IMG-LOGO

20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 19)

  • 2454 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để xác định phụ nữ có mang thai hay không, người ta dùng que thử thai để xác định sự có mặt của loại hoocmôn nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

– Trong các loại hoocmôn nói trên thì hoocmôn HCG chỉ được tiết ra khi mang thai (do nhau thai tiết ra ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì). Vì vậy dựa vào sự có mặt của loại hoocmôn này sẽ biết được có thai hay không.

– Các loại hoocmôn còn lại được tiết ra ngay cả khi không có thai, do vậy không thể dựa vào các loại hoocmôn đó để xác định có thai hay không


Câu 2:

Dạ đày ở những động vật nào sau đây có 4 ngăn?

Xem đáp án

Đáp án D

– Ở thú ăn thực vật, dạ dày đơn (1 túi) có ở thỏ, ngựa…; dạ dày 4 ngăn như ở trâu, bò, dê, cừu…


Câu 3:

Các con đường thoát hơi nước chủ yếu qua

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 4:

Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hoá ở người?

Xem đáp án

Đáp án C

– Hệ tiêu hóa của người:

+ Ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.

+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ và tuyến ruột.

=> Như vậy gan không thuộc ống tiêu hóa mà thuộc tuyến tiêu hóa


Câu 5:

Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 6:

Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen Aa thụ phấn cho cây có kiểu gen Aa. Trong các hạt được tạo ra, hạt có nội nhũ mang kiểu gen AAa thì kiểu gen của phôi là

Xem đáp án

Đáp án A

– Cây Aa giảm phân cho hạt phấn chứa nhân sinh sản A và hạt phấn chứa nhân sinh sản a. Khi thụ phấn, hạt phấn rơi trên đầu nhụy và nảy mầm thành ống phấn. Khi hạt phấn nảy mầm, nhân sinh sản của hạt phấn nhân đôi thành 2 nhân và trở thành hai tinh tử (giao tử đực):

+ Hạt phấn chứa nhân sinh sản A khi nhân đôi sẽ tạo thành hai tinh tử A.

+ Hạt phấn chứa nhân sinh sản a khi nhân đôi sẽ tạo thành hai tinh tử a.

– Cây Aa giảm phân cho túi phôi có tế bào trứng A và tế bào nhân cực AA hoặc túi phôi có tế bào trứng a và tế bào nhân cực aa.

– Nội nhũ có kiểu gen AAa chứng tỏ nó được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử đực mang gen a với tế bào nhân cực mang gen AA.

– Trong quá trình thụ tinh kép, hai tinh tử của hạt phấn đều có gen giống nhau là a; nhân của tế bào trứng là A và nhân của tế bào nhân cực là AA. Vì vậy:

+ Tinh tử 1 (a) + tế bào cực (AA) → tế bào tam bội (AAa).

+ Tinh tử 2 (a) + tế bào trứng (A) → hợp tử (Aa) → phôi (Aa).


Câu 7:

Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?

Xem đáp án

Đáp án D

* Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính

– Ưu điểm

+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.

+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động.

* Hạn chế

+ Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

+ Không tạo ra biến dị nên không có ý nghĩa đối với sự tiến hóa và chọn giống


Câu 8:

Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là

Xem đáp án

Đáp án D

– Phương án A và B sai vì thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực (n) với nhân của tế bào trứng (n) để hình thành hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.

– Phương án C sai vì trong thụ tinh ở động vật, mỗi trứng chỉ được thụ tinh với một tinh trùng duy nhất


Câu 10:

Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:

  

Xem đáp án

Đáp án A

– Đây là thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 (H14.1 SGK cơ bản trang 59):

+ Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình. CO2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình.

+ Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2, nước vôi sẽ bị vẩn đục


Câu 11:

Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Việc nuôi các loài cá có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau có thể tận dụng được diện tích ao nuôi, tận thu các nguồn thức ăn khác nhau mà không sợ xảy ra sự cạnh tranh giữa các loài và không làm ảnh hưởng đến sản lượng cá của từng loài


Câu 12:

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở đột biến cấu trúc NST mà không có ở đột biến gen?

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến cấu trúc NST có thể làm thay đổi vị trí các gen trên cùng một NST, còn đột biến gen chỉ gây ra biến đổi trong cấu trúc mỗi gen


Câu 13:

Các sự kiện phát sinh cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Các sự kiện phát sinh cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ Cacbon và kỉ Phấn trắng


Câu 14:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa làm phong phú, vừa làm nghèo vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến chỉ làm phong phú vốn gen của quần thể.

Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố chỉ làm nghèo vốn gen của quần thể.

Nhân tố tiến hóa có thể vừa làm phong phú, vừa làm nghèo vốn gen của quần thể là di nhập gen


Câu 15:

Các yếu tố sau đây đều biến đổi tuần hoàn trong sinh quyển, ngoại trừ

Xem đáp án

Đáp án C

Vật chất biến đổi mang tính tuần hoàn trong sinh quyển, còn năng lượng chỉ truyền theo một chiều


Câu 16:

Loài sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?

Xem đáp án

Đáp án D

Sinh vật sản xuất là sinh vật phải có khả năng tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ). Trong các loài sinh vật trên: Nấm rơm và mốc tương thuộc nhóm sinh vật phân giải; dây tơ hồng không có sắc tố quang hợp nên là một loài thực vật kí sinh bắt buộc và thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ


Câu 17:

Đặc trưng nào không phải là đặc trưng sinh thái của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số tương đối của các alen về một gen nào đó được xem là đặc trưng di truyền của quần thể chứ không phải là đặc trưng sinh thái


Câu 18:

Phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật được sử dụng nhằm

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật sử dụng mô sinh dưỡng và dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân nên các cây con tạo ra hoàn toàn có kiểu gen và mức phản ứng như nhau


Câu 19:

Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là đều có thể tạo ra biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa, không làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa, không làm thay đổi cả tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng đồng hợp, giảm dị hợp


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?

Xem đáp án

Đáp án B

– Phương án A đúng, quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.

– Phương án C đúng, quan hệ hợp tác và hội sinh có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.

– Phương án D đúng, trong các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.

– Phương án B sai, trong quan hệ hội sinh, chỉ có một loài được lợi


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương án A sai vì phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

Phương án C sai vì một cá thể không được xem là loài mới, loài chỉ xuất hiện khi ít nhất có một quần thể.

Phương án D sai vì hình thành loài mới ở thực vật không thể diễn ra bằng con đường cách li tập tính, hình thức này chỉ gặp ở động vật.

Phương án B đúng vì hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái và con đường lai xa và đa bội hóa thường diễn ra trong cùng khu phân bố


Câu 22:

Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương án D sai vì cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lý (sông, núi, biển...) ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau


Câu 23:

Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau:

Bậc dinh dưỡng

Năng suất sinh học

Cỏ

2,2 × 106  calo

Thỏ

1,1 × 104 calo

Cáo

1,25 × 103 calo

Hổ

0,5 × 102 calo

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Cỏ 0,5% Thỏ 11,36% Cáo 4% Hổ.

– Ở bậc dinh dưỡng bậc 2 (năng lượng tích lũy 0,5%, thất thoát 99,5%).

– Ở bậc dinh dưỡng bậc 3 (năng lượng tích lũy 11,36%, thất thoát 88,64%).

– Ở bậc dinh dưỡng bậc 4 (năng lượng tích lũy 4%, thất thoát 96%).

– Phương án A, C, D đúng.

– Phương án B sai vì cáo là động vật ăn thịt bậc 1


Câu 24:

Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 35oC, khi nhiệt độ xuống dưới 2oC và cao hơn 44oC cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 35oC, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6oC và cao hơn 42oC cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương án A đúng vì cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ (5,6 oC – 42oC) hẹp hơn cá chép (2 oC – 44oC).

Phương án C đúng, cá chép thường có vùng phân bố rộng hơn so với cá rô phi do có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn.

Phương án D đúng, ở nhiệt độ 10oC thuộc khoảng chống chịu nên sức sống của cả hai loài cá có thể bị suy giảm.

Phương án B sai, cá rô phi có khoảng thuận lợi (20oC – 35oC).rộng hơn cá chép (25oC – 35oC).


Câu 25:

Cho một số nhận xét sau đây về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực:

(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các pha khác nhau của chu kỳ tế bào.

(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

(3) Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.

(4) Có cấu trúc mạch kép, thẳng.

(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

(6) Trên mỗi phân tử ADN chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi.

Số phát biểu đúng là :

Xem đáp án

Đáp án B

(1) sai, các phân tử nhân đôi độc lập nhưng đều diễn ra tại pha S của chu kì tế bào.

(2) đúng, ADN của sinh vật nhân thực thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

(3) sai, các phân tử ADN thuộc các cặp NST khác nhau có thể khác nhau về độ dài và số lượng các loại nuclêôtit.

(4) đúng, các phân tử ADN trong nhân đều có cấu trúc mạch kép, thẳng.

(5) đúng, các phân tử ADN trong nhân có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài (tương ứng với số lượng NST trong bộ lưỡng bội 2n).

(6) sai, trên mỗi phân tử ADN trong nhân thường chứa nhiều điểm khởi đầu nhân đôi.

Các phát biểu đúng là (2), (4), (5).


Câu 26:

Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Ađênin, Uraxin và Guanin. Có bao nhiêu bộ ba sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?

(1) ATX,                    (2) GXA, (3) TAG,                               (4) AAT, (5) AAA, (6) TXX.

Xem đáp án

Đáp án B

– Trên mARN có 3 loại ribonucleotit A, U, G.

– Trên mạch gốc của gen có 3 loại nucleotit T, A, X.

– Trên mạch bổ sung của gen có 3 loại nucleotit A, T, G.

→ trên mạch bổ sung của gen là (3), (4), (5).


Câu 27:

Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm:

– Thí nghiệm 1: Đem cây P1 có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoađỏ.

– Thí nghiệm 2: Đem cây P2 có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC hay 35oC đều ra hoa trắng.

– Thí nghiệm 3: Đem cây P1 và cây P2 lai với nhau thu được các cây F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

– Đây là thí nghiệm về thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình) ở hoa anh thảo trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

– Thường biến làm thay đổi kiểu hình, không làm thay đổi kiểu gen → chỉ biều hiện trong đời cá thể và không di truyền cho thế hệ sau.

– Thường biến làm biến đổi kiểu hình đồng loạt tương ứng với điều kiện môi trường.

– Thí nghiệm 3: Cho cây P1: AA x cây P2: aa → F1: Aa. Cây F1: Aa có sự mềm dẻo kiểu hình giống như cây P1 có kiểu gen AA.

– Khi trồng cây Aa ở điều kiện nhiệt độ thì 35oC thì cho toàn hoa trắng, khi trồng cây Aa ở điều kiện nhiệt độ 20oC thì cho toàn hoa đỏ


Câu 28:

Khi quan sát tiêu bản tế bào máu của một người bệnh, người ta phát hiện thấy hình ảnh sau:

Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Người bệnh mang kiểu gen dị hợp về gen bệnh.

(2) Người bệnh mắc phải một loại bệnh di truyền tế bào.

(3) Nếu người này lấy một người bị bệnh tương tự và sinh được một người con, khả năng người con này không mắc bệnh là 1/4.

(4) Bằng cách quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của người bệnh có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh

Xem đáp án

Đáp án A

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen trội trên NST thường và gây chết khi ở trạng thái đồng hợp trội.

Qui ước: HbS: hồng cầu hình liềm, Hbs: hồng cầu bình thường.

(1) đúng vì chỉ có người HbSHbs mới có khả năng sống sót và có chứa cả hai loại hồng cầu hình liềm và bình thường.

(2) sai vì đây thuộc dạng bệnh di truyền phân tử.

(3) sai vì khi 2 người dị hợp lấy nhau sẽ tạo ra HbSHbS gây chết, con sống sót không mắc bệnh (HbsHbs) chỉ tính trên các trường hợp sống sót nên có xác suất là 1/3.

(4) sai vì bệnh di truyền phân tử không thể phát hiện được bằng cách quan sát NST


Câu 29:

Ở một loài thực vật, chiều cao được qui định bởi một số cặp gen, mỗi alen trội đều góp phần như nhau để làm tăng chiều cao cây. Khi lai giữa một cây cao nhất có chiều cao 210cm với cây thấp nhất có chiều cao 160 cm được F1 có chiều cao trung bình. Cho các cây F1 giao phấn thu được các cây F2 có 11 loại kiểu hình khác nhau về chiều cao. Theo lý thuyết, nhóm cây có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ là:

Xem đáp án

Đáp án B

– Chiều cao cây do các cặp gen không alen quy định theo kiểu tương tác cộng gộp.

– Số cặp gen alen quy định chiều cao cây = (11 – 1)/2 = 5 cặp gen.

– Mỗi một alen trội làm cây cao thêm (210 – 160)/10 = 5cm.

– P: AABBDDEEHH x aabbddeehh → F1: AaBbDdEeHh.

– Cho các cây F1 giao phấn, ở F2 thu được cây cao 180cm (4 alen trội) chiếm tỉ lệ = 105/512


Câu 30:

Ở một loài thực vật, xét 3 gen nằm trên NST thường, mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai giữa một cơ thể dị hợp 3 cặp gen với một cơ thể đồng hợp lặn về 3 cặp gen này, thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình: 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1. Kết luận nào sau đâylà đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

– P: Aa,Bb,Dd x aa,bb,dd → F1: 3:3:3:3:1:1:1:1.

– Vì F1 có 8 loại kiểu hình, trong đó có 4 loại kiểu hình có tỉ lệ lớn bằng nhau và 4 loại kiểu hình có tỉ lệ bé bằng nhau → 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hoán vị gen


Câu 32:

Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định hoa màu đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hoamàu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1.Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình thành hợp tử. Theo lí thuyết, nếu cho mỗi cây F1 tự thụ phấn thì thế hệ F2có thể xuất hiện những tỉ lệ phân li màu sắc hoa nào sau đây?

(1) 56,25%cây hoa đỏ : 43,75% cây hoa trắng.  

(2) 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng.

(3) 100% cây hoa đỏ.

(4) 75% cây đỏ : 25% cây hoa trắng.

(5) 25% cây đỏ : 75% cây hoa trắng

Xem đáp án

Đáp án A

– Quy ước gen: A–B–: hoa đỏ; (A–bb + aaB– + aabb): hoa trắng.

– P: AaBb tự thụ.

 F1: 9A–B–: 3A–bb: 3aaB–:1aabb.

– Cho các cây F1 tự thụ:

+ AABB x AABB → 100% hoa đỏ.

+ AaBB x AaBB → 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng.

+ AABb x AABb → 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng.

+ AaBb x AaBb → 56,25% hoa đỏ: 43,75% hoa trắng.

+ Các cây hoa trắng (A–bb, aaB–, aabb) tự thụ đều cho con 100% hoa trắng.

→ Theo đề bài, tỉ lệ có thể xuất hiện là (1), (3) và (4).


Câu 33:

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AaBbDEde xảy ra sự đổi chỗ giữa gen D và d có thể các loại giao tử tương ứng với bao nhiêu trường nào sau đây?

(1) ABDE, abde, AbDe, aBdE.                 (2) ABDE, ABde, abDe, abdE.

(3) ABDE, abde, ABDe, abdE.                 (4) ABDE, abde, ABdE, abDe.

(5) AbDE, aBde, AbdE, aBDe

Xem đáp án

Đáp án B

- Một tế bào sinh tinh AaBb khi giảm phân cho 2 loại giao tử AB + ab do hoặc Ab + aB.

+ Trường hợp 1:

→ Cho 4 loại giao tử: ABDE, abde, ABdE, abDe.

+ Trường hợp 2:

→ Cho 4 loại giao tử: ABde, ABDE, ABDe, abdE.

+ Trường hợp 3:

→ Cho 4 loại giao tử: AbDE, aBde, AbdE, aBDe.

+ Trường hợp 4:

→ Cho 4 loại giao tử: Abde, aBDE, AbDe, aBdE.

- Phương án (4) và (5) đúng


Câu 34:

Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbDd x ♀AaBbdd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể cái, ở một số tế bào có hiện tượng NST mang gen A không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án B

P: Giao tử ♂ (A, a)(Bb, O, B, b)(D, d) x giao tử ♀ (AA, O, A, a)(B, b)(d).

F1: (AAA, AAa, A, a, AA, Aa, aa)(BBb, Bbb, B, b, BB, Bb, bb)(Dd, dd).

– Hợp tử thừa nhiễm sắc thể là 2n + 1 và 2n + 1 + 1.

+ Hợp tử 2n + 1 = (AAA + AAa)(BB + Bb + bb)(Dd + dd) + (AA + Aa + aa)(BBb + Bbb)(Dd + dd) = 2 x 3 x 2 + 3 x 2 x 2 = 24 kiểu gen.

+ Hợp tử 2n + 1 + 1 = (AAA + AAa)(BBb + Bbb)(Dd + dd) = 2 x 2 x 2 = 8.

→ Tổng số loại thừa nhiễm sắc thể = 24 + 8 = 32 loại hợp tử


Câu 35:

Ở một loài thực vật, khi lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng, người ta thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, F2có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 cây hoa đỏ ở F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình 7 đỏ: 1 trắng là:

Xem đáp án

Đáp án B

– F2: đỏ/trắng = 3/1 → tính trạng quy định màu sắc hoa di truyền theo quy luật phân li, tính trạng trội là trội hoàn toàn và F1 có kiểu gen dị hợp.

– Quy ước: A – hoa đỏ; a – hoa trắng.

– P: AA x aa → F1: Aa, tự thụ → F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa.

– Cho 4 cây hoa đỏ lấy ngẫu nhiên ở F2 với tỉ lệ xAA + yAa = 1 tự thụ → con aa = y(1–0,51)/2 = 1/8 → y = 1/2; x = 1/2.

– Như vậy trong 4 cây hoa đỏ lấy ngẫu nhiên có 2 cây AA và 2 cây Aa.

– Trong các cây đỏ ở F2 (1AA:2Aa) thì tỉ lệ cây AA = 1/3; tỉ lệ cây Aa = 2/3.

– Lấy 4 cây hoa đỏ ở F2, xác suất có 2 cây AA và 2 cây Aa = (1/3)2 x (2/3)2 x C24 = 8/27


Câu 36:

Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau:

Các bộ ba

3’ TAX–AAG–AAT–GAG–…–ATT–TAA–GGT–GTA–AXT–5’

Số thứ tự các bộ ba

      1         2         3         4     …    80       81     82      83       84

 

Biết rằng các codon 5’GAG3’ và 5’GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5’GAU3’ và 5’GAX3’ cùng mã hóa cho axit amin Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin.

(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.

(3) Đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp bị mất đi một số axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.

(4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit X–G thành T–A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp

Xem đáp án

Đáp án C

Các bộ ba

3’ TAX–AAG–AAT–GAG–…–ATT–TAA–GGT–GTA–AXT–5’

Số thứ tự các bộ ba

      1         2         3         4     …    80       81     82      83       84

Các codon

3’UAX–AAG–AAUGAG–…–AUU–UAA–GGU–GUA–AXU–5’

                Mã kết thúc                               Mã mở đầu

(1) đúng, chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin (bộ ba mở đầu là bộ ba thứ 83 tính từ đầu 5’ và bộ ba kết thúc bộ ba thứ 3, chiều dịch mã từ 5’ đến 3’).

(2) đúng, bộ ba thứ 82 là 5’UGG3’ qui định tryptophan không có tính thoái hóa nên đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.

(3) sai, đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên làm mất tín hiệu kết thúc dịch mã nên thường sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp có thêm một số axit amin mới.

(4) đúng, đột biến thay thế một cặp nucleotit X–G thành T–A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ làm cho đoạn mARN biến đổi như sau:

3’UAX – AAG – AAUAAG – ... – AUU – UAA – GGU–GUA–AXU ––5’

Bộ ba mới 5’GAA3’ cùng mã hóa axit amin là Glutamic so với codon ban đầu là 5’ GAG3’, do đó, không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.

Vậy, các phát biểu đúng là 1, 3, 4.


Câu 37:

Ở ruồi giấm, nếu trên mỗi cặp NST thường chỉ xét 1 gen có 3 alen và trên NST giới tính xét 1 gen có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY thì theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa thu được ở các thể ba là bao nhiêu? Giả sử rằng các trường hợp thể ba đều không ảnh hưởng đến sức sống của cá thể

Xem đáp án

Đáp án D

– Ruồi giấm có 2n = 8 → có n = 4 cặp nhiễm sắc thể (có 3 cặp NST thường + 1 cặp NST giới tính XX hoặc XY).

– Viết kí hiệu gen trên NST của cơ thể 2n:  

+ TH1: Nếu thể ba trên cặp NST thường ở dạng:

III II II (XX + XY) + II III II (XX + XY) + II II III (XX + XY)

→ tổng số thể ba trên cặp NST thường ở cả con đực và con cái = 10 x 6 x 6 x (3 + 4) x 3 = 7560 kiểu gen.

+ TH2: Nếu thể ba trên cặp NST giới tính ở dạng: II II II (XXX + XXY + XYY + YYY) → tổng số thể ba trên cặp NST giới tính ở cả con đực và con cái = 6 x 6 x 6 (4 + 3 x 2 + 2 x 3 + 4) = 4320.

→ Tổng số kiểu gen ở dạng thể ba tối đa = 7560 + 4320 = 11880 kiểu gen


Câu 38:

Một quần thể P tự thụ phấn có tần số kiểu gen ban đầu là: 0,1AA: 0,5Aa: 0,4aa. Biết rằng các cá thể có kiểu gen aa đều bị mất khả năng sinh sản hoàn toàn, còn các cá thể có kiểu gen khác đều sinh sản bình thường. Ở F3, tần số alen a trong quần thể là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

– Cây P: 0,1AA + 0,5Aa + 0,4aa = 1.

– Cây P sinh sản: 1/6AA + 5/6Aa = 1, tự thụ.

– Cây F1: 9/24AA + 10/24Aa + 5/24aa = 1.

– Cây F1 sinh sản: 9/19AA + 10/19Aa = 1, tự thụ.

– Cây F2: 23/38AA + 10/38Aa + 5/38aa = 1

– Cây F2 sinh sản: 23/33AA + 10/33Aa = 1.

– Cây F3: 51/66AA + 10/66Aa + 5/66aa = 1.

→ Ở F3, tần số alen a = 5/66 + 5/66 = 10/66 = 15,15%.


Câu 40:

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai alen của một gen qui định. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Bệnh do alen lặn trên NST giới tính X qui định.

(2) Có 6 người xác định được chính xác kiểu gen.

(3) Có tối đa 10 người có kiểu gen đồng hợp.

(4) Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là 5/6.

(5) Nếu người số 11 kết hôn với một người bình thường trong một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng có tần số alen gây bệnh là 0,1 thì xác suất họ sinh ra con bị bệnh là1/22

Xem đáp án

Đáp án C

(1) sai:

Bố 8 và mẹ 9 đều không bị bệnh sinh con gái 14 bị bệnh → tính trạng bị bệnh là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.

(2) đúng:

(1)A-

(2)A-

 

(3) A-

 

(4) A-

(5) A-

(6) A-

(7) aa

(8) Aa

(9) Aa

(10) A-

 

(11) Aa

(12) Aa

(13) 1/3AA : 2/3Aa

(14) aa

 

Có 6 người xác định được chính xác kiểu gen là người số (7), (8), (9), (11), (12), (14).

(3) sai:

– Có 9 người có kiểu gen đồng hợp là: (1), (2), (3) hoặc (4), (5), (6), (7), (10), (13), (14).

– Chú ý: Vì 8 là Aa (con 8 chắc chắn nhận một alen a từ mẹ 3 hoặc bố 4) nên ở 3 hoặc 4 phải là Aa (nếu 3 là AA hoặc Aa thì 4 phải là Aa; nếu 4 là AA hoặc Aa thì 3 phải là Aa).

(4) đúng:

– Cặp vợ chồng III.12: (Aa) x III.13: (1/3AA:2/3Aa) → Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh A– = 1 – aa = 1 – 1/2 x 1/3 = 5/6.

(5) đúng:

– Người số 11 kết hôn với một người vợ đến từ một quần thể có CTDT:

0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa = 1.

– Ta có: Người chồng (11): Aa  x vợ bình thường (9/11AA: 2/11Aa), xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra con bị bệnh (aa) = 1/2 x 1/11 = 1/22


Bắt đầu thi ngay