Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Toán Trắc nghiệm Toán 11 Bài 4: Phép thử và biến cố (có đáp án)

Trắc nghiệm Toán 11 Bài 4: Phép thử và biến cố (có đáp án)

Trắc nghiệm Toán 11 Bài 4: Phép thử và biến cố (phần 2) (có đáp án)

  • 2594 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S,N để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Mô tả không gian mẫu

Xem đáp án

 Mô tả không gian mẫu: Ω={SN,NS,SS,NN}

Đáp án D


Câu 2:

Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S,N để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Xác định biến cố M: “hai đồng tiền xuất hiện hai mặt không giống nhau”

Xem đáp án

Biến cố M: “hai đồng tiền xuất hiện hai mặt không giống nhau” nên

M={NS,SN}

Đáp án B


Câu 3:

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau. Tính số phần tử của không gian mẫu.

Xem đáp án

Gọi abcd¯ là số có bốn chữ số đôi một khác nhau và thỏa yêu cầu bài toán.

Ta tìm số các số tự nhiên có bốn chữ số đôi một khác nhau:
  * có 9 cách chọn a  (a0)

  * Sau khi chọn a, còn 9 số khác a nên có A93=​  504 cách chọn bcd¯

Suy ra Ω=9.504=4536.

Đáp án C


Câu 4:

Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau. Tính số phần tử của biến cố A: “Số được chọn chia hết cho 5”

Xem đáp án

Gọi abcd¯ là số có bốn chữ số đôi một khác nhau và thỏa yêu cầu bài toán.

*TH1: nếu d = 5

Có 8 cách chọn a (a khác 0 và a khác d).

Với mỗi cách chọn a có, A82 cách chọn bc¯

8.A82=448 (số thỏa mãn).

  *TH2: Nếu d= 0, có A93=504 cách chọn abc¯

Nên có 504 số có 4 chữ số khác nhau chia hết cho 5 có chữ số hàng đơn vị là 0.

Vậy số có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 5 là: ΩA=448+504=952.

Đáp án D


Câu 5:

Từ các chữ số 1,2,3,4  ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau.Tính số phần tử không gian mẫu

Xem đáp án

Gọi số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau được tạo ra từ các số 1;2;3;4 là abc¯

Mỗi số tự nhiên có 3 chữ số thỏa mãn đầu bài là 1 chỉnh hợp chập 3 của 4 phần tử nên có A43=  24 số thỏa mãn.

Vậy số phần tử của không gian mẫu là Ω=  24.

Đáp án B


Câu 6:

Từ các chữ số 1,2,3,4  ta lập các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau. Phát biểu biến cố A={123,234,124,134} dưới dạng mệnh đề

Xem đáp án

Phát biểu biến cố A={123,234,124,134} dưới dạng mệnh đề:  Số tự nhiên có ba chữ số được thành lập từ các số 1; 2; 3; 4 có chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng trước

Đáp án B


Câu 7:

Cho hai đường thẳng song song a và b. Trên đường thẳng  a lấy 6 điểm phân biệt. Trên đường thẳng b lấy 5 điểm phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 3 điểm. Xác định số phần tử của biến cố A: "Ba điểm được chọn tạo thành một tam giác".

Xem đáp án

Biến cố A : "ba điểm tạo thành tam giác", tức là ba điểm không thẳng hàng.

Có 2 trường hợp:

- Hai điểm thuộc a và một điểm thuộc b có  C62.C51 cách

- Hai điểm thuộc b và một điểm thuộc a có C61.C52 cách

Suy ra,số phần tử của biến cố A là: 

ΩA=C62.C51+C61.C52=135

Đáp án A.


Câu 8:

Có ba chiếc hộp: hộp thứ nhất chứa 6 bi xanh được đánh số từ 1 đến 6, hộp thứ hai chứa 5 bi đỏ được đánh số từ 1 đến 5, hộp thứ ba chứa 4 bi vàng được đánh số từ 1 đến 4. Lấy ngẫu nhiên ba viên bi. Tính số phần tử của biến cố A: "Ba bi được chọn vừa khác màu vừa khác số"

Xem đáp án

Ba bi khác màu nên phải chọn từ mỗi hộp 1 viên bi.

Chọn từ hộp thứ ba 1 viên: có 4 cách chọn.

Chọn từ hộp thứ hai 1 viên có số khác với viên bi đã chọn từ hộp ba: có 4 cách chọn

Chọn từ hộp thứ nhất 1 viên bi có số khác với số của hai viên đã chọn từ hộp một và hai: có 4 cách chọn.

Vậy ΩA=43=64.

Đáp án B


Câu 9:

Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần. Cho các biến cố:

   A: “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau”

  B: “ Tổng số chấm xuất hiện ở hai lần tung chia hết cho 3”

Tính ΩA+​   ΩB?

Xem đáp án

* Ta có: Các kết quả thuận lợi để số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau  là:

A=  { (1, 1); (2, 2);  (3,3); (4, 4); (5,5);  (6, 6)}.

ΩA=6 

  * Các kết quả thuận lợi để tổng số chấm xuất hiện ở hai lần tung chia hết cho 3 là:

B = { (1; 2); (2;1); (1; 5); (5; 1); (4; 2); (2; 4); (3; 3); (3; 6); (6;3); (4;5); (5; 4); (6; 6)}

ΩB=12

ΩA+​   ΩB=  6+12=18

Đáp án A


Câu 10:

Bộ bài tú - lơ khơ có 52 quân bài. Rút ngẫu nhiên ra 4 quân bài. Tính xác suất của các biến cố A: “Rút ra được tứ quý K”.

Xem đáp án

Ta có số cách chọn ngẫu nhiên 4 quân bài là: C524=  270725

Suy ra Ω=270725

Vì bộ bài chỉ có 1 tứ quý K nên ta có ΩA=1

Vậy P(A)=1270725

Đáp án A


Câu 11:

Trong một chiếc hộp có 20 viên bi, trong đó có 8 viên bi màu đỏ, 7 viên bi màu xanh và 5 viên bi màu vàng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi. Tìm xác suất để 3 viên bi lấy ra đều màu đỏ.

Xem đáp án

Gọi A  là biến cố lấy ra được 3 viên bi màu đỏ.

Số cách lấy 3 viên bi từ 20 viên bi là C203 nên ta có Ω=C203=1140.

Số cách lấy 3 viên bi màu đỏ là C83=  56 nên ΩA=56.

Do đó: P(A)=561140=14285

Đáp án B


Câu 12:

Giả sử bạn muốn mua một áo sơ mi size S hoặc size M. Áo size S có 5 màu khác nhau, áo size M có 4 màu khác nhau. Hỏi có bao nhiêu sự lựa chọn (về màu áo và cỡ áo)?

Xem đáp án

Nếu chọn áo size S thì sẽ có 5 cách.

Nếu chọn áo size M thì sẽ có 4 cách.

Theo qui tắc cộng, ta có 5+ 4= 9  cách chọn mua áo.

Chọn đáp án A.


Câu 13:

Giả sử bạn muốn mua một áo sơ mi size S hoặc size M. Áo size S có 5 màu khác nhau, áo size M có 4 màu khác nhau. Hỏi có bao nhiêu sự lựa chọn (về màu áo và cỡ áo)?

Xem đáp án

Nếu chọn áo size S thì sẽ có 5 cách.

Nếu chọn áo size M thì sẽ có 4 cách.

Theo qui tắc cộng, ta có 5+ 4= 9  cách chọn mua áo.

Chọn đáp án A.


Bắt đầu thi ngay