IMG-LOGO

20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 24)

  • 2433 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 56,25% cây quả trắng, ngọt : 18,75% cây quả vàng ngọt : 18,75% cây quả vàng, chua : 6,25% cây quả xanh, chua. Vị quả do một gen quy định. Sự di truyền cả hai tính trạng được chi phối bởi:

Xem đáp án

Đáp án C

  Xét cặp tính trạng màu quả:

  Ta thu được tỉ lệ: 9 trắng: 6 vàng: 1 xanh. => để thu được tỉ lệ này mà chỉ có một tính trạng màu quả thì phải có 2 gen không alen cùng tương tác gen theo kiểu bổ sung và 2 gen này phải nằm trên 2 NST khác nhau. Vì vậy F1 phải có KG dị hợp của 2 gen này. Quy ước: A_B_: trắng; A_bb+ aaB_ : vàng; aabb: xanh 

  Xét tính trạng vị quả:

  Ta thu được tỉ lệ : 3 ngọt : 1 chua => F1 phải có KG dị hợp về cặp gen quy định tính trạng này. 

  Quy ước: D: ngọt; d: chua

  A. Sai. Do khi 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau thì tỉ lệ KH A_B_D_ (3/4 x 3/4 x 3/4) = 27/64  khác với tỉ lệ 56,25%.

  B. Sai vì tính trạng này do 3 cặp gen quy định.

  D. sai. Do tính trạng màu quả xảy ra tương tác gen nên 2 gen đó không thể nằm trên cùng 1 NST.

  C. Đúng


Câu 2:

Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

  Chất X là chất ức chế. Operon Lac không gồm gen R là gen điều hòa 

  Trên phân tử mARN2 có nhiều mã mở đầu và nhiều mã kết thúc do trên đó có rất nhiều gen


Câu 3:

Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt do:

I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.

II. Có sự bão hòa hơi nước trong chuông thủy tinh.

III. Hơi nước thoát ra từ lá rơi lại trên phiến lá.

IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã bị ứ thành giọt ở mép lá

Phương án đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng những cây bụi, thân thảo thường có những giọt nước đọng  ở  mép  lá  vào  buổi sáng  sớm. Nguyên nhân là do nước bị  đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá, không thoát ra thành hơi vì gặp độ ẩm không khí bão hòa và đọng  lại  thành  các  giọt  ở  mép  lá.  Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa do các phân tử nước có lực liên kết  với  nhau  tạo  nên  sức căng bề  mặt,  hình  thành  nên  giọt nước treo đầu  tận cùng của lá


Câu 4:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I. Bệnh M do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định.

II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen dị hợp tử.

III. Cá thể III-15 lập gia đình với một người đàn ông không bị bệnh đến từ một quần thể có tần số người bị bệnh M là 4%. Xác suất sinh con đầu lòng của họ bị bệnh M là 1/6

IV. Xác suất sinh hai đứa con đều có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III.13 – III.14 là 5/24

Xem đáp án

Đáp án C

 Xét cặp I1,2 ta thấy bố mẹ không bệnh sinh ra con bị bệnh alen bệnh là alen lặn. Lại có con gái bị bệnh trong khi bố không bị bệnh → gen nằm trên NST thường → I đúng

Tất cả những người không bị bệnh đều có khả năng mang kiểu gen dị hợp → có tối đa 12 nguời → II đúng.

Tỉ lệ KG của người đàn ông đó là: (2/3)AA : (1/3)Aa → Xác suất sinh con bị bệnh là (1/3 x 1/2) = 1/6 → III đúng

Ý IV đúng. III-13 (1/2AA;1/2Aa) x III-14(1/3AA;2/3Aa)

-TH AAxAA không thể sinh con dị hợp

-TH AAxAa , XS sinh 2 con dị hợp= ¼, TH này chiếm tỉ lệ =1/2.1/3+1/2.2/3=1/2

TH AaxAa, XS sinh 2 con dị hợp=1/4, TH này chiếm tỉ lệ=1/2.2/3=1/3

Vậy XS sinh 2 con dị hợp=1/4(1/2+1/3)=5/24


Câu 5:

Trên 1 cây lưỡng bội, người ta thấy có 1 cành lá to hơn bình thường. Quan sát tiên bản tế bào học cho thấy các tế bào của cành lá này có bộ NST 4n. Cơ chế hình thành cành lá là do:

Xem đáp án

Đáp án C

Do chỉ có một cành mang bộ NST 4n, vì vậy đấy là thể khảm.Vì vậy cây chỉ bị đột biến đa bội ở đỉnh sinh trưởng của cành nên chỉ có một cành mang NST 4n. Nếu xảy ra đột biến dạng này ở đỉnh sinh trưởng của cây thì sẽ có nhiều cành trong tế bào mang NST 4n.

Còn cả trường hợp cây bị đột biến trên trong quá trình hợp tử nguyên phân đầu tiên hay do được lai giữa 2 cây tứ bội thì đều tạo ra cây tứ bội chứ không phải cành tứ bội


Câu 8:

Giống thỏ Himalaya khi sống trong tự nhiên hoặc khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ thấp hơn 20oC thì có bộ lông trắng muốt, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen như hình 1 bên dưới. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: Cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá cho đến khi lông mọc lại. Biết rằng nếu nuôi thỏ ở điều kiện nhiệt độ lớn hơn 30oC thì toàn thân thỏ có màu trắng muốt.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể.

(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin chỉ phiên mã ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin.

(4) Khi buộc cục nước đá vào vùng lông bị cạo, phần lông mọc lại tại vùng này có màu đen do nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu không đúng là (4).

(4) sai, nhiệt độ thấp không phải là yếu tố gây phát sinh đột biến gen với tốc độ nhanh như vậy. sau khi bỏ cục nước đá, nuôi thỏ ở 30oC thì toàn thân thỏ trắng muốt chứng tỏ ở đây không phát sinh đột biến gen


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu sai là C, do pheninalanin là một acid amin không thay thế nên không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn


Câu 12:

Xét các nhân tố tiến hóa:

(1) Đột biến

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Chọn lọc tự nhiên (CLTN)

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(5) Di nhập gen

Số nhân tố có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án D

Các phát biểu đúng: 1 và 5.

(1). Do đột biến gen sẽ làm thay đổi thành phần hoặc cấu trúc của gen vì vậy nó tạo ra alen mới mà quần thể chưa có.

(5). Di nhập gen là hiện tượng trao đổi giao tử hoặc alen giữa các quần thể, vì vậy có thể mang đến alen mới cho quần thể hoặc alen có sẵn trong quần thể.

(2). Giao phối ngẫu nhiên không tạo alen mới mà chỉ tổ hợp các alen để tạo ra các kiểu gen.

(3). CLTN không tạo alen mới mà chỉ mang nhiệm vụ sàng lọc và làm tăng số lượng các KG quy định KH thích nghi trong quần thể.

(4), Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen theo hướng alen trở lên phổ biến trong quần thể hoặc bị loại bỏ hoàn toàn


Câu 14:

Lông ruột có đặc điểm cấu tạo nào để nó được gọi là đơn vị hấp thụ dinh dưỡng?

1. Lớp tế bào biểu mô xếp ngoài cùng.

2. Có dây thần kinh đến.

3. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết.

4. Chứa nhiều enzim hấp thụ

Phương án đúng:

Xem đáp án

Đáp án A

Niêm mạc ruột non có rất nhiều nếp gấp gọi là van ruột, trên mỗi van ruột có hàng triệu lông nhỏ gọi là lông ruột, trên đỉnh tế bào lông ruột còn có các lông cực nhỏ. Nhờ vậy, đã tăng diện tích bề mặt hấp thụ của ruột lên hàng ngàn lần so với bề mặt, tạo điều kiện hấp thụ hết chất dinh dưỡng.

Mỗi lông ruột đều có mạch bạch huyết do vậy nó là đơn vị hấp thụ thức ăn của ruột non.

Lông ruột có đặc điểm cấu tạo:

1. Lớp tế bào biểu mô xếp ngoài cùng.

2. Có dây thần kinh đến.

3. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết


Câu 16:

Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 17:

Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy đinh, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả 2 bệnh là

Xem đáp án

Đáp án C

Xét bệnh máu khó đông di truyền trên NST X. Quy ước: A: bình thường; a: bị máu khó đông.

Vì bố của người vợ bị bệnh máu khó đông có KG XAXa => người vợ sẽ nhận NST của bố và có KG:  XAXa

Người chồng không mắc bệnh máu khó đông nên sẽ có KG: XAY

Tỉ lệ giao tử của cặp vợ chồng này: 12XA:12Xa.12XA:12Y

Xác suất sinh con không bị bệnh máu khó đông 34

Xét bệnh bạch tạng: Quy ước: B: bình thường; b: bạch tạng / NST thường.

Vì bà ngoại của người vợ và ông nội của người vợ đều bị bạch tạng. Mà bố mẹ của người vợ đều bình thường, nên họ sẽ có KG: Bb.

KG của người vợ sẽ lấy trong không gian: 13BB:23Bb tỉ lệ giao tử của người vợ: (2/3B:1/3b)

Do người chồng có bố bị bạch tạng và người chồng là người bình thường nên sẽ có KG: Bb. => tỉ lệ giao tử: 12B:12b

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con không bị bạch tạng = 5/6

Xác suất để cặp vợ chồng đang xét sinh được một đứa con không bị cả 2 bệnh trên 3/4 x 5/6 = 5/8


Câu 18:

Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? Trong chuẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm:

(1) Khảo sát tính chất của nước ối.

(2) Khảo sát tế bào tử cung của người mẹ.

(3) Khảo sát tế bào thai bong ra trong nước ối.

Chuẩn đoán sớm được bệnh di truyền

Xem đáp án

Đáp án A

(1): đúng. Vì dựa vào tính chất của nước ối ta có thể biết được thai nhi có khỏe mạnh hay không và người mẹ có khỏe mạnh hay không, thừa chất hay thiếu chất gì.

(2): Sai. Do kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra thai nhi có khỏe mạnh hay không.

(3): Đúng. Lấy dịch ối có tế bào thai nhi có thể kiểm tra con có bị bệnh hay không.

(4): đúng


Câu 19:

Cho hình ảnh sau đây về các cơ chế di truyền ở một loài sinh vật: 

Cho một số nhận xét sau:

(1) Đây là tế bào của một loài sinh vật nhân thực.

(2) Quá trình 1 được gọi là quá trình phiên mã.

(3) Đầu a và đầu b lần lượt là đầu  và đầu  

(4) Phân tử mARN2 có các đoạn mã hóa axit amin ngắn hơn so với phân tử mARN1.

(5) Các chuỗi polipeptit đang được tổng hợp trên phân tử mARN2 có số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin giống nhau.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng là : (1), (5)

(2) sai do quá trình 1 là quá trình loại bỏ các intron, nối các exon lại tạo mARN trưởng thành.

(3) sai do quá trình dịch mã bắt đầu từ bộ ba mở đầu ở đầu 5’→3’→ đầu a là đầu 5’ và đầu b là đầu 3’.

(4) sai do ở quá trình 1 các đoạn exon mã hóa không bị loại bỏ→ các đoạn mã hóa acid amin ở mARN 1 = mARN 2.

(5) đúng.


Câu 20:

Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 22:

Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường và liên kết hoàn toàn. Xét các phép lai sau:

 

(1)           

 (2)          

(3) 

(4)            

(5)           

(6) 

 

Có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1?

 

Xem đáp án

Đáp án B

Tỉ lệ KH 3:3:1:1 được xuất phát từ tổ hợp KH của mỗi NST (3:1)(1:1) Chọn (1); (4).

(1). KH thu được : ( 1A_bb: 1aabb)(3D_: 1dd)

(2). KH thu được : (1A_B_: aaB_) (1D_)

(3). KH thu được: (2A_B_: 1A_bb:1aabb)(D_)

(4). KH thu được: (1A_B_: 1A_bb)( 3D_: 1dd)

(5). KH thu được: (1A_B_: 1A_bb: 1aaB_: 1aabb)(3D_: 1dd)

(6). KH thu được : (1A_bb: 2A_B_: 1aaB_)( 3D_:1dd)


Câu 23:

Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?

Xem đáp án

Đáp án C

Thay đổi tập tính bẩm sinh bao giờ cũng đòi hỏi nhiều công sức nhất vì tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi


Câu 24:

Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Vì tuổi thọ sinh lý cao hơn tuổi thọ sinh thái, vì tuổi thọ sinh lý là thời gian sống có thể đạt tới còn tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế, đôi khi do ảnh hưởng của điều kiện môi trường, cá thể có thể chết đi mà chưa đạt đến tuổi sinh lý


Câu 25:

Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của côsixin là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 26:

Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có thành phần kiểu gen 0,2 AA: 0,6 Aa: 0,2 aa. Giả sử các cá thể aa đều không có khả năng sinh sản. Nếu không phát sinh đột biến mới, không có di nhập gen, các cá thể có sức sống như nhau thì ở thế hệ F5 tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong quần thể là

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể ngẫu phối:P: 0,2 AA: 0,6 Aa: 0,2 aa.

Do aa không có khả năng sinh sản → P’ : 0,2AA : 0,6Aa ↔ 1/4 AA : 3/4Aa

→ tần số alen a là : 3/4 : 2 = 3/8

→ tần số alen a ở F4’ là : 0,15

→ F4’ : Aa = 0,3

→ F4’ : 0,7AA : 0,3Aa

→ F5 : aa = 0,152                            AA = 0,852

→ tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở F5 là : 0,152 + 0,852 = 0,745 = 149/200


Câu 27:

Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là:

Xem đáp án

Đáp án A

A là ứng dụng thực tiễn của diễn thế sinh thái.

B và C là ý nghĩa lý luận của diễn thế sinh thái.

D là ứng dụng của giới hạn sinh thái


Câu 28:

Cho hai giống lúa mì thuần chủng hạt đỏ thẫm và hạt trắng lai với nhau thu được F1 100% hạt đỏ vừa. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân tính theo tỉ lệ 1 đỏ thẫm: 4 đỏ tươi: 6 hồng: 4 hồng nhạt: 1 trắng. Biết rằng sự có mặt của các alen trội làm tăng sự biểu hiện của màu đỏ. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fb là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phép lai tuân theo quy luật tương tác cộng gộp.

F2 16 tổ hợp => F1: dị hợp 2 cặp => F1: AaBb

Quy ước gen: 4 alen trội: đỏ thẫm; 3 alen trội: đỏ tươi; 2 alen trội: hồng (đỏ vừa); 1 alen trội: hồng nhạt và 0 alen trội: trắng.

F1 lai phân tích: AaBb x aabb

F2: 1AaBb (hồng)

1Aabb (hồng nhạt)

1aaBb (hồng nhạt)

1aabb (trắng)

1 hồng : 2 hồng nhạt :1 trắng


Câu 29:

Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa?

Xem đáp án

Đáp án C

Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:

- Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải ( phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.

- Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, y dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước.

Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyển hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học. Hấp thụ thức ăn trong khi đó, túi tiêu hóa không có sự chuyển hóa như trong ống tiêu hóa


Câu 30:

Xét một gen gồm 2 alen nằm trên NST thường, một quần thể ở thế hệ xuất phát, giới đực có 64 cây kiểu gen AA, 116 cây Aa, 20 cây aa; giới cái có 72 cây kiểu gen AA, 126 cây Aa, 102 cây aa. Cho ngẫu phối thì sau 3 thế hệ thì tần số kiểu gen của quần thể là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tần số kiểu gen của P: ♂ :0,32AA:0,58Aa:0,1aa và ♀ : 0,24AA:0,42Aa: 0,34aa

♂ : p = 0,61; q=0,39 ♀ : p=0,45 ; q=0,55

Sau 1 thế hệ NP tần số alen được san bằng ở 2 giới →ở F1: p = 1/2(0,61+0,45) = 0,53→ q = 0,47.

Từ thế hệ F2 quần thể sẽ CBDT và tần số kg ở F3: 0,2809AA: 0,4982Aa: 0,2209aa.


Câu 32:

Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A. đúng. Do quần thể tự phối thì TPKG sẽ thay đổi theo hướng tăng các KG đồng hợp giảm KG dị hợp. Vì vậy quần thể dần phân thành những dòng thuần có KG khác nhau.

B. Đúng.

C. Đúng. Nếu cả thể có KG thuần chủng thì khi tự phối sẽ luôn thu được KG y hết với KG bố mẹ, vì vậy sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đới với con cháu.

D. Sai. Do quần thể tự thụ phấn làm giảm KG dị hợp, tăng đồng hợp nên làm giảm tính đa hình cho thế hệ sau


Câu 33:

Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    (1) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(2) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng.

(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.

(4) Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án B

- Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi tần số alen và thành phần kiểu gen quần thể thay đổi, hình thành nên loài mới.

- Cơ quan tương đồng là các cơ quan bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên, và chúng có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.

- Khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện. Như vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.

- Cơ quan tương tự là các cơ quan mặc dù thực hiện những chức năng giống nhau nhưng chúng không bắt nguồn từ cùng một nguồn gốc.

Þ Vậy có 3 ý đúng là 2, 3, 4.


Câu 34:

Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 37:

Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua:

Xem đáp án

Đáp án C

Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua màng tế bào một cách trực tiếp


Câu 38:

Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội?

(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu;

(2) Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng;

(3) Có khả năng sinh sản hữu tính;

(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen;

Xem đáp án

Đáp án A

(1). Đúng. Vì thể song nhị bội là sự dung hợp 2 bộ NST của 2 loài khác nhau vì vậy nó mang vật chất di truyền của 2 loài.

(2). Sai. Do các NST tạo thành 1 nhóm 4 NST nhưng không là NST tương đồng do trong nhóm có NST của 2 loài khác nhau.

(3). Đúng. Do trong tế bào các NST còn tồn tại thành từng cặp tương đồng của mỗi loài, vì vậy có thể phân ly trong giảm phân hình thành giao tử. Vì vậy có thể sinh sản hữu tính.

(4). Đúng. Do thí nghiệm lai xa thường kèm theo quá trình đa bội hóa, vì vậy tạo ra con lai có KG đồng hợp về tất cả các cặp gen


Câu 39:

Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất về hệ mạch của tuần hoàn hở:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 40:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 3 thân cao, hoa đỏ; 3 thân cao, hoa vàng; 1 thân thấp, hoa đỏ; 1 thân thấp, hoa vàng

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình mang 1 tính trạng trội chiều cao thân.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Nếu cây thứ nhất giao phấn với cây thứ hai thì số cây thân cao, hoa vàng đồng hợp chiếm tỉ lệ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Quy ước: A: cao, a: thấp

B: đỏ; b: vàng. 2 cặp gen nằm trên 2 NST thường khác nhau.

Do cây P giao phấn với cây thứ 2 ta chỉ thu được 1 loại KH mang tính trạng trội chiều cao thân nên 2 cây P và cây thứ 2 một trong 2 cây phải có chứa cặp gen đồng hợp AA. và cả 2 cây đều mang KH hoa vàng nên trong KG đều chứa cặp gen bb.Vì vậy cây P và cây thứ 2 phải có KG ( AAbb hoặc Aabb)

Do cây P giao phấn với cây thứ nhất ta thu được tỉ lệ như trên và ta phân tích từng tính trạng ta thu được kết quả như sau:

Đối với chiều cao thân ta thu được tỉ lệ : 3 cao:1 thấp Þ Aa x Aa , cây P và cây thứ 1 phải có cặp gen dị hợp Aa trong KG thì mới thu được tỉ lệ như trên. 

Đối với tính trạng màu sắc hoa ta thu được tỉ lệ: 1 đỏ: 1 vàng Þ Bb x bb, một trong 2 cây có chứa cặp gen Bb hoặc bb.

Þ Dựa vào kết quả của 2 phép lai trên ta biết được KG của từng cây: (Cây P: Aabb; cây thứ nhất: AaBb, cây thứ 2: AAbb)

Khi AaBb x AAbb Þ tỉ lệ cây Aabb 1/2 x 1/2 = 1/4


Bắt đầu thi ngay