Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

25 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề 7)

  • 11098 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Với 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. Số mã di truyền mã hoá các axitamin là 

Xem đáp án

Đáp án B

Với 4 loại nuclêôtit A, U, G, X có thể tạo ra 4 x 4 x 4 = 64 bộ ba, trong 64 bộ ba này có ba bộ 3 không mang thông tin mã hóa aa (UUA, UAG, UGA) 

Þ Số mã di truyền mã hoá các axitamin là: 64 – 3 = 61


Câu 4:

Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu không đúng là 

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu không đúng là một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axitamin.

Một bộ ba mã di truyền không thể mã hóa nhiều loại axitamin


Câu 5:

Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1. Các số 1, 2, 3 lần lượt là

VietJack

Xem đáp án

Đáp án C

Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được minh họa trong hình 1 là

1- sợi cơ bản

2- sợi chất nhiễm sắc

3- sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).


Câu 6:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp? 

Xem đáp án

Đáp án A

Quy ước: A - thân cao >> a - thân thấp

Để đời con sinh ra được cả thân cao và thân thấp thì ở bố và mẹ cần phải có cả A và a trong kiểu gen

→ Bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp Aa

Đáp án A

Phép lại B và C cho ra 100% đời con có kiểu hình thân cao

Phép lại D cho đời con có 100 % kiểu hình thân thấp


Câu 7:

Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo công thức nào? 

Xem đáp án

Đáp án C

- Khi cặp gen dị hợp Aa tự thụ phấn → tỉ lệ phân li kiểu gen:

1AA : 2Aa : 1aa → n cặp gen dị hợp thì tỉ lệ phân li kiểu gen theo công thức: (1 + 2 +1)n


Câu 8:

Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là 

Xem đáp án

Đáp án A

Số loại giao tử = 2n (n: là số cặp gen dị hợp) → AaBbddEe có số loại giao tử là 23 = 8


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen? 

Xem đáp án

Đáp án C

- A sai, vì hiện tượng liên kết gen làm giảm biến dị tổ hợp.

- B sai, vì tần số hoán vị gen luôn £ 50%

- C đúng, vì các gen thường có xu hướng liên kết với nhau.

- D sai, vì đột biến gen mới tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa


Câu 10:

Trong các phép lai dòng dưới đây, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con của phép lai nào? 

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 11:

Cho hình ảnh sau: 

VietJack

Một số nhận xét về hình ảnh trên được đưa ra, các em hãy cho biết trong số những nhận xét này có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Hình ảnh trên diễn tả hiện tượng thoái hóa giống khi cho ngô tự thụ phấn qua các thế hệ.

2. Việc tự thụ phấn qua các thế hệ không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

3. Tự thụ phấn luôn làm quần thể bị thoái hóa.

4. Kết quả của việc tự thụ phấn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

5. Tự thụ phấn làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

6. Lai giữa các dòng khác nhau là một trong những cách khắc phục hiện tượng thoái hóa giống

Xem đáp án

Đáp án C

Ý 1 đúng.

Ý 2 sai vì việc tự thụ phấn qua các thế hệ không làm thay tần số alen của quần thể mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Ý 3 sai vì với quần thể chỉ có thành phần kiểu gen đồng hợp thì tự thụ phấn không làm thoái hóa được.

Ý 4,5 đúng.

Lai các dòng khác nhau làm giàu vốn gen và tăng sự đa dạng về di truyền, giúp khắc phục hiện tượng thoái hóa giống. Ý 6 đúng


Câu 12:

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của tạo giống bằng công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Đáp án B

- A sai vì → đây là thành tựu của công nghệ gen.

- B đúng → đây là thành tựu của nuôi cấy hạt phấn ở thực vật (một thành tựu của công nghệ tế bào đối với thực vật).

- C sai vì → thành tựu của công nghệ gen ở động vật.

- D sai vì → thành tựu của công nghệ gen đối với thực vật.


Câu 13:

Theo Đác-Uyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là: 

Xem đáp án

Đáp án A

Định nghĩa của Đác-Uyn về chọn lọc tự nhiên: Sự bảo tồn những sai dị có thể và những biến đổi có lợi, sự đào thải những sai dị có thể và những biến đổi có hại được gọi là chọn lọc tự nhiên (CLTN) hay là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất.

Thực chất của chọn lọc tự nhiên

Tính chất của chọn lọc tự nhiên là tự phát, không có mục đích định trước không do một ai điều khiển, nhưng dần dần đã đi đến kết quả làm cho các loài ngày càng thích nghi với điều kiện sống.

Nội dung của chọn lọc tự nhiên bao gồm hai quá trình song song, là đào thải những biến dị có hại, và tích luỹ những biến bị có lợi cho bản thân sinh vật, là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất.

Cơ sở của chọn lọc tự nhiên (CLTN) dựa trên hai đặc tính cơ bản của sinh vật là biến dị và di truyền


Câu 14:

Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật bắt đầu di cư lên cạn ở kỉ nào sau đây? 

Xem đáp án

Đáp án C

Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật và động vật lên cạn vào Kỉ Silua.


Câu 15:

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Đáp án D

Các ý đúng là A,B,C.

D sai vì mỗi một loài sinh vật khác nhau sẽ tồn tại trong các ổ sinh thái khác nhau và thích nghi với các điều kiện sống khác nhau nên giới hạn sinh thái ở các loài khác nhau là khác nhau


Câu 16:

Hình ảnh dưới đây minh họa cho loại diễn thế sinh thái nào? 

VietJack

Xem đáp án

Đáp án B

Nhìn vào hình ảnh ta thấy, ban đầu đã có quần xã “Rừng lim nguyên sinh” từng sống ở nên hình ảnh này minh họa cho diễn thế thí sinh.


Câu 18:

Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 19:

Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết, đây là hậu quả của dạng đột biến nào? 

VietJack

Xem đáp án

 Đáp án B

Những giống cây ăn quả không có hạt như nho, dưa hấu,... thường là tự đa bội lẻ và không có hạt.


Câu 20:

Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã?

(1) Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axitamin đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN.

(2) Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối

mã là 5’UAX3’ liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

(3) Chuỗi pôlipeptit được giải phóng khỏi ribôxôm sau khi tARN mang axitamin đặc hiệu gắn vào bộ ba mã kết thúc.

(4) Mỗi tiểu phần bé ribôxôm nhận biết và bám tại những trình tự nuclêôtit khác nhau trên cùng một phân tử mARN trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

(5) Các ribôxôm khác nhau cùng trượt trên một phân tử mARN sẽ tổng hợp nên các chuỗi pôlipeptit khác nhau.

(6) Liên kết peptit giữa các axitamin được hình thành trước khi ribôxôm tiếp tục dịch chuyển thêm một bộ ba trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’.

(7) Trên một phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã, nhưng ribôxôm này dịch mã xong thì ribôxôm tiếp theo mới được dịch mã

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai vì ở bộ ba mã kết thúc là bộ ba vô nghĩa nên không mang thông tin mã hóa bất kì axitamin nào.

(2) Sai vì quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là 5’UAX3’ (3’UAG5’) liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

(3) Sai vì chuỗi pôlipeptit được giải phóng khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba mã kết thúc, ở bộ ba này không có bất kì tARN nào mang aa đến gắn.

(4) Sai. Mỗi tiểu phần bé ribôxôm nhận biết và bám tại những (cùng một) trình tự nuclêôtit khác nhau (giống nhau) trên cùng một phân tử mARN trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

(5) Sai. Các ribôxôm khác nhau cùng trượt trên một phân tử mARN sẽ tổng hợp nên các chuỗi pôlipeptit khác nhau (giống nhau).

(6) Đúng. Liên kết peptit giữa các axitamin được hình thành trước khi ribôxôm ti dịch chuyển thêm một bộ ba trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’.

(7) Sai vì trên một phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã cùng lúc.

Vậy các phát biểu không đúng là: (1), (2), (3), (4), (5), (7)


Câu 21:

Ở một loài, cặp NST giới tính là XX và XY. Một trung bình thường là AB CD H I XM. Bộ NST lưỡng bội 2n của loài này là: 

Xem đáp án

Đáp án B

Ở một loài cặp NST giới tính là XX và XY. Bộ NST của loài là 2n =10, có 5 cặp NST, cặp số 1 có alen a,B; cặp số 2 có alen C,D; cặp số 3 có alen H; cặp số 4 có alen I, cặp số 5 là cặp NST giới tính


Câu 23:

Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có các nội dung:

I. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.

II. Khi mật độ vượt quá mức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

III. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.

IV. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.

Số nội dung nói đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

I sai vì khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, do đó, kích thước quần thể giảm, phù hợp với điều kiện của môi trường. Đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” thường gặp ở cả thực vật và động vật. Vào mùa sinh sản, các cá thể đực của nhiều loài tranh giành nhau con cái hoặc con cái (ở cò) trong đàn cạnh tranh với nhau giành nơi thuận lợi làm tổ... Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với sức chứa của môi trường chứ không gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.

II sai vì khi mật độ vượt quá mức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản, không làm tăng khả năng sinh sản.

III đúng vì ở ong sống thành xã hội theo kiểu mẫu hệ với sự phân chia thứ bậc và chức năng rõ ràng, do đó các cá thể ong có thể hỗ trợ nhau tốt hơn.

IV sai vì khi các cá thể trong quần thể sống theo nhóm thì sẽ tăng tần số lây lan của bệnh tật, dịch bệnh chứ không có khả năng chống lại dịch bệnh.


Câu 25:

Hình ảnh dưới đây minh họa cho kì nào của quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật?

VietJack

Xem đáp án

Đáp án C

Quan sát hình ảnh ta thấy NST di chuyển về hai cực của tế bào → đây là kì sau của quá trình nguyên phân


Câu 26:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

(1) Enzim ARN polimeraza gắn vào vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.

(2) Quá trình phiên mã tạo ra mARN gồm các ôxôn được trực tiếp tham gia quá trình dịch mã.

(3) Một gen thực hiện quá trình phiên mã có thể tạo ra các sản phẩm là mARN, tARN, rARN.

(4) Quá trình phiên mã tạo ra các sản phẩm khác nhau có thể sử được sử dụng cùng một loại enzim.

(5) Khi enzim ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’ thì quá trình phiên mã kết thúc.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Đúng. Enzim ARN polimeraza gắn vào vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.

(2) Đúng. Quá trình phiên mã tạo ra mARN gồm các ôxôn được trực tiếp tham gia quá trình dịch mã. Nó

(3) Sai vì mỗi gen thực hiện phiên mã chỉ tạo ra một loại sản phẩm xác định (mARN hoặc tARN hoặc rARN)

(4) Đúng. Quá trình phiên mã tạo ra các sản phẩm khác nhau có thể sử được sử dụng cùng một loại enzim.

(5) Sai. Khi enzim ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp bộ ba kết thúc (tín hiệu kết thúc) trên mạch mã gốc ở đầu 5’ thì quá trình phiên mã kết thúc.

Vậy các phát biểu đúng là: (1), (2), (4)

Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực tạo ra các sản phẩm khác nhau được các enzim chuyên biệt khác nhau thực hiện.


Câu 28:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có: 

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 31:

Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H.

VietJack

Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng

II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn

III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể

 IV. Nếu loài Abị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài C sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu II, III, IV.

I sai. Vì chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng là các chuỗi:

A → B → E → C → D             A → G → E → C → D

A → B → E → H → D             A → G → E → H → D 

II đúng. Ngoài 4 chuỗi thức ăn như ở phần I, còn có 7 chuỗi:

A → B → E → D                     A → B → C → D.

A → E → D                             A → E → C → D

A → E → H → D                     A → G → E → D

A → G → H → D

III đúng. A là đầu mối của tất cả các chuỗi thức ăn, thường là các sinh vật sản xuất → Loại bỏ A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.

IV đúng. Theo quy luật khuếch đại sinh học thì sinh vật ở càng xa sinh vật sản xuất thì mức độ nhiễm độc càng cao.


Câu 32:

Giả sử một lưới thức ăn có sơ đồ như sau. Phát biểu dưới đây sai về loại thức ăn này?

VietJack

Xem đáp án

Đáp án C

A đúng vì bọ rùa, châu chấu, gà rừng, dê, nấm ăn sinh vật sản xuất nên có bậc dinh dưỡng cấp 2

B đúng vì ếch nhái tham gia vào 4 chuỗi thức ăn là

  1. Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch nhái → Diều hâu → Vi khuẩn
  2. Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch nhái → Rắn → Diều hâu → Vi khuẩn
  3. Cây cỏ → Châu chấu → Ếch nhái → Diều hâu → Vi khuẩn
  4. Cây cỏ → Châu chấu → Ếch nhái → Rắn → Diều hâu → Vi khuẩn

C sai vì nếu diều hâu mất đi thì có ếch nhái, rắn, gà rừng và cáo được hưởng lợi

D đúng, dễ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn là: Cây cỏ → Dê → Hổ → Vi khuẩn


Câu 33:

Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng có da bình thường sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh bạch tạng thì xác suất sinh đứa con thứ hai cũng bị bệnh là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước: A: bình thường >> a: bạch tạng

Đứa con đầu lòng bị bạch tạng có kiểu gen aa sẽ nhận 1a từ bố và 1a từ mẹ → Bố mẹ bình thường đều có kiểu gen Aa. P: Aa x Aa

F1: 1AA : 2Aa : laa  

Vì mỗi lần sinh là một xác suất độc lập nên xác suất sinh đứa con thứ hai cũng bị bệnh là 1/4 = 25% → Đáp án C


Câu 34:

Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở 1 loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 4 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki, đơn vị 3 có 21 đoạn Okazaki, đơn vị 4 có 22 đoạn okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong mỗi đơn vị tái bản có 2 ARN mồi cho mạch liên tục. Mỗi đoạn okazaki lại cần có 1ARN môi

Như vậy số ARN mồi trong 4 đơn vị tái bản trên là:

(16 + 2) + (18 + 2) + (21 + 2) + (22+ 2) = 85

  • Trong mỗi đơn vị tái bản có hai mạch tổng hợp liên tục mỗi mạch cần 1ARN mồi.

Câu 37:

Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau đây:

Loài

Trình tự nuclêôtit khác nhau của gen mã hóa enzim đang xét

Loài A

X A G G T X A G T T

Loài B

X X G G T X A G G T

Loài C

X A G G A X A T T T

Loài D

X X G G T X A A G T

Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là

Xem đáp án

Đáp án B

A, C, D sai, vì B và D chỉ khác nhau 1 nu

B đúng, B và D chỉ khác nhau có lnu, B và C khác nhau 4 nu


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người

VietJack

Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng II-4 và II-5 là 41,67%.

(2) Có 6 người chắc chắn xác định được kiểu gen trong phả hệ trên.

(3) Người phụ nữ II-3 kết hôn với người bị mắc hai bệnh G và H, các con của họ có thể có tối đa 3 kiểu hình.

(4) Gen quy định bệnh G và H là gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

Xem đáp án

Đáp án A

Bố mẹ của II- (2) có kiểu hình bình thường mà sinh ra II- (2) bị bệnh H → bệnh H là do gen lặn nằm trên NST thường quy định

Bố mẹ của II- (4) có kiểu hình bình thường mà sinh ra II- (4) bị bệnh G → bệnh G là do gen lặn quy định. Mặt khác, bố của II- (6) bình thường mà sinh ra con gái II- (6) bị bệnh G → bệnh G là nằm trên NST thường. → (4) sai

Quy ước:

A: bình thường >> a: bệnh H

B: bình thường >> b: bệnh G

Ta xác định kiểu gen của những người trong phả hệ như sau:

Vậy có 6 người chắc chắn xác định được kiểu gen trong phả hệ → (2) đúng

- Bệnh H: (1) ´ (2): Aa ´ Aa → 1AA:2Aa :laa → (4) có kiểu gen là: (1/3AA : 2/3Aa) hay (4) cho giao tử với tỉ lệ là (2/3A :1/3a)

(4) ´ (5) : (2/3A :1/3a) ´ (1/2A :1/2a) → (5/6A-:1/6aa)

- Bệnh G: (4) ´ (5): bb ´ Bb → 1/2Bb:1/2bb → Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng II- 4 và II- 5 là: 5/6A-.1/2Bb = 5/12 = 41,67% → (1) đúng

+ Người phụ nữ II-3 có kiểu gen về bệnh H là (1/3AA : 2/3Aa) hay (4) cho giao tử với tỉ lệ là (2/3A :1/3a) kết hôn với người mắc bệnh H ta có sơ đồ lai là: (2/3A :1/3a) ´ 2Aa :laa

+ Người phụ nữ II-3 có kiểu gen về bệnh G là (1/3BB : 2/3Bb) hay (4) cho giao tử với tỉ lệ là (2/3B : 1/3b) kết hôn với người mắc bệnh H ta có sơ đồ lai như sau:

(2/3B:1/3b) ´ 2Bb:1bb

Xét chung cả hai bệnh ta có: (2Aa : laa) ´ (2Bb : 1bb) → đời con thu được số kiểu hình là: 2.2 = 4 kiểu hình (AaBb : Aabb : aaBb : aabb) → (3) sai

Vậy có 2 phát biểu đúng


Bắt đầu thi ngay