IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 30)

  • 8188 lượt thi

  • 42 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể gồm ADN và prôtêin histon được xoắn lần lượt theo các cấp độ

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 2:

Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật:

Xem đáp án

Đáp án C

C sai vì thực vật chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+.

Nito phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, trơ về mặt hóa học, phải cần năng lượng rất lớn mới phá vỡ được liên kết này → thực vật không hấp thụ được


Câu 3:

Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong

Xem đáp án

Đáp án D

Lai xa là phép lai giữa các dòng thuộc hai loài khác nhau hoặc các dòng thuộc các chi, họ khác nhau nhằm tạo ra biến dị tổ hợp mới.

Ở vật nuôi, do có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp nên khó có thể áp dụng lai xa.

Ở vi sinh vật không sử dụng phương pháp lai xa.

Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong chọn giống cây trồng


Câu 4:

Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong

Xem đáp án

Đáp án D

Lai xa là phép lai giữa các dòng thuộc hai loài khác nhau hoặc các dòng thuộc các chi, họ khác nhau nhằm tạo ra biến dị tổ hợp mới.

Ở vật nuôi, do có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp nên khó có thể áp dụng lai xa.

Ở vi sinh vật không sử dụng phương pháp lai xa.

Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong chọn giống cây trồng


Câu 5:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thứ 2. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho cây có kiểu hình hoa đỏ (P) tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình: hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Tính theo lí thuyết, trong số cây hoa trắng ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án C

Theo bài ra ta có quy ước:

A_bb, aabb: hoa trắng.

A_B_: hoa đỏ.

aaB_: hoa vàng.

Cây P tự thụ phấn thu được đời con có cả 3 loại kiểu hình hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng => Cây P có kiểu gen là AaBb.

P: AaBb x AaBb.

Tỉ lệ cây hoa trắng là: A_bb + aabb = 3/4 x 1/4 + 1/4 x 1/4 = 1/4.

Tỉ lệ cây hoa trắng đồng hợp là: AAbb + aabb = 1/4 x 1/4 + 1/4 x 1/4 = 1/8.

Trong số cây hoa trắng ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ: 1/8 : 1/4 = 1/2


Câu 6:

Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì

Xem đáp án

Đáp án A

Các nội dung B, C, D vì cách li địa lý chỉ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những sự thay đổi trên.

Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc


Câu 7:

Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 4 cây cao : 1 cây thấp. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, ở F4 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 2,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét một gen có hai alen → A- cây cao, a-cây thấp.

P xuất phát có 4 thân cao: 1 thân thấp = 0,8 A-: 0,2 aa

Sau 4 thế hệ tự thụ phấn → F4 có kiểu gen dị hợp chiếm 2,5% → tỷ lệ Aa ở thế hệ xuất phát là: 0,025 × (24) = 0,4 → tỷ lệ kiểu gen AA = 0,8 - 0,4 = 0,4

Cấu trúc quần thể ở giai đoạn P là: 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1


Câu 8:

Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể, làm cho quần thể dễ bị diệt vong


Câu 9:

Yếu tố nào sau đây cần cho quá trình tái bản ADN?

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình tái bản ADN gồm có các thành phần. ADN mẹ, các loại enzyme ( ADN polymeraza, ARN polymeraza, ligaza, helicase ), nucleotide môi trường nội bào, Protein SSB.... 


Câu 10:

Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 11:

Khoai tây sinh sản bằng:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 12:

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới?

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung D sai. Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới vai trò của các nhân tố hữu sinh và vô sinh là không như nhau


Câu 13:

Menđen sử dụng phép lai phân tích trong thí nghiệm của mình để

Xem đáp án

Đáp án C

A sai, để xác định qui luật di truyền ông dùng phép lai giữa các dòng thuần chủng tương phản.

B sai, vì ông thực hiện phép lai để kiểm tra giả thuyết của mình chứ không phải để chuẩn bị cho các phép lai.

D sai, vì biết được tính trạng là trội hay lặn thì ta mới dùng được phép lai phân tích.

Lưu ý: Đáp án sử dụng các thuật ngữ của di truyền học hiện đại chứ không phải của thời ông Menđen


Câu 16:

Trong tiến hoá nhỏ, quá trình đột biến có vai trò

Xem đáp án

Đáp án B

Trong tiến hoá nhỏ, quá trình đột biến có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú → A đúng.

A, D sai vì biến dị tổ hợp mới là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

C sai vì quá trình đột biến chỉ tạo ra biến dị đột biến chứ không phải biến dị tổ hợp


Câu 18:

Các kiểu hướng động âm của rễ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Hướng động âm là hình thức vận động tránh xa nguồn kích thích

Các kiểu hướng động âm ở rễ là: hướng sáng, hướng hoá (đối với hóa chất độc hại).    

Còn hướng nước, hướng hóa (với tác nhân có lợi), hướng đất là các hướng động dương của rễ


Câu 20:

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 21:

Từ kết quả thí nghiệm của phép lai hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng Menđen cho thấy rằng: Khi lai cặp bố, mẹ thuần chủng khác nhau về hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập với nhau, thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng

Xem đáp án

Đáp án A

Từ kết quả thí nghiệm của phép lai hai hoặc nhiều cặp tính trạng, Menden cho thấy rằng : khi lai hai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó


Câu 22:

Tổ hợp các giao tử nào dưới đây của người có thể tạo ra hội chứng Đao?

(1) (23 + X)

(2) (21 + Y)

(3) (22 + XX)

(4) (22 + Y)

Xem đáp án

Đáp án A

Hội chứng Đao là hội chứng mà trong tế bào của cơ thể có thể ba nhiễm sắc thể số 21.Hay bộ NST của nó phải là (45+XY) hoặc (45+XX)

Vậy chỉ có tổ hợp 1 và 4 mới cho ra 45+XY.Đây là người nam bị hội chứng đao


Câu 23:

Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu gen đồng hợp tử lặn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng, thân thấp. Cho F1 giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ, thân thấp : 6,25% hoa trắng, thân thấp. Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d qui định.

Trong các phép lai sau đây. Có bao nhiêu phép lai của F1 với cây khác có thể phù hợp với kết quả trên.

1ADad¯Bb x ADad¯Bb

2AdaD¯Bb x AdaD¯Bb

3AaBDbd¯x AaBdbd¯

4AaBDbd¯ x AaBDbd¯

5AaBdbD¯ x AaBdbD¯

Xem đáp án

Đáp án D

Ở F2 ta có hoa đỏ : hoa trắng = 15 : 1 => Tính trạng do 2 gen cùng tác động cộng gộp quy định, aabb quy định hoa trắng, các kiểu gen còn lại quy định hoa đỏ.

Phép lai phân tích cây F1 cho ra tỉ lệ kiểu hình 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ thân thấp : 1 hoa trắng thân thấp thì phép lai này có thể là: Aa BD//bd x aa bd//bd hoặc AD//ad Bb x ad//ad bb.

Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 thân cao : 1 thân thấp => Cơ thể khác đem lai có cặp gen về chiều cao thân là dd.

Ta có thể loại phép lai 1, 2, 4, 5.

Do F1 có kiểu gen dị hợp tử đều nên loại phép lai 6 và 8.

Chỉ còn phép lai 3.

Ta thấy 1 phép lai này đều thỏa mãn.


Câu 24:

Sinh sản hữu tính ở động vật là:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 25:

Phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Theo dõi sự di truyền một tính trạng nào đó trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ; từ đó rút ra quy luật di truyền của tính trạng đó

Mục đích của việc nghiên cứu phả hệ là xác định tính trạng trội, lặn của tính trạng đó, bệnh, tật di truyền ở người do gen trội hay gen lặn quy định. Xác định gen quy định nằm trên NST thường hay NST giới tính


Câu 26:

Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 27:

P thuần chủng lai với nhau được F1. Cho F1 giao phấn với hai cây có kiểu gen khác nhau được thế hệ lai đều có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

50% cây cho quả xanh, hạt dài : 25% cây cho quả xanh, hạt ngắn.

18,75% cây cho quả vàng, hạt dài : 6,25% cây cho quả trắng, hạt dài.

Cho biết kích thước của hạt do một cặp gen quy định.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

Giả sử quy ước: A-B- + A-bb: quả xanh.; aaB- : quả vàng; aabb : quả trắng

(1) Một trong hai cặp tính trạng màu sắc quả di truyền liên kết không hoàn toàn với cặp gen quy định hình dạng hạt.

(2) F1 có kiểu gen AaBdbD hoặc AdaDBb.

(3) Tần số hoán vị gen bằng 20%.

(4) Hai cây đem lai với F1 có kiểu gen BbAdaD và BbADad.

Xem đáp án

Đáp án B

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Quả xanh : quả vàng : quả trắng = (50 + 25) : 18,75 : 6,25 = 12 : 3 : 1.

Hạt dài : hạt ngắn = (50 + 18,75 + 6,25) : 25 = 3 : 1.

Vậy có thể thấy F1 dị hợp 3 cặp gen, 2 cây đem lai cũng dị hợp 3 cặp gen.

Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng: 50 : 25 : 18,75 : 6,25 = 8 : 4 : 3 : 1.

Hai cây dị hợp tử 3 cặp gen liên kết với nhau nhưng chỉ tạo ra 16 tổ hợp => Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn => Nội dung 1 sai, nội dung 3 sai.

Ta thấy đời con sinh ra kiểu hình quả trắng, hạt dài (aabbD_) nên F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo là AaBd//bD hoặc Ad//aD Bb. => Nội dung 2 đúng.

Nội dung 4 sai. Có thể gen A liên kết với gen D, cũng có thể gen B liên kết với gen D nên kiểu gen của 2 cây đem lai phải có trường hợp gen A liên kết với gen D.

Có 1 nội dung đúng


Câu 30:

Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY. Nếu quá trình giảm phân tạo giao tử của mẹ bị rối loạn, cặp NST XX không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, còn quá trình giảm phân của bố xảy ra bình thường thì có thể tạo thành các loại hợp tử bị đột biến ở đời sau là

Xem đáp án

Đáp án B

Nếu giảm phân I cặp NST XX không phân li thì tạo ra các hai loại giao tử XAXa; O

Bố giảm phân bình thường cho ra hai lọai giao tử XA và Y

Kết hợp giao tử của bố và mẹ thì thu được đời con có kiểu gen XAXAXa, XAXaY, OXA, OY


Câu 33:

Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ

Xem đáp án

Đáp án A

dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp tức là mang gen kháng tetraxiclin do đó sẽ có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường có tetraxiclin


Câu 35:

Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

Xem đáp án

Đáp án B

Xinap hóa học có cấu trúc gồm:

   + Chuỳ xinap chứa ti thể, bóng chứa chất trung gian hoá học

   + Màng trước.

   + Khe xinap.

   + Màng sau có thụ quan tiếp nhận chất trung gian hoá học


Câu 36:

Cho các thể đột biến sau ở người:

(1) Hội chứng bệnh Đao.

(2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

(3) Hội chứng siêu nữ (3X).

(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

(5) Hội chứng Tơcnơ.

(6) Bệnh ung thư máu.

Có bao nhiêu thể đột biến ở cấp độ tế bào là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong các thể đột biến trên

1. Hội chứng Đao do NST số 21 có 3 chiếc.

2. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây nên.

3. Hội chứng siêu nữ (3X) do cặp NST giới tính có 3 chiếc, dạng XXX

4. Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm do đột biến gen trội trên NST thường

5. Hội chứng Tơcno: Do cặp NST giới tính có 1 chiếc, dạng XO

6. Bệnh ung thư máu do mất đoạn đầu mút ở NST số 21.

Vậy các thể đột biến: 1, 3, 5, 6 là thể đột biến ở cấp độ tế bào


Câu 37:

Cho phép lai sau đây: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee. Biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen qui định 1 tính trạng, các gen phân ly độc lập, không có đột biến mới phát sinh. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng với phép lai trên?

(1) Tỷ lệ đời con có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là 1/128.

(2) Số loại kiểu hình được tạo thành là 32.

(3) Tỷ lệ kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là 9/128.

(4) Số loại kiểu gen được tạo thành là 64

Xem đáp án

Đáp án D

Phép lai: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee = (Aaxaa)(BbxBb)(Ccxcc)(DdxDd)(Eexee).

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) đúng. Tỷ lệ đời con có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng (aabbccddee) là: (1/2).(1/4).(1/2).(1/4).(1/2) = 1/128.

(2) đúng. Số loại kiểu hình được tạo thành là: 2.2.2.2.2 = 32 kiểu hình.

(3) đúng. Tỷ lệ kiểu hình trội về tất cả các tính trạng (A-B-C-D-E-) là: (1/2).(3/4).(1/2).(3/4).(1/2) = 9/128.

(4) sai. Số loại kiểu gen được tạo thành là: 2.3.2.3.2 = 72

Vậy có 3 kết luận đúng.


Câu 38:

Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí khổng vì

I. Lúc đó, lớp cutin bị thoái hóa.

II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành.

III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thoát qua cutin.

IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thoát qua.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Ở cây trưởng thành, lớp cutin rất dày, nước khó thoát ra nên quá trình thoát hơi nước qua cutin diễn ra rất hạn chế.

Mặt khác lượng tế bào khí khổng lớn nên quá trình thoát hơi nước diễn ra qua khí khổng là chủ yếu.

Xét các phát biểu của đề  bài:

I – Sai. Vì lớp cutin dày lên chứ không phải bị thoái hóa.

II – Đúng.

III – Sai. Thoát hơi nước qua cutin không được điều chỉnh.

IV – Đúng


Câu 40:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1

Xem đáp án

Đáp án A

P: cái xám, dài đỏ x đực xám dài đỏ

F1: đen, cụt, trắng 0,025 ab/ab XdY (do kiểu hình của đực và cái đều là mắt đỏ mà sinh ra con màu trắng thì chỉ có thể là kiểu gen XdY)

đen cụt ab/ab = 0,025/0,25 = 0,1

Ruồi đực không xảy ra hoán vị gen nên kg của xám dài ở P là AB/ab  tạo G (ab) = 0,5

=> G(ab) ở ruồi giấm cái là 0,2 < 0,25 => G (ab) là G hoán vị nên kg của xám dài cái là Ab/aB

Tỉ lệ xám, dài đỏ: A-B- XD- = {G đực (AB) x G cái+ G cái (AB) x 0,5 }x 0,75 = 0,6 x 0,75 = 0,45


Câu 42:

Trong số những kết luận dưới đây về huyết áp, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

II. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

III. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

Xem đáp án

Đáp án C

I - Sai. Vì huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.

II - Đúng. Tim đập nhanh và mạnh thì áp lực máu lên thành mạch càng tăng → huyết áp tăng.

III - Đúng. Vì càng xa tim huyết áp càng giảm, tốc độ máu càng thấp

IV – Đúng. Vì Huyết áp cực đại ( huyết áp tối đa ) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch

Huyết áp cực tiểu ( huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn


Bắt đầu thi ngay