Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 17)
-
7601 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong mỗi tinh trùng bình thường của một loài chuột có 19 NST khác nhau. Số NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể ba kép là
Đáp án B
Trong mỗi tinh trùng bình thường của một loài chuột có 19 NST khác nhau → n = 19
Bộ NST 2n bình thường của chuột là: 2.19 = 38
Số NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm kép là: 38 + 1 + 1 = 40
Câu 2:
Chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ
Đáp án C
Nước và chất khoáng hoà tan được vận chuyển một chiều từ rễ lên lá theo mạch gỗ.
Cấu tạo mạch gỗ:
- Quản bào: là các tế bào dạng ống, hẹp, dài, đã chết, thành dày hoá gỗ, có vách ngăn.
- Mạch ống: Tế bào chết, thành dày, hoá gỗ không còn vách ngăn giữa các tế bào.
Thành mạch dẫn cấu tạo nên bởi các vật liệu ưa nước, khả năng đàn hồi.
- Động lực dòng mạch gỗ:
- Lực hút của lá (động lực chính)
- Áp suất rễ - lực đẩy từ gốc lên thân
- Lực trung gian: sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn
Chú ý: các chất hữu cơ được vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch rây
Câu 3:
Trong các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu là của công nghệ gen:
(1) Tạo giống bông kháng sâu hại;
(2) Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại;
(3) Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt;
(4) Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống;
Đáp án D
Các thành tựu 1, 3, 4 là thành tựu của công nghệ gen.
Nội dung 2 sản xuất thuốc trừ sâu là thuộc về hóa học
Câu 4:
Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Cùng một kiểu gen nhưng có thể cho 1 dãy các kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Người ta gọi tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của kiểu gen.
Vậy mức phản ứng do kiểu gen quy định
Câu 5:
Vì sao có hiện tượng nhiều loài vi khuẩn tỏ ra “quen thuốc” kháng sinh?
Đáp án A
Quần thể sinh vật đa hình về kiểu gen và kiểu hình, khi dùng kháng sinh cũng không thể tiêu diệt được toàn bộ số vi khuẩn do đã có gen kháng thuốc có sẵn trong quần thể.
Khi dùng kháng sinh liên tục, áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng cao hơn càng nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém, dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc hay quen thuốc
Câu 6:
Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là
Đáp án D
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ P là: 7,5% x 23 = 60%.
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể P là: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa
Câu 7:
Giả sử có bốn hệ sinh thái đều bị nhiễm độc chì (Pb) với mức độ như nhau. Trong hệ sinh thái có chuỗi thức ăn nào sau đây, con người bị nhiễm độc nhiều nhất?
Đáp án D
Chì là tác nhân hóa học nên có khả năng tích lũy.
Chuỗi thức ăn càng dài thì lượng chì tích lũy càng lớn, nên người ở chuỗi thức ăn dài nhất sẽ bị nhiễm nhiều nhất.
Câu 8:
Gọi A, T, G, X các loại Nuclêôtit trong ADN (hoặc gen). Tương quan nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Theo nguyên tắc bổ sung A = T; G = X nên A + G = T + X hoặc A + X = T + G.
Tương quan A + T = G + X là sai. A + T = 2A; G + X = 2G
Câu 9:
Tuổi của cây một năm được tính theo
Đáp án B
Cây một năm là cây chỉ sống được trong một năm.
Tuổi của cây một năm được tính bằng số lá trên cây.
Tuổi của cây lâu năm được tính bằng số vòng gỗ ở thân
Câu 10:
Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?
Đáp án D
Rêu, quyết sinh sản bằng bào tử
Hạt trần, hạt kín sinh sản hữu tính
Câu 11:
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã ?
Đáp án D
Côn trùng A đã đẻ một số trứng vào bầu nhị của hoa làm cho nhiều noãn bị hỏng, như vậy trong quá trình thực hiện các chức năng sống của mình, côn trùng A đã vô tình làm hại đến loài thực vật B nên đây là một ví dụ về mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Câu 12:
Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n), xét gen có 3 alen IA; IB và IO. Số kiểu gen tối đa có thể có về gen nói trên là
Đáp án B
Số KG đồng hợp: 3 (IAIA, IBIB, IOIO)
Số kiểu gen dị hợp: (IAIB, IAIO, IBIO).
→ Số kiểu gen tối đa: 3 + = 6.
Câu 13:
Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
Đáp án A
Câu 14:
Một nhà khoa học quan sát hoạt động của 2 đàn ong ở trên cùng một cây cao và đã đi đến kết luận chúng thuộc 2 loài khác nhau. Quan sát nào dưới đây giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy?
Đáp án B
Vị trí tổ ong, kích thước các con ong và thời điểm kiếm ăn của chúng không đủ cơ sở để phân biệt chúng thuộc 2 loài khác nhau. Có nhiều quần thể cùng một loài cũng có sự khác nhau ở các đặc điểm trên. Cơ sở để đi đến kết luận 2 đàn ong này thuộc 2 loài đó là các con ong của hai đàn bay giao hợp vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản. Đây là tiêu chuẩn cách li sinh sản. Ở những loài giao phối thì tiêu chuẩn cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt 2 quần thể có thuộc 2 loài khác nhau hay không
Câu 15:
Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:
Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.
Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
(1) Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
(2) Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
(3) Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
(4) Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
Số phương án đúng là
Đáp án A
Nội dung 1 sai. Chim ăn thịt cỡ lớn ngoài nguồn thức ăn là động vật ăn rễ cây ra nó còn ăn chim sâu và chim ăn hạt, còn rắn và thú ăn thịt chỉ ăn động vật ăn rễ cây nên khi động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh, chim ăn thịt có thể có nguồn thức ăn khác trong khi rắn và thú ăn thịt không có, vì vậy giữa rắn và thú ăn thịt sẽ cạnh tranh gay gắt hơn so với giữa chim ăn thịt và rắn.
Nội dung 2 sai. Ổ sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về các nhân tố sinh thái khác nhau nên không có loài nào có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Nội dung 3 đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích đó là: Cây => côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây => chim sâu => chim ăn thịt cỡ lớn.
Nội dung 4 sai. Chim ăn thịt không ăn cây nên không thể là bậc dinh dưỡng cấp 2.
Câu 16:
Cho các lọ thí nghiệm chứa đầy nước có nút kín và 2 đối tượng thí nghiệm là ốc sên và rêu.
Lọ sinh nhiều O2 nhất là
Đáp án A
Ống nghiệm chứa rêu khi để ngoài sáng sẽ có hiện tượng quang hợp, cây sẽ sử dụng CO2 và H2O và thải ra O2. Khi để trong tối sẽ có hiện tượng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2.
Ốc sên để ngoài sáng hay trong tối sẽ có hiện tượng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2.
Ống nghiệm chứa ốc sên + rêu để ngoài sáng thì rêu sẽ sử dụng CO2 để quang hợp thải ra O2, ốc sên sử dụng O2 và thải ra CO2. Ống nghiệm này khi để trong tối thì cả 2 loài này cùng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2.
Trong các lọ trên, lọ sinh nhiều O2 nhất là rêu để ngoài sáng do ở lọ này chỉ có hiện tượng quang hợp.
Câu 18:
Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực người ta gọi sự phân bố của chúng là
Đáp án B
Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực chứng tỏ chúng có cùng nơi ở. Tuy nhiên chim ăn sâu thì ăn sâu, còn chim ăn hạt thì ăn nguồn thức ăn là hạt. Do đó cả hai loài này vẫn có thể chung sống với nhau được. Người ta gọi hai loài này thuộc hai ổ sinh thái khác nhau
Câu 19:
Với hai gen alen B và b, nằm trên NST thường, B quy định tính trạng hoa đỏ, b quy định tính trạng hoa vàng, gen trôi là trội hoàn toàn. Tiến hành lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa vàng ở F1 được tỉ lệ 50% hoa đỏ : 50% hoa vàng, sau đo cho các cây F1 tạp giao ở F2 tỉ lệ phân tính sẽ như thế nào
Đáp án C
Tiến hành lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa vàng ở F1 được tỉ lệ 50% hoa đỏ : 50% hoa vàng, ta có phép lai:
P: Bb x bb.
F1: 1Bb : 1bb.
Tỉ lệ giao tử: 1/4B : 3/4b.
Tỉ lệ kiểu hình hoa vàng là: 3/4 x 3/4 = 9/16.
Vậy tỉ lệ phân lo kiểu hình ở đời con là: 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa vàng
Câu 20:
Một phụ nữ trong quá trình phát triển của cơ thể có những biểu hiện sinh lí khác thường. Khi tiến hành làm tiêu bản tế bào từ tế bào cơ thể người phụ nữ này người ta thấy cặp nhiễm sắc thể số 23 chỉ có 1 chiếc, còn các cặp khác bình thường. Có thể kết luận, người phụ nữ trên bị đột biến lệch bội dạng
Đáp án A
Cặp NST số 23 chỉ còn 1 chiếc → cặp NST giới tính dạng OX → người phụ nữ này bị hội chứng Tocno.
Dạng đột biến trên là đột biến lệch bội, giảm 1 NST, thể một
Câu 21:
Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nội dung nói về liên kết gen là đúng?
(1) Các gen trên cùng một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp tử của loài.
(2) Các gen trên cùng một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài.
(3) Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể trong hợp tử của loài.
(4) Các gen trên cũng một nhiễm sắc thể liên kết với nhau hình thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài.
Đáp án B
Liên kết gen là hiện tượng các gen nằm trên cùng 1 NST → chúng phân li và tổ hợp cùng nhau → tạo thành nhóm gen liên kết.
Số nhóm gen liên kết thường bằng số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài.
Xét các nội dung của đề bài:
Nội dung 1, 2 sai vì các gen trên cùng 1 cặp NST chưa chắc đã liên kết với nhau.
Nội dung 3 sai vì số nhóm gen liên kết thường bằng số NST trong giao tử của loài chứ không phải trong hợp tử của loài.
Chỉ có nội dung 4 đúng
Câu 23:
Ở người, có các kiểu gen qui định nhóm máu sau đây:
- IAIA, IAIO qui định máu A.
- IBIB, IBIO qui định máu B.
- IAIB qui định máu AB.
- IOIO qui định máu O.
Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ máu A sinh đứa con máu B, người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh đôi nói trên là
Đáp án D
2 anh em sinh đôi cùng trứng sẽ có kiểu gen giống nhau.
Người anh vợ máu A sinh đứa con máu B nên kiểu gen của 2 anh em này phải có alen IB.
Người em cưới vợ máu B sinh đứa con máu A nên kiểu gen của 2 anh em này phải có alen IA.
Vậy cặp sinh đôi này có kiểu gen là IAIB
Câu 24:
Tirôxin được sản sinh ra ở:
Đáp án B
Tiroxin: Nơi sản xuất: Tuyến giáp
Tác dụng sinh lý: - Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch
Câu 25:
Trong một quần thể giao phối, xét 3 gen: gen I có 2 alen; gen II có 3 alen, hai gen này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường; gen III có 4 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thường khác. Cho các kết luận sau:
(1) Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen I và gen II là 21 kiểu gen.
(2) Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen III là 9 kiểu gen.
(3) Số kiểu gen tối đa trong quần thể với 3 gen trên là 210 kiểu gen.
(4) Số kiểu giao phối trong quần thể là: 22150 kiểu.
Số kết luận đúng là
Đáp án A
Số loại NST chứa gen I và gen II là: 2 x 3 = 6.
Số kiểu gen tối đa tạo bởi gen I và gen II là: 6 + C26 = 21. => Nội dung 1 đúng.
Số kiểu gen tạo bởi gen III là: 4 + C24 = 10. => Nội dung 2 sai.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 21 x 10 = 210. => Nội dung 3 đúng.
Số kiểu giao phối trong quần thể là: 210 x 210 = 44100. => Nội dung 4 sai.
Có 2 nội dung đúng
Câu 26:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), xét các kết luận sau đây:
(1) CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi
(2) CLTN tác động đào thải alen trội sẽ thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn
(3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lý luôn được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng
(4) CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao
(5) CLTN tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khỏi quần thể.
Có bao nhiêu kết luận đúng:
Đáp án B
Câu 27:
Cho các nhận định sau:
1. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ
2. Con đường gian bào vận chuyển nước và ion khoáng đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại và chuyển sang con đường tế bào chất
3. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ.
4. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: thẩm thấu và chủ động.
Số nhận định đúng là:
Đáp án B
I – Đúng. Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)
Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hú
+ Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất
II – Đúng. Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB Và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ
III- Sai. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chưa điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ, chúng vẫn thất thoát ra ngoài.
IV – Sai. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: khuếch tán và chủ động. Thẩm thấu chỉ dùng cho nước
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất cảm ứng của Operon-Lac ở E.coli là lactose.
(2) Khi Operon Lac phiên mã tạo ba mARN tương ứng với các gen Z, Y và A.
(3) Sản phẩm của tất cả quá trình phiên mã là ARN.
(4) Ở sinh vật nhân thực, quá trình điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn trước phiên mã.
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
Nội dung 1 đúng.
Nội dung 2 sai. Khi 3 gen Z, Y, A cùng nằm trong một Operon thì một trình tự khởi động duy nhất được dùng chung cho cả 3 gen, nghĩa là các gen này hợp lại thành một đơn vị phiên mã duy nhất. Do đó, sự phien mã sẽ tạo ra một phân tử mARN dài, mã hóa đồng thời cho cả 3 chuỗi polipeptit cấu tạo nên các enzim tham gia vào quá trình chuyển hóa Lactozơ.
Nội dung 3 đúng. Chú ý phân biệt với quá trình phiên mã ngược, quá trình phiên mã ngược khác với quá trình phiên mã. Quá trình phiên mã tạo ra sản phẩm là ARN.
Nội dung 4 sai. Đối với sinh vật nhân thực, các gen có thể được điều hòa biểu hiện ở bất cứ giai đoạn nào. Quá trình điều hòa hoạt động gen diễn ra hết sức phức tạp.
Có 2 nội dung đúng
Câu 29:
Cho nội dung sau nói về quần thể:
(1) Quần thể là tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
(2) Về mặt di truyền có thể chia quần thể thành 2 nhóm: quần thể tự phối và quần thể giao phối.
(3) Mỗi quần thể có khu phân bố xác định và luôn luôn ổn định.
(4) Quần thể tự phối thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
Đáp án B
Nội dung (2) và (4) đúng
Câu 30:
Bệnh mù màu đỏ - lục ở người do đột biến gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng trong số nam giới thì số bị bệnh chiếm tỉ lệ là 0,08. Theo lý thuyết, ở một địa phương có 10000 người phụ nữ, số người phụ nữ bình thường mang gen bệnh và số người phụ nữ biểu hiện bệnh lần lượt là:
Đáp án D
Quy ước A – không bị bệnh, a – bị bệnh.
Trong số nam giới thì số bị bệnh XaY chiếm tỉ lệ là 0,08 => Tần số alen a là 0,08 => Tần số alen A là 0,92.
Số người phụ nữ bình thường mang gen bệnh Aa là: 0,08 x 0,92 x 2 x 10000 = 1472.
Số người phụ nữ biểu hiện bệnh là: 0,082 x 10000 = 64.
Câu 31:
Cho 3 cá thể X, Y và Z thuộc cùng một loài động vật sinh sản hữu tính. Tiến hành tách nhân một tế bào sinh dưỡng của X ghép vào trứng đã loại bỏ nhân của tế bào của Y. Nuôi cấy tế bào lai trong ống nghiệm tạo phôi sớm rồi chuyển vào tử cung của cá thể Z, tạo điều kiện để phôi phát triển sinh ra con lai. Nhận xét nào sau đây là đúng
Đáp án C
Cá thể Z chỉ mang thai và sinh ra con lai, không truyền lại vật chất di truyền cho con lai nên con lai sinh ra sẽ không mang đặc điểm tính trạng nào của cá thể Z. Nội dung A, B, D sai.
Con lai sẽ mang phần lớn các đặc điểm tính trạng của cá thể X vì vật chất di truyền trong nhân của con lai là của cá thể X.
Ngoài ra con lai sẽ mang một phần nhỏ tính trạng của cá thể Y. Đó là những tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định, vì con lai được cấy vào tế bào trứng của cá thể Y, trong tế bào trứng lấy mất nhân vẫn có những gen nằm trong tế bào chất
Câu 32:
Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, khi tế bào ở kì giữa chiều dài trung bình của một cromatit là 2 mm và có tổng số các nucleotit có trong các nhiễm sắc thể là 160.107. Chiều dài các ADN đã co ngắn đi so với chiều dài nhiễm sắc thể khoảng
Đáp án A
Số nucleotit trên mỗi NST là: 160 x 107 : 8 = 20 x 107.
Chiều dài của phân tử ADN lúc chưa co ngắn là: 20 x 107 x 3,4 : 2 = 34 x 107Ao
34 x 107Ao = 34000µm
Chiều dài các ADN đã co ngắn đi so với chiều dài nhiễm sắc thể khoảng: 34000 : 2 = 17000 lần.
Câu 33:
Cho các nhận định sau:
I. Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học
II. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ.
III. Những cây có lá màu đỏ, vàng hoặc cam vẫn quang hợp được vì lá cây không có diệp lục nhưng có sắc tố carotenoit giúp chuyển hóa quang năng thành hóa năng
IV. Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống của toàn bộ hành tinh trên Trái Đất.
Số nhận định không đúng là:
Đáp án D
Xét các phát biểu của đề bài
Các phát biểu II, III, IV đúng
I – Sai. Vì những cây có lá màu đỏ, vàng hoặc cam vẫn quang hợp được vì lá cây không có diệp lục nhưng có sắc tố carotenoit giúp chuyển hóa quang năng thành hóa năng chứ không phải chỉ có diệp lục a tham gia vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học
Câu 34:
Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả hai bệnh M và N di truyền ở người.
Bệnh N do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là
Đáp án D
Bênh N do gen lặn thuộc X, quy ước gen A – không bị bệnh, gen a – bị bệnh.
Bệnh M do gen lặn thuộc NST thường, quy ước gen B – bình thưởng, gen b – bị bệnh.
I1 có kg XaXa → II6 có kiểu gen XAXa; II7 có kiểu gen XAY sinh III12 có khả năng (1/2 XAXa : ½ XAXA)
Kiểu gen của III13 là XAY
Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng này là 1/8 XaY
II5 có kiểu gen bb → I1,2 có kiểu gen Bb → II6 có kiểu gen (1/3 BB : 2/3 Bb); II7 có kiểu gen bb → III12 có kiểu gen Bb.
III14 có kiểu gen bb → II8,9 có kiểu gen Bb → III13 có kiểu gen (1/3 BB : 2/3 Bb)
Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh M của cặp vợ chồng trên là 1/3b x 1/2b = 1/6bb.
Xác suất để con của cặp vợ chồng này mắc cả 2 bệnh: 1/6 x 1/8 = 1/48
Câu 35:
Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng?
Đáp án B
Ở gà, con cái XY còn con đực XX.
Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng:
P: XAXA bb x XaYBB.
F1: 1XAXa Bb : 1XAY Bb.
F1 x F1: XAXa Bb x XAY Bb
Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp là: 1/2 x 1/4 = 1/8.
Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao là: 1/4 x 3/4 = 3/16.
Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp là: 1/4 x 1/4 = 1/16.
Tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp là: 1/4 x 1/4 = 1/16.
Tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao là: 1/4 x 3/4 = 3/16
Câu 36:
Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nội dung đúng?
I. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hóa học
II. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.
III. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hóa học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây.
IV. Nước tự do không giữ được các đặc tính vậy lí, hóa học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh
Đáp án D
I – Đúng. Vì nước tự do là các dạng nước trong thành phần TB, trong các khoang gian bào, trong các mạch dẫn.. không bị hút bởi các phân tử tích điện hay các dạng liên kết hóa học
II – Sai. Vì nước liên kết là dang nước bị các phân tử tích điện hút bởi 1 lực nhất định hoặc trong các liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào do đó cây khó sử dụng hơn so với nước liên kết.
III – Đúng. Vì nước tự do đóng vai trò quan trọng với cây: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cở thể khi thoát hơi nước, tham gia vào môt số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho quá trình tra đổi chất diễn ra bình thường.
IV – Sai. Vì nước liên kết mới có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
Câu 37:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã.
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
(4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon
Đáp án B
Câu 38:
Ở một loài tính trạng màu lông do cặp gen Aa quy định; tính trạng chiều dài lông do cặp gen Bb quy định, tính trạng màu mỡ do cặp gen Dd quy định. Đem các cá thể lông đen, dài, mỡ trắng với cá thể lông nâu, ngắn, mỡ vàng, thu được F1 đồng loạt có kiểu hình lông đen, dài, mỡ trắng.
Cho cá thể F1 dị hợp 3 cặp lai phân tích người ta thu được kết quả phân li theo tỉ lệ
17,5% lông đen,dài, mỡ trắng; 17,5% lông đen , ngắn, mỡ trắng;
17,5% lông nâu, dài, mỡ vàng; 17,5% lông nâu, ngắn, mỡ vàng;
7,5% lông đen, dài, mỡ vàng; 7,5% lông đen, ngắn, mỡ vàng;
7,5% lông nâu, dài, mỡ trắng; 7,5% lông nâu, ngắn, mỡ trắng
Kiểu gen và tần số hoán vị của cơ thể F1 là
Đáp án D
F1 dị hợp 3 cặp gen, kiểu hình ở F1: Đen, dài, mỡ trắng chứng tỏ ở F1 các tính trạng: Đen, dài, mỡ trắng là các tính trạng trội.
Giả sử: A: Đen, a: nâu; B: dài, b: ngắn; D: mỡ trắng, d: mỡ vàng.
F1 lai phân tích. Xét sự di truyền đồng thời của các cặp tính trạng ta thấy:
Xét sự phân li của cặp tính trạng màu lông và độ dài lông: Tỉ lệ phân li chung của 2 cặp tính trạng màu sắc lông và độ dài = tích tỉ lệ phân li riêng → 2 cặp tính trạng này phân li độc lập với nhau.
Xét sự di truyền đồng thời của tính trạng màu sắc lông và màu sắc mỡ ta thấy: Đen - trắng ở Fa = 35%; nâu, vàng = 35%, Đen-vàng = nâu trắng = 15%.
→ Tỉ lệ phân li chung không bằng tỷ lệ phân li riêng nên hai tính trạng này không phân li độc lập mà di truyền liên kết không hoàn toàn với nhau.
Tần số hoán vị gen là: 15%.2 = 30%
Ta thấy 2 phân lớp kiểu hình Đen- Trắng và Nâu - Vàng chiếm tỉ lệ lớn nên F1 có kiểu gen AD/ad (Bb)
Câu 39:
Khi cho 2 con gà đều thuần chủng mang gen tương phản lai với nhau được F1 toàn lông xám, có sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ Fa có :
10 gà mái lông vàng, có sọc;
10 gà mái lông vàng, trơn;
8 gà trống lông xám, có sọc;
8 gà trống lông vàng, trơn;
2 gà trống lông xám, trơn;
2 gà trống lông vàng, có sọc.
Biết rằng lông có sọc (D) là trội hoàn toàn so với lông trơn (d). Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
(1) Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung.
(2) Một trong hai cặp gen quy định tính trạng màu sắc lông di truyền liên kết với giới tính X (Y không alen), cặp gen còn lại di truyền liên kết với cặp gen quy định dạng lông.
(3) Có xảy ra hoán vị gen với tần số 30%.
(4) Gà trống F1 có kiểu gen hoặc .
Đáp án C
Khi cho 2 con gà đều thuần chủng mang gen tương phản lai với nhau được F1 đồng nhất nên F1 có kiểu gen dị hợp tất cẩ các cặp gen.
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:
Lông vàng : lông xám = 30 : 10 = 3 : 1.
F1 dị hợp tất cả các cặp gen có kiểu hình lông xám lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình 1 lông xám : 3 lông vàng nên tính trạng này di truyền theo quy luật tương tác bổ sung kiểu 9 : 7. => Nội dung 1 đúng.
Quy ước : A_B_ lông xám; A_bb, aaB_, aabb lông vàng.
Ta thấy tỉ lệ phân li kiểu hình màu lông không đều ở 2 giới. Gà lông xám toàn gà trống nên có 1 trong 2 gen quy định tính trạng màu lông di truyền liên kết với giới tính.
Có sọc : trơn = 1 : 1.
Tỉ lệ phân li kiểu hình khác (3 : 1) x (1 : 1) => Có xảy ra hoán vị gen.
Do cá thể đem lai phân tích là gà mái (XY) nên không thể xảy ra hoán vị gen ở NST giới tính => 1 trong 2 gen quy định màu sắc lông di truyền liên kết không hoàn toàn với gen quy định dạng lông nằm trên NST thường.
Nội dung 2 đúng.
Tỉ lệ cá thể có kiểu hình lông xám, có sọc (A_B_D) là: 8 : 40 = 0,2.
Tỉ lệ (A_D_) hoặc B_D là : 0,2 x 2 = 0,4 => Tỉ lệ giao tử AD hoặc BD là 0,4 > 25% => Đây là giao tử liên kết => Gà mái F1 đem lai phân tích có kiểu gen là XAY BD//bd hoặc XBY AD//ad, tần số hoán vị gen là 20%.
Nội dung 3 sai.
Gà mái F1 có kiểu gen là XAYBD//bd hoặc XBYAD//ad nên gà trống F1 có kiểu gen là XAXa BD//bd hoặc XAXa AD//ad.
Có 3 nội dung đúng
Câu 40:
Trong các hình thức sinh sản ở thực vật, ghép là phương pháp có đặc điểm
I. Cành ghép hoặc chồi ghép có đặc tính tốt mà con người mong muốn.
II. Chồi hoặc cành ghép phải đồng sinh học với gốc ghép (cùng loài, cùng giống)
III. Chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép hoặc chồi ghép.
IV. Chất lượng hoa quả cũng như sức sống của cây ghép phải tốt hơn cành hoặc chồi ghép.
Số phương án đúng là:
Đáp án D
Ghép cành là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi của loài này (cành ghép) đem ghép vào thân của loài khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ của các mô đồng tiếp xúc và khớp với nhau. Sau đó chỗ ghép sẽ liền lại và gốc ghép nuôi cành ghép phát triển.
- Thường thì cành ghép mang các đặc tính tốt con người mong muốn. gốc ghép thuộc loài có tính chống chịu mạnh hơn.
- Ví dụ : Ghép loài tảo quả ngọt và lớn trên gốc cho quả nhỏ, ít ngọt.
Xét các phát biểu của đề bài :
I – Đúng. Cành ghép hoặc chồi ghép có đặc tính tốt mà con người mong muốn. Gốc ghép có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường. Như vậy cây ghép có thể sống tốt và cho sản phẩm mong muốn.
II - Đúng. Chồi hoặc cành ghép phải đồng sinh học với gốc ghép (cùng loài, cùng giống) thì quá trình trao đổi chất, vận chuyển các chất dinh dưỡng, nước... mới diễn ra được. Do đó cành ghép mới có thể sống được.
III - Đúng. Xem giải thích ý I.
IV - Sai. Chất lượng hoa quả của cành ghép hoặc chồi ghép phải tốt hơn gốc ghép. Còn sức sống của cành ghép hoặc chồi ghép thường kém hơn gốc ghép