Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 8)
-
7603 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mã di truyền trên mARN được đọc theo:
Đáp án D
Mã di truyền trên mARN được đọc theo một chiều từ 5’- 3’
Câu 2:
Mô hình V.A.C là một hệ sinh thái vì:
Đáp án C
Mô hình V.A.C là một hệ sinh thái vì có chu trình tuần hoàn vật chất
Câu 3:
Tại sao khi chất ức chế operon Lac liên kết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản?
Đáp án D
Khi chất ức chế operon Lac liên kết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ ngăn cản ARN polymerase tương tác với ADN tại vị trí khởi đầu phiên mã.
Câu 4:
Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì
Đáp án A
Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì mặt trong của màng nơ ron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương
Câu 5:
Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp
Đáp án C
Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp dung hợp tế bào trần
Câu 6:
Động vật nào sau đây sinh sản bằng cả 2 hình thức nảy chồi và phân mảnh ?
Đáp án B
Động vật sinh sản bằng cả 2 hình thức nảy chồi và phân mảnh: bọt biển
Câu 7:
Các tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?
Đáp án A
Các tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ tầng sinh bần.
Câu 8:
Nhận định đúng về gen là:
Đáp án A
Nhận định đúng về gen là:
Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
Câu 9:
Giai đoạn đường phân trong quá trình hô hấp nội bào của thực vật diễn ra tại
Đáp án A
Giai đoạn đường phân trong quá trình hô hấp nội bào của thực vật diễn ra tại Tế bào chất
Câu 10:
Các cơ quan tương tự được hình thành ở các loài khác nhau là do:
Đáp án C
Các cơ quan tương tự được hình thành ở các loài khác nhau là do đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống giống nhau
Câu 11:
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
Đáp án B
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nặng nề nhất: gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực
Câu 12:
Trong quần xã đồng ruộng, cỏ và lúa có quan hệ
Đáp án D
Trong quần xã đồng ruộng, cỏ và lúa có quan hệ cạnh tranh
Câu 13:
Hình thành loài mới theo phương thức lai xa kết hợp đa bội hóa trong tự nhiên có trình tự:
Đáp án D
Hình thành loài mới theo phương thức lai xa kết hợp đa bội hóa trong tự nhiên có trình tự: Lai xa → con lai xa → thể song nhị bội → loài mới
Câu 14:
Quan sát giàn mướp, ta thấy nhiều tua cuốn vào giàn, đó là kết quả của tính
Đáp án A
Quan sát giàn mướp, ta thấy nhiều tua cuốn vào giàn, đó là kết quả của tính hướng tiếp xúc
Câu 15:
Người ta phân biệt nhóm thực vật CAM, C4 chủ yếu dựa vào:
Đáp án C
Người ta phân biệt nhóm thực vật CAM, C4 chủ yếu dựa vào sự khác nhau về địa điểm diễn ra pha sáng và pha tối
Câu 16:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Trong số các phương pháp dưới đây, phương pháp nào không thể xác định được kiểu gen ở cây hoa đỏ F2
Đáp án A
A. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P à F2 có KG AA, Aa; P có KG AA à không xác định được KG của F2.
B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1 à F2 có KG AA, Aa; F1 có KG Aa (AA x Aa à 100% đỏ; Aa x Aa à 3 đỏ: 1 trắng) à xác định được KG F2.
C. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn à AA x AA à 100% đỏ; Aa x Aa à 3 đỏ: 1 trắng à xác định được KG F2.
D. Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P
Câu 17:
Cho các quá trình sau:
1. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt
2. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng
3. Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm
4. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy. Số quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là:
Đáp án B
Quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là:
2. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng
Câu 18:
Cho hình tháp sinh khối tại một thời điểm ở một hệ sinh thái như sau:
Lý do để xuất hiện hình tháp như vậy là:
Đáp án D
Lý do để xuất hiện hình tháp như vậy là: Sinh vật bậc 2 là loài tích lũy sinh khối thấp hơn nhưng do sinh sản nhanh nên vẫn cung cấp đủ cho sinh vật bậc 3
Câu 19:
Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1 giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tỉ lệ về thời gian giữa các pha nhĩ co: thất co : giãn chung trong chu kì tim của loài động vật trên là
Đáp án A
- Số thời gian của 1 chu kì tim = 60/25 = 2,4 (s)
- Tâm nhĩ nghỉ 2,1s à tâm nhĩ co 0,3 s
- Tâm thất nghỉ 1,5s à tâm thất co 0,9s
- Pha giãn chung = 1,2 s
à Tỉ lệ về thời gian giữa các pha nhĩ co: thất co : giãn chung trong chu kì tim của loài động vật trên là = 0,3/0,9/1,2 = 1: 3: 4
Câu 20:
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:
(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.
(2) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể
(3) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực:cái trong quần thể
(4) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai
(5) Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi : tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản
(6) Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài
Có bao nhiêu kết luận đúng ?
Đáp án B
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, các kết luận đúng:
(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.
(4) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai
(6) Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài
Câu 21:
Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau.Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân chính góp phần hình thành nên các loài mới này ?
Đáp án C
Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau. Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân chính góp phần hình thành nên các loài mới này là yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 22:
Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.
(2) Sự không phân li toàn bộ bộ NST của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên luôn tạo ra thể tự đa bội chẵn.
(3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ.
(4) Thể dị đa bội có thể được hình theo con đường lai xa và đa bội hóa. Trong các phát biểu trên, các phát biểu sai là
Đáp án C
Cho các phát biểu sai về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân
Câu 23:
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alencủa quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Đáp án B
Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, các phát biểu đúng về chọn lọc tự nhiên:
(2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 24:
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
Đáp án A
- Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường XMY à nhận XM từ mẹ
- Một con gái mù màu XmXm à đứa con gái nhận Xm từ cả bố và mẹ
à Kiểu gen của cặp vợ chồng này là XMXm x XmY
Câu 25:
Những nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN ?
(1). Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch.
(2). Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X).
(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới.
(4). Tự nhân đôi của ADN sinh vật nhân thực chỉ xảy ra ở trong nhân
Đáp án A
Nội dung đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN:
(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới
Câu 26:
Cho biết các côdon mã hóa các axitamin tương ứng trong bảng sau:
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axitamin Pro – Gly – Lys – Val. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit Guanin (G) trên mạch gốc bằng nuclêôtit loại ađênin (A). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là
Đáp án B
Protein: Pro – Gly – Lys – Val
mARN: XXX – GGG – AAA – GUU (hoặc GUX)
ADN:
3’ GGG – XXX – TTT – XAA (hoặc XAG) 5’ (sau đột biến)
5’ XXX – GGG – AAA – GTT (hoặc GTX) 3’
Trước đột biến (thay thế 1 nu G = 1 nu A trên mạch gốc) có thể là:
3’GGGXXXTTTXGG 5’ (thay thế ở nu số 11)
Câu 27:
Tại sao trong giai đoạn mang thai của động vật trứng lại không rụng?
Đáp án A
Trong giai đoạn mang thai của động vật trứng lại không rụng do: Nhau thai tiết ra hoocmon kích dục nhau thai HCG, hoocmon này có tác dụng duy trì thể vàng tiết ơstrogen và progesteron. Hai hoocmon này ở nồng độ cao ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên ức chế sự sản sinh LH và FSH nên trứng không chín và rụng.
Câu 28:
Tại sao trong giai đoạn mang thai của động vật trứng lại không rụng?
Đáp án A
Trong giai đoạn mang thai của động vật trứng lại không rụng do: Nhau thai tiết ra hoocmon kích dục nhau thai HCG, hoocmon này có tác dụng duy trì thể vàng tiết ơstrogen và progesteron. Hai hoocmon này ở nồng độ cao ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên ức chế sự sản sinh LH và FSH nên trứng không chín và rụng.
Câu 29:
Có 8 phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 6 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con còn chứa N15?
Đáp án B
8 phân tử ADN chứa 16 mạch đơn à sau nhân đôi, do nguyên tắc bán bảo toàn nên sau 6 lần nhân đôi sẽ có 16 ADN con chứa N15
Câu 30:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hơn hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?
(1) AaBb x Aabb
(2) AaBB x aaBb
(3) Aabb x aaBb
(4) aaBb x aaBB.
Đáp án A
(1) AaBb x Aabb
à aabb = 1/4 x 1/2 = 1/8
(2) AaBB x aaBb
à aabb = 1/2 x 0 = 0
(3) Aabb x aaBb
à aabb = 1/2 x 1/2 = 1/4
(4) aaBb x aaBB
à aabb = 0
Câu 31:
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen qui định các enzyme khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau :
Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzyme A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1 . Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 . Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?
(1) ở F2 có 8 kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ
(2) ở F2 ,kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen qui định nhất
(3) trong số các cây hoa trắng ở F2 , tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%
(4) nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở đời F3 là 0%
Đáp án D
P: AABBDD x aabbdd
F1: AaBbDd
F1 x F1: AaBbDd x AaBbDd
(1) Ở F2 có 8 kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ à đúng
(2) Ở F2, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen qui định nhất à đúng, kiểu hình có kiểu gen qui định ít nhất là hoa vàng (A-B-dd) = 2 x 2 = 4
Do kiểu hình hoa trắng có số KG qui định là: 3 x 3 x 3 – 8 – 4= 15
(3) Trong số các cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57% à đúng
Tỉ lệ hoa đỏ là : 0,75 x 0,75 x 0,75 = 27/64
Tỉ lệ hoa vàng là: 0,75 x 0,75 x 0,25 = 9/64
Tỉ lệ hoa trắng là: 1 – 27/64 – 9/64 = 28/64
Tỉ lệ hoa trắng đồng hợp (aabbdd + AAbbdd + aaBBdd + aabbDD + aaBBDD + AAbbDD)
ó aa (BB+bb) (DD+dd) + AAbb (DD + dd) là:
0,25 x 0,5 x 0,5 + 0,25 x 0,25 x 0,5= 6/64
Tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp là 28/64 – 6/64 = 22/64
→ tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp trong tổng hoa trắng là 22/28= 78,57%
(4) Nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ thu được ở đời F3 là 0% à đúng
Hoa vàng F2: (AA+Aa) (BB+Bb)dd
Hoa vàng x hoa vàng:
F3 không có hoa đỏ vì không tạo được kiểu hình D_
Câu 32:
Ở người, các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan của tuổi mẹ với tỉ lệ con mắc hội chứng Đao. Giả sử phụ nữ sinh con ở tuổi 40 bị rối loạn phân li cặp NST số 21 trong quá trình giảm phân I là 1%, giảm phân II diễn ra bình thường. Một người phụ nữ 40 tuổi muốn sinh con, giả sử tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, khả năng người phụ nữ này sinh ra 1 đứa con mắc hội chứng Đao là
Đáp án A
- Một người phụ nữ 40 tuổi muốn sinh con, với 1% xảy ra rối loạn trong GPI à số giao tử đột biến n+1 do người phụ nữ tạo ra = 1/2 x 1% = 0,005
- Tế bào sinh tinh GP bình thường tạo giao tử n
=> khả năng người phụ nữ này sinh ra 1 đứa con mắc hội chứng Đao là 0,005
Câu 33:
Xét 4 tế bào sinh dục ở một cá thể ruồi giấm cái cái có kiểu gen Ab//aB DE//de đang tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Giả sử gen A cách gen B 20cM, gen D cách gen E 30cM thì tính theo lí thuyết trong số các giao tử được tạo ra, loại giao tử có kiểu gen Ab DE có tỉ lệ tối đa là:
Đáp án B
Xét 4 tế bào sinh dục cái Ab//aB DE//de đang tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Giả sử gen A cách gen B 20cM, gen D cách gen E 30cM
à tạo ra Ab DE có tỉ lệ tối đa là = 100% (nếu cả 4 TB đều không hoán vị)
Câu 34:
Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 8A-bb : 3aaB- : 2aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là
Đáp án D
F1: 7A-B- : 8A-bb : 3aaB- : 2aabb
à aabb = 10% = 20%ab x 50% ab
à ab là giao tử hoán vị à KG P:
thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là Ab/aB x Ab/ab; f = 40%
Câu 38:
“Chiêm lấp ló đầu bờ - Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Ý nghĩa của câu ca dao có liên quan đến một phần chu trình vật chất nào sau đây?
Đáp án B
“Chiêm lấp ló đầu bờ - Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Ý nghĩa của câu ca dao có liên quan đến một phần chu trình nitơ (do sét là con đường chuyển hóa nito tự nhiên)
Câu 39:
Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1:2:1
Đáp án A
A. P: Ab/ab x Ab/ab, các gen liên kết hoàn toàn à 3 A_bb;1 aabb
B. P: AB/ab x Ab/aB, các gen liên kết hoàn toàn à 1A_bb: 2 A_B_: 1aaB_
C. P: Ab/aB x Ab/aB, các gen liên kết hoàn toàn à 1AAbb: 2A_B_: 1aaBB
D. P: Ab/aB x Ab/aB, có hoán vị gen xảy ra ở một giới với tần số 40%
à 1A_bb: 2 A_B_: 1aaB_
Câu 41:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
Đáp án A
Bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định (số 11, 12 bị bệnh sinh con 18 không bệnh) à A_: bị bệnh; aa: không bệnh.
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. à sai, có 22 người xác định được chính xác KG.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. à đúng, những người không bệnh chắc chắn có KG đồng hợp tử lặn.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. à đúng, những người bị bệnh đều có KG lặn aa.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. à đúng