25 Đề ôn luyện Vật lí cực hay có lời giải chi tiết ( Đề 22)
-
5672 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai ?
Đáp án A
Phóng xạ là phản ứng tỏa năng lượng nên tổng khối lượng của hạt nhân tạo thành có khối lượng nhỏ hơn khối lượng hạt nhân mẹ
Câu 2:
Trong dao động điều hoà, lực kéo về đổi chiều khi
Đáp án A
Lực kéo về luôn hướng về VTCB → F đổi chiều khi gia tốc bằng không
Câu 4:
Cho mạch điện như hình vẽ, biết điện trở trong 2 mạch là như nhau. Khi đóng khóa K thì
Đáp án A
Khi đóng công tắc, dòng điện trong cả 2 nhánh đều tăng. Riêng trong nhánh 2 dòng điện tăng làm cho từ thông qua ống dây biến đổi → xuất hiện dòng điện tự cảm cản trở sự tăng của dòng điện trong mạch 2. Vì vậy đèn 2 sáng từ từ. còn trong mạch 1 do không xuất hiện dòng điện tự cảm nên đèn 1 sáng lên ngay lập tức.
Câu 9:
Mẫu nguyên tử Bo (Bohr) khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho (Rutherford) ở nội dung nào dưới đây ?
Đáp án D
Mẫu Bohr đưa ra khái niệm trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng xác định, còn mẫu Rơ-dơ-pho thì không có khái niệm trạng thái dừng
Câu 10:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chứa 3 phần tử R, L, C nối tiếp. Khi đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì điện áp hai đầu tụ điện
Đáp án B
Khi mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì cường độ dòng điện cực đại → điện áp hai đầu tụ điện cực đại
Câu 11:
Khi chiếu một chùm sáng hẹp gồm các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, lục và tím từ phía đáy tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang nhỏ. Điều chỉnh góc tới của chùm sáng trên sao cho ánh sáng màu tím ló ra khỏi lăng kính có góc lệch cực tiểu. Khi đó
Đáp án A
Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc đã cho là khác nhau. Do đó khi ánh sáng đơn sắc tím có góc lệch cực tiểu thì các thành phần đơn sắc còn lại không thể có góc lệch cực tiểu
Mặt khác do chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc tím là lớn nhất nên khi ánh sáng này ló ra khỏi lăng kính (không xảy ra sự PXTP) thì các thành phần đơn sắc còn lại cũng ló ra khỏi lăng kính
Câu 12:
Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì ?
Đáp án B
Vật A nhiễm điện dương mà:
A hút B nên B nhiễm điện âm.
A đẩy C nên C nhiễm điện dương.
C hút D nên D nhiễm điện âm
Câu 14:
Khi nói về dao động của con lắc đơn phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án A
Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng lực căng dây không bằng trọng lực
Câu 32:
Cho một sóng ngang cơ học đang lan truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng dưới dạng những vòng tròn đồng tâm. Phát biểu nào dưới đây là sai ?
Đáp án C
- Khi sóng cơ học lan truyền thì do có sự truyền năng lượng ra môi trường xung quanh nên năng lượng của sóng giảm → biên độ của sóng giảm, tần số sóng không đổi.
- Sóng trên mặt chất lỏng là sóng ngang → phương dao động của các phần tử trên bề mặt chất lỏng vuông pha với phương truyền sóng.
- Nếu hai phần tử cách nhau 2,5 lần bước sóng mà không nằm trên một phương truyền sóng chưa chắc đã dao động ngược pha nhau
Câu 37:
Mắt O nhìn theo phương vuông góc xuống đáy một chậu nước có chiết suất n = 4/3, bề dày lớp nước là 16 cm. Đáy chậu đặt một gương phẳng, nằm ngang. Mắt cách mặt nước 21 cm. Ảnh của mắt cho bởi quang hệ cách mắt một khoảng
Câu 39:
Hai điểm sáng 1 và 2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình dao động cm (với ). Tại thời điểm ban đầu t = 0 khoảng cách giữa hai điểm sáng là a3. Tại thời điểm t = ∆t hai điểm sáng cách nhau khoảng 2a, đồng thời chúng vuông pha. Đến thời điểm t = 2∆t thì điểm sáng 1 trở lại vị trí đầu tiên và khi đó hai điểm sáng cách nhau 3a3. Tỉ số bằng