Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 29)

  • 7610 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Nội dung B sai. Tần số phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến


Câu 2:

Bào quan thực hiện chức năng quang hợp

Xem đáp án

Đáp án B

Lục lạp là bào quan quang hợp

* Đặc điểm cấu tạo của lục lap thích nghi với chức năng quang hợp :

- Hình dạng : Lục lạp có hình bầu dục có thể xoay bề mặt để tiếp xúc với ánh sáng

- Màng bảo vệ lục lạp là màng kép

- Hệ thống màng quang hợp :

+ Bao gồm 1 tập hợp màng có chứa sắc tố quang hợp và được sắp xếp vô định hướng

+Tập hợp các màng như các chồng đĩa xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là các hạt grama

+ Xoang tilacoit là nơi diễn ra các phản ứng quang phân li nước và tổng hợp ATP

- Chất nền stroma :bên trong là 1 khối cơ chất không màu , chứa các enzim quang họp và là nơi diễn ra các phản ứng pha tối


Câu 3:

Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước sau:

(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống thần chủng có kiểu gen mong muốn.

(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.

(3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

Trình tự đúng của các bước là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

gồm các bước sau:

- Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau

- Lai các dòng thuần chủng khác nhau để tạo biến dị tổ hợp và chọn ra các tổ hợp gen mong

muốn.

- Sau đó sẽ cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua

một số thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

Trình tự đúng là (3) → (2) → (1).


Câu 4:

Ở một loài chim, xét sự di truyền tính trạng độ dài lông. Có một phép lai dưới đây:

 P: (đực) lông dàix (cái) lông ngắn

 F1: Tất cả con đực lông ngắn, tất cả con cái đều lông dài.

 F2: 150 đực là lông dài; 151 đực lông ngắn;

 152 cái là lông dài; 147 cái lông ngắn.

Gen quy định lông dài là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tính trạng xuất hiện ở cả con đực và con cái và tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở 2 giới nên tính trạng do gen nằm trên NST X không có alen trên Y quy định.

Ở chim con đực là XX, con cái là XY. Con đực luôn được nhận một giao tử X từ mẹ, ở đời F1 con đực đều có lông ngắn => Lông ngắn do gen trội quy định => Lông dài do gen lặn quy định.

Phép lai thỏa mãn:

P: XaXa x XAY.

F1: 1XAXa : 1XaY.


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung A sai. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp là cơ quan tương tự.

Nội dung B sai. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của thân, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của lá.

Nội dung C đúng.

Nội dung D sai. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương tự vì chúng cùng thực hiện chức năng giống nhau nhưng lại có nguồn gốc khác nhau.


Câu 6:

Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là

Xem đáp án

Đáp án B

Giả sử quần thể xuất phát toàn Aa

→ Sau 5 thế hệ tự thụ phấn

→ Aa giảm còn (1/2)5 = 0,03125

AA = aa= (1 - Aa) /2 = 0,484375 = 48,4375%


Câu 7:

Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S. Giải thích nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thị sinh trưởng của quần thể


Câu 8:

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN – pôlimeraza có vai trò

Xem đáp án

Đáp án A

Trong quá trình nhân đôi ADN, nhiệm vụ của enzim ADN- polimeraza là: xúc tác bổ sung các nu để kéo dài ADN mới


Câu 9:

Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: các loài chân khớp (châu chấu, tôm, cua...)

Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là: Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.


Câu 10:

Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là:

Xem đáp án

Đáp án C

Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật gồm:

+ Sinh sản bào tử.

+ Sinh sản sinh dưỡng: thân, củ, thân rễ.

Trong các đáp án trên, chỉ có đáp án C đúng.

Đáp án B sai vì sinh sản bằng hạt thuộc sinh sản hữu tính, còn sinh sản bằng cành là sinh sản sinh dưỡng.

C, D sai vì các hình thức sinh sản đó đều thuộc sinh sản sinh dưỡng


Câu 11:

Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do

Xem đáp án

Đáp án B

Phần năng lượng thất thoát qua các bậc dinh dưỡng phần lớn bị tiêu hao qua quá trình hô hấp của sinh vật (khoảng 70%), một phần qua các bộ phận rơi rụng và chất bài tiết (10%), phần nữa do sinh vật không sử dụng được (10%).


Câu 12:

Yếu tố di truyền nguyên vẹn tử bố mẹ sang con là

Xem đáp án

Đáp án D

Yếu tố di truyền nguyên vẹn từ bố mẹ sang con là alen.

Kiểu gen là kết quả sự tổ hợp lại các alen.

Tính trạng hay kiểu hình là kết quả sự tương tác của kiểu gen và môi trường.


Câu 15:

Trong một hệ sinh thái

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 16:

Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường)

Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định.

Vậy ứng động khác cơ bản với hướng động ở tác nhân kích thích không định hướng


Câu 17:

Trong một thời gian dài, trong các sách hướng dẫn về các loài chim đã đã liệt kê chim chích Myrther và chim chích Audubon là hai loài khác nhau. Gần đây, 2 loài chim này lại được các nhà khoa học phân thành các dạng phương đông và dạng phương tây của cùng một loài chim chích phao câu vàng. Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về ví dụ trên?

(1) Hai dạng chim chích trên sống ở các vùng địa lí khác nhau nên chúng thuộc hai loài khác nhau.

(2) Chim chích phao câu càng phương đông và chim chích phao câu vàng phương tây có khu vực phân bố khác nhau.

(3) Do thuộc cùng một loài, nên quân thể chim chích phao câu vàng phương đông và quần thể chim chích phao câu vàng phương tây có vốn gen chung và có thành phần kiểu gen giống nhau.

(4) Trong tự nhiên, hai dạng chim chích này có sự cách li địa lí với nhau nên chúng ít gặp gỡ để giao phối với nhau và sinh ra con bất thụ.

(5) Bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh hai dạng này thuộc cùng một loài là chúng có khả năng giao phối với nhau và đời con của chúng có sức sống, có khả năng sinh sản.

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung 1 sai. Có nhiều loài phân bố rộng khắp trên thế giới, không thể vì chúng sống ở các vùng địa lí khác nhau mà khẳng định chúng thuộc 2 loài khác nhau.

Nội dung 2 đúng.

Nội dung 3 sai. Mỗi quần thể có một vốn gen riếng.

Nội dung 4 sai. Nếu chúng sinh ra con bất thụ thì không thể thuộc cùng một loài.

Nội dung 5 đúng


Câu 18:

Ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 19:

Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì: Số loại kiểu gen khác nhau ở F2 là:

Xem đáp án

Đáp án A

Nếu F1 tạo ra dị hợp về n cặp gen, thì khi cho F1 lai với nhau thì mỗi cặp gen sẽ tạo ra 3 kiểu gen.

Vậy tổng số kiểu gen là: 3n


Câu 20:

Một gen cấu trúc dài 4080 Å, có tỉ lệ AG=32, gen bị đột biến kém hơn gen bình thường một liên kết hidro nhưng chiều dài của gen không thay đổi. Số lượng nucleotit từng loại của gen sau đột biến là:

Xem đáp án

Đáp án B

Số Nu 1 mạch của gen bt là 4080/3,4 = 1200.

 A + G = 1200 và A/G = 3/2 → A = T = 720; G = X = 480.

Đột biến không làm thay đổi chuiều dài nhưng giảm đi 1 liên kết H nên thay thếcặp G-X bằng

1 cặp A-T.

Gen mới có số nucleotide từng loại: A = T = 721 ; G = X = 479


Câu 21:

Ở một loài động vật, khi lai hai cơ thể đực mắt đỏ với cái mắt trắng, thu được F1 cái toàn mắt đỏ và đực toàn mắt hồng. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3/8 mắt đỏ : 4/8 mắt hồng : 1/8 mắt trắng. Kết luận được rút ra từ kết quả của phép lai trên là cặp NST giới tính của loài này là

Xem đáp án

Đáp án D

Phép lai 1 cặp tính trạng cho ra 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 4 : 1 => Tính trạng do 2 gen cùng tác động quy định.

Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở 2 giới => Do gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.

Vậy sẽ có 1 gen nằm trên NST giới tính, 1 gen nằm trên NST thường quy định.

3/8 = 1/2 x 3/4 => Tính trạng mắt đỏ sẽ là A_B_ sinh ra do phép lai AaBb x (Aabb hoặc aaBb)

1/8 = 1/2 x 1/4 => Tính trạng mắt trắng là aabb.

Các kiểu gen còn lại quy định mắt hồng. => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 6 : 1.

Phép lai cơ thể đực mắt đỏ (A_B_) với cái mắt trắng (aabb)  tạo ra F1 cái toàn A_B_; đực toàn A_bb (hoặc aaB_) => Con đực XY, cái XX.

Phép lai P: AAXBY x aaXbXb.

F1: AaXBXb : AaXbY


Câu 22:

Ở động vật sinh sản hữu tính có các hình thức thụ tinh

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 23:

Khi nghiên cứu di truyền một phả hệ của 1 gia đình cho biết bố bị bệnh (A), mẹ bình thường, họ sinh được con gái đầu bình thường và con trai thứ hai bị bệnh (A). Biết rằng tính trạng nghiên cứu do 1 gen quy định. Kết luận nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Xét kết luận của đáp án A :Bệnh do gen lặn quy định khi bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh ; còn bệnh do gen trội quy định khi bố mẹ bị bệnh nhưng con sinh ra vẫn có người bị bệnh, có người bình thường.

Xét đáp án B :Ta thấy, bố bị bệnh, mẹ bình thường sinh được con trai bị bệnh → Có thể bệnh trên được di truyền thắng

Xét đáp án C : ta giả sử A : quy định tính trạng Bình thường ; a : quy định tính trạng bị bệnh.

P : Aa (mẹ) × aa ( bố) → 1 Aa (Bình thường) : 1 aa (bị bệnh) → Có thể bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định

→ Chưa đủ dữ kiện đề bài để kết luận bệnh do gen trội liên kết với NST giới tính X, không có alen trên NST giới tính Y


Câu 24:

Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 25:

Cho cây F1 có kiểu hình hoa tím, cây cao lai với nhau được F2 gồm các kiểu hình tỉ lệ như sau:

37,50% cây hoa tím, cao;

18,75% cây hoa tím, thấp;

18,75% cây hoa đỏ, cao;

12,50% cây hoa vàng, cao;

6,25% cây hoa vàng, thấp;

6,25% cây hoa trắng, cao.

Biết tính trạng chiều cao cây do một gen (D, d) quy định.

Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:

(1) Tính trạng màu sắc hoa và chiều cao cây di truyền phân li độc lập với nhau.

(2) Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 25%.

(3) Cây F1 có kiểu gen Ad/aD Bb hoặc Aa Bd/bD.

(4) Cho F1 lai với cây có kiểu hình trắng, thấp thế hệ lai thu được tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1.

Số phát biểu có nội dung đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Hoa tím : hoa vàng : hoa đỏ : hoa trắng = (37,5 + 18,57) : (12,5 : 6,25) : 18,75 : 6,25 = 9 : 3 : 3 : 1.

Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước A_B_ hoa tỉm; A_bb – hoa vàng; aaB_ hoa đỏ; aabb – hoa trắng.

Thân cao : thân thấp = (37,5 + 18,75 + 12,5 + 6,25) : (18,75 + 6,25) = 3 : 1.

Tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, D – thân cao; d – thân thấp.

Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của 2 tính trạng là:

37,5 : 18,75 : 18,75 : 12,5 : 6,25 : 6,25 = 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 = (1 : 2 : 1) x (3 : 1) < (9 : 3 : 3 : 1) x (3 : 1).

Tích tỉ lệ phân li riêng lớn hơn tỉ lệ phân li kiểu hình => Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.

Nội dung 1, 2 sai.

Nội dung 3 đúng. Vì ở F2 xuất hiện kiểu hình cây cao, hoa trắng (aabbD_), có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn nên F1 phải có kiểu gen dị hợp tử chéo mới rạo ra được loại giao tử aD hoặcaB.

Nội dung 4 đúng. AD//ad Bb x ad//ad bb tạo ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.

Có 2 nội dung đúng


Câu 28:

Trong quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ADN pôlymeraza tác động theo cách

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa trên phân tử ADN cũ để tạo nên 1 phân tử ADN hoàn toàn mới, theo nguyên tắc bổ sung sai vì phân tử ADN được tạo thành không phải mới hoàn toàn mà có một mạch là của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp.

Tháo xoắn, tách mạch phân tử ADN và lắp các nuclêôtit tự do của môi trường theo nguyên tắc bổ sung sai do ADN pôlymeraza không có khả năng tháo xoắn và tách mạch.

Di chuyển trên mạch khuôn của phân tử ADN theo chiều từ 3’đến 5’ để tổng hợp mạch mới đúng

Nối các đoạn Okazaki với nhau để tạo thành một mạch đơn hoàn chỉnh sai vì đây là chức năng của enzim ligaza, không phải của ADN pôlymeraza.


Câu 30:

Một quần thể người, xét ba alen quy định nhóm máu là IA, IB, IO, quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Nhóm máu O chiếm tỉ lệ 47,61%, nhóm máu B chiếm tỉ lệ 28,08%, nhóm máu A chiếm tỉ lệ 19,63%, nhóm máu AB chiếm 4,68%. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

O = căn bậc hai của 0,4761 = 0,69; IB = 0,18; IA = 0,13.

Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong số những người có nhóm máu A trong quần thể là = (2.0,16.0,69)/0,1963 = 138/151

Tần số tương đối các alen IA, IB, IO trong quần thể là IA = 0,13; IO= 0,69; IB = 0,18.

Có 6 kiểu gen quy định nhóm máu.

Số người có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể 0,132 + 0,182 + 0,692 = 52,54%.


Câu 31:

Giả thiết một công ty giống cây trồng đã cung cấp cho bà con nông dân hạt ngô giống đúng tiêu chuẩn, có năng suất cao nhưng khi trồng cây ngô lại không cho hạt (biết rằng không có đột biến xảy ra). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không hạt trong trường hợp trên ?

Xem đáp án

Đáp án C

Kiểu hình = sự tương tác kiểu gen và môi trường.

Khi trồng hạt ngô năng suất cao nhưng không cho hạt. Nếu hạt giống cung cấp là đúng tiêu chuẩn thì có thể do chế độ chăm sóc, điều kiện gieo trồng không phù hợp


Câu 33:

Điện thế hoạt động là:

Xem đáp án

Đáp án B

-       Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

-       Điện thế hoạt động được hình thành như sau:

+ Giai đoạn mất phân cực: Khi bị kích thích, tính thấm của màng tế bào thay đổi, cổng Na+ mở nên Na+ khuếch tán từ phía ngoài vào phía trong màng. Do các ion Na lích điện dương nên khi vào làm trung hòa điện tích âm ở bên trong tế bào dẫn đến sự chênh lệch điện thế ở hai bên màng tế bào giảm nhanh từ 70mV tới 0mV (hình 29.2A).

+ Giai đoạn đảo cực: Các ion Na tích điện dương đi vào trong không những đủ để làm trung hòa điện tích âm ở bên trong mà các ion Na còn vào dư thừa dẫn đến bên trong màng tích điện dương (+35mV) so với bên ngoài màng tích điện âm.

+ Giai đoạn tái phân cực: Do bên trong màng lúc này tích điện dương nên tính thấm của màng đối với Na+ giảm, cổng Na+ đóng lại. Tính thấm của màng đối với K+ lúc này tăng lên, cổng K* mở rộng ra. Vì vậy, K+khuếch tán từ trong ra ngoài màng làm cho bên ngoài màng trở nên tích điện đương so với bên trong tích điện âm và khôi phục lại điện thế nghỉ ban đầu - 70mV


Câu 34:

Có các bệnh và tật DT sau và các ĐB liên quan

I. Bệnh máu khó đông

II. Bệnh ung thư máu.

III. Bệnh bạch tạng

IV. Bệnh thiếu máu hồng cầu

V. Bệnh Đao

1. Mất đoạn NST số 21.

2. Đột biến gen lặn trên NST X.

3. Đột biến gen lặn trên NST thường.

4. NST số 21.

5. Đột biến gen trội trên NST thường.

Hãy ghép đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên nhân của các bệnh, hội chứng như sau:

I.Bệnh máu khó đông do 2.Đột biến gen lặn trên NST X.

II.Bệnh ung thư máu do 1.Mất đoạn NST số 21.

III.Bệnh bạch tạng do 3.Đột biến gen lặn trên NST thường.

IV.Bệnh thiếu máu hồng cầu do 5.Đột biến gen trội trên NST thường.

V.Bệnh Đao do 4.3 NST số 21


Câu 36:

Tỉ lệ thoát hơi nước qua cutin tương đương với thoát hơi nước qua khí khổng xảy ra ở đối tượng nào?

I. Cây hạn sinh

II. Cây còn non

III. Cây trong bóng râm

IV. Cây trưởng thành

V. Cây ở nơi có không khí ẩm

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

I, III – Sai. Vì ở cây hạn sinh và cây trưởng thành, lớp cutin rất dày nên quá trình thoát hơi nước chủ yếu xảy ra ở khí khổng.

II, III, V – Đúng. Ở những loài này lớp cutin mỏng nên tỉ lệ thoát hơi nước qua cutin tương đương với thoát hơi nước qua khí khổng.


Câu 38:

Cho các nội dung sau về tương tác gen:

 (1) Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.

 (2) Chỉ có sự tương tác giữa các gen alen còn các gen không alen không có sự tương tác với nhau.

 (3) Tương tác bổ sung chỉ xảy ra giữa 2 gen không alen còn từ 3 gen trở lên không có tương tác này.

 (4) Màu da của con người do ít nhất 3 gen tương tác cộng gộp, càng có nhiều gen trội càng đen.

 (5) Trong tương tác cộng gộp, các gen có vai trò như nhau trong việc hình thành tính trạng.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Tương tác gen:

(1) Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình -> đúng

(2) Chỉ có sự tương tác giữa các gen alen còn các gen không alen không có sự tương tác với nhau -> sai, các gen (các sản phẩm của gen tương tác với nhau trong quá trình hình thành kiểu hình)

(3) Tương tác bổ sung chỉ xảy ra giữa 2 gen không alen còn từ 3 gen trở lên không có tương tác này ->sai, hai hay nhiều gen tương tác với nhau để hình thành cùng 1 loại kiểu hình

(4) Màu da của con người do ít nhất 3 gen tương tác cộng gộp, càng có nhiều gen trội càng đen -> đúng, kiểu gen trắng nhất là aabbdd, kiểu gen đen nhất AABBDD

(5) Trong tương tác cộng gộp, các gen có vai trò như nhau trong việc hình thành tính trạng -> đúng, các gen đều có vai trò như nhau trong việc hình thành tính trạng, số lượng các alen trội càng nhiều thì làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện kiểu hình.

Số đáp án đúng: 1, 4, 5


Câu 39:

Cho lai hai thứ lúa mì thân cao, hạt màu đỏ đậm với lúa mì thân thấp, hạt màu trắng; thu được F1 100% thân cao, hạt màu hồng. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6,25% thân cao, hạt màu đỏ đậm : 25% thân cao, hạt màu đỏ vừa : 31,25% thân cao, hạt màu hồng : 12,5% thân cao, hạt màu hồng nhạt : 6,25% thân thấp, hạt màu hồng : 12,5% thân thấp, hạt màu hồng nhạt : 6,25% thân thấp, hạt màu trắng. Theo lí thuyết, trong các nhận xét sau đây có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Tính trạng màu sắc di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp.

(2) Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hạt đỏ vừa.

(3) Khi cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình thu được là 1 : 1 : 1 : 1.

(4) Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1.

Xem đáp án

Đáp án A

Xét riêng từng cặp tính trạng: + cao: thấp=3 : 1=4 tổ hợp

+ đỏ đậm:đỏ vừa:hồng:hồng nhạt:trắng = 1 : 4 : 6 :  4 : 1 = 16 tổ hợp

Quy ước: BBDD: Đỏ đậm; 2BbDD + 2BBDd: Đỏ vừa; 4AaBb + 1AAbb + 1aaBB: Hồng, 2aaBb + 2Aabb: hồng nhạt, 1aabb: trắng.

F1 xuất hiện toàn cao nên cao là trội hoàn toàn so với thấp. Quy ước: A:cao> a:thấp

Tính trạng màu săc hạt do 2 cặp gen qui định tuân theo qui luật cộng gộp,mỗi alen trội có mặt làm cho hạt đậm hơn.

Tỉ lệ thực tế nhỏ hơn tỉ lệ lí thuyết → 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST → tích hợp di truyền liên kết và tương tác gen kiểu cộng gộp

Kiểu gen F1 đem lai là AB//ab Dd

F1 x F1 = (AB/ab x AB/ab) (Ddx Dd) → (1AB/AB : 2AB/ab : 1ab/ab).(1DD : 2Dd : 1dd)

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) đúng.

(2) đúng. Thân cao, hạt đỏ vừa (A-BBDd hoặc A-BbDD), F2 có 2 kiểu gen: AB/ab DD và AB/AB Dd

(3) đúng. Khi cho cây F1 lai phân tích, ở Fa thu được tỉ lệ: (AB/ab x ab/ab)(Dd x dd) = (1:1).(1:1) = 1:1:1:1.

(4) sai vì F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là (1:2:1).(1:2:1) khác 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1.

→ Các phát biểu 1, 2, 3 đúng.


Câu 40:

Cho các kết luận sau:

I. Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi.

II. Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường.

III. Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết.

IV. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về việc bón phân hóa học đúng mức cần thiết cho cây là

Xem đáp án

Đáp án B

Khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là:

III – Đúng. Khi bón phân hóa học với liều lượng cao quá mức → cây không thể hấp thụ được hết do tính chọn lọc của các tế bào rễ → gây lãng phí.

IV – Đúng. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm giảm hàm lượng nước → mất cân bằng lí tính của đất, làm chết nhiều vi sinh vật có lợi do môi trường sống không còn thích hợp với chúng.

I – Sai. Vì bón phân hóa học quá mức cần thiết sẽ gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi do cây sẽ bị mất nước.

II – Sai. Vì khi bón phân hóa học với liều lượng cao quá mức → cây không thể hấp thụ được hết, mất cân bằng lí tính của đất → do đó gây ô nhiễm môi trường


Bắt đầu thi ngay