, Pháp chú trọng đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 77.
Giải chi tiết:
Trong nông nghiệp, Pháp chú trọng đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực đồn điện cao su.
Chọn A
Câu 89:
Thủ đoạn thâm độc của Mỹ và cũng là điểm khác trước mà Mỹ đã triển khai khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
Phương pháp giải:
Dựa vào thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh trước đó và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” để so sánh và chỉ ra điểm khác biệt.
Giải chi tiết:
A loại vì đây là điểm giống nhau.
B loại vì âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” đã được thực hiện ở các chiến lược chiến tranh trước đó.
C chọn vì một thủ đoạn mới mà Mĩ thực hiện trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô, thể hiện qua việc Tổng thống Ních xơn đã thực hiện chuyến thăm Liên Xô và Trung Quốc năm 1972 để chia rẽ sự chi viện, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.
D loại vì đây đây không phải là điểm mới, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” trước đó đã được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của quân đội Mỹ.
Chọn C
Câu 90:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có điểm tương đồng nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào mục tiêu, hình thức, lực lượng và bài học được rút ra từ phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam để so sánh.
Giải chi tiết:
A loại vì phong trào 1930 – 1931 không đề ra mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
B loại vì bài học quý báu về xây dựng khối liên minh công – nông được rút ra từ phong trào 1930 – 1931.
C loại vì trong phong trào 1930 – 1931 chưa có Mặt trận dân tộc thống nhất.
D chọn vì cả phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam đều sử dụng hình thức đấu tranh phong phú (mít tinh, biểu tình, đấu tranh vũ trang) và diễn ra quyết liệt.
Chọn D
Câu 91:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Photpho là một phi kim đa hóa trị trong nhóm nitơ, chủ yếu được tìm thấy trong các loại đá photphat vô cơ và trong các cơ thể sống. Do độ hoạt động hóa học cao, không bao giờ người ta tìm thấy photpho ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Photpho phát xạ ra ánh sáng nhạt khi bị phơi ra trước oxi (vì thế có tên gọi của nó trong tiếng La tinh để chỉ "ngôi sao buổi sáng", từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ánh sáng"), và xuất hiện dưới một số dạng thù hình. Photpho cũng là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, sử dụng quan trọng nhất trong thương mại là để sản xuất phân bón. Photpho cũng được sử dụng rộng rãi trong các loại vật liệu nổ, diêm, pháo hoa, thuốc trừ sâu, kem đánh răng và chất tẩy rửa.
Photpho có thể tồn tại ở một số dạng thù hình khác nhau nhưng quan trọng hơn cả là photpho trắng và
photpho đỏ. Photpho trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng, trông giống như sáp, có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. Photpho đỏ là chất bột màu đỏ, có cấu trúc polime, dễ hút ẩm và chảy rữa, bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối, không tan trong các dung môi thông thường, chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500C.
Chất bị oxi hóa chậm và phát quang màu lục trong bóng tối là
Chọn A
Câu 92:
Cho một mẩu photpho vào 600 gam dung dịch HNO3 18,9%, sản phẩm tạo ra là H3PO4 và NO. Dung dịch sau phản ứng có tính axit và phải trung hòa bằng 3 lít dung dịch NaOH 1M. Khối lượng mẩu photpho ban đầu là
Chọn C
Câu 93:
Đốt 6,2 gam một mẩu photpho trong oxi dư rồi hòa tan toàn bộ oxit vào 85,8 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là
Chọn B
Câu 94:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Ankan được dùng làm nhiên liệu, vật liệu trong đời sống và trong ngành công nghiệp. Với ankan có số nguyên tử cacbon từ C1 - C4 được dùng làm khí đốt, khí hóa lỏng. Với các ankan có số nguyên tử cacbon từ C5 - C20 dùng làm xăng dầu, khí đốt. Với các ankan có số nguyên tử cacbon từ C20 trở lên dùng để sản xuất nến, dầu mỡ bôi trơn. Ankan còn là nguyên liệu để tổng hợp một số chất hữu cơ như etilen, axetilen, …
Trong bình gas đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày thường chứa các ankan
Chọn A
Câu 95:
Trong quá trình sản xuất bình khí gas để đun nấu, người ta phải pha thêm một lượng mercaptan RSH (ethyl, methyl mercaptan) có mùi hôi thối rất đặc trưng và nhạy với mũi người. Mục đích của việc làm này là
Chọn B
Câu 96:
Một loại nến có chứa 98% hiđrocacbon có công thức phân tử C25H52, còn lại là tạp chất không cháy. Cần bao nhiêu lít không khí ở đktc (20% thể tích là oxi) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng 35,92 gam (biết NTK: H = 1; C = 12; O = 16)?
Chọn A
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Đoạn mạch AB (Hình vẽ) gồm một biến trở và một tụ điện có điện dung C= 61,3mF mắc nối tiếp. Đặt điện áp hai đầu A, B một điện áp xoay chiều . Điều chỉnh cho điện trở của biến trở có giá trị R1= 30W.
Tổng trở của đoạn mạch là:
Phương pháp giải:
Công thức tính tổng trở:
Giải chi tiết:
Dung kháng của tụ điện:
Tổng trở của đoạn mạch:
Chọn A.
Câu 98:
Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch là:
Phương pháp giải:
Cường độ dòng điện cực đại:
Độ lệch pha giữa u và i:
Giải chi tiết:
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch:
Độ lệch pha giữa u và i:
⇒ Biểu thức của i:
Chọn B.
Câu 99:
Cần điều chỉnh cho điện trở của biến trở đến giá trị nào để công suất trên biến trở đạt cực đại? Tính giá trị cực đại đó?
Phương pháp giải:
Công thức tính công suất tiêu thụ trên R:
Áp dụng bất đẳng thức Cosi:
Giải chi tiết:
Công suất tiêu thụ trên biến trở:
Chia cả tử và mẫu của P cho R ta được:
Ta có:
Áp dụng bất đẳng thức Cosi ta có:
Dấu “=” xảy ra khi:
⇒Công suất cực đại trên biến trở:
Chọn C.
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102:
Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Tổng cộng có đến hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau. Trong đó đàn bầu và sáo là hai nhạc cụ tiêu biểu của người Việt.
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Khi nghiên cứu về sóng dừng, ta đã biết với một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định, sẽ có sóng dừng khi độ dài của dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng: . Bước sóng lại phụ thuộc vào tốc độ truyền sóng: . Như vậy, trên một sợi dây có độ dài l, được kéo căng bằng một lực không đổi chỉ xảy ra sóng dừng với tần số: . Với k =1 âm phát ra có tần số được gọi là âm cơ bản. Với , âm phát ra lúc này gọi là hoạ âm bậc 2. Với k=3 ta có hoạ âm bậc 3,...
Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kì cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại. Ống sáo có bộ phận chính là một ống có một đầu kín và một đầu hở. Khi ta thổi một luồng khí vào miệng sáo thì không khí ở đó sẽ dao động. Dao động này truyền đi dọc theo ống sáo, tạo thành sóng âm. Sóng âm bị phản xạ ở hai đầu ống. Sẽ xảy ra hiện tượng sóng dừng nếu độ dài của ống bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng: ứng với tần số là: . Độ dài của ống sáo càng lớn thì âm phát ra có tần số càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.
Đối với âm cơ bản và họa âm bậc hai do cùng một dây đàn phát ra thì:
Phương pháp giải:
Tần số sóng âm do dây đàn phát ra (hai đầu cố định):
+ k = 1, âm phát ra là âm cơ bản
+ k = 2, 3, 4,…, âm phát ra là các họa âm bậc k
Giải chi tiết:
Tần số sóng âm do dây đàn phát ra:
+ Âm cơ bản
+ Hoạ âm bậc 2 (k = 2):
Vậy: Tần số họa âm bậc 2 gấp đôi tần số họa âm cơ bản
Chọn B.
Câu 101:
Một dây đàn bầu hai đầu cố định, dao động, phát ra âm cơ bản ứng với nốt nhạc la có tần số 440Hz . Tốc độ sóng trên dây là 260 m/s . Độ dài của dây đàn là:
Phương pháp giải:
Điều kiện có sóng dừng trên dây hai đầu cố định:
Với k = 1 ta có là tần số của âm cơ bản
Giải chi tiết:
Điều kiện có sóng dừng trên dây hai đầu cố định:
Âm cơ bản ứng với k = 1.
Chọn A.
Câu 102:
Ở Việt Nam, phổ biến loại sáo trúc có 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi và một lỗ định âm (là lỗ để sáo phát ra âm cơ bản). Các lỗ bấm đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 tính từ lỗ định âm; các lỗ này phát ra các âm có tần số cách âm cơ bản được tính bằng cung theo thứ tự: 1 cung; 2 cung; 2,5 cung; 3,5 cung; 4,5 cung; 5,5 cung. Coi rằng mỗi lỗ bấm là một ống sáo rút ngắn. Hai lỗ cách nhau một cung và nửa cung (tính từ lỗ định âm) thì có tỉ số chiều dài đến lỗ thổi tương ứng là và . Giữa chiều dài L, từ lỗ thổi đến lỗ thứ i và tần số của âm phát ra từ lỗ đó tuân theo công thức (v là tốc độ truyền âm trong khí bằng 340m/s). Một ống sáo phát ra âm cơ bản có tần số f0 = 440Hz. Lỗ thứ 5 phát ra âm cơ bản có tần số:
Phương pháp giải:
Sử dụng các dữ kiện bài cho và công thức:
Giải chi tiết:
Hình ảnh mô tả sáo trúc:
+ Tần số âm cơ bản:
+ Với Li là chiều dài từ lỗ thổi đến lỗ thứ i.
→ Lỗ thứ nhất cách lỗ định âm một cung:
→ Lỗ thứ nhất và lỗ thứ hai cách nhau một cung:
→ Lỗ thứ ba cách lỗ thứ hai nửa cung:
→ Lỗ thứ tư cách lỗ thứ ba một cung:
→ Lỗ thứ năm cách lỗ thứ tư một cung:
+ Từ các tỉ số trên ta có:
Mặt khác:
Chọn D.
Câu 103:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Khi cho hai dòng ngô Mo17 và B73 tự thụ phấn cho cây thấp hơn, số bắp và hạt trên bắp ít. Các nhà tạo giống đã tiến hành các phép lai giữa 2 dòng này và thu dược kết quả như hình dưới đây.
Hiện tượng F1 có chiều cao cây, độ dài bắp và số lượng hạt cao hơn dòng Mo17 và B73 được gọi là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Hiện tượng F1 có chiều cao cây, độ dài bắp và số lượng hạt (phẩm chất, năng suất) cao hơn dòng Mo17 và B73 (bố, mẹ) được gọi là ưu thế lai.
Chọn C
Câu 104:
Người ta thường dùng con lai F1 vào mục đích
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
F1 là các cá thể có ưu thế lai cao, có năng suất, sức chống chịu…cao hơn các dạng bố mẹ nên sẽ được dùng vào mục đích thương phẩm. Không dùng F1 làm giống vì ưu thế lai cao nhất ở F1 rồi giảm dần ở các thế hệ tiếp theo.
Chọn BCâu 105:
Để lai tạo ra F1 công việc đầu tiên các nhà chọn giống cần
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phương pháp tạo ra F1 được gọi là tạo giống có ưu thế lai cao. Phương pháp này gồm các bước cơ bản:
Bước 1: Tạo dòng thuần chủng khác nhau
Bước 2: Lai các dòng thuần với nhau
Bước 3: Chọn các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao.
Chọn B
Câu 106:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Ổ sinh thái là không gian sinh thái, bao gồm tất cả các giới hạn về các nhân tố sinh thái mà ở đó, đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian. Người ta phân biệt ổ sinh thái và nơi ở: Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài. Trong một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau, do đó sẽ có nhiều loài khác nhau cùng chung sống.
Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần.
Ví dụ ổ sinh thái của 2 loài A và B được mô tả ở 2 thời điểm khác nhau
Mối quan hệ giữa 2 loài A và B là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Loài A và loài B có sự trùng lặp về ổ sinh thái.
Hai loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở, ánh sáng… sẽ có mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
Chọn B
Câu 107:
Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phát biểu sai về ổ sinh thái là B, cùng một nơi ở có nhiều ổ sinh thái khác nhau.
Chọn B
Câu 108:
Nếu ổ sinh thái của 2 loài trùng nhau càng nhiều thì
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Nếu ổ sinh thái của 2 loài trùng nhau càng nhiều thì mức độ cạnh tranh giữa 2 loài càng khốc liệt, dẫn tới cạnh tranh loại trừ, tức là loài thua cuộc sẽ bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác.
Chọn C
Câu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người; 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước (số liệu năm 2015). Nhóm 5 dân tộc thiểu số có quy mô dân số lớn nhất lần lượt là Tày, Thái, Mường, Khơme, Hoa.
Giữa các DTTS cũng có rất nhiều khác biệt. Trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, người Hoa thường không được ghi nhận là một “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam. Ngôn ngữ của các dân tộc Việt Nam được chia làm 8 nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng; 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.
Đồng bào các DTTS phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Hoạt động kinh tế truyền thống của các DTTS là sản xuất lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công.
Các DTTS sinh sống ở khu vực thành thị thường sung túc hơn các DTTS sống ở khu vực nông thôn. Nhiều làng, xã có tới 3-4 DTTS khác nhau cùng sinh sống. Vị trí địa lý ở vùng sâu vùng xa kết hợp địa hình giao thông đi lại khó khăn tạo nên những rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, giao lưu kinh tế và các dịch vụ công như y tế, giáo dục. Phần lớn đồng bào các DTTS có trình độ dân trí còn thấp, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như: tỉ lệ người biết chữ, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ lệ gia tăng dân số còn cao.
(Nguồn: https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/, “Dân tộc thiểu số ở Việt Nam”)
Chiếm số dân đông nhất trong số 53 dân tộc thiểu số ở nước ta là
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Chiếm số dân đông nhất trong số 53 dân tộc thiểu số ở nước ta là dân tộc Tày.
Chọn B.
Câu 110:
Các dân tộc thiểu số nước ta thường phân bố ở khu vực:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3
Giải chi tiết:
Đồng bào các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng núi phía Tây miền Trung)
Chọn C.
Câu 111:
Theo em, để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số, ngành nào sau đây cần đi trước một bước?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tiễn
Giải chi tiết:
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số, giao thông vận tải cần đi trước một bước.
Bởi giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế. Thu hút đầu tư, tạo điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.
Chọn D.
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 05/02/2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết do tác động của dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 1 năm 2020 có thể giảm 1%. Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư đã dự trù hai kịch bản tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam: Kịch bản 1 là, nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý 1, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt khoảng 6,27%. Trong kịch bản 2, nếu đến quý 2, dịch bệnh mới được kiểm soát, tỷ lệ này dự báo chỉ đạt 6,09% . Trước mắt, những ngành sẽ bị sụt giảm mạnh nhất vì dịch bệnh là nông nghiệp, xuất khẩu, đặc biệt là hàng không, du lịch.
Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý I đạt 5,6 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản giảm khoảng 30%, hàng thủy sản giảm 33%. Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bị nặng nhất là nông sản, đặc biệt là sản phẩm hoa quả như thanh long và dưa hấu. Hai mặt hàng khác cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang Trung Quốc, đó là sữa và thủy sản.
Đối với ngành hàng không, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 sau thị trường Đông Bắc Á, thậm chí nếu tính cả các chuyến bay thuê chuyến, đây có thể là thị trường lớn nhất của hàng không Việt Nam. Việc ngừng khai thác các chuyến bay đi/đến đây có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hàng không nước ta.
Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực du lịch, rất nhiều tour du lịch đến Trung Quốc và chiều ngược lại bị hủy. Thị trường Trung Quốc luôn đứng đầu trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình chiếm khoảng 30%. Khách sụt giảm sẽ khiến nguồn thu từ ngành này giảm mạnh.
Về sản xuất công nghiệp, ngành điện tử và da giày Việt Nam cũng chịu tác động mạnh, tác động đến kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giầy Việt Nam.
(Nguồn: http://www.trungtamwto.vn/ và http://www.rfi.fr/)
Các ngành, lĩnh vực kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh nhất của dịch viêm phổi cấp do chủng mới corona là
Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời – chú ý đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Những ngành kinh tế sẽ bị sụt giảm mạnh nhất vì dịch bệnh Covid-19 là nông nghiệp, xuất khẩu, đặc biệt là hàng không, du lịch.
Chọn A.
Câu 113:
Trong công nghiệp, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn đến ngành điện tử của nước ta vì:
Phương pháp giải:
Liên hệ các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta – kiến thức bài 31. Thương mại (Địa 12)
Giải chi tiết:
Trong công nghiệp, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn đến ngành điện tử của nước ta vì phần lớn các mặt hàng điện tử, linh kiện của nước ta được nhập khẩu từ Trung Quốc (đứng đầu là Hàn Quốc) với 9,03 tỷ USD, tăng mạnh tới 56,3% (số liệu năm 2019).
=> Do vậy với tình hình bùng phát dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc, hoạt động trao đổi mua bán và nhập khẩu linh kiện, máy móc phụ tùng ngành điện tử gặp nhiều khó khăn, hoạt động lắp ráp sản xuất của ngành điện tử ở nước ta cũng chịu tác động đáng kể.
Chọn B.
Câu 114:
Biện pháp lâu dài và chủ yếu để giảm thiểu tình trạng nông sản xuất khẩu bị ứ đọng, mất giá do phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc ở nước ta là:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3, chú ý từ phụ định “không phải” là biện pháp thích hợp
Giải chi tiết:
Biện pháp lâu dài và chủ yếu để giảm thiểu tình trạng nông sản xuất khẩu bị ứ đọng, mất giá do phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc ở nước ta là đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường các nước phát triển, từ đó tạo cơ hội để mở rộng tìm kiếm thị trường mới ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu (đặc biệt các nước EU khi mà Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam được thông qua).
=> Việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản giúp cho ngành nông sản nước ta không bị phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc trong tương lai, thay vào đó là tiến tới các thị trường mới, kết hợp nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, hiệu quả cao.
Chọn D.
Câu 115:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Về kinh tế, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ đến.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố sau: 1. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo; 2. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh; 3. Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất; 4. Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước; 5. Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
Về khoa học - kĩ thuật, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
Về chính trị - xã hội, từ năm 1945 đến đầu những năm 70, nước Mĩ đã trải qua năm đời tổng thống (từ H.Truman đến R. Níchxơn). Chính sách đối nội chủ yếu của chính quyền Mĩ đều nhằm cải thiện tình hình xã hội. Mỗi đời tổng thống đưa ra một chính sách cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn trong nước.
Đồng thời, chính quyền Mĩ luôn thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.
Tuy là nước tư bản phát triển, là trung tâm kinh tế - tài chính nhưng nước Mỹ không hoàn toàn ổn định. Xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội.
Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.
Về đối ngoại, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện ba muc tiêu chủ yếu: một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản Quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới; ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Tháng 2 – 1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5 – 1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh mạng của các dân tộc.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 42 – 44).
Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp giải:
Phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này phản ánh đúng tình hình kinh tế của Mĩ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai: Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới, kinh tế Mĩ vượt xa cã nước tư bản khác, trong đó có Tây Âu và Nhật Bản.
D chọn vì nội dung của phương án này không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Mĩ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai vì trong 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Tây Âu bị thiệt hại nặng nề bởi chiến tranh, thậm chí Mĩ phải viện trợ cho Tây Âu trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác – san”. Nhật Bản cũng chịu tổn thất nặng nề của chiến tranh thế giới thứ hai và phải tiến hành cải cách kinh tế trên cơ sở nhận viện trợ của Mĩ.
Chọn D.
Câu 116:
Các học thuyết, chiến lược cụ thể của các đời tổng thống Mĩ đều nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Các học thuyết của các đời tổng thống Mĩ đều nằm trong chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện các mục tiêu chủ yếu và hướng đến mục tiêu chiến lược là trở thành bá chủ thế giới.
Chọn A.
Câu 117:
Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận.
Giải chi tiết:
- Kinh tế: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Quân sự: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
=> Cơ sở quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn A.
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Thế kỉ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế,…
Trong một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới. Khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.
Những nét mới ấy trong tình hình thế giới và khu vực có tác động mạnh mẽ đến tình hình nước ta. Trước mắt nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, H., 2001, tr 64 - 65)
Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra do nững đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Những nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian nên cuộc cách mạng khoa học – công nghệ sẽ còn tiếp tục được tiến hành. Do đó, toàn cầu hóa (một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ) là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được.
Chọn B.
Câu 119:
Ảnh hưởng của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố đến xu thế phát triển của thế giới ngày nay là
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, liên hệ tình hình thế giới hiện nay.
Giải chi tiết:
- Tình hình ở nhiều khu vực trên thế giới trở nên bất ổn, ở nhiều quốc gia quần chúng nhân dân lo lắng, sợ hãi.
- Về thiệt hại kinh tế: theo báo cáo của IEP, tổng chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố năm 2014 đã lên đến mức cao nhất trong lịch sử với 52.9 tỉ USD. Con số này cao hơn 61% so với năm 2013 và gấp hơn 10 lần so với năm 2000. Số liệu này chưa bao gồm các tác động từ vụ khủng bố ngày 13/11/2014 tại thủ đô Pari (Pháp).
Chọn B.
Câu 120:
Thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay là gi?
Phương pháp giải:
Đánh giá, liên hệ kiến thức về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam.
Giải chi tiết:
Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay là sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế. Do nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua thời gian dài chiến tranh nên sự phát triển còn chậm. Trong quá trình hội nhập, hợp tác và phát triển, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các nền kinh tế phát triển khác trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chọn D