20 Đề thi thử môn Sinh học từ Penbook Hocmai.vn năm 2021 (Đề số 19)
-
14650 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, enzyme ARN polymerase có chức năng
Đáp án B
Loại enzyme ARN polymerase tham gia vào nhân đôi ADN chính là ARN primase có vai trò xúc tác tổng hợp đoạn mồi ARN
Câu 2:
Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen
Đáp án C
Ý A sai vì nếu đột biến gen trội thì biểu hiện cả ở đổng hợp và dị hợp.
Ý B, D sai vì nếu đột biến lặn thì phải cơ thể phải đồng hợp lặn mới biểu hiện.
Ý C đúng.
Câu 3:
Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là
Đáp án D
Gen đa hiệu khi bị biến đổi sẽ làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật do 1 gen đa hiệu tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Câu 4:
Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) × aabb (xanh, nhăn):
Đáp án B
Đây là phép lai phân tích P dị hợp 2 cặp gen nên đời con kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.
Câu 5:
Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AB//ab cho giao tử ab với tỉ lệ:
Đáp án D
AB//ab cho AB = ab = 50% vì liên kết hoàn toàn.
Câu 6:
Kết quả của tiến hóa sinh học?
Đáp án D
Tiến hóa sinh học bắt đầu từ khi tế bào nguyên thủy được hình thành, dưới tác động của các nhân tố tiến hóa tạo ra toàn bộ sinh giới ngày nay.
Câu 7:
Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử Trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là
Đáp án A
Có 5 đại địa chất xếp theo thứ tự thời gian từ trước đến nay là: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
Câu 8:
Khi nói về những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh thì ý nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Trong diễn thế nguyên sinh, số loài càng tăng thì ổ sinh thái của mỗi loài càng thu hẹp.
Câu 9:
Rễ cây hấp thụ muối khoáng được ở những dạng nào?
Đáp án D
Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng dưới dạng tan (dạng ion).
Câu 10:
Bộ phận tiêu hóa nào không phải ở người?
Đáp án C
Mề là dạ dày cơ của chim và gia cầm, không xuất hiện trong hệ tiêu hóa của người.
Câu 11:
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở trùng biến hình xảy ra qua:
Đáp án A
Trùng biến hình là sinh vật đơn bào nhân sơ, quá trình trao đổi khí được thực hiện ngay qua màng tế bào tức ngay trên bề mặt cơ thể.
Câu 12:
Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nucleotide. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?
Đáp án B
Nhiều khả năng cô ta đã quên bổ sung enzyme ADN ligase có tác dụng nối các đoạn okazaki nên các đoạn okazaki không được nối lại thành mạch đơn hoàn chỉnh do đó các phần tử ADN tạo thành có một mạch bình thường kết cặp với nhiều phần đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nucleotide
Câu 13:
Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau:
1. Tất cả các gen trên NST đểu được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau.
2. Sự phiên mã này chỉ xảy ra ở trong nhân tế bào.
3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN bằng cách cắt bỏ intron, nối exon.
4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ một gen duy nhất.
Số phát biểu có nội dung đúng là
Đáp án C
Ý 1 sai vì các gen trên NST được phiên mã với số lần không bằng nhau, gen nào hoạt động nhiều thì sẽ được phiên mã nhiều và ngược lại.
Ý 2 sai vì sinh vật nhân chuẩn có ADN ngoài nhân (trong ti thể, lục lạp) nên phiên mã những gen trên ADN này xảy ra ở tê' bào chất.
Ý 3 và 4 đúng.
Câu 14:
Trong số các khẳng định sau đây về operon Lac và hoạt động của nó, khẳng định nào chính xác?
Đáp án D
A. Sai, nếu đột biến điểm xảy ra ở vùng cấu trúc vẫn có thể tạo ra sản phẩm, chỉ có điều sản phẩm có hoạt động hay không mà thôi.
B. Sai, enzyme ARN polymerase không tương tác với O mà tương tác với vùng khởi động P.
C. Sai, sản phẩm của gen điều hòa là protein ức chế, nó không tương tác với enzyme ARN polymerase.
D. Đúng.
Câu 15:
Cho các đặc điểm sau về thể đa bội:
(1) . Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
(2) . Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
(3). Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của một bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n.
(4). Được chia làm hai dạng: thể ba nhiễm và thể đa nhiễm.
(5). Ở động vật giao phối ít gặp thể đa bội do gây chết rất sớm, cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.
(6). Cây đa bội lẻ bị bất thụ tạo nên giống không hạt.
Số nhận định không chính xác về thể đa bội là:
Đáp án A
(4) sai vì thể ba nhiễm, đa nhiễm thuộc đột biến dị bội chứ không phải đa bội.
Các ý còn lại đúng.
Câu 16:
Ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường, alen d quy định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M quy định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m quy định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là
Đáp án A
D: bình thường, d: bạch tạng nằm trên NST thường
M: mắt bình thường; m: mù màu nằm trên X
Mẹ D- XMX-; bố ddXMY
Con trai ddXmY => con trai nhận dXm từ mẹ, nhận dY từ bố
Kiểu gen của bố mẹ là DdXMXm × ddXMY
Câu 17:
Người ta cho lai giữa P đều thuần chủng khác nhau hai cặp gen, thu được F1 đồng loạt xuất hiện một kiểu hình. Cho F1 giao phối với một cây khác, thu được ở F2: 997 cây chín sớm, hạt phấn dài: 998 cây chín muộn, hạt phấn tròn: 2004 cây chín sớm, hạt phấn tròn. Biết 2 cặp alen Aa, Bb chi phối 2 cặp tính trạng. Kiểu gen của F1 là:
Đáp án C
Xét riêng từng cặp tính trạng:
F2: chín sớm: chín muộn = 3 : 1 => Chín sớm (A) trội hoàn toàn so với chín muộn (a); F1: Aa × Aa
F2: hạt phấn tròn: hạt phấn dài = 3 :1 => Hạt phấn tròn (B) trội hoàn toàn so với hạt phấn dài (b) => F1: Bb × Bb
F1: (Aa, Bb) × (Aa, Bb) => F2: 1A-bb: 2A-B- : 1aaB- => Có sự liên kết gen hoàn toàn.
Vì F2 không xuất hiện kiểu hình mang 2 tính trạng lặn nên kiểu gen của F1 liên kết với ít nhất 1 trong 2 bên F1
Kiểu gen của F1: Ab/aB × Ab/aB hoặc Ab/aB × AB/ab
Câu 18:
Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa : aa = 1 : 6 : 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
Đáp án A
A = 1/(1+6+9) + 6/(1+6+9). 1/2 = 0,25
a = 1 − A = 1 − 0,25 = 0,75.
Câu 19:
Quần thể có 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Cấu trúc di truyền của quần thể trên qua 3 thế hệ tự phối là
Đáp án A
Qua 3 thế hệ tự phối: Aa = 0,48.1/23 = 0,06
AA = 0,36 + 0,48.(1− l/23)/2 = 0,57
aa = 0,16 + 0,48.( 1− 1/23)/2 = 0,37.
Câu 20:
Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này
Đáp án A
Vì các tế bào trong 1 phôi bò ban đầu sẽ có kiểu gen nhân giống nhau. Nên phôi ban đầu chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau, chúng sẽ phát triển thành các con bò con có kiểu gen nhân giống nhau => Ý A đúng.
Ý C sai vì các con bò này cùng giới tính nên không thể giao phối với nhau.
Ý D sai vì kiểu hình chúng có thể khác nhau khi nuôi trong môi trường khác nhau do sự thường biến của kiểu gen.
Câu 21:
Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A: 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
Đáp án D
Giao phối không ngẫu nhiên không ảnh hưởng đến tần số alen => loại A và C.
Đột biến xảy ra với tần số rất thấp () nên không thể làm biến đổi đột ngột tần số alen như vậy => Loại B.
Nguyên nhân làm thay đổi tần số alen như vậy chỉ có thể là di nhập gen HOẶC biến động di truyền.
Câu 22:
Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do
Đáp án D
Hổ phì dưỡng do sự phát triển quá mức của tảo (thực vật nổi), nguyên nhân là do cá ăn quá mức động vật nổi làm số lượng động vật nổi giảm nhiều, mà động vật nổi lại là ăn thực vật nổi, do đó số lượng thực vật nổi tăng nhanh.
Câu 23:
Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25°C - 35°C, khi nhiệt độ xuống dưới 2°C và cao hơn 44°C thì cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20°C - 35°C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,6°C và cao hơn 42°C thì cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án A
Cá chép: từ 2°C - 44°C là giới hạn sống, trong đó 25°C - 35°C là khoảng thuận lợi.
Cá rô phi: 5,6°C đến 42°C là giới hạn sống, trong đó 20°C - 35°C là khoảng thuận lợi.
=> Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn sinh thái rộng hơn.
“Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì khoảng thuận lợi hẹp hơn” là ý không đúng vì độ rộng của vùng phân bố liên quan đến giới hạn sinh thái chứ không phải là do khoảng thuận lợi.
Câu 24:
Sự khác nhau giữa cầy thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ là:
Đáp án D
Các cây thông liền rễ có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho nhau nên cây không có khả năng hấp thu dinh dưỡng từ môi trường vẫn có dinh dưỡng nên chúng phát triển nhanh hơn, khả năng chịu hạn tốt hơn và có thể mọc chồi trước cây không liển rễ.
Câu 25:
Ô nhiễm hóa học do các nguyên nhân:
(1) Sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi trong nông nghiệp.
(2) Hóa chất độc thải ra từ các nhà máy.
(3) Do các vi sinh vật tiết ra chất độc chống lại các sinh vật khác.
Số ý đúng là:
Đáp án C
Ý (1), (2) là các chất hóa học độc hại, gây ô nhiễm hóa học.
Ý (3) là tương tác quan hệ đối kháng giữa các sinh vật, không phải nguyên nhân gây ô nhiễm hóa học.
Câu 26:
Hoạt động nào của con người gây hậu quả phá hoại môi trường lớn nhất?
Đáp án C
Đốt rừng không chỉ phá hủy tài nguyên rừng như gỗ, động vật quý hiếm, khoáng sản,... mà còn làm phá hủy môi trường sống của các loài sinh vật trong khu rừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái.
Câu 27:
Số phát biểu sai trong các câu sau đây:
1. và đều được cây sử dụng trực tiếp để cấu tạo lên các hợp chất lớn hơn.
2. Khi thiếu Nitơ cây phát triển nhanh và mạnh cho năng suất cao hơn bình thường.
3. Trong các loại nông phẩm có hàm lượng nitrat cao quá mức cho phép đều ăn được và không gây hại cho con người.
4. Ion khoáng Cu và Zn hoạt hóa enzyme tham gia vào quá trình khử nitrat.
5. Khi thiếu Nitơ biểu hiện của cây là xuất hiện màu vàng trên lá và xuất hiện đầu tiên ở lá non.
Đáp án D
1. Sai vì cây chỉ dùng để cấu tạo lên các hợp chất lớn hơn; phải được cây biến đổi thành .
2. Sai vì khi thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein từ đó sự sinh trưởng của cơ quan giảm, cây chậm phát triển.
3. Sai vì những loại nông phẩm có chứa hàm lượng nitrat cao vượt mức cho phép thường gây độc cho người sử dụng.
4. Sai vì lon Fe và Mo mới hoạt hóa cho enzyme tham gia vào quá trình khử nitrat.
5. Sai vì khi cây thiếu nitơ lá có hiện tượng chuyển thành màu vàng, màu vàng xuất hiện trên lá già trước sau đó mới xuất hiện trên lá non.
Câu 28:
Một loài có 2n = 24 NST. Số loại thể đột biến vừa là thể một kép vừa là thể ba có thể có của loài là:
Đáp án D
Có 2n = 24 => n = 12.
Có cách chọn thể một kép, sau khi chọn được 1 cặp NST chứa thể một thì còn 10 cặp NST.
=> Có cách chọn thể ba trong số 10 cặp NST còn lại.
Vậy số loại thể đột biến có thể có của loài là: .
Câu 29:
Năng lượng tích lũy của các loài A, B, C, D, E lần lượt là 500 kcal, 200 kcal, 50 kcal, 4890 kcal, 4,8 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây là hợp lí?
Đáp án A
Trong chuỗi thức ăn, tỉ số giữa năng lượng tích lũy ở mắt xích sau so với mắt xích trước khoảng 10%. Từ đó ta thấy chỉ có chuỗi thức ăn D−A−C−E là hợp lí.
Câu 30:
Ở người gen A qui định mắt nhìn màu bình thường, alen a qui định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B qui định máu đông bình thường, alen b qui định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locus trên trong quần thể người là:
Đáp án A
Gen qui định mù màu và màu khó đông mỗi gen có 2 alen cùng này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y => Tương đương 1 gen có 2.2 = 4 alen
=> Số kiểu gen trên XX về 2 gen này là ; số kiểu gen trên XY là 4
=> Tổng cộng 10 + 4 = 14
Gen quy định thuận tay có 2 alen nằm trên NST thường => có kiểu gen
Vậy số kiểu gen tối đa về 3 locus trên trong quẩn thể người là: 14.3 = 42.
Câu 31:
Ở một loài thú trên đoạn tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính chứa gen A (lông quăn) trội hoàn toàn so với gen a (lông thẳng). Cho lai những con cái lông quăn dị hợp tử với con đực lông thẳng thu được F1; tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
Đáp án D
P: XAXa × XaYa
F1: XAXa:XaXa:XAYa:XaYa
F1 ngẫu phối: (1/2 XAXa: 1/2 XaXa) × (1/2 XAYa: 1/2 XaYa)
=> (1/4 XA: 3/4 Xa) × (1/4 XA: 1/4 Xa: 1/2 Ya)
F2: 5/16 XAX- : 3/16 XaXa: 2/16 XAYa: 6/16 XaYa
=> 5 cái quăn : 3 cái thẳng : 2 đực quăn : 6 đực thẳng.
Câu 32:
Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai:
1. Aaaa × AAaa 2. Aaaa × Aaaa 3. Aaaa × aaaa
4. AAaa × Aaaa 5. AAAa × AAAa 6. AAAa × AAaa
Theo lí thuyết phép lai cho đời con có 3 loại kiểu gen là
Đáp án C
(1) , (4). AAaa × Aaaa => (1/6AA : 4/6Aa : 1/6 aa).(1/2Aa : 1/2aa) => 4 kiểu gen => sai
(2) . Aaaa × Aaaa = (1/2Aa : 1/2aa).(1/2Aa : 1/2aa) => AAaa, Aaaa, aaaa => đúng
(3) . Aaaa × aaaa => 2 kiểu gen => sai
(5) . AAAa × AAAa => (1/2 AA : 1/2 Aa) (1/2 AA : 1/2 Aa) => cho 3 kiểu gen => đúng
(6) . AAAa × AAaa => (1/2 AA : 1/2 Aa) (1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa) => cho 4 kiểu gen => sai.
Câu 33:
Cho 3 locus gen phân li độc lập như sau: A trội hoàn toàn so với a; B trội hoàn toàn so với b và D trội không hoàn toàn so với d. Nếu không có đột biến xảy ra và không xét đến vai trò bố mẹ thì sẽ có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3:6:3:1:2:l. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng.
Đáp án B
3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1 = (3 : l)(100%)(l : 2 : 1)
Xét cặp Dd => có 1 phép lai ra 1 : 2 : 1 là Dd × Dd.
Xét cặp Aa => có 1 phép lai ra 3 : 1 là Aa × Aa; có 4 phép lai ra 100% là AA × AA, AA × Aa, AA × aa, aa × aa.
Xét cặp Bb => có 1 phép lai ra 3 : 1 là Bb × Bb; có 4 phép lai ra 100% là BB × BB; BB × Bb; BB × bb; bb × bb.
+ Ta có Dd × Dd; nếu cặp Aa × Aa => cặp B phải cho 100% => có 4 phép lai.
Nếu Dd × Dd, cặp Bb × Bb => cặp A phải cho 100% => 4 phép lai.
Tổng có 8 phép lai.
Câu 34:
Một loài động vật giới đực dị giao tử, tính trạng râu mọc ở cằm do một cặp alen chi phối, tiến hành phép lai P thuần chủng tương phản được F1: 100% con đực có râu và 100% cái không râu, cho F1 ngẫu phối với nhau được đời F2, trong số những con cái 75% không có râu, trong khi đó trong số các con đực 75% có râu. Cho các nhận xét dưới đầy về tính trạng mọc râu ở loài động vật nói trên:
(1) Tính trạng mọc râu do gen nằm trên NST giới tính chi phối.
(2) Tỉ lệ có râu: không râu cả ở F1 và F2 tính chung cho cả 2 giới là 1 : 1.
(3) Cho các con cái không râu ngẫu phối với con đực không râu, ở đời sau có 83,33% cá thể không râu.
(4) Nếu cho các con đực có râu ở F2 lai với các con cái không râu ở F2, đời F3 thu được tỉ lệ 7:2 về tính trạng này.
Số nhận xét đúng:
Đáp án C
Có râu (A) là trội so với đực, lặn so với cái; không râu (a) là lặn so với đực, trội so với cái => Ý 1 sai
P: AA × aa
F1: 100% Aa (cái 100% không râu, đực 100% có râu)
F2 cái 1/4 AA có râu : 1/2 Aa không râu : 1/4 aa không râu
Đực 1/4 AA có râu : 1/2 Aa có râu : 1/4 aa không râu
=> Ý 2 đúng.
Ý 3: (2/3 Aa : 1/3 aa) × aa => đời con 1/3 Aa: 2/3 aa
Kiểu hình không râu = 1/2 + 2/3 × 1/2 = 5/6 => Ý 3 đúng
Ý 4: (1/3 AA : 2/3 Aa) × (2/3 Aa : 1/3 aa) => Đời con: 2/9 AA: 5/9 Aa : 2/9 aa => Tỉ lệ 1: 1 => Ý 4 sai.
Câu 35:
Ở người, kiểu gen IAIA, IAI° quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBI° quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen I°I° quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?
Đáp án A
Vì người mẹ nhóm máu AB có kiểu gen IAIB => Con nhận IA hoặc IB của mẹ => con không bao giờ sinh con có nhóm máu O.
Người mẹ nhóm máu O có kiểu gen I°I° => Con nhận I° từ mẹ nên đứa con không bao giờ có nhóm máu AB.
=> Đứa con AB là của mẹ AB, đứa con O là của mẹ O.
Ý B sai vì mẹ nhóm máu A có kiểu gen IAI° hoặc IAIA; mẹ IAI° vẫn có thể sinh con nhóm máu O hoặc A. Còn mẹ nhóm máu O cũng vẫn có thể sinh con nhóm máu O hoặc A.
Tương tự ý C, D sai.
Câu 36:
Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B: quả tròn, b: quả bầu dục, 2 cặp gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử khi lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói trên được F1, cho F1 giao phối với cá thể khác F2 thu được kết quả: 54% cao-tròn, 21% thấp-tròn, 21% cao-bầu dục, 4% thấp-bầu dục. Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và tạo hạt phấn diễn ra giống nhau, hãy xác định kiểu gen của F1 và tần số trao đổi chéo f giữa các gen?
Đáp án A
P thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản => F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) có thể dị đều hoặc dị chéo.
F1 × cá thể khác => F2: cao: thấp = 3 : 1=> F1: Aa × Aa; tròn: bầu dục = 3 : 1 => F1: Bb × Bb.
Vậy cá thể đem lai với F1 cũng dị hợp 2 cặp gen. Vì quá trình giảm phần tạo noãn và tạo phấn diễn ra giống nhau => 2 bên cùng hoán vị hoặc cùng không hoán vị; trường hợp cùng không hoán vị không xảy ra vì F2 cho 4 phân lớp kiểu hình.
+ Nếu bố mẹ dị đều: AB//ab × AB//ab
Hoán vị 2 bên: thì con ab//ab = (1−f)/2. (1−f)/2 = 4% => f = 0,6 > 0,5 => loại
+ Nếu bố mẹ dị chéo: Ab//aB × Ab//aB
Hoán vị 2 bên thì con ab//ab = f/2.f/2 = 4% => f = 0,4 => A đúng
+ Nếu bố mẹ 1 bên dị đều, 1 bên dị chéo: Ab//aB × AB//ab
Hoán vị 2 bên: ab//ab = (1−f)/2. f/2 = 0,04 => f = 20% (không có ý nào trùng).
Câu 37:
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, sự di truyền tính trạng vỏ hạt được tuân theo quy luật Menden trong phép lai đơn, tuy nhiên kiểu gen đồng hợp lặn aa tạo ra vỏ dày đến mức hạt không nảy mầm được. Tù một quần thể ở thế hệ xuất phát P, các phân tích di truyền cho thấy tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp bằng một nửa số cá thể mang kiểu gen dị hợp, tiếp tục tạo ra các thế hệ sau, cho 4 nhận định sau về thế hệ F3 của quần thể:
(1) Tần số alen A và a trong quần thể không đổi, song tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội chiếm 87,5%.
(2) Do có áp lực của chọn lọc nên tần số alen thay đổi, thành phần kiểu gen đổng hợp trội là 78,24%.
(3) Tần số alen thay đổi qua mỗi thế hệ, và đến thế hệ thứ 3 tỉ lệ hạt là 15AA : 2Aa : 1aa.
(4) Tần số alen thay đổi qua mỗi thế hệ, ở thế hệ thứ 3 cấu trúc di truyền là 77,78%AA : 22,22%Aa.
Số nhận định chính xác:
Đáp án A
Từ quần thể xuất phát: đề nói cá thể nghĩa là mọc thành cây rồi => Các cây này là A-, tỉ lệ kiểu gen là 1/3 AA: 2/3 Aa.
Ý (1) sai vì tần số alen A và a trong quần thể sẽ thay đổi do chọn lọc tự nhiên loại bỏ cá thể aa nên tần số A tăng, a giảm.
F1: hạt Aa = 1/3; AA = 1/3+ 2/3.(1−1/2)/2 = 1/2 => cây F1: 3/5 AA: 2/5 Aa
F2: hạt Aa = 1/5; AA = 3/5+ 2/5.(1−1/2)/2 = 7/10 => cây F2: 7/9 AA: 2/9 Aa
F3: hạt Aa = 2/18; AA = 7/9+ 2/9.(1−1/2)/2 = 15/18; aa = 1/18 => hạt F3: 15AA:2Aa:1aa
=> Ý 3 đúng
=> Cây F3: 15/17 AA: 2/17 Aa => Ý 4, 2 sai.
Câu 38:
Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định (gen này có 2 alen). Hà và Lan đều có mẹ bị bệnh bạch tạng. Bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng bình thường (nhưng có bố đều bị bệnh). Hà sinh 1 con gái bình thường đặt tên là Phúc, Lan sinh 1 con trai bình thường đặt tên là Hậu. Sau này Phúc và Hậu lấy nhau. Xác suất cặp vợ chồng Phúc và Hậu sinh 2 đứa con đều bình thường là bao nhiêu?
Đáp án B
Hà và Lan bình thường A- đều có mẹ bạch tạng aa => Hà và Lan đều có kiểu gen Aa
Bố chổng của Hà và Lan đều bị bệnh aa => Chồng của Hà và Lan bình thường đều có kiểu gen Aa.
+ Vợ chồng Hà: Aa × Aa => Phúc bình thường A- nên thể có kiểu gen AA với tỉ lệ 1/3; hoặc Aa với tỉ lệ 2/3.
+ Vợ chồng Lan: Aa × Aa => Hậu bình thường A- nên thể có kiểu gen AA với tỉ lệ 1/3; hoặc Aa với tỉ lệ 2/3.
Xác suất cặp vợ chổng Phúc và Hậu sinh 2 đứa con đều bình thường:
- TH1: Nếu Phúc và Hậu là 1/3 AA × 1/3 AA => 2 con bình thường = 1/3.1/3.100%2 = 1/9
- TH2: Nếu Phúc 1/3 AA × Hậu 2/3 Aa => 2 con bình thường = 1/3. 2/3.100%2 = 2/9
- TH3: Nếu Phúc 2/3 Aa × Hậu 1/3AA => 2 con bình thường = 1/3.2/3.100%2 = 2/9
- TH4: Phúc và Hậu là 2/3 Aa × 2/3 Aa => 2 con bình thường = 2/3.2/3.(3/4)2 = 1/4
Kết quả là: 1/9+2/9+2/9+1/4= 29/36.
Câu 39:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do gen trội không alen tương tác cộng gộp với nhau quy định (cứ thêm 1 alen trội là cây cao thêm n cm) cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình. Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70 cm; kiểu hình cao 90 cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Ở F2 thu được:
(1) Cầy cao nhất có chiều cao 100 cm.
(2) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 80 cm.
(3) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34%.
(4) F2 có 27 kiểu gen.
(5) F2 có 64 kiểu gen.
Số phương án đúng là:
Đáp án D
Lai cây cao nhất với cây thấp nhất => F1 dị hợp tất cả cặp gen
F1 tự thụ (cây dị hợp tất cả cặp gen phần li độc lập tự thụ sẽ cho đời con có tất cả các kiểu hình của loài về loại tính trạng đó); ở đây F2 có 9 kiểu hình => Tính trạng chiểu cao do 4 cặp gen quy định. Quy ước các cặp gen này là A, a, B, b, D, d, E, e.
Cây thấp nhất có 0 alen trội cao 70 cm.
F2 có kiểu hình 90 cm chiếm tỉ lệ cao nhất => kiểu gen có 4 alen trội có chiều cao 90 cm.
=> Thêm 1 alen trội cây cao thêm n = (90−70)/4 = 5 cm
=> Cây cao nhất có 8 alen trội có chiều cao 70 + 8.5 = 110 cm => Ý (1) sai
Cây mang 2 alen trội có chiều cao 70 + 2.5 = 80 cm => Ý (2) đúng
F1 tự thụ AaBbDdEe × AaBbDdEe => F2 có 44 tổ hợp
Cây có chiều cao 90 cm (4 alen trội) có tỉ lệ: Ý (3) đúng
F2 có 34 = 81 kiểu gen => Ý (4), (5) sai.
Câu 40:
Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài: 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài: 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài: 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiểu cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả.
(6) Tần số hoán vị gen 20%.
Số ý đúng là:
Đáp án D
P thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản => F1 dị hợp 3 cặp gen: thân cao, hoa đỏ, quả tròn là trội.
F1 (AaBbDd) × cây khác => F2:
Cao: thấp = 1 : 1 => F1 × cây khác = Aa × aa
Đỏ: vàng = 1 : 1 => F1 × cây khác = Bb × bb
Tròn: dài = 1: 1 => F1 × cây khác = Dd × dd
Vậy F1 × cây khác = (AaBbDd) × (aabbdd)
Cây thân cao, hoa đỏ: cây thân cao, hoa vàng: cầy thân thấp, hoa đỏ : cây thân thấp, hoa vàng = 1:1:1:1 = (1:1)(1:1) phù hợp với quy luật phân li độc lập => gen quy định chiều cao và màu hoa phân li độc lập với nhau => Ý (2) sai
Hoa đỏ, quả dài: hoa vàng, quả tròn: hoa đỏ, quả tròn: hoa vàng, quả dài = 4 : 4 : 1: 1 khác phân li độc lập => 2 gen này liên kết với nhau, có hoán vị gen => Ý (4), (5) đúng.
F2 hoa vàng, quả dài bd//bd = 1/10 => giao tử bd của F1 = 0,1 < 0,25 (vì cây khác là bd//bd cho bd =1), đây là giao tử hoán vị => F1 dị chéo Bd//bD; f = 0,1.2 = 0,2 => Ý (6) đúng.
F1 tự thụ Aa Bd//bD × Aa Bd//bD
=> Con aa bd//bd = 1/4.(0,1.0,1) = 0,0025 => Ý (1) đúng;
aaB-dd = 1/4. (0,25−0,1.0,1) = 0,06 => Ý (3) sai.
Vậy có 4 ý đúng.