IMG-LOGO

Tổng hợp 20 đề thi thử môn Vật Lí trung học phổ thông quốc gia năm 2019 (Đề số 5)

  • 5138 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Chùm ánh sáng laze mang bản chất sóng điện từ chứ không phải sóng âm nên không được ứng dụng làm nguồn phát siêu âm.


Câu 2:

Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Hiện tượng một chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này (tia tử ngoại) và phát ra ánh sáng có bước sóng khác (ánh sáng màu lục) là hiện tượng quang – phát quang.


Câu 3:

Thực chất, tia phóng xạ β-

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Trong phóng xạ β- ta thấy thực chất chính là phản ứng n01p11+e-10+v Như vậy thực chất, tia phóng xạ β- là được phóng ra khi một notron trong hạt nhân phân rã thành proton.


Câu 4:

Tính chất nào sau đây không phải của sóng điện từ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Sóng điện từ có các đặc điểm:

- Truyền được trong mọi môi trường vật chất và chân không.

- Là sóng ngang.

- Tại một điểm thì điện trường và từ trường luôn cùng pha.

- Có các tính chất giống sóng cơ học (có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa…)

- Khi truyền trong không gian, sóng điện từ mang theo năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.


Câu 5:

Trong chân không, tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Trong chân không, bước sóng của tia hồng ngoại nằm trong khoảng từ 0,76 μm đến 10-3 m (hay từ 760 nm đến vài milimet).


Câu 6:

Một vật nhỏ dao động điều hòa. Li độ, vận tốc, gia tốc của vật nhỏ biến đổi điều hòa cùng

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

x = Acos(ωt + φ) cm.

v = Aωcos(ωt + φ + π/2) cm/s.

a=Aω2cosωt+φ+πcm/s2

Từ phương trình của li độ, vận tốc, gia tốc ở trên ta thấy chúng biến đổi khác biên độ (lần lượt là A, Aω, Aω2), khác pha dao động (vận tốc nhanh pha hơn li độ π/2 rad, gia tốc nhanh pha hơn vận tốc góc π/2 rad), cùng tần số góc là ω (nên cùng tần số với nhau), chúng biến đổi khác pha ban đầu.


Câu 7:

Khi nói về quang phổ liên tục phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát ra quang phổ mà không phụ thuộc vào bản chất cấu tạo của nguồn. Vì vậy quang phổ liên tục còn được ứng dụng vào việc đo nhiệt độ của nguồn phát quang phổ.


Câu 9:

Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

I = E/(S.∆t)

Vậy cường độ âm chính là năng lượng sóng truyền qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian.


Câu 10:

Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Dao động duy trì bản chất là dao động tắt dần do mất mát năng lượng gây ra bởi ma sát => người ta duy trì dao động này bằng cách cung cấp thêm năng lượng cho vật theo từng phần của chu kì (năng lượng cung cấp thêm bằng đúng phần năng lượng đã mất đi trong chu kì đó).

=> Cung cấp năng lượng bằng cách tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.


Câu 12:

Chiếu chùm sáng gồm 5 ánh sáng đơn sắc khác nhau là đỏ, cam, vàng, lục và tím đi từ nước ra không khí thì thấy ánh sáng màu vàng ló ra ngoài và là là trên mặt nước. Các bức xạ mà ta có thể quan sát được phía trên mặt nước là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Trong các tia thì tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất và chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất. Nên khi tia màu vàng đi là là trên mặt nước thì các tia có chiết suất lớn hơn sẽ bị phản xạ toàn phần.

Như vậy tia sáng màu đỏ, cam có chiết suất của môi trường đối với các ánh sáng đó nhỏ hơn tia sáng màu vàng nên sẽ ló ra ngoài không khí.


Câu 13:

Rôto của máy phát điện xoay chiều một pha là nam châm có bốn cặp cực (4 cực nam và 4 cực bắc). Khi rôto quay với tốc độ 900 vòng/phút thì suất điện động do máy tạo ra có tần số là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Khi tốc độ quay của rôto được tính theo đơn vị vòng/phút thì ta có tần số được xác định theo công thức f = np/60.

Vậy suất điện động do máy tạo ra có tần số là

F = np/60 = (900.4)/60 = 60Hz


Câu 14:

Trong sơ đồ khối của một máy thu sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Các bộ phận của máy thu là: Angten → mạch chọn sóng → mạch tách sóng → mạch khuếch đại → loa.

Vậy trong máy thu không có mạch biến điệu.


Câu 15:

Một vật thật AB đặt trước một thấu kính phân kì cho một ảnh A’B’. Khi đó ảnh A’B’

Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 16:

Một chất điểm dao động điều hòa, khi pha dao động của chất điểm là 0 rad thì chất điểm có li độ là 4 cm. Quỹ đạo dao động của chất điểm là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Vật dao động điều hòa nên có dạng phương trình li độ là x = Acos(ωt + φ) cm. Vậy khi pha dao động của chất điểm là 0 rad thì chất điểm có li độ là 4 cm nên thay vào phương trình ta có: 4 = Acos0 <=> A = 4 cm.

Quỹ đạo dao động bằng L = 2A = 8 cm.


Câu 18:

Công thoát electron của một kim loại X là 1,22 eV. Chiếu lần lượt các bức xạ có bước sóng 220 nm, 437 nm; 2 μm; 0,25 μm vào kim loại X thì số bức xạ gây ra hiện tượng quang điện là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Những bức xạ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng giới hạn sẽ có khả năng gây ra hiện tượng quang điện nên ta có các bức xạ gây ra hiện tượng quang điện là bước sóng 220 nm, 437 nm; 0,25 μm. Vậy có 3 bức xạ thỏa mãn.


Câu 20:

Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương tạo thành 45 độ so với phương nằm ngang thì gia tốc trọng trường

Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 21:

Một mạch điện RLC nối tiếp đang có cộng hưởng. Nếu làm cho tần số dòng điện qua mạch giảm đi thì điện áp giữa hai đầu mạch sẽ

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Ban đầu đang xảy ra cộng hưởng nên ta có ZL=ZC. Sau khi tần số giảm đi thì ZL giảm, ZC tỉ lệ nghịch với tần số nên sẽ tăng

ZL<ZC


Câu 25:

Hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng đâm xuyên của các tia α, β, γ.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Trong các tia phóng xạ, tia α là tia có năng lượng nhỏ nhất, chuyển động với tốc độ nhỏ nhất

=> khả năng đâm xuyên yếu nhất. Sau đó đến tia β. Tia γ mang bản chất sóng điện từ, có năng lượng cực kì lớn nên khả năng đâm xuyên mạnh.


Câu 31:

Trên một sợi dây đàn hồi, hai đầu A và B cố định có sóng dừng ổn định. Các điểm dao động cùng biên độ trên dây có vị trí cân bằng cách đều nhau 2 cm. Thời gian giữa 4 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 4,0s. Tốc độ truyền sóng trên dây có thể là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Cứ sau nửa chu kì sợi dây lại duỗi thẳng một lần nên thời gian giữa 4 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là

∆t = 3.T/2 = 4 → T = 8/3s → f = 3/8 Hz

Giả sử các điểm dao động cùng biên độ là bụng sóng => hai bụng sóng liên tiếp có vị trí cân bằng cách nhau λ/2 nên ta có

λ/2 = 2cm → λ = 4cm → v = λf = 4.3/8 = 1,5 (cm/s)

Như vậy không có giá trị tốc độ thỏa mãn. Ta xét trường hợp các điểm dao động cùng biên độ không phải bụng sóng. VTCB của chúng cách đều nhau => chúng cách nhau những khoảng bằng λ/4 nên ta có:

λ/4 = 2cm → λ = 8cm → v = λf = 8.3/8 = 3 (cm/s)

Vậy tốc độ truyền sóng trên dây có thể là 3 cm/s.


Câu 32:

Một sóng ngang lan truyền trong môi trường đàn hồi có tốc độ truyền sóng v = 2,0 m/s. Xét hai điểm M, N trên cùng một phương truyền sóng (sóng truyền từ M đến N). Tại thời điểm t=t0, hình ảnh sóng được mô tả như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Vận tốc điểm N tại thời điểm t=t0 là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Từ hình vẽ ta thấy vị trí cân bằng của hai điểm M, N cách nhau một đoạn bằng 20 cm, chúng dao động ngược pha nhau nên ta có: d = λ/2 = 20 → λ = 40cm

Tại thời điểm t=t0 điểm N đang qua vị trí cân bằng theo chiều âm nên ta có vận tốc điểm N tại thời điểm t=t0 là


Bắt đầu thi ngay