IMG-LOGO

20 Đề thi thử môn Sinh học từ Penbook Hocmai.vn năm 2021 (Đề số 14)

  • 14907 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mã di truyền nào sau đây chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin duy nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

A, B, C là bộ ba kết thúc

D là bộ ba mã hóa cho axit amin methionine ở sinh vật nhân thực (aa mở đầu, chỉ được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất).


Câu 2:

Yếu tố “giống” trong sản xuất tương đương với yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Yếu tố “giống” trong sản xuất chính là kiểu gen.


Câu 3:

Loại liên kết giữa 2 loại nucleotide không cùng mạch trên phần tử ADN là 

Xem đáp án

Đáp án B

Giữa 2 loại nucleotide không cùng mạch trên phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X.


Câu 5:

Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là

Xem đáp án

Đáp án A

Người và thú đều có lông mao.


Câu 6:

Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền 

Xem đáp án

Đáp án D

Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền qua tế bào chất. Phép lai thuận nghịch trong trường hợp này cho kết quả khác nhau và con sinh ra có biểu hiện theo dòng mẹ, có kiểu hình giống mẹ.


Câu 7:

Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp nào sau đây được sử dụng phổ biến trong tạo giống vật nuôi và cây trồng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp được sử dụng phổ biến đó là phương pháp lai sinh sản hữu tính dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.


Câu 8:

Thông tin nào dưới đây không phải là điều kiện của một đơn vị tiến hóa cơ sở?

Xem đáp án

Đáp án D

Một đơn vị tiến hóa cơ sở phải có đủ các điều kiện sau:

+ Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.

+ Tồn tại thực trong tự nhiên.

+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.


Câu 9:

Động lực nào sau đây là của dòng mạch rây?

Xem đáp án

Đáp án D

A, B, C là động lực dòng mạch gỗ.


Câu 10:

Nhân tố nào sau đây là nhân tố hữu sinh?

Xem đáp án

Đáp án A

Nấm là sinh vật, thuộc nhân tố hữu sinh.


Câu 11:

Cấu trúc nào sau đây không có ở hệ tuần hoàn hở bao gồm:

Xem đáp án

Đáp án B

Hệ tuần hoàn hở không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch.


Câu 12:

Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

+ A sai: giun trao đổi khí qua da

+ B sai vì: cá voi hô hấp bằng phổi

+ C sai vì: côn trùng trên cạn hô hấp bằng hệ thống ống khí

+ D đúng tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đểu diễn ra ở phổi.


Câu 13:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

+ A sai: khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng thấp.

+ B sai: Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng tăng.

+ C sai: Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra không phổ biến ở các quần thể động vật, nó xảy ra khi cạnh tranh cực kì gay gắt và phụ thuộc vào loài.

+ D đúng: Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa để hạn chế sự cạnh tranh.


Câu 16:

Khi nói về 5 nhân tố tiến hóa: (1) đột biến, (2) di gen, (3) chọn lọc tự nhiên, (4) giao phối không ngẫu nhiên, (5) các yếu tố ngẫu nhiên, (6) nhập gen. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(I) Nhân tố làm thay đổi tần số tương đối alen trước và thay đổi thành phần kiểu gen sau là (1) và (2), (6).

(II) Nhân tố làm thay đổi thành phẩn kiểu gen trước và thay đổi tần số alen sau là (3), (4), (5).

(III) Nhân tố có thể làm giàu vốn gen quần thể là (3), (4), (5), (6).

(IV) Nhân tố làm thay đổi tần số alen chậm nhất: (1).

(V) Nhân tố làm thay đổi tần số alen nhanh nhất: (5).

Xem đáp án

Đáp án A

+ Ý I đúng: (1) đột biến làm xuất hiện alen mới, (2) và (6) đúng trong trường hợp phát tán giao tử.

+ Ý II đúng: (3) chọn lọc tự nhiên, (4) giao phối không ngẫu nhiên, (5) các yếu tố ngẫu nhiên tác động làm thay đổi thành phần kiểu gen trước.

+ Ý III sai: chọn lọc tự nhiên làm giảm đa dạng di truyền.

+ Ý IV đúng: đột biến làm thay đổi tần số alen chậm nhất.

+ Ý V đúng: yếu tố ngẫu nhiên hoàn toàn có thể xóa sổ cả một quần thể trong thời gian rất ngắn.


Câu 17:

Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 110000 cá thể, quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, xuất cư 2%/ năm, tử vong 8%/ năm. Sau 2 năm, số cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

- Tỉ lệ gia tăng số lượng cá thể của quần thể là 12%2%8%=2% 

Sau 2 năm số lượng cá thể của quần thể là 110000×1+0,022=114444 cá thể.


Câu 18:

Khi nói về chu trình sinh địa hóa Cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ CO2 trong không khí.


Câu 19:

Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

II. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.

III. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

IV. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.

V. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng giết chết con mồi.

Xem đáp án

Đáp án B

+ Ý I đúng: sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ, chúng sử dụng chất dinh dưỡng trên cơ thể vật chủ.

+ Ý II sai: Sinh vật kí sinh thường số lượng cá thể nhiều hơn sinh vật chủ.

+ Ý III sai: Sinh vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn con mồi.

+ Ý IV sai: Hiện tượng khống chế sinh học có thể được tạo ra bởi các mối quan hệ như vật ăn thịt con mồi, ức chế cảm nhiễm, kí sinh-vật chủ,...

+ Ý V đúng, vật ăn thịt luôn giết chết con mồi.


Câu 20:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,1AA+0,3Aa+0,6aa=1. Tần số alen A của quần thể trên sau 5 thế hệ là 

Xem đáp án

Đáp án B

Tần số alen của quần thể xuất phát =0,1+0,3/2=0,25

Tự thụ không làm thay đổi tần số alen qua các thế hệ

Tần số alen A của quần thể trên sau 5 thế hệ là 0,25


Câu 21:

Trong những quần thể sau, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền:

I. 0,16AA:0,48Aa:0,36aa               II. 0,75Aa:0,25aa

III. 0,01AA:0,18Aa:0,81aa            IV. 0,3AA:0,4Aa:0,3aa

Xem đáp án

Đáp án C

Quần thể có cấu trúc di truyền xAA:yAa:zaa cân bằng di truyền khi thỏa mãn x×z=y/22.

 Đối chiếu với 4 quần thể ta có 2 quần thể I và III đạt trạng thái cân bằng di truyền.


Câu 22:

Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn; quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con đồng tính?

Xem đáp án

Đáp án D

+ A: AABb x AABb  1AABB : 2 AABb : 1AAbb  tỉ lệ kiểu hình: 3 : 1

+ B: aabb x AaBB  1AaBb : 1aaBb  tỉ lệ kiểu hình: 1: 1

+ C: Aabb x AaBB  1AABb : 2AaBb : 1aaBb  tỉ lệ kiểu hình: 3 : 1

+ D: Aabb x AABB  1AABb : 1AaBb  tỉ lệ kiểu hình 100%.


Câu 23:

Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

-  A sai, nếu gen đột biến là gen lặn thì không thể loại bỏ hoàn toàn.

-  C sai, đột biến gen ở tế bào sinh dưỡng không truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.

-  D sai, đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen có thể liên quan tới 1 hay nhiều cặp nucleotide.

-  B đúng, đột biến gen có thể tạo ra những biến đổi trên cấu trúc của gen ban đầu  tạo alen mới.


Câu 24:

Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn với nhau thu được F1 toàn quả dẹt; F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 269 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào?

Xem đáp án

Đáp án A

F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 269 quả dẹt: 179 quả tròn : 28 quả dài  9 dẹt: 6 tròn : 1 dài.

 Phép lai về một tính trạng cho tỉ lệ 9 : 6 : 1, đây là tỉ lệ của qui luật tương tác bổ trợ, tính trạng do 2 cặp gen chi phối.


Câu 25:

Khi nói về hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc A thì có thể làm cho protein do gen này quy định bị bất hoạt.

II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điểu hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.

III. Khi protein ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotide ở giữa gen điểu hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi một trường không có lactose.

Xem đáp án

Đáp án D

-  Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gen điều hòa bị đột biến làm mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục.

-  Đột biến ở gen X hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở gen bị đột biến mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến thì cấu trúc của protein do gen đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học.

-  Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gen Z, Y, A.

 Ý I, III và IV đúng.


Câu 26:

Một số kết luận về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực:

1. Chiều phiên mã là 5’  3’ trên mạch gốc của gen.

2. Chỉ có sự bắt cặp bổ sung A-T, G-X trong quá trình hình thành mARN.

3. Sự cắt bỏ các đoạn intron xảy ra trong nhân tế bào.

4. ARN polymerase là enzyme tạo ra sợi ARN mới.

Tổng số câu đúng trong các kết luận trên là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai vì chiều phiên mã là chiều 3’ 5’ trên mạch gốc của gen.

(2) Sai vì trong phiên mã hình thành mARN có bắt cặp giữa A-U, G-X và T-A (T thuộc mạch gốc và A trên mARN).

(3) Đúng: ở nhân thực sau khi mARN được tạo ra sẽ được cắt bỏ intron trong nhân để tạo mARN trưởng thành.

(4) Đúng: ARN polymerase là enzym tổng hợp mARN.


Câu 27:

Ở sinh vật nhân sơ, để tổng hợp 1 phân tử protein hoàn chỉnh có 720 axit amin, chiều dài vùng mã hóa của gen là

Xem đáp án

Đáp án A

Một phân tử protein hoàn chỉnh có 720 axit amin  Số bộ ba mã di truyền trên mARN =720+1+1=722 bộ ba  Số Nucleotide trên vùng mã hóa của gen là 722×3=2166 Nucleotide

 Chiều dài vùng mã hóa của gen là 2166×3,4=7364,4 Å


Câu 28:

Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong 1 gia đình người bố có mắt nhìn màu bình thường, mẹ bị mù màu, sinh người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của 2 người con trai này lần lượt là 

Xem đáp án

Đáp án A

+ Mẹ bị mù màu có kiểu gen: XaXa

+ Bố bình thường có kiểu gen: XAY

 Nếu không có đột biến xảy ra con trai của cặp vợ chồng sinh ra chắc chắn bị mù màu do nhận được Xa từ mẹ và có kiểu gen XaY. Trong khi đó cặp vợ chồng này sinh được con trai bình thường chứng tỏ trong kiểu gen đã có XA, XA này chắc chắn nhận từ bố, như vậy trong giảm phân của bố có hiện tượng không phân li của cặp NST giới tính ở giảm phân I tạo ra giao tử XAY.

 Kiểu gen của 2 người con trai là XAXaY, XaY


Câu 29:

Cho lưới thức ăn bắt nguồn từ sinh vật sản xuất như sau. Những nhận định nào sau đây là đúng?

VietJack

(1) Loài D và E là sinh vật tiêu thụ bậc 1.

(2) Loài F chắc chắn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

(3) Nếu loại bỏ E ra khỏi lưới thức ăn thì lưới thức ăn cũng biến mất.

(4) Nếu đưa thêm các cá thể thuộc loài F vào lưới thức ăn thì có thể làm tăng số lượng các loài A, B, C.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

+ Ý 1 đúng: D và E là sinh vật tiêu thụ bậc 1

+ Ý 2 đúng: Loài F thuộc bậc sinh dưỡng cấp 3 trong các chuỗi như C  F, B  F…

+ Ý 3 đúng: Nếu loại bỏ E ra khỏi lưới thức ăn thì chỉ còn chuỗi thức ăn A  G, không tồn tại lưới thức ăn

+ Ý 4 đúng: Nếu đưa thêm các cá thể thuộc loài F vào lưới thức ăn thì các loài E và D bị giảm số lượng, đây chính là 2 loài dùng A, B, C làm thức ăn  có thể làm tăng loài A, B, C.


Câu 30:

Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb x aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng cônsixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, giao tử có 2 alen trội của F1 chiếm tỉ lệ 

Xem đáp án

Đáp án D

+ Phép lai P: AAbb x aaBB, sẽ thu được F1: 100%AaBb. Dùng cônsixin để gây đột biến tứ bội các hợp tử F1 (với hiệu quả 36%).

Suy ra: Hợp tử AaBb  cây F1: 0,36 AAaaBBbb : 0,64 AaBb.

+ 0,36 AAaaBBbb giảm phân  giao tử: 0,361/6AA:4/6Aa:1/6aa1/6BB:4/6Bb:1/6bb.

+ 0,64AaBb giảm phân  giao tử: 0,641/2A:1/2a1/2B:1/2b. 

 Vậy số giao tử F1 có 2 alen trội =0,361/36AAbb+1/36aaBB+16/36AaBb+0,641/4AB 

 =0,36×18/36+0,64×1/4=0,18+0,16=0,3434%.


Câu 31:

Một cơ thể có kiểu gen Aa BD/bd có khoảng cách giữa gen B và D là 20 cM. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có một số tế bào cặp nhiễm sắc thể chứa các gen B, b và D, d không phân li trong giảm phần II. Số loại giao tử tối đa cơ thể đó tạo ra là

Xem đáp án

Đáp án C

+ Aa BD/bd giảm phần bình thường có hoán vị gen tạo ra: 2×4=8 loại giao tử

+ Trường hợp cặp nhiễm sắc thể chứa các gen B, b và D, d không phân li trong giảm phần II:

 Nếu không có hoán bị gen BD/bd cho 3 loại giao tử: BD/BD; bd/bd; O

 Nếu có hoán bị gen BD/bd cho 5 loại giao tử: BD/Bd; bD/bd; BD/bD; Bd/bd; O

Số loại giao tử đột biến từ kiểu gen Aa BD/bd là 7×2=14

Số loại giao tử tối đa cơ thể đó tạo ra là 14+8=22


Câu 33:

Một loài động vật, xét 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây sai?

I. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con gồm toàn cá thể có 3 alen trội.

II. Lai hai cá thể với nhau có thể thu được đời con có 6 loại kiểu gen.

III. Cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thu được đời con có số cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen chiếm 25%.

IV. Giả sử hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số là 40%, đem lai bố mẹ dị hợp 2 cặp gen có thể cho đời con có kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 56%.

Xem đáp án

Đáp án A

-  Ý I đúng: Phép lai AB/AB x aB/aB  F1: 100% AB/aB

-  Ý II sai: Lai hai cá thể với nhau thì có thể thu được các trường hợp sau:

+ Đời con có 10 loại kiểu gen (nếu P đều dị hợp 2 cặp gen và đều có hoán vị gen ở 2 giới);

+ Đời con có 7 kiểu gen (nếu P dị hợp 2 cặp gen và có hoán vị gen ở 1 giới hoặc P dị hợp 2 cặp gen với dị hợp 1 cặp gen);

+ Đời con có 4 kiểu gen (nếu P dị hợp và có kiểu gen khác nhau và không có hoán vị); Có 3 kiểu gen (Nếu P dị hợp 1 cặp gen và có kiểu gen giống nhau);

+ Đời con có 2 kiểu gen;

+ Đời con có 1 kiểu gen.

-  Ý III đúng: cho cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể dị hợp tử về 1 cặp gen, thì luôn thu được đời con có tỉ lệ cá thể đồng hợp tử về 2 cặp gen = tỉ lệ cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen = 25%

-  Ý IV đúng: Hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số là 40%, đem lai bố mẹ dị hợp 2 cặp gen:

 AB/ab×Ab/aBab/ab=0,3×0,2=0,06A,B=0,5+0,06=0,5656%.


Câu 34:

Ở một loài động vật, cho con đực (XY) mắt trắng giao phối với con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng thu được F1 100% mắt đỏ, cho F1 ngẫu phối thì thu được tỉ lệ kiểu hình ở F2 như sau: 18,75% đực mắt đỏ : 25% đực mắt vàng : 6,25% đực mắt trắng : 37,5% cái mắt đỏ: 12,5% cái mắt vàng. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cặp tính trạng màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung.

II. Nếu đem những con mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 thu được cá thể mắt đỏ với tỉ lệ 7/9.

III. Khi giảm phân, con đực F1 cho tối đa 4 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.

IV. Trong tổng số những con mắt trắng F2, tỉ lệ con cái chiếm 1/4.

Xem đáp án

Đáp án B

+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 đỏ: 6 vàng: 1 trắng  màu sắc mắt do 2 gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định theo kiểu tương tác bổ sung.  Ý I đúng

+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2 phân bố không đồng đều ở 2 giới  1 trong 2 cặp gen tương tác nằm trên NST X và Y không có đoạn tương đồng. Trong tương tác bổ sung 9: 6: 1 thì vai trò A và B như nhau nên giả sử Aa nằm trên NST thường và Bb trên NST giới tính.

P:AAXBXB×aaXbY

F1:AaXBY:AaXBXb

F2:3A:1aa1XBXB:1XBXb:1XBY:1XbY

+ Nếu đem những con mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên:

1AA:2Aa1XBXB:1XBXb×1AA:2AaXBY

2A:1a3XB:1Xb×2A:1a1XB:1Y

 Cá thể mắt đỏ F3AXB=11/3×1/33/4×1+1/4×1/2

Ý II đúng

+ Khi giảm phân, con đực F1 cho tối đa 4 loại giao tử với tỉ lệ như nhau  Ý III đúng

+ F2 không xuất hiện cái mắt trắng  Ý IV sai.


Câu 35:

Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, b) tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen, trong đó tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen trội và đổng hợp 2 cặp gen lặn là 18%. Mọi diễn biến trong giảm phân ở 2 bên bố mẹ như nhau. Theo lí thuyết, loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

+ (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, b) tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen  2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST, tuân theo qui luật hoán vị gen

+ F1 có: AB/AB+ab/ab=18% mà ta có AB/AB=ab/abab/ab=9%ab¯=30%

P:AB/ab×AB/ab

Kiểu gen có 1 alen trội =Ab/ab+aB/ab=0,2×0,3×2×2=24%.


Câu 36:

Ở một loài thực vật, cho biết alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát đem các cây hoa đỏ (P) lai với cây hoa trắng thu được F1 với tỉ lệ 4 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Biết rằng không có đột biến gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp trong số những cây hoa đỏ ở P là 2/5.

II. Nếu đem các cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình đỏ ở F1 sẽ là 90%.

III. Phải đem các cây hoa đỏ (P) giao phối ngẫu nhiên qua 1 thế hệ thì từ đó về sau tần số tương đối các alen trong quần thể qua các thế hệ ngẫu phối mới không thay đổi.

IV. Nếu đem các cây hoa đỏ P tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ thì thu được tỉ lệ cây có kiều gen đồng hợp là 17/20.

Xem đáp án

Đáp án D

-  Đời P có mAA:nAa x cây hoa trắng aa

 Đời con có 20% cây hoa trắng n×1/2=20%n=40% 

P:0,6AA:0,4Aa

-  Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp trong số những cây hoa đỏ ở P là  Ý I đúng.

-  Nếu đem các cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình đỏ ở F1 sẽ là 10,4×1/4=0,9 Ý II đúng

- Ý III sai do tần số alen không thay đổi, giao phối không làm thay đổi tần số alen

-  Nếu đem các cây hoa đỏ P tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ thì thu được tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp là 10,4/23=0,95Ý IV sai


Câu 37:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng và bệnh máu khó đông ở người. Bệnh bạch tạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng người phụ nữ số 3 mang gen gây bệnh máu khó đông.

VietJack

Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 5 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về 2 bệnh này.

II. Có thể có tối đa 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp trội về gen quy định bệnh bạch tạng.

III. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị 2 bệnh trên của cặp vợ chồng 13-14 là 42,5%.IV. Nếu người phụ nữ số 15 kết hôn với 1 người đàn ông không bị cả 2 bệnh và đến từ một quần thể khác có tỉ lệ người bình thường mang alen gây bệnh bạch tạng trong tổng số người bình thường là 2/3. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con có 1 đứa con gái bình thường và 1 đứa con trai bị cả 2 bệnh là 3/640.

Xem đáp án

Đáp án B

-  Quy ước gen: A - không bạch tạng, a - bạch tạng; B - không bị mù màu, b - mù màu.

-  Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng  kiểu gen bố mẹ là Aa

-  Nam không mù màu kiểu gen XBY

-  Xét bệnh bạch tạng:

+ 1, 4, 8, 11 có kiểu gen aa

+ 2, 5, 6, 9, 12,13 có kiểu gen Aa

-  Xét bệnh máu khó đông:

+ 2, 4, 6, 7, 10,14 có kiểu gen XBY

+ 12 có kiểu gen XbY

+ 1, 8 có kiểu gen XBXb

 Người biết chắc chắn kiểu gen là 1, 2, 4, 6, 8,12

 Ý I sai

-  Những người có thể có kiểu gen đồng hợp trội về gen qui định bạch tạng là 3, 7, 10, 14, 15

 Ý II đúng

-  Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh trên của cặp vợ chồng 13-14 là

+ Người số (8) aaXBXb x (7) A-XB người số 13: Aa(XBXB: XBXb)

+ Người số 10 có em gái 11 bị bạch tạng  kiểu gen (1AA : 2Aa)

+ Người số 9 có bố 4 bị bạch tạng nên có kiểu gen Aa

  Người số 14 có kiểu gen (2/5 AA : 3/5 Aa) XBY

+ Xét cặp vợ chồng 13 - 14:

AaXBXB:XBXb×2/5AA:3/5AaXBY1A:1a3XB:1Xb×7A:3aXB:Y

 XS sinh con gái không bị cả 2 bệnh =1/2×11/2×3/10=42,5%

Ý III đúng

-  Nếu người phụ nữ số 15 kết hôn với 1 người đàn ông không bị cả 2 bệnh và đến từ một quần thể khác.

+ Người phụ nữ số 15 có kiểu gen về bệnh bạch tạng (2AA : 3Aa)

+ Cặp vợ chồng 9-10: (XBXB : XBXb) x XB 15 (3XBXB : 1 XBXb)

+ Người chồng của 15 có kiểu gen (1AA : 2Aa)XBY

 (2AA : 3Aa)(3 XBXB : 1XBXb) x (1AA : 2Aa)XBY

 Để sinh đứa con bị cả 2 bệnh kiểu gen của bố mẹ: AaXBXb x AaXBY với xác suất: 3/5×1/4×2/3=1/10

+ Xác suất sinh con gái bình thường: 1/2×3/4=3/8 

+ Xác suất sinh con trai bị 2 bệnh =1/4×1/4=1/16 1/4 x 1/ 4 = 1/16

Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con có 1 đứa con gái bình thường và 1 đứa con trai bị cả 2 bệnh là

1/10×3/8×1/16×C21=3/640 Ý IV đúng.


Câu 38:

Một quần thể tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.

II. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần qua các thế hệ.

III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 4/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.

IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/32.

Xem đáp án

Đáp án B

-  Có 2 cặp gen và phân li độc lập cho nên từ F1 trở đi thì sẽ có 9 kiểu gen  Ý I đúng

-  Quá trình tự thụ phấn thì sẽ làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần  Ý II đúng

-  Quần thể tự thụ  chỉ có kiểu gen AaBb tự thụ cho đời con dị hợp tử về 2 cặp gen.

+ 0,2 AABb tự thụ F2 cho AB=0,2×1×5/8

+ 0,2 AaBb tự thụ F2 cho AB=0,2×5/8×5/8

 Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, số cây dị hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ

=AaBb/AB=0,2×1/42/0,2×5/8+0,2×5/82=4/65Ý III đúng

-  Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen bao gồm các kiểu gen: AaBB, Aabb, aaBb, AABb chiếm tỉ lệ =0,2×1/8+0,2×1/8×7/8×2+0,2×1/8=3/32. Ý IV đúng.


Câu 39:

Cho biết ở bướm tằm, gen A quy định kén dài trội hoàn toàn so với gen a quy định kén bầu; gen B quy định kén trắng trội hoàn toàn so với gen b quy định kén vàng. Gen D quy định trứng trắng, gen d quy định trứng sẫm. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Xét phép lai P: ♂ABabXdXd  x ♀ABabXDY.  Biết khoảng cách giữa 2 gen A và B là 30 cM.

Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) F1 cho tối đa 20 loại kiểu gen.

(2) Tỉ lệ tằm kén dài, màu trắng ở F1 chiếm tỉ lệ: 67,5%.

(3) Tỉ lệ tằm cái có trứng sẫm, kén bầu, màu trắng ở F1 chiếm tỉ lệ là 2,5%.

(4) Phép lai trên giúp phân biệt được con đực và con cái ở ngay giai đoạn trứng.

Xem đáp án

Đáp án A

+ Ý (1) sai: ở bướm tằm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực:

AB/ab x ♀AB/ab   phép lai cho 7 kiểu gen nếu có hoán vị.

XdXd x ♀XDY   phép lai cho 2 kiểu gen.

 Số kiểu gen ở F1 tối đa là: 7×2=14 kiểu gen

+ Ý (2) đúng: Tỉ lệ tằm kén dài, màu trắng ở F1:AB=50%+ab/ab 

ab/ab=0,5×0,35=17,5%AB=50%+17,5%=67,5%.

+ Ý (3) sai: Tỉ lệ tằm cái có trứng sẫm, kén bầu, màu trắng ở F1 chiếm tỉ lệ

aa,B,XdY=0,250,175×0,5=3,75%

+ Ý (4) đúng: vì con đực luôn nở ra từ trứng màu trắng, con cái nở ra từ trứng màu sẫm.


Câu 40:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét tính trạng màu sắc hoa do 4 alen quy định: alen A1 quy định hoa đỏ, A2 quy định hoa hồng, A3 quy định hoa vàng và A4 quy định hoa trắng. Các alen trội là trội hoàn toàn theo thứ tự A1 > A2 > A3 > A4. Tính trạng chiều cao cây do 2 alen quy định: alen B quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen b quy định cây thấp, các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Theo lý thuyết trong các dự đoán sau đây có bao nhiêu dự đoán sai?

(1) Quần thể có tối đa 30 kiểu gen và 8 kiểu hình.

(2) Lai cây hoa hồng, thân cao với cây hoa vàng, thân cao có thể cho F1 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1.

(3) Lai cây hoa hồng, thân cao với hoa trắng, thân cao có thể cho F4 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 1:1:1:1.

(4) Lai cây hoa đỏ, thân cao với cây hoa trắng, thân thấp có thể cho F4 phân li kiểu gen theo tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.

Xem đáp án

Đáp án C

+ Số kiểu gen qui định màu hoa =4×4+1:2=10 kiểu gen.

Số kiểu gen qui định chiều cao cây = 3 kiểu gen.

 Số kiểu gen của quần thể =10×3=30 kiểu gen.

 Số kiểu hình của quần thể =4×2=8 kiểu gen.

Ý (1) đúng.

+ Lai cây hoa hồng, thân cao với cây hoa vàng, thân cao có thể cho F1 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1

Phân tích 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 = (3 : 1)(1 : 2 : 1)

Thân cao × thân cao không thể nào cho tỉ lệ kiểu hình 1: 2 : 1  thân cao × thân cao cho tỉ lệ 3 : 1  Phép lai Bb × Bb.

Hoa hồng × hoa vàng cho tỉ lệ 1 : 2 : 1  phép lai có thể: A2A4 × A3A4

 Phép lai A2A4Bb × A3A4Bb

Ý (2) đúng.

+ Lai cây hoa hồng, thân cao với hoa trắng, thân cao có thể cho F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 1: 1 : 1 : 1

Phân tích: 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1)(1 : 1)  Thân cao × thân cao không thể cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 Ý (3) sai

+ Lai cây hoa đỏ, thân cao với cây hoa trắng, thân thấp có thể cho F1 phân li kiểu gen theo tỉ lệ:1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.

Phân tích: 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1)(1 : 1 : 1), hoa đỏ × hoa trắng không thể cho tỉ lệ kiểu gen  1 : 1 : 1 Ý (4) sai.


Bắt đầu thi ngay