IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 3)

  • 7518 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường đạt hiệu quả cao nhất đối với đối tượng là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường đạt hiệu quả cao nhất đối với đối tượng là vi sinh vật (vì hệ gen đơn giản, dễ bị tác động và cơ chế sửa sai không quá mạnh)


Câu 2:

Khu sinh học chiếm diện tích lớn nhất thế giới là:

Xem đáp án

Đáp án D

Khu sinh học chiếm diện tích lớn nhất thế giới là: Biom nước mặn (≈ 71% diện tích Trái Đất là biển)


Câu 3:

Khi thiếu photpho, cây có những biểu hiện như:

Xem đáp án

Đáp án B

Khi thiếu photpho, cây có những biểu hiện như: Lá nhỏ, ban đầu có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.


Câu 4:

Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?

Xem đáp án

Đáp án B

Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Dạng đột biến thể một là AaBbd (chỉ có 1 chiếc NST d).


Câu 5:

Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa

Xem đáp án

Đáp án D

Diều ở các động vật được hình thành từ thực quản của ống tiêu hóa.


Câu 6:

Côn trùng hô hấp:

Xem đáp án

Đáp án A

Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí.


Câu 7:

Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài không phải bằng chứng sinh học phân tử


Câu 8:

Thoát hơi nước có những vai trò nào với cây trong các vai trò sau đây?

1. Tạo lực hút đầu trên

2. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng

3. Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp

4. Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí Phương án trả lời đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Thoát hơi nước có vai trò với cây: 1. Tạo lực hút đầu trên; 2. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng; 3. Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp


Câu 9:

Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

Xem đáp án

Đáp án B

Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì chúng co toàn bộ cơ thể


Câu 10:

Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá nhỏ là

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá nhỏ là biến dị tổ hợp


Câu 11:

Trong các trường hợp sau:

(1) sự phóng điện trong các cơn giông đã oxi hóa N2 thành nitrat

(2) Quá trình cố định nito bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nito hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất

(3) Nguồn nito do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón

(4). Nguồn nito trong nham thạch do núi nửa phun

Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrat và amôn tự nhiên

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sự phóng điện trong các cơn giông đã oxi hóa N2 thành nitrat à tự nhiên

(2) Quá trình cố định nito bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nito hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất

(3) Nguồn nito do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón à không phải tự nhiên (mà là do con người cung cấp)

(4). Nguồn nito trong nham thạch do núi nửa phun à tự nhiên


Câu 12:

Điều hòa hoạt động của gen chính là:

Xem đáp án

Đáp án C

Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra


Câu 13:

Sự kiện nào sau đây không phải sự kiện nổi bật của tiến hóa tiền sinh học

Xem đáp án

Đáp án B

Sự kiện không phải nổi bật của tiến hóa tiền sinh học là hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit nucleic


Câu 14:

Một trong những xu hướng biến đổi của các nhân tố vô sinh trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là

Xem đáp án

Đáp án B

Một trong những xu hướng biến đổi của các nhân tố vô sinh trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là nhiệt độ ngày càng ổn định


Câu 15:

Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:

(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

(5) Trùng roi sống trong ruột mối.

Trong các mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. à ức chế cảm nhiễm (1 loài có hại)

(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. à kí sinh – vật chủ (1 loài bị hại)

(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. à hội sinh (1 loài có lợi, 1 loài ko lợi ko hại)

(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. à kí sinh (1 loài bị hại)

(5) Trùng roi sống trong ruột mối. à kí sinh (cả 2 loài có lợi)


Câu 16:

Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loại A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ:

1. Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được

2. Có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng

3. Không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng

4. Có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ

Có bao nhiêu đáp án đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Giao phấn loài A (n=7) với loài B (n=11)

à đời con có 2n = 18 à đa bội hóa 4n=36

1. Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được à sai

2. Có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng à đúng

3. Không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng à sai

4. Có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ à đúng


Câu 18:

Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN?

Xem đáp án

Đáp án C

A. Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch. à sai (cả 2 gen con tạo ra đều được tháo xoắn, tách mạch)

B. Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X). à sai (A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại)

C. Cả 2 mạch cuả ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới. à đúng

D. Tự nhân đôi của ADN chủ yếu xảy ra ở tế bào chất. à sai, chủ yếu diễn ra trong nhân


Câu 19:

Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý hạt như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý hạt như sau: Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh


Câu 20:

Sau khi nghiên cứu quần thể cá chép trong một cái cao người ta thu được kết quả như sau: 15% cá thể trước tuổi sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sinh sản, 35% cá thể sau sinh sản. Biện pháp nào sau đây mang lại hiệu quả kinh tế hơn cả để trong thời gian tới tỉ lệ số cá thể trước tuổi sinh sản sẽ tăng lên

Xem đáp án

Đáp án D

15% cá thể trước tuổi sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sinh sản, 35% cá thể sau sinh sản à quần thể có xu hướng suy vong.

Biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế hơn cả để trong thời gian tới tỉ lệ số cá thể trước tuổi sinh sản sẽ tăng lên là: Đánh bắt những cá thể sau tuổi sinh sản (để giảm tỉ lệ những con cá không sinh sản nhưng vẫn sử dụng nguồn thức ăn của những cá thể đang và trước tuổi sinh sản)


Câu 21:

Trong các phát biểu sau:

(1). Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn

(2). Tốc độ chảy nhanh, máu đi được xa

(3). Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào

(4). Điều hòa, phân phối máu đến các cơ quan nhanh

(5). Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao

Có bao nhiêu phát biểu đùng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở

Xem đáp án

Đáp án C

Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở:

(1). Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn 

(2). Tốc độ chảy nhanh, máu đi được xa

(4). Điều hòa, phân phối máu đến các cơ quan nhanh

(5). Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao


Câu 22:

Có mấy nhận xét không đúng về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen trong số 4 nhận xét dưới đây?

(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể làm phát sinh đột biến gen.

(2) Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.

(3) Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến

(4) Tác nhân gây đột biến gen có thể là tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học.

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể làm phát sinh đột biến gen. à đúng

(2) Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN. à đúng

(3) Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến à sai, tần số phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến

(4) Tác nhân gây đột biến gen có thể là tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học. à đúng


Câu 23:

Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối (ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò

Xem đáp án

Đáp án B

Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối (ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Ca để hình thành xương


Câu 24:

Một cá thể đực có kiểu gen Aa BD/bd. Biết tần số hoán vị gen giữa B và D là 30%. Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử và tỉ lệ giao tử A Bd là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Đáp án C

Aa BD/bd (f = 30%)

Số loại giao tử = 2 x 4 = 8

Tỉ lệ giao tử A Bd = 0,5 x 0,15 = 7,5%


Câu 25:

Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?

(1) Hội chứng Etuốt.

(2) Hội chứng Patau.

(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

(4) Bệnh máu khó đông

(5) Hội chứng khóc như tiếng mèo kêu.

(6) Bệnh ung thư máu.

(7) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng do đột biến NST. Những đột biến NST là:

(1) Hội chứng Etuốt.

(2) Hội chứng Patau.

(4) Bệnh máu khó đông

(6) Bệnh ung thư máu


Câu 26:

Có bao nhiêu nhận xét sai dưới đây về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

1. Động lực của chọn lọc tư nhiên là đấu tranh sinh tồn

2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới

3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành

4. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật

5. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người

6. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới

Xem đáp án

Đáp án D

1. Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn à đúng

2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới à sai, kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu, thị hiếu của con người (chưa chắc là loài mới)

3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành à đúng

4. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật à sai, chọn lọc nhân tạo xuất hiện khi có con người.

5. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người à đúng

6. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới. à sai, chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh giới vì nó loại bỏ gen, làm nghèo vốn gen của quần thể.


Câu 28:

Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì thế hệ sau có sự:

Xem đáp án

Đáp án D

Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường


Câu 29:

Trong một gia đình mẹ có kiểu gen XB Xb bố có kiểu gen Xb Y sinh được con gái có kiểu gen XB XB Xb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ?

Xem đáp án

Đáp án B

- Mẹ có kiểu gen XBXb bố có kiểu gen XbY sinh được con gái có kiểu gen XBXBXb. à con gái này nhận Xb từ bố (vì bố chỉ cho được giao tử Xb), nhận XBXB từ mẹ à vậy đột biến ở người con này là do mẹ à Quá trình giảm phân 2, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường

- Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. à xảy ra đột biến số lượng NST


Câu 30:

Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây thân cao, hoa đổ đều có 2 cặp gen dị hợp khác nhau. F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao. hoa trắng chiếm tỉ lệ 19,24 %. Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tỉ lệ ngang nhau thì tần số hoán vị gen là

Xem đáp án

Đáp án D

P: AaBb x AaBb à F1 có thân cao, hoa trắng chiếm 19,24% óA_bb = 19,24%

Tỉ lệ này ≠ tỉ lệ quy luật phân li à đã xảy ra hoán vị

A_bb = 19,24% à aabb = 25 – 19,24 = 5,76%

à tỉ lệ giao tử ab = 0,24 < 0,25 à ab là giao tử hoán vị

à tần số hoán vị = 0,48 = 48%


Câu 31:

Có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đạt trạng thái cân bằng?

(1) (2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa)

(2) (36%AA: 48%Aa: 16%aa).

(3) (36%AA: 28%Aa: 36%aa).

(4) (36%AA: 24%Aa: 40%aa)

Xem đáp án

Đáp án B

(1) (2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa). à cân bằng

(2) (36%AA: 48%Aa: 16%aa). à cân bằng

(3) (36%AA: 28%Aa: 36%aa).  à không cân bằng

(4) (36%AA: 24%Aa: 40%aa). à không cân bằng


Câu 32:

Cho cây lá xanh thụ phấn với cây lá đốm thu được F1 100% lá xanh, cho cây F1 tự thụ phấn bắt buộc thu được F2 100% lá xanh, cho F2 tiếp tục thụ phấn F3 thu được 100% lá xanh. Đặc điểm di truyền của tính trạng màu lá là:

Xem đáp án

Đáp án D

Cho cây lá xanh thụ phấn với cây lá đốm thu được F1 100% lá xanh, cho cây F1 tự thụ phấn bắt buộc thu được F2 100% lá xanh, cho F2 tiếp tục thụ phấn F3 thu được 100% lá xanh. Đặc điểm di truyền của tính trạng màu lá là: màu lá do gen nằm ở lục lạp của tế bào thực vật chi phối (luôn di truyền theo dòng mẹ)


Câu 33:

Ở ruồi giấm, A qui định mắt đỏ, a qui định mắt trắng. Khi hai gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong các gen mắt đỏ ít hơn gen mắt trắng 32 nucleotit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Kiểu biến đổi có thể xảy ra gen đột biến là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ở ruồi giấm, A qui định mắt đỏ, a qui định mắt trắng. Gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro à thêm 1 cặp G-X


Câu 35:

Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.

-Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ : 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng

-Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.

Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.

- Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. à tỉ lệ của tương tác bổ trợ tỉ lệ 9: 6: 1 à là kết quả phép lai AaBb x AaBb

- Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ: 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng à 4 tổ hợp = 4x1 (vì cây P có KG AaBb) à cây 1 có KG aabb

=> Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là: P: AaBb; cây 1: aabb; cây 2: AaBb


Câu 36:

Cho phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:

1. AAAABbbb x AaaaBBbb

2. Aaaabbbb x Aaaabbbb

3. AAAaBbbb x AaaaBBBb

4. AaaaBbbb x AAAaBbbb

5.AAAaBBbb x aaaaBBbb

6. AaaaBbbb x AAAaBBBb

Các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Trong các phép lai trên, phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 4:2:2:1:1:2:2:1:1 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ 4:2:2:1:1:2:2:1:1 = (1: 2: 1) x (1: 2: 1)

1. AAAABbbb x AAaaBBbb à (1AAAA: 4 AAAa: 1AAaa) x (1BBBb: 5BBbb: 5Bbbb: 1bbbb) à loại

2. Aaaabbbb x Aaaabbbb à (1AAaa: 2Aaaa: 1aaaa) x bbbb à loại

3. AAAaBbbb x AaaaBBBb à (1AAAa: 2AAaa: 1Aaaa) x (1BBBb: 2BBbb: 1Bbbb) à nhận

4. AaaaBbbb x AAAaBbbb à (1AAAa: 2AAaa: 1Aaaa) x (1BBbb: 2Bbbb: 1bbbb) à nhận

5. AAAaBBbb x aaaaBBbb à (1AAaa: 1Aaaa) x (1BBBB: 8BBBb: 18BBbb: 8Bbbb: 1bbbb) à loại

6. AaaaBbbb x AAAaBBBb à (1AAAa: 2AAaa: 1Aaaa) x (1BBBb: 2BBbb: 1Bbbb) à nhận


Câu 37:

Bệnh mù màu là tính trạng lặn liên kết với giới tính X. Nếu con trai của một gia đình có mẹ bị bệnh mù màu và bố không bị bệnh cưới một cô gái mà mẹ cô ta bị bệnh mù màu còn bố thì không bị bệnh, xác suất để cặp vợ chồng đó có một con gái bình thường (không bị bệnh) là?

Xem đáp án

Đáp án B

a: mù màu; A: bình thường (gen nằm trên NST X)

- Người con trai có mẹ bị mù màu à người con trai này có KG: XaY à tạo giao tử Xa = 1/2; Y = 1/2

- Cô gái mà mẹ cô ta bị bệnh mù màu còn bố thì không bị bệnh à cô gái có KG: XAXa à tạo giao tử XA = 1/2; Xa = 1/2

à xác suất để cặp vợ chồng đó có một con gái bình thường (không bị bệnh) là:

1/2XA x 1/2Xa = 1/4= 25%


Câu 38:

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

Xem đáp án

Đáp án B

A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. à sai, chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 4

B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. à đúng

C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. à sai, nếu động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa thú ăn thịt và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và chim ăn thịt cỡ lớn (vì rắn và thú ăn thịt chỉ có 1 nguồn thức ăn là động vật ăn rễ; chim ăn thịt cỡ lớn có nhiều nguồn thức ăn khác nên khi động vật ăn rễ giảm à chim ăn thịt cỡ lớn có thể chuyển sang ăn thịt loài khac).

D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. à sai, không thể xuất hiện 2 loài có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn


Câu 39:

Ở một loài thực vật, cho cây thân cao tự thụ phấn, đời F1 thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 9 cây thân cao: 7 cây thân thấp cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con là

Xem đáp án

Đáp án D

Ở một loài thực vật, cho cây thân cao tự thụ phấn, đời F1 thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 9 cây thân cao: 7 cây thân thấp à tính trạng này được quy định bởi quy luật tương tác bổ sung kiểu 9: 7

A_B_: thân cao

A_bb; aaB_; aabb: thân thấp

F1: 1 AABB: 2 AaBB: 4 AaBb: 2 AABb: 1 AAbb: 1 aaBB: 2 Aabb: 2 aaBb: 1 aabb

Ngẫu phối các cây thân cao ở F1: 1 AABB: 2 AaBB: 4 AaBb: 2 AABb

à GF1: AB= 4/9; Ab= 2/9; aB= 2/9; ab= 1/9

F2: A_B_ = 64/81(thân cao)

A_bb + aaB_ + aabb = 17/81 (thân thấp)


Câu 40:

Ở một quần thể người đang cân bằng di truyền về tính trạng màu mắt thấy có 64% người mắt nâu, Biết rằng trong quần thể chỉ có 2 màu mắt nâu và đen, tính trạng trội – lặn hoàn toàn. Người ta thấy rằng khi quan sát quần thể thì có nhiều gia đình có bố , mẹ đều mắt nâu và con của họ có mắt đen. Một cặp vợ chồng mắt nâu trong quần thể kết hôn. Xác suất để họ sinh được 3 đứa con đều có mắt nâu là bao nhiêu?. Biết rằng không có đột biến xảy ra.

Xem đáp án

Đáp án B

- Người ta thấy rằng khi quan sát quần thể thì có nhiều gia đình có bố, mẹ đều mắt nâu và con của họ có mắt đen à tính trạng mắt đen là tính trạng lặn

Quy ước: A: nâu; a: đen

- Ở một quần thể người đang cân bằng di truyền về tính trạng màu mắt thấy có 64% người mắt nâu à A_ = 64%; aa = 36% à tỉ lệ alen a = 36% 

à tỉ lệ alen A = 40%

à cấu trúc di truyền của quần thể: 16% AA: 48% Aa: 36% aa

- Một cặp vợ chồng mắt nâu trong quần thể kết hôn, họ có KG: 0,25 AA; 0,75 Aa à tạo giao tử A = 0,625 và a = 0,375

Xác suất để họ sinh được 3 đứa con đều có mắt nâu là

(1 – 0,3752)3 ≈ 63,47%


Bắt đầu thi ngay