Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Vật lý 10 đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 môn Vật Lí có lời giải chi tiết

10 đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 môn Vật Lí có lời giải chi tiết

10 đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 môn Vật Lí có lời giải chi tiết (đề số 5)

  • 2948 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công thức tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g là

Xem đáp án

+ Chu kì dao động của con lắc đơn T=2πlg.

  • Đáp án D

Câu 2:

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?

Xem đáp án

+ Biểu thức liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v và tần số f là v = λf.

  • Đáp án B

Câu 4:

Đặt điện áp u = U0cos(ωt + 0,25π) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φi). Giá trị của φi bằng

Xem đáp án

+ Đối với đoạn mạch chỉ chứa tụ thì dòng điện trong tụ sớm pha hơn điện áp một góc 0,5π

→ φi = 0,25π + 0,5π = 0,75π.

  • Đáp án A

Câu 6:

Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện

Xem đáp án

+ Điều kiện để có dòng điện là có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.

  • Đáp án C

Câu 7:

Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc riêng là ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0, cường độ dòng điện cực đại I0 qua cuộn dây được tính bằng biểu thức

Xem đáp án

+ Công thức liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại I0 và điện tích cực đại q0 trên bản tụ là : I0 = ωq0.

Đáp án D


Câu 8:

Chọn phương án đúng. Quang phổ liên tục của một vật nóng sáng

Xem đáp án

+ Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

  • Đáp án C

Câu 9:

Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện, công thoát electron A của kim loại, hằng số Planck h và tốc độ ánh sáng trong chân không c là

Xem đáp án

+ Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện λ0, công thoát A với hằng số h và c: λ0=hcA.

  • Đáp án A

Câu 10:

Lực tương tác nào sau đây không phải là lực từ ?

Xem đáp án

+ Lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên là lực tĩnh điện, không phải lực từ.

  • Đáp án D

Câu 11:

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động là

Xem đáp án

+ Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động vmax = ωA = 6π cm/s.

  • Đáp án B

Câu 13:

Gọi λch, λc, λl, λv lần lượt là bước sóng của các tia chàm, cam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

+ Thứ tự đúng là λc > λv > λl > λch.

  • Đáp án D

Câu 14:

Ánh sáng huỳnh quang của một chất có bước sóng 0,5 μm. Chiếu vào chất đó bức xạ có bước sóng nào dưới đây sẽ không có sự phát quang?

Xem đáp án

+ Bước sóng của ánh sáng kích thích luôn ngắn nhơn bước sóng huỳnh quang, vậy bước sóng 0,6 μm không thể gây ra hiện tượng phát quang.

  • Đáp án D

Câu 15:

Hạt nhân C1735 có

Xem đáp án

+ Hạt nhân C1735 có 35 nucleon.

  • Đáp án A

Câu 16:

Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX=2AY=0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX,ΔEY,ΔEZ với ΔEZ<ΔEX<ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là

Xem đáp án

+ Để dễ so sánh, ta chuẩn hóa AY = 1 →AX=2AZ=4.

Hạt nhân Z có năng lượng liên kết nhỏ nhất nhưng số khối lại lớn nhất nên kém bền vững nhất, hạt nhân Y có năng lượng liên kết lớn nhất lại có số khối nhỏ nhất nên bền vững nhất

Vậy thứ tự đúng là Y, X và Z

  • Đáp án A

Câu 17:

Cho phản ứng hạt nhân C1735l+ZAXn+1837Ar. Trong đó hạt X có

Xem đáp án

+ Phương trình phản ứng: C1735l+X13n01+A1837r→ Hạt nhân X có Z = 1 và A = 3.

  • Đáp án A

Câu 19:

Hình nào dưới đây kí hiệu đúng với hướng của từ trường đều tác dụng lực Lorenxo lên hạt điện tích q chuyển động với vận tốc v trên quỹ đạo tròn trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ

Xem đáp án

+ Điện tích chuyển động tròn → lực Loren có chiều hướng vào tâm quỹ đạo.

Áp dụng quy tắc bàn tay trái: Cảm ứng từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều chuyển động của điện tích dương (nếu điện tích là âm thì ngược lại), ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lorenxo → Hình 4 là phù hợp.

  • Đáp án D

Câu 20:

Trên vành của một kính lúp có ghi 10×, độ tụ của kính lúp này bằng

Xem đáp án

+ Kính lúp có ghi 10× → G = 10.

Người ta thường lấy điểm cực cận của mắt là 25 cm.

G=OCCf  → f=0,2510=0,025m → D = 40 dp.

  • Đáp án D

Câu 21:

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động theo phương trình x=5cos2πt-π3 (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, lò xo không biến dạng lần đầu tại thời điểm

Xem đáp án

+ Lò xo không biến dạng tại vị trí cân bằng.

→ Biểu diễn dao động của vật tương ứng trên đường tròn.

+ Từ hình vẽ ta thấy rằng khoảng thời gian tương ứng là

t=512T=512s

  • Đáp án A

Câu 22:

Tại một phòng thí nghiệm, học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do g bằng phép đo gián tiếp. Kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là T = 1,919 ± 0,001s và ℓ = 0,900 ± 0,002 m. Bỏ qua sai số của số π. Cách viết kết quả đo nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

+ Ta cóT=2πlgg¯=2π2l¯T2¯=9,64833 m/s2

→ Sai số tuyệt đối của phép đo: Δg=g¯Δll¯+2ΔTT¯=0,0314m/s2

Ghi kết quả: T=9,648±0,031 m/s2

  • Đáp án B

Câu 23:

Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Một đường thẳng (Δ) song song với AB và cách AB một khoảng là 2 cm, cắt đường trung trực của AB tại điểm C. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu trên (Δ) là

Xem đáp án

+ Để M là cực tiểu và gần trung trực của của AB nhất thì M phải nằm trên cực tiểu ứng với k = 0.

→ d2 – d1 = (0 + 0,5)λ = 1 cm.

Từ hình vẽ, ta có:

d12=22+x2d22=22+8-x222+8-x2-22+x2=1

→ Giải phương trình trên ta thu được x = 3,44 cm.

Vậy khoảng cách ngắn nhất giữa M và trung trực AB là 4 – 3,44 = 0,56 cm.

Đáp án A


Câu 24:

Một sợi dây AB = 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định trên sợi dây xuất hiện 5 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM = 5 cm, ON = 10 cm, tại thời điểm t vận tốc dao động của M là 60 cm/s thì vận tốc dao động của N là

Xem đáp án

Sóng dừng xuất hiện trên dây có hai đầu cố định gồm 5 nút sóng → có 4 bó sóng.

→ Bước sóng trên dây : λ = 0,5l = 0,5.120 = 60 cm.

+ M và N nằm đối xứng với nhau qua một nút sóng, do vậy chúng dao động ngược pha nhau

→ Với hai dao động ngược pha, ta luôn có tỉ số :

vNvM=vN60=-ANAM=-sin2πONλsin2πOMλ=sin2π.1060sin2π.560=-3vN=-603 cm/s.

  • Đáp án B

Câu 25:

Một mạch điện không phân nhánh gồm điện trở R = 100 Ω, cuộn thuần cảm có L thay đổi được và tụ có điện dung C. Mắc mạch vào nguồn có điện áp u=1002cos100πt+π6 V. Thay đổi L để điện áp hai đầu điện trở có giá trị hiệu dụng UR = 100 V. Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là

Xem đáp án

+ Thay đổi L để điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch UR = U = 100 V → mạch xảy ra cộng hưởng → Z = R = 100 Ω và i cùng pha với u.

i=uR=1002100cos100πt+π6=2cos100πt+π6 A.

  • Đáp án C

Câu 26:

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2 T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là

Xem đáp án

Tần số góc chuyển động quay của khung dây ω = 2πn = 4π rad/s.

+ Từ thông qua mạch

Φ=NBScosωt+π=100.0,2.600.10-41,2cos4πt+πWb

→ Suất điện động cảm ứng trong khung dây: e=-dΦdt=4,8πsin4πt+πV.

Đáp án C


Câu 28:

Một cái bể sâu 2 m chứa đầy nước. Một tia sáng Mặt Trời rọi vào mặt nước bể dưới góc tới i = 30o. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,328 và nt = 1,361. Bề rộng của quang phổ do tia sáng tạo ra ở đáy bể nằm ngang bằng

Xem đáp án

+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng : sini = nsinr →

rd=arsinsinindrt=arsinsinint

+ Bề rộng quang phổ : L = h(tanrd – tanrt)

→ Thay các giá trị vào biểu thức, ta thu được : L ≈ 22,83 mm.

  • Đáp án B

Câu 30:

Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng là 0,02u. Phản ứng hạt nhân này

Xem đáp án

+ Tổng khối lượng của các hạt nhân trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt nhân sau phản ứng →  phản ứng này thu năng lượng :ΔE = Δuc2 = 0,02.931,5 = 18,63 MeV.

  • Đáp án A

Câu 31:

Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức điện do điện tích q > 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB

Xem đáp án

+ Ta có E~1r2 → rBrA=EAEB=369=2. Ta chuẩn hóa rA = 1 → rB = 2.

Với M là trung điểm của AB → rM=rA+rB-rA2=1+2-12=1,5.

EM=rArM2EA=11,5236=16V/m.

  • Đáp án D

Câu 32:

Giả sử một vệ tinh dùng trong truyền thông đang đứng yên so với mặt đất ở một độ cao xác định trong mặt phẳng Xích Đạo Trái Đất; đường thẳng nối vệ tinh với tâm Trái Đất đi qua kinh độ số 0. Coi Trái Đất như một quả cầu, bán kính là 6370 km, khối lượng là 6.1024 kg và chu kì quay quanh trục của nó là 24 giờ; hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11 N.m2/kg2. Sóng cực ngắn (f > 30 MHz) phát từ vệ tinh truyền thẳng đến các điểm nằm trên Xích Đạo Trái Đất trong khoảng kinh độ nào nêu dưới đây?

Xem đáp án

+ Bài toán về vệ tinh địa tĩnh, vệ tinh có chu kì chuyển động bằng chu kì tự quay của Trái Đất

v=ω(R+h)Fdh=GMm(R+h)2=mv2R+h

→ h = 35742871 m.

+ Từ hình vẽ ta có: cosα=RR+h→ α = 81,30.

→ Từ kinh độ 81020’ T đến kinh độ 81020’ Đ .

Đáp án D


Câu 34:

Kẻ trộm giấu viên kim cương ở dưới đáy bể bơi. Anh ta đặt chiếc bè mỏng đồng chất hình tròn bán kính R trên mặt nước, tâm của bè nằm trên đường thẳng đứng đi qua viên kim cương. Mặt nước yên lặng và mức nước là h = 2,5 m. Cho chiết suất của nước là n = 1,33. Giá trị nhỏ nhất của R để người ở ngoài bể bơi không nhìn thấy viên kim cương gần đúng bằng

Xem đáp án

+ Để người ở ngoài bề không quan sát thấy viên kim cương thì tia sáng từ viên kim cương đến rìa của tấm bè bị phản xạ toàn phần, không cho tia khúc xạ ra ngoài không khí.

→ Góc tới giới hạn ứng với cặp môi trường nước và không khí:sinigh=n2n1=34

+ Từ hình vẽ, ta có tanigh=Rminh → Rmin = htanigh = 2,83 m.

Đáp án C


Câu 35:

Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn, có một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 40 N/m và vật nhỏ A có khối lượng 0,1 kg. Vật A được nối với vật B có khối lượng 0,3 kg bằng sợi dây mềm, nhẹ, dài. Ban đầu kéo vật B để lò xo giãn 10 cm rồi thả nhẹ. Từ lúc thả đến khi vật A dừng lại lần đầu thì tốc độ trung bình của vật B bằng

Xem đáp án

Để đơn giản, ta có thể chia quá chuyển động của vật B thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Dao động điều hòa cùng vật A với biên độ A = 10 cm.

+ Tần số góc của dao động ω=km1+m2=400,1+0,3=10rad/s.

+ Tốc độ của vật B khi đi qua vị trí lò xo không biến dạng vmax = ωA = 10.10 = 100 cm/s.

Giai đoạn 2: Chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi v = vmax = 100 cm/s. Vật A dao động điều hòa quanh vị trí lò xo không biến dạng với tần số góc ω0=km1=400,1=20rad/s.

+ Khi đi qua vị trí lò xo không biến dạng, tốc độ của vật A bắt đầu giảm → dây bắt đầu chùng. Vì dây là đủ dài nên vật B sẽ chuyển động thẳng đều.

+ Vật A dừng lại lần đầu tiên kể từ khi thả hai vật ứng với khoảng thời gian Δt=T4+T04=π2ω+π2ω0=0,075πs.

→ Tốc độ trung bình của vật B: vtb¯=vmaxT04+AΔt=100.π40+100,075π=75,8cm/s.

  • Đáp án C

Câu 37:

Tại điểm M trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra môi trường. Khảo sát mức cường độ âm L tại điểm N trên trục Ox có tọa độ x m, người ta vẽ được đồ thị biễn diễn sự phụ thuộc của L vào logx như hình vẽ bên. Mức cường độ âm tại điểm N khi x = 32 m gần nhất với giá trị?

Xem đáp án

+ Gọi x0 là tọa độ của điểm M và x là tọa độ của điểm N.

→ Mức cường độ âm tại N được xác định bởi biểu thức LN=10logPI04πx-x02=10logPI04πa-20logx-x0.

+ Khi logx = 1 → x = 10 m ; khi logx = 2 → x = 100 m. Từ đồ thị, ta có:

78=a-20log100-x090=a-20log10-x0100-x010-x0=1090-7820→ x0 = – 20,2 m.

→ a = 78 + 20log(100 + 20,2) = 119,6 dB.

→ Mức cường độ âm tại N khi x = 32 m là :

LN = 119,6 – 20log(32 + 20,2) = 85,25 dB.

  • Đáp án C

Câu 39:

Tại một điểm M có một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất phát điện và hiệu điện thế hiệu dụng ở hai cực của máy phát đều không đổi. Nối hai cực của máy phát với một trạm tăng áp có hệ số tăng áp là k đặt tại đó. Từ máy tăng áp điện năng được đưa lên dây tải cung cấp cho một xưởng cơ khí cách xa điểm M. Xưởng cơ khí có các máy tiện cùng loại công suất khi hoạt động là như nhau. Khi hệ số k = 2 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 120 máy tiện cùng hoạt động. Khi hệ số k = 3 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 125 máy tiện cùng hoạt động. Do xảy ra sự cố ở trạm tăng áp người ta phải nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện, khi đó ở xưởng cơ khí có thể cho tối đa bao nhiêu máy tiện cùng hoạt động. Coi rằng chỉ có hao phí trên dây tải điện là đáng kể. Điện áp và dòng điện trên dây tải điện luôn cùng pha.

Xem đáp án

+ Gọi P là công suất truyền tải, ΔP là hao phí trên dây và P0 là công suất tiêu thụ của một máy.

→ Khi nối trực tiếp vào máy phát mà không qua trạm tăng áp: P = ΔP + nP0.

+ Ta có ΔP = I2R → khi tăng áp lên k lần thì dòng điện giảm k lần → ΔP giảm k2 lần:

P=ΔP4+120P0P=ΔP9+125P0P=129P0ΔP=36P0.

→ Thay vào phương trình đầu, ta thu được n = 93.

  • Đáp án A

Câu 40:

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidro, chuyển động êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều và bán kính quỹ đạo dừng K là r0. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có bán kính rm đến quỹ đạo dừng có bán kính rn thì lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân giảm 16 lần. Biết 8r0<rm+rn<35r0. Giá trị rm-rn là

Xem đáp án

+ Ta có lực tĩnh điện giữa hạt nhân và electron tỉ lệ nghịch với n4 → lực tĩnh điện giảm thì bán kính quỹ đạo tăng lên 2 lần

+ Từ khoảng giá trị của bài toán

8r0<rm+rn<35r08<m2+n2<358<5m2<351,26<m<2,09

vậy n=4m=2rm-rn=-12r0

  • Đáp án B

Bắt đầu thi ngay