20 Đề thi thử môn Sinh học từ Penbook Hocmai.vn năm 2021 (Đề số 18)
-
14902 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các loại nucleotide cấu tạo nên phân tử ADN không có:
Đáp án D
4 loại nucleotide cấu tạo nên phân tử ADN là A, T, G, X.
U chỉ có ở ARN, không có ở ADN.
Câu 2:
Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
Đáp án D
Ba bộ ba kết thúc đọc theo chiều 5’-3’ là UAA, UAG, UGA nên đọc theo chiều 3'-5' là 3'GAU5'; 3’AAU5'; 3’AGU5’.
Câu 3:
Nội dung nào sau đây là phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn về nguồn nguyên liệu của chọn lọc và tiến hoá?
Đáp án B
Ý A, C sai vì thời Đacuyn chưa có khái niệm biến dị tổ hợp, đột biến.
Ý D sai vì biến đổi xuất hiện đồng loạt này không di truyền được nên không là nguyên liệu của tiến hóa.
Ý B đúng.
Câu 4:
Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
Đáp án B
Cánh chim và cánh côn trùng có nguồn gốc khác nhau, nhưng cùng chức năng nên là cơ quan tương tự. Các ý A, C, D là cơ quan tương đồng.
Câu 5:
Điều nào không đúng đối với diễn thế thứ sinh?
Đáp án C
Ý C là đặc điểm của diễn thế nguyên sinh, còn diễn thế thứ sinh bắt nguồn từ môi trường đã có sinh vật trước đó.
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây là phép lại thuận nghịch?
Đáp án B
Lai thuận nghịch là phép lai được tiến hành theo 2 hướng khác nhau: Ở hướng thứ nhất dạng này được dùng làm bố thì ở hướng thứ 2 nó được dùng làm mẹ.
=> Chỉ có B thỏa mãn
Câu 7:
Phương pháp của Menđen không có nội dung nào sau đây?
Đáp án C
Menđen không làm phép lai phân tích đời F3 nữa.
Câu 8:
Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) × aabb (xanh, nhăn):
Đáp án B
P: AaBb (vàng, trơn) × aabb (xanh, nhăn)
G: (1AB: 1Ab: 1aB: 1ab); ab
F1: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
1 vàng, trơn:1 vàng, nhăn :1 xanh, trơn:1 xanh, nhăn.
Câu 9:
Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:
Đáp án A
Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi đường được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (nơi đường được sử dụng hay dự trữ) như rễ, thân,... có áp suất thẩm thấu thấp.
Câu 10:
Ở tôm, cua, cơ quan nào sau đây tham gia hoạt động trao đổi khí?
Đáp án D
Sự trao đổi khí với động vật ở dưới nước như trai, ốc, tôm, cua, cá được thực hiện qua mang. O2 và CO2 được trao đổi với dòng nước nhờ hoạt động của của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: ở cá là nâng hạ xương nắp mang phối hợp với đóng mở miệng ở tôm cua là hoạt động của các tấm quạt nước.
Câu 11:
Hệ đệm có hiệu quả nhất trong dịch nội bào là:
Đáp án D
Hệ đệm bicacbonat và hệ đệm axit cacbonic là hệ đệm không có khả năng đệm tối đa nên không phải là hệ đệm tối ưu. Hệ đệm photphat có nồng độ chỉ bằng 1/6 hệ đệm bicacbonat nên không đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh pH của nội môi nói chung. Hệ đệm proteinat là một hệ đệm mạnh của cơ thể, có thể điều chỉnh được cả độ toan hoặc kiềm tùy môi trường ở thời điểm đó.
Câu 12:
Số phát biểu sai trong các phát biểu sau:
1. Hơi nước được thoát ra chủ yếu qua mô dậu của lá.
2. Tầng cutin ở mặt trên thường mỏng hơn tầng cutin ở mặt dưới của lá.
3. Mặt trên của lá mới có tầng cutin còn mặt dưới của lá không có tầng cutin.
4. Thoát hơi nước chỉ ở mặt trên của lá, mặt dưới của lá không thoát hơi nước.
Đáp án D
1. Sai vì hơi nước chủ yếu thoát qua khí khổng trên lá.
2. Sai vì tầng cutin ở mặt trên thường dày hơn do chúng phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng dễ bị mất nước vì vậy tầng cutin dày lên để hạn chế thoát hơi nước.
3. Sai vì cả hai mặt của lá đều có tầng cutin giúp bảo vệ lá.
4. Sai vì mặt dưới của lá vẫn xảy ra sự thoát hơi nước vì khí khổng nhiều ở mặt dưới lá.
Câu 13:
Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
(2) Khi ribosome tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzyme đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptide vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
(5) Quá trình phiên mã luôn được thực hiện ở tế bào chất.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
Đáp án A
Ý 1 sai vì ý 1 chỉ có ở sinh vật nhân sơ còn ở sinh vật nhân thực mARN phải biến đổi hậu phiên mã rồi mới làm khuôn tổng hợp protein.
Ý 2 và 3 đúng.
Ý 4 sai vì đây là đặc điểm của sinh vật nhân thực, không có ở sinh vật nhân sơ.
Ý 5 sai vì gen nhân ở sinh vật nhân thực phiên mã trong nhân.
Câu 14:
Trùng roi Tricomonas sống trong ruột mối là quan hệ:
Đáp án B
Trùng roi sống trong ruột mối tiết enzyme phân giải xenlulôzơ thành đường đơn giản vừa cung cấp dinh dưỡng cho mối và cung cấp cho chính bản thân mình. Đây là quan hệ cộng sinh.
Câu 15:
Mục đích của việc nuối ghép các giống cá trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa, rô phi trong cùng một ao nuôi là:
Đáp án C
Vì các loại cá này sống ở các tầng nước khác nhau, ăn các loại thức ăn khác nhau nên nuôi chung có thể tận dụng được tối đa nguồn thức ăn có trong ao.
Câu 16:
Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên:
Đáp án D
Khi đánh cá nấu mẻ lưới có tỉ lệ cá bé chiếm ưu thế, cá lớn rất ít thì có nghĩa là đánh bắt đã quá mức cho phép làm cho cá ở độ tuổi sinh sản giảm nhiều nếu tiếp tục đánh bắt với mức độ lớn thì quần thể cá sẽ rơi vào suy kiệt.
Câu 17:
Cho các nhận xét sau:
(1) Khi đạt đến kích thước tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường thì số lượng cá thể trong quần thể thường dao động quanh giá trị cân bằng.
(2) Nguồn thức ăn và không gian sống là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến biến động số lượng cá thể của quần thể.
(3) Biến động số lượng được coi là phản ứng tổng hợp của quần thể trước môi trường thay đổi.
(4) Những nguyên nhân ngẫu nhiên gây biến động không theo chu kì thường không nguy hại đến đời sống của các loài.
(5) Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi thường giảm vào ban ngày, tăng vào ban đêm, đây là ví dụ của biến động theo chu kì.
Số nhận xét đúng là:
Đáp án C
(1), (2), (3) đúng
Ý 4 sai vì nhiều biến động không theo chu kì như núi lửa, cháy rừng,... nguy hại lớn đến đời sống của các loài.
Ý 5 sai vì thực vật nổi quang hợp nên tăng vào ban ngày, còn ban đêm động vật nổi lên ăn nhiều thực vật nổi nên số lượng thực vật nổi giảm vào ban đêm.
Câu 18:
Cho một số thành tựu sau đây:
- Tạo ra quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
- Tạo ra giống cừu sinh sản protein của người trong sữa.
- Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
- Tạo ra giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền chất tạo vitamin A trong hạt).
- Tạo ra giống có bộ nhiễm sắc thể gồm 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài.
- Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
- Tạo ra chủng penicilium có hoạt tính penicilin tăng 200 lần.
- Tạo ra giống cây dâu tằm tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm.
Số thành tựu không là ứng dụng của công nghệ gen là:
Đáp án B
Thành tựu 2, 3, 4 là ứng dụng công nghệ gen.
Thành tựu 1 là ứng dụng phương pháp lai hoặc công nghệ tế bào.
Thành tựu 5 là sử dụng công nghệ tế bào hoặc lai xa và đa bội hóa.
Thành tựu 6 là ứng dụng của phương pháp lai.
Thành tự 7, 8 là ứng dụng của phương pháp gây đột biến.
Câu 19:
Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ sau:
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
Đáp án D
Tỉ lệ kiểu hình lặn tăng dần, tỉ lệ kiểu hình trội giảm dần cho thấy các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 20:
Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
1. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
2. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
3. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
4. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
5. Bảo vệ các loài thiên địch.
6. Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Phương án đúng là
Đáp án D
Ý 1, 3, 4, 5 giúp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.
Ý 2, 4 gây hủy hoại hệ sinh thái.
Câu 21:
Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. Tính tần số các alen A, a của quần thể.
Đáp án B
Tần số A = 0,7+1/2.0,2 = 0,8
Tần số a = 1 – 0,8 = 0,2.
Câu 22:
Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền
Đáp án B
0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa đúng vì pA= 0,64 + 0,32/2= 0,8; qa= 0,2
=> Cấu trúc cân bằng: 0,82 AA: 2.0,8.0,2 Aa : 0,22 aa = 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.
Các ý khác không đúng vì không đúng cấu trúc p2 AA :2pq Aa:q2 aa.
Câu 23:
Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
Đáp án D
Mẹ bình thường XMX-, Bố mù màu XmY.
Con trai mù màu XmY luôn nhận Y từ bố nên phải nhận Xm từ mẹ.
Câu 24:
Trong tế bào của một loài thực vật có một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng. Tỉ lệ màu hoa do gen nằm trên phân tử ADN này qui định. Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
Đáp án B
Thực vật có ADN mạch kép dạng vòng suy ra ADN này nằm trong tế bào chất.
=> Di truyền qua tế bào chất => Di truyền theo noãn cây hoa trắng nên con 100% hoa trắng.
Câu 25:
Một người công nhân làm việc trong một xưởng bánh mì nổi tiếng, hàng ngày khi đến xưởng anh ta tìm một bản photo công thức bánh đặc hiệu trong quầy, anh ta trộn bột mì, sữa, trứng và các thành phần khác theo công thức đã được chỉ dẫn. Cuốn sách nấu ăn sao chép của bậc thầy về tất cả các công thức làm bánh được giữ trong văn phòng của xưởng và hàng ngày anh ta chỉ sao 1 trong các công thức đó.
Hãy ghép cột 1 vào cột 2 sao cho tương ứng với logic về quá trình sinh tổng hợp protein mà anh chị đã được học.
Đáp án D
Protein và bánh đều là sản phẩm cuối cùng => 1 g
Phân tử ADN và sách nấu ăn đều chứa thông tin đầu tiên => 2c
mARN và bản photo công thức bánh đều là bản sao => 3e
Enzyme ARN polymerase và máy photocopy đều thực hiện sao chép từ bản gốc ra bản sao => 4d
Axit amin và bột mì là những thành phần cấu tạo nên protein và bánh, tương ứng => 5a
Tế bào và xưởng bánh đều chứa các quá trình tương ứng diễn ra => 6b
Gen trên ADN và công thức trong sách nấu ăn ở vị trí tương đương nhau => 7f.
Câu 26:
Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính
Đáp án A
A sai vì NST giới tính tồn tại ở tất cả các tế bào của cơ thể.
Câu 27:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose?
Đáp án B
A sai do môi trường không có lactose thì lactose không thể liên kết với protein ức chế được.
B đúng do gen điều hòa R hoạt động trong mọi điều kiện có hoặc không có lactose.
C sai do khi môi trường không có lactose thì gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã.
D sai do khi môi trường không có lactose thì ARN pol phiên mã được.
Câu 28:
Trên một hệ sinh thái đồng cỏ, loài ăn cỏ gồm côn trùng, nai, chuột và một đàn báo 5 con ăn nai. Mỗi ngày đàn báo cần 3000 kcal/con, cứ 3 kg cỏ tương ứng với 1 kcal. Sản lượng có trên đồng cỏ chỉ đạt 300 tấn/ha/năm, hệ số chuyển đổi giữa các bậc dinh dưỡng là 10%, côn trùng và chuột đã huỷ hoại 25% sản lượng cỏ. Đàn báo cần 1 vùng săn rộng bao nhiều ha để sống bình thường?
Đáp án D
+ Đàn báo có 5 con mỗi ngày cần 3000.5 = 15000 kcal
+ Hệ số chuyển đổi giữa mỗi bậc dinh dưỡng là 10% => Nai 1 ngày cần 150000 kcal
Cỏ cho nai ăn là 1500000 kcal chiếm 75% sản lượng cỏ vì côn trùng và chuột đã huỷ hoại 25% sản lượng cỏ.
=> Sản lượng có cần thiết là 1500000/0,75.3 = 6000000 kg= 6000 tấn
+ Sản lượng có trên 1 ha trong 1 ngày là = 300/365 tấn
+ Đàn báo cần 1 vùng săn rộng số ha là 6000:(300/365) = 7300 ha
Câu 29:
Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA: 0,2 Aa: 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì F1:
(1). Có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%
(2). Có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%
(3). Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền
(4). Có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%
Số ý không đúng là
Đáp án C
Thế hệ P: cái A = 0,2; a = 0,8
Đức A = 0,6; a = 0,4
Sau ngẫu phối Aa = 0,2.0,4 + 0,8.0,6 = 0,56 => 1 đúng
Ý 2 sai vì aa = 0,8.0,4 = 0,32
Ý 3 sai vì P tần số alen ở đực, cái không bằng nhau nên sau 2 thế hệ ngẫu phối quần thể mới cân bằng.
Ý 4 sai vì AA = 0,2.0,6 = 0,12.
Câu 30:
Cà chua có bộ NST 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể ba kép và thể một?
Đáp án C
2n = 24 => n= 12 cặp NST tương đồng
Số cách chọn thể ba kép trong 12 cặp NST là .
Số cách chọn thể 1 trong 10 cặp NST còn lại là .
Kết quả là . = 660.
Câu 31:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1 cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:
Đáp án C
Cây thấp nhất ( aabb) cao 100 cm => Cây cao nhất AABB ( chiều cao 100 + 4 × 10 = 140 cm)
P: AABB × aabb
F1: AaBb × AaBb
F2: Cây cao 120 cm sẽ có 2 alen trội chiếm tỉ lệ .
Câu 32:
Ở một loài thực vật, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho 5 cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 là
a. 3 đỏ :1 vàng. b. 5 đỏ :3 vàng. c. 9 đỏ :1 vàng. d. 4 đỏ:1 vàng.
e.19 đỏ:1 vàng. f. 100% đỏ. g.17 đỏ :3 vàng. h. 5 đỏ : 1vàng.
Số phương án đúng là
Đáp án A
P hoa đỏ có thể có kiểu gen AA hoặc Aa.
vậy 5 cây hoa đỏ sẽ có 6 trường hợp
+ 100% cây AA => 100% đỏ => f đúng
+ 4/5AA:1/5 Aa => vàng = 1/5.1/4 = 1/20 => 19 đỏ : 1 vàng => e đúng
+ 3/5AA:2/5Aa => vàng = 2/5.1/4 = 1/10 => 9 đỏ : 1 vàng => c đúng
+ 2/5AA:3/5Aa => vàng = 3/5.1/4 = 3/20 => 17 đỏ : 3 vàng => g đúng
+ 1/5AA:4/5Aa => vàng = 1/5 => 4 đỏ : 1 vàng => d đúng
+ 100% cây Aa => 1/4 vàng => 3 đỏ : 1 vàng => a đúng
Câu 33:
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ:
Đáp án C
Cho cây lá nguyên, hoa đỏ A–B– giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng A–bb => F1 cho 4 loại kiểu hình => Cây lá nguyên hoa đỏ phải dị hợp 2 cặp gen AaBb; và cây lá nguyên hoa trắng phải là Aabb để cho giao tử ab thì F1 mới có 4 kiểu gen.
%A–B– = 0,4 => không phải phân li độc lập (nếu phân li độc lập => F1 tỉ lệ (3:1).(1:1) = (3:3:1:1) => liên kết gen có hoán vị.
=> P: (Aa, Bb) × Ab/ab
(Aa, Bb) → y AB : y ab : (0,5 − y)Ab : (0,5 − y)aB.
Ab//ab => 0,5 Ab: 0,5 ab
=> %A–B– = y.l + 0,5.(0,5 – y) = 0,4 => y = 0,3 > 0,25 => AB và ab là giao tử liên kết
=> P: AB/ab × Ab/ab
=> F1: %Ab//Ab = 0,2.0,5 = 0,1 = 10%.
Câu 34:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định cánh hoa thẳng trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa cuộn. Lai hai cây (P) với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% cây hoa đỏ, cánh cuộn; 50% cây hoa đỏ, cánh thẳng ; 25% cây hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lại trên có thể rút ra kết luận:
Đáp án C
A đỏ > a vàng; B thẳng >b cuộn
F1 100% A-B-
F1 tự thụ
F2 đỏ: vàng = 3:1 => F: Aa × Aa
Thẳng: cuộn = 3:1 => F1: Bb × Bb
=> F1: dị hợp 2 cặp gen
F1 × F1: (AaBb) × (AaBb) => Đời con 1 A-bb: 2 A-B- : 1 aaB- khác tỉ lệ phân li độc lập, và chỉ có 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:2:1 => 2 gen liên kết hoàn toàn, F1 dị chéo Ab/aB.
Câu 35:
P thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, F1 toàn thân cao, hạt tròn, màu đục; F1 giao phấn với nhau thu được F2: 9 thân cao, hạt tròn, màu đục: 3 thân cao, hạt dài, màu trong: 3 thân thấp, hạt tròn, màu đục, 1 thân thấp, hạt dài, màu trong. Tìm hiểu gen của F1? Với qui ước A- cao, a- thấp; B-tròn, b-dài; D-đục, d-trong
Đáp án A
Có P thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản → F1 dị hợp 3 cặp gen
- Qui ước A- cao, a- thấp; B: tròn, b- dài; D- đục, d- trong
- Xét AaBb × AaBb → F2: 9:3:3:1 → Aa và Bb phân li độc lập
- Xét AaDd × AaDd → F2: 9:3:3:1 → Aa và Dd phân li độc lập
- Xét BbDd × BbDd → F2: 3 tròn,đục: 1 dài, trong → 2 cặp gen này liên kết hoàn toàn, vì có hạt dài trong bd//bd → F1 mỗi bên đều cho giao tử bd, mà F1 dị hợp = BD//bd.
- Vậy kiểu gen F1 là Aa BD//bd.
Câu 36:
Ở ruồi giấm, tính trạng có râu và không râu do 1 gen có 2 alen quy định. Giao phối giữa 2 con ruồi thuần chủng F1 toàn ruồi có râu. F1 × F1 được F2: 62 ruồi không râu :182 ruồi có râu, trong đó ruồi không râu toàn con cái. Cho toàn bộ ruồi có râu ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ ruồi đực có râu so với ruồi không râu ở F3 gấp bao nhiêu lần?
Đáp án D
Từ tỉ lệ F1, F2 ta thấy có râu là trội (A) so với không râu (a).
F1 × F1 → 3 có râu, 1 không râu → F1 mỗi bên cho 2 loại giao tử; mà không râu chỉ có ở cái => gen liên kết với X.
Kiểu gen của F2 cái không râu là XaXa => mỗi bên F1 đều cho Xa, mà F1 lại có kiểu hình A-
=> gen liên kết với X có alen tương ứng trên Y.
=> F1: XAXa × XaYA => F2: 1/4 XAXa: 1/4 XaXa: 1/4 XAYA: 1/4 XaYA.
Ruồi có râu ở F2 giao phối với nhau:
+ Đực: 1/2 XAYA: 1/2XaYA => giao tử XA = 1/4; YA = 1/2; Xa = 1/4
+ Cái: XAXa => giao tử XA = 1/2; Xa = 1/2
F3: 1/8 XAXA: 2/8 XAXa: 1/8XaXa: 1/4 XAYA: 1/4 XaYa
=> Tỉ lệ ruồi đực có râu: ruồi không râu là 1/2 : 1/8 =4
Câu 37:
Ở một loài (2n = 6), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen, mỗi gen gồm 2 alen; trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có 3 alen thuộc vùng tương đồng. Trong quần thể tồn tại các dạng thể đột biến thể một nhiễm ở các con đực XY. Về mặt lý thuyết, có tối đa bao nhiêu kiểu gen của các thể một nhiễm ở con đực có thể được tạo ra nếu giả sử các thể một này đều không ảnh hưởng đến sức sống?
Đáp án B
2n =6 => n = 3 => 2 cặp thường, 1 cặp giới tính
- Xét thể 1 ở cặp 1:
+ Cặp 1 có 4 kiểu gen (ví dụ AB, Ab, aB, ab)
+ Cặp 2: có 2 gen mỗi gen có 2 alen tương đương 1 gen có 2.2 = 4 alen => có kiểu gen
+ Cặp 3 là cặp giới tính XY xét một gen có 3 alen thuộc vùng tương đồng => Số kiểu gen bình thường là 32 = 9
=> Thể 1 ở cặp số 1 có 4.10.9 = 360 kiểu gen
- Xét thể 1 ở cặp 2 tương tự cặp 1 nên có 360 kiểu gen
- Xét thể 1 ở cặp giới tính
+ Cặp 1: có 2 gen mỗi gen có 2 alen tương đương 1 gen có 2.2 = 4 alen => có kiểu gen
+ Cặp 2: có 2 gen mỗi gen có 2 alen tương đương 1 gen có 2.2 = 4 alen => có kiểu gen
+ Cặp 3 số thể một về NST giới tính ở con đực là 6 (ví dụ )
=> thể 1 ở NST giới tính có 10.10.6 = 600 kiểu gen
Gộp 3 trường hợp ta sẽ có 360.2 + 600 =1320 loại kiểu gen về thể 1 ở con đực.
Câu 38:
Cho phép lại sau đây: AaBbCcDdEe × aaBbccDdee
Biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen qui định 1 tính trạng, không có đột biến phát sinh. Có mấy kết luận sau đây là đúng với phép lai trên:
(1).Tỉ lệ đời con có kiểu hình lặn về tất cả tính trạng là 1/128.
(2). Số loại kiểu hình được tạo thành là 32.
(3). Tỉ lệ kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là 9/128.
(4). Số loại kiểu gen được tạo thành là 64.
Đáp án B
Aa × aa => 1/2 A-:1/2 aa; 2 kiểu gen; 2 kiểu hình
Bb × Bb => 3/4 B-:1/4 bb, 3 kiểu gen, 2 kiểu hình
Cc × cc => 1/2 C-:1/2 cc; 2 kiểu gen; 2 kiểu hình
Dd × Dd => 3/4 D-:1/4 dd; 3 kiểu gen, 2 kiểu hình
Ee × ee => 1/2 E-:1/2 ee; 2 kiểu gen, 2 kiểu hình
Vậy tỉ lệ đời con lặn tất cả tính trạng là 1/2.1/4.1/2.1/4.1/2 = 1/128 => (1) đúng
Tỉ lệ đời con trội về tất cả tính trạng là 1/2.3/4.1/2.3/4.1/2 = 9/128 => (3) đúng
Số loại kiểu hình tạo thành là 25 = 32 => (2) đúng
Số loại kiểu gen tạo thành là 2.3.2.3.2 = 72 => (4) sai.
Câu 39:
Ở đậu Hà Lan gen qui định hình dạng hạt có 2 alen A qui định hạt trơn trội hoàn toàn so với a qui định hạt nhăn. Cho cây P dị hợp tự thụ thu được F1 sau đó cho các cây F1 tự thụ rồi thu hoạch quả trên các cây F1. Biết rằng mỗi quả cho 4 hạt và số hạt trên mỗi cây là như nhau. Xác suất để lấy ngẫu nhiên 2 quả từ các quả trên cây F1 sao cho trong 8 hạt thu được có 3 hạt trơn và 5 hạt nhăn là:
Đáp án B
P dị hợp tự thụ => F1: 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa.
F1 tự thụ rồi thu hoạch quả trên cây F1 chính là đời F2.
1/4 AA tự thụ cho 1/4.100% trơn
1/2 Aa tự thụ cho 1/2.(3/4 trơn: 1/4 nhăn)
1/4 aa tự thụ cho 1/4.100% nhăn
8 hạt, trong số đó có 3 hạt trơn + 5 hạt nhân có 2 trường hợp:
+ TH1:1 quả có 4 hạt nhăn, 1 quả có 3 hạt trơn, 1 hạt nhăn
=> Xác suất là
+ TH2: 1 quả có 3 hạt nhăn, 1 hạt trơn, 1 quả có 2 hạt trơn, 2 hạt nhăn
=> xác suất là
Cộng lại được 3645/32768.
Câu 40:
Sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen trên nhiễm sắc thể thường quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
(1). Những người trong phả hệ chưa có đủ cơ sở để xác định chắc chắn kiểu gen về bệnh nói trên là 5; 7
(2). Xác suất để cặp vợ chồng7 và 8 ở thế hệ (III) sinh con có nhóm máu B và bị bệnh trên: 1/9
(3). Xác suất để cặp vợ chồng 7 và 8 ở thế hệ (III) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên là 5/72.
Số ý đúng là
Đáp án C
Ta thấy bố mẹ (1), (2) bình thường sinh con (6) bị bệnh bệnh => do gen lặn quy định, bố mẹ (1), (2) bình thường có kiểu gen Aa × Aa => (6) bị bệnh có kiểu gen aa.
(5) và (7) chưa xác định được là mang kiểu gen AA hay Aa.
Con (9) bị bệnh kiểu gen aa => (3) và (4) đều cho giao tử a; (3) bị bệnh có kiểu gen aa, (4) bình thường có kiểu gen Aa.
(3) × (4): aa × Aa => (8) bình thường có kiểu gen Aa.
Vậy chỉ có (5) và (7) chưa có đủ cơ sở để xác định chắc chắn kiểu gen về bệnh nói trên
=> Ý (1) đúng
+ Về tính trạng bệnh: Từ trên ta có (8) có kiểu gen Aa
(7) có bố mẹ Aa × Aa => (7) có thể có kiểu gen 1/3 AA: 2/3 Aa
=> Vợ chồng này sinh con bị bệnh thì (7) phải có kiểu gen Aa = 2/3. Ta có Aa × Aa => aa = 1/4 => Vợ chồng này sinh con bị bệnh với tỉ lệ 2/3.1/4 = 1/6
+ Về tính trạng nhóm máu: (3) và (4) nhóm máu B sinh con nhóm máu O (IOIO) => (3) và (4) có kiểu gen IBIO × IBIO => (8) nhóm máu B có thể có kiểu gen IBIB với tỉ lệ 1/3 IBIB: 2/3 IBIO.
(1), (2) sinh con nhóm máu O, AB => (1), (2) có một người có kiểu gen IAIO, một người có kiểu gen IBIO. Ta có IAIO × IBIO => con nhóm máu A có kiểu gen IAIO => kiểu gen của (7) là IAIO
(7) × (8): IAIO × (1/3 IBIB B: 2/3 IBIO) => sinh con nhóm máu B = 1/3.1/2+ 2/3.1/4 = 1/3
Vậy Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (III) sinh con có nhóm máu B và bị bệnh trên: 1/6.1/3 = 1/18 => Ý (2) sai
- Về tính trạng bệnh: (7) × (8): (8) có kiểu gen Aa
(7) có thể có kiểu gen 1/3 AA : 2/3 Aa
+ Nếu (7) là 1/3 AA × (8) Aa => con không bệnh = 1/3. 100% = 1/3
+ Nếu (7) là 2/3 Aa × (8) Aa => con không bệnh = 2/3. 3/4= 1/2
=> Xác suất con không bệnh = (1/3 + 1/2) = 5/6
- Về nhóm máu: (7) × (8): IAIO × (1/3 IBIB: 2/3 IBIO) => con nhóm máu A = 2/3.1/4 = 1/6
- Xác suất sinh con trai: 1/2
=> Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (III) sinh con trai có nhóm máu A và không bị bệnh trên: 5/6.1/6.1/2 = 5/72 => Ý (3) đúng