IMG-LOGO

20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 21)

  • 2429 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc lông do 2 cặp gen không alen tương tác quy định, khi có mặt alen A trong kiểu gen luôn quy định lông xám, khi chỉ có mặt alen B quy định lông đen, alen a và b không có khả năng này nên cho lông màu trắng. Tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen D, d trội lặn hoàn toàn quy định. Tiến hành lai 2 cơ thể bố mẹ (P) thuần chủng tương phản các cặp gen thu được  toàn lông xám, chân cao. Cho  giao phối với cơ thể (I) lông xám, chân cao thu được đời có tỉ lệ kiểu hình: 50% lông xám, chân cao; 25% lông xám chân thấp; 12,5% lông đen chân cao; 12,5% lông trắng chân cao. Khi cho các con lông trắng chân cao ở giao phối tự do với nhau thu được đời con chỉ có duy nhất 1 kiểu hình. Biết rằng không có đột biến gen xảy ra, sức sống các cá thể như nhau. Xét các kết luận sau:

(1)         Ở thế hệ (P) có thể có 4 phép lai khác nhau (không kể đến vai trò của bố mẹ).

(2)         Cặp gen quy định chiều cao thuộc cùng một nhóm gen liên kết với cặp gen (A,a) hoặc (B,b).

(3)         Kiểu gen của F1 có thể là: ADadBb hoặc AdaDBb .

(4)         KG của cơ thể (I) chỉ có thể là: ADadbb.

(5)         Nếu cho F1 lai phân tích, đời Fbthu được kiểu hình lông xám chân thấp chiếm 50%.

Số kết luận đúng là


Câu 2:

Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:

          (1) Bệnh mù màu.                              (2) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

          (3) Tật có túm lông ở vành tai.           (4) Hội chứng Đao.

          (5) Hội chứng Tơcnơ.                                  (6) Bệnh máu khó đông.

Các bệnh, tật và hội chứng trên được phát hiện do đột biến ở cấp độ phân tử gây nên?

Xem đáp án

Đáp án C

  Các bệnh do đột biến cấp độ phân tử (đột biến gen) : 1, 2, 3, 6.

  Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây ra.

  Tật có túm lông ở vành tai do đột biến gen nằm trên NST giới tính Y gây ra.

  Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen gây ra và dẫn đến hàng loạt các bệnh lý trong cơ thể.

  Các đột biến trên NST là ở cấp độ tế bào.

  Hội chứng Đao: đột biến số lượng NST thể lệch bội ba nhiễm (3 NST số 21).

  Hội chứng Tocno: đột biến số lượng NST thể đột biến một nhiễm  (bộ NST mang XO).


Câu 6:

Nhiệt độ có ảnh hưởng:

Xem đáp án

Đáp án D

Nhiệt độ ảnh hưởng đến 2 quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. Khi nhiệt độ tăng cao quá trình thoát hơi nước tăng cường sẽ khiến quá trình hấp thụ nước ở rễ tăng


Câu 7:

Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp nào sau đây được sử dụng phổ biến trong tạo giống vật nuôi và cây trồng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp được sử dụng phổ biến trong tạo giống mới vật nuôi và cây trồng là phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.


Câu 8:

Một nhóm tế bào sinh tinh với 2 cặp gen dị hợp cùng nằm trên một cặp NST thường qua vùng chín để thực hiện giảm phân. Trong số 1800 tinh trùng tạo ra có 256 tinh trùng được xác định là có gen bị hoán vị. Cho rằng không có đột biến xảy ra, về mặt lý thuyết, trong số tế bào thực hiện giảm phân thì số tế bào sinh tinh không xảy ra sự hoán vị gen là:

Xem đáp án

Đáp án C

1 tế bào sinh tinh khi giảm phân xảy ra hoán vị tạo ra 4 loại giao tử, trong đó

có 2 loại liên kết và hai loại hoán vị.

Số tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị = (số tinh trùng có hoán vị)/2 là: 256/2 = 128

Số tế bào sinh tinh ban đầu = số tinh trùng/4= 1800/4 = 450.

Do vậy, số tế bào sinh tinh không xảy ra hoán vị = 450 – 128 = 332


Câu 9:

Sự di truyền một bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh P độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.

Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

    (1) Chưa thể xác định được chính xác kiểu gen về bệnh P của 2 người trong phả hệ này.

    (2) Có tối đa 4 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu.

    (3) Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai có nhóm máu A và không bị bệnh P là 11/144.

    (4) Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai và một con gái đều có nhóm máu A và bị bệnh P là 1/2592.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1)  đúng.

  - Xét tính trạng bệnh P:

Bố I1 bình thường x mẹ I2 bình thường sinh con gái II6 bệnh P ÷ bệnh P do gen lặn thuộc NST thường qui định và bố I1 và mẹ I2 đều mang kiểu gen dị hợp (Aa) ÷ con trai II7 và con gái II5 có kiểu hình A- có thể xảy ra 2 trường hợp với tỉ lệ: 1/3AA : 2/3Aa ; con gái II6 bị bệnh có kiểu gen aa.

Bố I3 bệnh P (aa) x mẹ I4 bình thường (A-) sinh con II9 bệnh P (aa) nên mẹ II4 có kiểu gen Aa và con gái II8 bình thường có kiểu gen Aa.

Do  vậy, chưa thể  xác định được  chính  xác  kiểu gen  về  bệnh P  của 2 người trong phả hệ này là II7 và II5


Câu 11:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau :

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,25

0,5

0,25

0,28

0,44

0,28

0,31

0,38

0,31

0,34

0,32

0,34

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

  - Để xác định được quần thể đang chịu sự tác động của nhân tố tiến hóa nào thì ta phải dựa vào tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua từng thế hệ:

  - Qua các thế hệ từ F1 đến F4 ta thấy:

  + Tần số alen từ F1 đến F4 không thay đổi (đều có A = 0,5; a = 0,5).

  + Tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.

  - Quần thể trên đang chịu sự tác động của nhân tố giao phối không ngẫu nhiên


Câu 12:

Khi nói về cơ quan tương đồng, có mấy ví dụ sau đây là đúng?

          (1). Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt,

          (2). Củ khoai lang và củ khoai tây,

          (3). Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng,

(4). Chân chuột chũi và chân dế chũi,

(5). Vòi hút của bướm và mỏ chim ruồi,

(6). Cánh dơi, cánh chim

Xem đáp án

Đáp án B

  Cơ quan tương đồng là những cơ quan cùng nguồn gốc ở loài tổ tiên ban đầu.

  Các cặp cơ quan tương đồng gồm có 1 và 6.

  Củ khoai lang (rễ) và khoai tây (thân củ) là cơ quan tương tự.

  3 là cơ quan tương tự vì gai cây hoàng liên là biến dạng của lá và cây hoa hồng lại do sự phát triển của biểu bì thân.

  Các cặp còn lại là cơ quan tương tự.

Chú ý:

Cơ quan tương đồng

- Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của các loài khác.

- Vòi hút của bướm tương đồng với đôi hàm dưới của các sâu bọ khác.

- Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá.

Cơ quan tương tự

- Cánh sâu bọ và cánh dơi.

- Mang cá và mang tôm.

- Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá và gai cây hoa hồng là do sự phát

triển của biểu bì thân.


Câu 13:

Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 15:

Sự tăng trưởng kích thước của một quần thể cá rô được mô tả bằng đồ thị sau:

Cho các nhận xét sau:

          (1) Từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn.

          (2) Tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.

          (3) Ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

          (4) Quần thể có số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra mạnh mẽ trong quần thể sinh vật.

Số nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

  (1) sai, từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng thực tế trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

  (2) đúng, tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.

  (3) đúng, ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Lúc này, tỉ lệ tử vong bằng tỉ lệ sinh sản.

  (4) sai, vì số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong


Câu 16:

Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa có thể là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, song đột biến gen vẫn được coi là nguyên liệu chủ yếu. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp?

Xem đáp án

Đáp án A

  - Đột biến gen và đột biến NST đều là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, tuy nhiên đột biến gen được coi là chủ yếu vì:

  + So với đột biến NST thì đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật.

  Phương án A sai vì đột biến ở các gen đa hiệu vẫn có thể ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau


Câu 17:

Chiết cành là hình thức sinh sản có đặc điểm

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 18:

Cho P: ♀AaBbDd x ♂ AabbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội – lặn hoàn toàn. Giả sử, trong quá trình phát sinh giao tử đực có 16% số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp Dd trong lần giảm phân I, các cặp còn lại bình thường. Trong quá trình phát sinh giao tử cái có 20% số tế bào sinh trứng bị rối loạn phân li ở cặp Aa trong giảm phân I, các cặp khác phân li bình thường.

          1. Theo lý thuyết, có tối đa kiểu gen đột biến được hình thành ở  là 80.

          2. Có tối đa loại hợp tử thể ba được hình thành ở là 24.

          3. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen AaaBbdd ở  là: 0,525%.

          4. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử bình thường thu được ở là: 96,8%.

Số đáp án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: ♀AaBbDd x ♂AabbDd

1. Xét cặp Aa:

·   Cái giảm phân (GP) bình thường sinh ra 2 loại giao tử là 1/2 A và 1/2 a.

·   Đực GP không bình thường ở lần 1 nên sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỷ lệ là: 

·   40% A: 40% a : 10% Aa : 10% O

·   Suy ra: Số kiểu gen được tạo ra là 7 loại KG là AA. Aa, aa, Aaa, AAa, AO, aO trong đó có 3 KG bình thường, 4 KG đột biến, tỷ lệ Aaa = 0.1 x 0.5= 0.05

2. Xét cặp Bb : cho đời con 2 kiểu gen bình thường (Bb, bb).

3. Xét cặp Dd: 

Đực GP không bình thường sinh ra 4 loại giao tử với tỷ lệ 42%D: 42%d: 8%Dd: 8% O.

Cái GP bình thường sinh ra 2 loại giao tử là 1/2 D: 1/2 d.

Suy ra F1 có 7 KG (3 KG bình thường, 4 KG đột biến), tỷ lệ dd = 42% × 1/2 = 21% = 0.21.

Tỉ lệ hợp tử bình thường = 84% (do có 16% đột biến)

4. 

(1) Số KG đột biến = tổng KG - số KG bình thường = 7x2x7-3x2x3 = 80 => (1) đúng

(2) Số loại hợp tử thể ba 

=  2  (Aaa,  AAa)  × 2(Bb,  bb)    × 3(DD,  Dd,  dd)  +  3(AA,  Aa,  aa) ×  2(Bb,bb)  x 2(DDd, Ddd) = 24 => (2) đúng

(3) Tỷ lệ kiểu gen AaaBbdd = 0.05 ×1/2  ×21% = 0,525% => (3) đúng

(4) Tỷ lệ hợp tử bình thường = 80%×100% × 84% = 67,2% => (4) sai


Câu 20:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích lũy trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là

Xem đáp án

Đáp án C

  - Năng lượng bức xạ (3 triệu kcal/m2 ngày) 3% Tảo silic 40% Giáp xác 0,0015 Cá ăn giáp xác.

  - Hiệu suất sử dụng năng lượng của cá ăn giáp xác so với tổng năng lượng ban đầu là 0,03 x 0,4 x 0,0015 = 0,0018%.


Câu 21:

Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị là 12,5%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lý thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của ?

          (1) Tỉ lệ 7 : 7 : 1 : 1                                      (2) Tỉ lệ 3 : 1                                      (3) Tỉ lệ 1 : 1

          (4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1                                      (5) Tỉ lệ 1 : 2 : 1                       (6) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1

Xem đáp án

Đáp án D

  Ta có F1 dị hợp về 2 cặp gen, giả sử 2 cặp gen đó là Aa, Bb

  TH1: Gen quy định 1 tính trạng

  - Nếu PLĐL: AaBb x aabb = 4 kiểu hình phân ly 1:1:1:1 (6).

  - Nếu LKHT: tỷ lệ KH: 1:1 (3)

  - Nếu có HVG với f = 12,5% phân ly kiểu hình : 7:7:1:1 (1)

  TH2: 2 gen quy định 1 tính trạng


Câu 22:

Ở một loài động vật, cho con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F1 toàn lông xám, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: Giới đực: 6 lông xám : 2 lông vàng; Giới cái: 3 lông xám : 5 lông vàng. Cho rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường. Nếu cho các con lông xám F2 giao phối với nhau, xác suất để F3 xuất hiện một con mang toàn gen lặn là bao nhiêu %?

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có tỷ lệ xám/vàng: 9: 7=> Có 2 cặp gen quy định màu lông

  Phân ly kiểu hình ở 2 giới là khác nhau nên 1 trong 2 gen nằm trên 1 NST giới tính X.

  Ta thấy ở P: cho con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F1 toàn lông xám => P thuần chủng và con đực có bộ NST giới tính là XX ( Vì nếu là XY thì F1 không thể đồng hình)

  Quy ước gen: A-B- lông xám ; A-bb ; aaB-, aabb lông vàng


Câu 23:

Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

  C sai, Poliriboxom là hiện tượng các riboxom cùng trượt trên “khuôn” mARN trong quá trình tổng hợp protein. Mà các sản phẩm được tổng hợp từ cùng một “khuôn” thì các sản phẩm đó (protein) sinh ra phải giống nhau


Câu 26:

Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 27:

Nhận xét không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo là

Xem đáp án

Đáp án C

  Nhận xét không đúng là: C. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

  Do hệ sinh thái nhân tạo có cấu trúc đơn điệu: ví dụ 1 cánh đồng lúa, chỉ có 1 loài thực vật là chính, các loài khác bị con người loại bỏ đi để tăng năng suất cho lúa


Câu 28:

Để sản xuất hoocmôn insulin với số lượng lớn nhằm trong điều trị bệnh tiểu đường, người ta sử dụng một plasmit có chứa gen kháng chất kháng sinh ampixilin để tạo ra ADN tái tổ hợp rồi chuyển vào các tế bào các tế bào vi khuẩn E. coli vốn không có khả năng kháng chất kháng sinh ampixilin. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?

          (1) Gen mã hóa insulin có thể được lấy trực tiếp từ tế bào người.

          (2) Các vi khuẩn E. coli được nhận ADN tái tổ hợp được xem là sinh vật chuyển gen.

          (3) Gen kháng chất kháng sinh được sử dụng nhằm giúp vi khuẩn E. coli tăng sức đề kháng để có thể thu được nhiều sản phẩm hơn.

          (4) Phương pháp chuyển gen vào tế bào E. coli là phương pháp biến nạp

Xem đáp án

Đáp án C

  (1) đúng.

  (2) đúng.

  (3) sai: Người ta sử dụng plasmit có chứa gen kháng chất kháng sinh ampixilin (dấu chuẩn) là để sau khi đưa ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E. coli, đem các vi khuẩn E. coli vào nuôi trong môi trường có chất kháng sinh ampixilin thì tế bào E. coli nào không nhận được ADN tái tổ hợp sẽ bị chết, từ đó phân lập được dòng E. coli có chứa ADN tái tổ hợp.

  (4) đúng: Nếu dùng thể truyền là plasmit thì chuyển gen vào tế bào nhận bằng

phương pháp biến nạp (biến dạng màng sinh chất), còn nếu dùng thể truyền là

virut thì chuyển gen vào tế bào nhận bằng phương pháp tải nạp


Câu 29:

Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lý các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lý đầu tiên, tỉ lệ sống sót của dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0-100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT

Xem đáp án

Đáp án D

  Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước


Câu 33:

Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:

Xem đáp án

Đáp án A

Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hóa nhỏ là qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá


Câu 34:

Trong cơ thể bình thường của người khỏe mạnh, các tế bào hồng cầu chỉ được hình thành ở:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong cơ thể người khỏe mạnh các tế bào hồng cầu chỉ được hình thành ở lách.


Câu 35:

Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:

          (1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.

          (2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.

          (3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.

          (4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.

          (5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.

          (6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép

Xem đáp án

Đáp án B

  - (1), (4), (5) là cách li trước hợp tử (không có sự thụ tinh giữa trứng và tinh

trùng để tạo hợp tử).

  - (2), (3), (6) là cách li sau hợp tử vì đã có sự thụ tinh tạo hợp tử, tuy nhiên hợp tử bị chết hoặc hợp tử tạo con lai nhưng con lai có sức sống yếu, hoặc là con lai khỏe mạnh nhưng bất thụ


Câu 36:

Tính trạng thân xám (A) cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt (b), 2 gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Thế hệ P cho giao phối ruồi cái AbaBXDXd với ruồi đực ABabXDY được F1 160 cá thể trong số đó có 6 ruồi cái đen, dài trắng. Cho rằng tất cả trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%, 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử

Xem đáp án

Đáp án B

  P : ♀ Ab/aB XDXd        x          ♂ AB/ab XdY

  F1 : aaB- XdXd = 6/160

            XDXd x XdY cho F1 : XdXd = 1/4

  → Vậy F1 : aaB- = 6/160 : 1/4 = 0,15

  → Vậy F1 : aabb = 0,25 –  0,15 = 0,1

  Mà ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái

  Vậy ruồi cái cho ab = 0,1 : 0,5 = 0,2

  Vậy tần số hoán vị gen là f = 40%

  → số tế bào trứng tham gia giảm phân có hoán vị gen là 80%

  → số tế bào trứng tham gia giảm phân không có hoán vị gen là 20%

  Có hiệu suất thụ tinh là 80% và 100% số trứng thụ tinh phát triển thành cá thể

  → Tổng số tế bào sinh trứng tham gia giảm phân là 160 : 1 : 0,8 = 200

Vậy số tế bào không xảy ra hoán vị gen là 200 x 0,2 = 40


Câu 37:

Xung thần kinh là:

Xem đáp án

Đáp án B

- Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện.

- Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh.


Câu 38:

Trong quần thể của một loài thực vật phát sinh một đột biến gen lặn. Cá thể mang đột biến gen lặn này có kiểu gen dị hợp. Trường hợp nào sau đây có thể đột biến sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 39:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh ung thư?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 40:

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2:

Xem đáp án

Đáp án B

- F1 đỏ tự thụ → F2: 7 trắng : 9 đỏ → tương tác gen 9:7 (A-B-: đỏ; A-bb + aaB- + aabb: trắng) và F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.

- F1 x F1: AaBb     x     AaBb

- F2: 1AABB; 2AaBB; 2AABb; 4AaBb; 1AAbb; 1aaBB; 2Aabb; 2aaBb; 1aabb.

→ đời F2 có 9 loại kiểu gen, trong dó có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ và 5 kiểu gen quy định hoa trắng


Bắt đầu thi ngay