Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

20 Đề thi thử môn Sinh học từ Penbook Hocmai.vn năm 2021 (Đề số 15)

  • 12201 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Biện pháp nào sau đây không tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống?

Xem đáp án

Đáp án D

+ A đúng: Lai hữu tính giữa các giống khác nhau tạo ra nguồn biến dị tổ hợp  Biến dị di truyền.

+ B đúng: Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hoá học  Tạo ra đột biến gen, đột biến NST  Biến dị di truyền.

+ C đúng: Chuyển gen từ loài này sang loài khác  Gây biến đổi hệ gen đã có Biến dị di truyền.

+ D sai: Kĩ thuật chia cắt phôi từ một phôi ban đầu thành nhiều phôi, mỗi phôi phát triển thành cá thể mới  các phôi đều giống nhau về kiểu gen Không tạo biến dị di truyền.


Câu 2:

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không dẫn tới:

Xem đáp án

Đáp án D

 Quan hệ hỗ trợ: Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau về mặt dinh dưỡng, sinh sản, nơi ở, chống lại kẻ thù, từ đó giúp quần thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể, đảm bảo cho quân thể tổn tại một cách ổn định.

 Quan hệ cạnh tranh: làm cho số lượng các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, cân bằng với đáp ứng của môi trường sống.


Câu 3:

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là

Xem đáp án

Đáp án D

Theo Đacuyn biến dị cá thể là những đặc điểm sai khác giữa cá thể cùng loài, được phát sinh trong quá trình sinh sản. Biến dị xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác định mới là nguồn nguyên liệu của quá trình chọn lọc, mới có ý nghĩa đối với tiến hoá và chọn giống.


Câu 4:

Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

Lông hút do tế bào biểu bì phát triển kéo dài tạo thành.


Câu 5:

Loại axit nucleic nào sau đây không có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide trong phân tử?

Xem đáp án

Đáp án A

mARN có cấu tạo 1 mạch đơn thẳng, không có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide trong phân tử.


Câu 6:

Động vật nào dưới đây thực hiện quá trình trao đổi khí bằng phổi?

Xem đáp án

Đáp án D

+ Cá chép hô hấp qua mang.

+ Châu chấu hô hấp qua hệ thống ống khí.

+ Giun đất hô hấp qua da.

+ Ngựa hô hấp qua phổi.


Câu 7:

Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích? 

Xem đáp án

Đáp án B

Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với cơ thể mang kiểu hình đồng hợp lặn.


Câu 8:

Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzyme tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

+ A đúng: trên mạch khuôn 3'5' thì mạch mới được tổng hợp liên tục

+ B đúng: Enzyme ADN polymerase tổng hợp mạch mới theo chiều 5'3'

+ C đúng: Trên mạch khuôn 5'3' thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn

+ D sai: Enzyme ADN polymerase di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3'5'


Câu 9:

Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục). Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình xảy ra (X) ở hạt đang nảy mầm, có sự thải ra (Y). Vậy (X) và (Y) lần lượt là:

VietJack

Xem đáp án

Đáp án B

Hạt đang nảy mầm xảy ra hô hấp rất mạnh, quá trình hô hấp sử dụng O2 và thải ra CO2, CO2 tạo ra làm vẩn đục nước vôi trong do sự tạo thành CaCO3 trong dung dịch nước vôi.  X là Hô hấp, Y là CO2.


Câu 10:

Trong trường hợp gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho số kiểu gen ở đời con nhiều nhất? 

Xem đáp án

Đáp án B

+ AB/ab × AB/ab  1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab 3 kiểu gen 

+ Ab/AB × AB/ab  1 AB/AB : 1 AB/ab : 1AB/Ab : 1 Ab/ab 4 kiểu gen

+ aB/ab × Ab/Ab  1 Ab/aB : 1 Ab/ab 2 kiểu gen

+ Ab/aB × ab/ab  1 Ab/ab : 1 aB/ab —> 2 kiểu gen


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây chính xác?

Xem đáp án

Đáp án B

+ A Sai: Trong quá trình dịch mã - ribosome trượt trên phân tử mARN theo chiểu từ đầu 5'3'

+ B đúng: Trong một chạc ba tái bản, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3'5' so với chiều trượt của enzyme tháo xoắn.

+ C sai: Trong quá trình phiên mã, chỉ mạch mã gốc của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.

+ D sai: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba


Câu 12:

Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu vòi nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn này nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài của ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là dạng cách li nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Đây là 2 loài khác nhau: loài mướp và loài bí, hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu vòi nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn này nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài của ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh  Do sự khác biệt về cấu tạo cơ quan sinh sản Cách li cơ học Đáp án D.


Câu 13:

Cho phép lai ở ruồi giấm như sau: ♀AB/ab × ♂Ab/aB. Tần số hoán vị gen là 20%. Tỉ lệ đời con có kiểu hình đồng hợp lặn là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái  con đực không xảy ra hoán vị gen, đực Ab/aB không thể cho giao tử  Không thể có đời con đồng hợp lặn  Tỉ lệ đời con có kiểu hình đồng hợp lặn là 0%.


Câu 14:

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

+ A đúng: Quần thể sẽ không tiến hóa nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ B đúng: Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn không độc lập nhau mà liên quan mật thiết với nhau, sự hình thành loài gắn liền với sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.

+ C đúng: Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài nhanh nhất, nó tạo ra các các thể gần như ngay lập tức cách li sinh sản với cá thể bình thường của loài gốc.

+ D sai: các loài sinh sản vô tính tạo ra số lượng cá thể con cháu rất nhiều và nhanh, đồng thời các cá thể đời con có kiểu hình giống nhau, nên khi môi trường có biến động mạnh sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt.


Câu 15:

Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1.

F1: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1.

F2: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1.

F3: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1.

Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng

Xem đáp án

Đáp án D

Từ P đến F3 tần số kiểu gen trội A- tăng dẩn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn đang giảm dẩn  Chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen lặn.


Câu 17:

Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự cạnh tranh giữa các loài?

I. Nếu hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.

II. Nếu hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại, thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là loài chiến thắng, tăng số lượng cá thể.

III. Hai quần thể vẫn có thể tồn tại song song nếu chúng có khả năng phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở,...

IV. Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa.

Xem đáp án

Đáp án A

+ Ý I đúng: hai quần thể A và B cùng bậc phân loại, thì loài nào có tiềm năng sinh học cao hơn loài đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể; loài kia giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.

+ Ý II sai: hai quần thể A và B khác nhau về bậc phân loại thì loài nào có bậc tiến hóa cao hơn chưa chắc đã chiến thắng, mà thậm chí loài có bậc tiến hóa thấp hơn có thể chiến thắng. Ví dụ: châu chấu và bò cùng trên đồng cỏ, cùng có nguồn thức ăn là cỏ, thì ưu thế có thể sẽ thuộc về châu chấu.

+ Ý III đúng: phân li ổ sinh thái về thức ăn, cách khai khác thức ăn, nơi ở,... sẽ làm giảm cạnh tranh loài  Hai quần thể vẫn có thể tổn tại song song.

+ Ý IV đúng: cạnh tranh là động lực phát triển, các loài phải đấu tranh sinh tồn trong tự nhiên, đó chính là áp lực của chọn lọc tự nhiên  cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một động lực quan trọng của quá trình tiến hóa.


Câu 18:

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ố sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

II. Nơi ở chỉ nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

III. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.

IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

Xem đáp án

Đáp án C

+ Ý I sai, Ý II đúng: nơi ở chỉ nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

+ Ý III: đúng, ổ sinh thái đặc trưng cho loài, mỗi loài đều có ổ sinh thái của mình, các ổ sinh thái này có thể trùng nhau một phần hoặc khác nhau.

+ Ý IV đúng: kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.


Câu 19:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chu trình tuần hoàn cacbon trong tự nhiên?

I. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ .

II. Cacbon từ môi trường vô sinh đi vào quần xã chỉ thông qua hoạt động của sinh vật sản xuất.

III. Phần lớn cacbon khi ra khỏi quần xã sẽ bị lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.

IV. Cacbon từ quần xã trở lại môi trường vô sinh chỉ thông qua con đường hô hấp của sinh vật

Xem đáp án

Đáp án D

+ I sai, thực vật là nhóm chủ yếu, ngoài ra còn có các vi sinh vật có khả năng quang hợp.

+ II đúng: cacbon từ môi trường vô sinh đi vào quần xã chỉ thông qua hoạt động của sinh vật sản xuất, thông qua khả năng quang hợp sử dụng CO2 tạo ra các chất hữu cơ trong cơ

+ III sai: chỉ một lượng nhỏ cacbon khi ra khỏi quần xã sẽ bị lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.

+ IV sai: Cacbon từ quần xã trở lại môi trường vô sinh thông qua con đường: hô hấp của sinh vật, phân giải của sinh vật, đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp.


Câu 20:

Hình vẽ sau đây mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

VietJack

I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ

II. Dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ.

III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.

Xem đáp án

Đáp án B

+ Ý I sai: Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho các loài động vật ăn cỏ như Trâu, Bò, Dê. Động vật ăn cỏ khác như Thỏ, Ngựa không có dạ dày 4 ngăn.

+ Ý II đúng: dạ dày cỏ là nơi có vi sinh vật sống cộng sinh, giúp tiêu hóa thức ăn xenlulôzơ, do động vật không có enzym tiêu hóa xenlulôzơ.

+ Ý III sai: Dạ lá sách là nơi hấp thu bớt nước trước khi thức ăn xuống dạ múi khế.

+ Ý IV đúng: Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.


Câu 21:

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu trường hợp sau đây không phải là nguyên nhân làm cho quần thể suy giảm và dẫn tới diệt vong?

I. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

II. Do số lượng cá thể giảm nên dễ làm phát sinh đột biến, dẫn tới làm tăng tỉ lệ kiểu hình có hại.

III. Khả năng sinh sản suy giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp gỡ với cá thể cái.

IV. Sự cạnh tranh cùng loài làm suy giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.

Xem đáp án

Đáp án C

+ Ý I đúng: vì số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

+ Ý II sai: vì số lượng cá thể ít, khả năng sinh sản giảm, khả năng phát tán đột biến thấp, không thể tăng tỉ lệ kiểu hình có hại.

+ Ý III đúng: kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, khả năng sinh sản suy giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp gỡ với cá thể cái, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

+ Ý IV sai: kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, sự cạnh tranh là rất thấp, không thể do cạnh tranh mà loài dẫn tới diệt vong.


Câu 22:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen.

II. Qua quá trình phân bào, gen đột biến luôn được di truyền cho tất cả tế bào con.

III. Nếu đột biến điểm làm tăng liên kết hidro của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của gen.

IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotide có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.

Xem đáp án

Đáp án C

+ Ý I đúng: đột biến điểm thay thế cặp A-T thành cặp T-A không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen.

+ Ý II sai: với gen trong tế bào chất, do sự phân chia không đồng đều của tế bào chất, gen đột biến có thể không được phân chia cho tất cả các tế bào con.

+ Ý III sai: đột biến điểm thay thế cặp A-T thành cặp G-X làm tăng số liên kết hidro nhưng không làm tăng chiều dài của gen.

+ Ý IV đúng: đột biến thay thế một cặp nucleotide có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm, ví dụ bộ ba UAX mã hóa cho axit amin Tyrosine, nếu đột biến thay thế làm biến đổi X thành A thì sẽ xuất hiện bộ ba kết thúc UAA.


Câu 23:

Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

II. Đột biến lệch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

III. Trong tự nhiên, rất ít gặp thể đa bội ở động vật.

IV. Đều là đột biến thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án D

+ I đúng: đột biến đa bội làm số lượng NST trong tế bào đều tăng lên với bộ số của n (> 2n) ® làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

+ II đúng: vì đột biến lệch bội như thể một nhiễm (2n – 1) có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

+ III đúng vì: Trong tự nhiên, thể đa bội gặp chủ yếu ở thực vật, rất ít gặp thể đa bội ở động vật, do ở động vật, cơ thể chuyên hóa cao, cơ chế sinh sản và phân biệt giới tính phức tạp nên đột biến xảy ra thường dẫn tới cá thể bị chết hoặc vô sinh, giảm sức sống.

+ IV đúng vì thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mang các gen khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác nhau.


Câu 24:

Một loài có bộ NST 2n = 32. Một đột biến thuộc dạng thể một nhiễm kép ở cặp NST số 1 và cặp NST số 3. Theo lí thuyết thì trong số các giao tử của cơ thể này, giao tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Đột biến thuộc dạng thể một nhiễm kép ở cặp NST số 1 và cặp NST số 3 (2n - 1 – 1)

+ Gọi cặp NST số 1 ở dạng thể một là AO (O là không mang NST còn lại của cặp tương đồng)

+ Gọi cặp NST số 3 ở dạng thể một là BO (O là không mang NST còn lại của cặp tương đồng)

+ Các cặp NST còn lại bình thường, giảm phân bình thường.

+ Cặp NST số 1 và số 3 giảm phân như sau:

AOBO — Giảm phần cho 4 loại giao tử: 1/4 AB : 1/4 AO : 1/4 BO : 1/4 OO

 Giao tử đột biến (AO, BO, OO) chiếm tỉ lệ: 3/4 = 75%.


Câu 25:

Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

1. Chuyển đoạn NST là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST tương đồng.

2. Trong đột biến chuyển đoạn NST, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.

3. Đột biến chuyển đoạn làm tăng sự biểu hiện của gen, do đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

4. Đột biến chuyển đoạn NST xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục tùy vào từng loài.

5. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

Xem đáp án

Đáp án D

+ Ý 1 sai: vì đột biến chuyển đoạn NST bao gồm chuyển đoạn trong cùng 1 NST và chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.

+ Ý 2 đúng: vì chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết của gen.

+ Ý 3 sai: vì đột biến chuyển đoạn không làm tăng sự biểu hiện của gen, đột biến lặp đoạn có thể làm tăng sự biểu hiện gen.

+ Ý 4 đúng: Đột biến chuyển đoạn NST có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục.

+ Ý 5 đúng: trong thực tế ứng dụng đột biến chuyển đoạn người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.


Câu 26:

Có ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân, một trong 3 tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân tạo ra 12 tinh trùng, trong đó có tất cả 6 loại giao tử. 6 loại giao tử đó có tỉ lệ là:

Xem đáp án

Đáp án A

+ Tế bào 1AaBb giảm phân bình thường cho 4 tinh trùng: 2 AB : 2 ab hoặc 2 Ab : 2 aB

+ Tế bào 2AaBb giảm phân bình thường cho 4 tinh trùng: 2 AB : 2 ab hoặc 2 Ab : 2 aB

 2 tế bào AaBb giảm phân bình thường cho tối đa 4 loại giao tử: 2 AB : 2 ab : 2 Ab : 2 aB

+ Tế bào 3 cặp Aa không phân li trong GPI cho 4 tinh trùng: 2 AaB : 2 b hoặc 2 Aab : 2 B

 3 tế bào AaBb giảm phân bình thường cho 12 tinh trùng, mà có 6 loại giao tử.


Câu 27:

Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà mái chân thấp: 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao. Cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%.

II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp.

IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở có số gà chân thấp chiếm 56,25%.

Xem đáp án

Đáp án B

+ Ở gà con ♂XX, con ♀XY

+ Phép lai 1:

P: Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất

F1: 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao

Tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới  gen qui định tính trạng chiều cao chân liên kết với giới tính, gen nằm trên X và Y không có đoạn tương đồng.

 Ở F1 xuất hiện cả gà mái chân thấp XaY và gà mái chân cao XAY  P ♂ chân cao có kiểu gen: XAXa.

F1 chỉ xuất hiện gà trống chân cao  gà mái P chỉ cho giao tử  XA Gà mái P có kiểu gen: XAY Phép lai 1: XAXa×XAY

+ Phép lai 2:

P: Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ hai 

F1: 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp

Ta có P: XAXa  con cái P đem lai có kiểu gen XaY  Phép lai 2: XAXa×XaY

+ Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp

XAXa×XAYXAXA=1/4  Ý I đúng

+ Ý II sai

+ Ý III đúng: Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp

+ Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp:

Phép lai 2: XAXa×XaYF1:1XAXa:1XaXa:1XAY:1XaY

F1×F11XAXa:1XaXa×1XAY:1XaY1/4XA:3/4Xa×1/4XA:1/4Xa:1/2Y

XaXa+XaY=3/4×1/4+1/2=9/16=56,25% Ý IV đúng


Câu 28:

Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi cặp gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Trong các phép lai giữa các cơ thể tứ bội sau đây có bao nhiêu phép lai cho đời con ( F1 ) có 12 kiểu gen và 4 kiểu hình?

I. AAaaBbbb × aaaaBBbb.         II. AAaaBBbb × AaaaBbbb.

III. AaaaBBBb × AaaaBbbb.      IV. AaaaBBbb × AaaaBbbb.

Xem đáp án

 Đáp án C

+ Phép lai I: AAaaBbbb × aaaaBBbb

AAaa × aaaa AAaa, Aaaa, aaaa  3 kiểu gen, 2 kiểu hình

Bbbb × BBbb BBBb, BBbb, Bbbb, bbbb  4 kiểu gen, 2 kiểu hình

Phép lai 1 tạo ra: 12 kiểu gen, 4 kiểu hình  Ý I đúng

+ Phép lai II: AAaaBBbb × AaaaBbbb

 AAaa × Aaaa  AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa  4 kiểu gen, 2 kiểu hình

 BBbb × Bbbb  BBBb, BBbb, Bbbb, bbbb 4 kiểu gen, 2 kiểu hình

 Phép lai tạo ra: 16 kiểu gen, 4 kiểu hình Ý II sai

+ Phép lai III: AaaaBBBb x AaaaBbbb

Aaaa × Aaaa AAaa, Aaaa, aaaa  3 kiểu gen, 2 kiểu hình

  BBBb × Bbbb BBBB, BBBb, BBbb, Bbbb  4 kiểu gen, 1 kiểu hình

 Phép lai tạo ra: 12 kiểu gen, 2 kiểu hình Ý III sai

+ Phép lai IV: AaaaBBbb × AaaaBbbb

Aaaa × Aaaa AAaa, Aaaa, aaaa  3 kiểu gen, 2 kiểu hình

BBbb × Bbbb BBBb, BBbb, Bbbb, bbbb  4 kiểu gen, 1 kiểu hình

Phép lai tạo ra: 12 kiểu gen, 2 kiểu hình  Ý IV đúng.


Câu 29:

 Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa, một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:

+ Phép lai 1: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (2) thu được 100% hoa trắng.

+ Phép lai 2: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa trắng.

+ Phép lai 3: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (3) thu được 100% hoa xanh

Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến, bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?

I. Khi cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đời con đều cho 25% hoa xanh.

II. Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.

III. Nếu cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì kiểu hình hoa trắng ở đời con chiếm 43,75%.

IV. Gen alen quy định màu sắc hoa là trội lặn hoàn toàn.

Xem đáp án

 Đáp án A

+ Xét 2 phép lai:

Phép lai 1: P thuần chủng hoa trắng × hoa trắng  F1 : 100% hoa trắng.

Phép lai 3: P thuần chủng hoa trắng × hoa trắng  F1 : 100% hoa xanh.

Gen qui định tính trạng màu hoa không thể do 1 cặp gen qui định  Đây là hiện tượng tương tác gen theo kiểu bổ sung 2 loại kiểu hình (9 : 7), 2 cặp gen qui định tính trạng màu hoa

+ Qui ước gen: Aa và Bb là 2 cặp gen qui định tính trạng màu hoa

A-B-: hoa xanh; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng

+ Phép lai 1: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (2)

AAbb ×aabb  F1 : 100% Aabb  hoa trắng

+ Phép lai 2: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng thuần chủng hoa trắng (3)

aabb × aaBB  F1 : 100% aaBb  hoa trắng

+ Phép lai 3: Lai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng thuần chủng hoa trắng (3)

Aabb × aaBB  F1 : 100% AaBb hoa xanh

+ Khi cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2)

AaBb × AAbb  1AABb : 1AAbb : 1AaBb : 1Aabb 50% hoa xanh Ý I sai

+ Màu sắc hoa được quy định bởi 2 cặp gen không alen tương tác —»• Ý II sai

+ Cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn:

 AaBb × AaBb  hoa trắng chiếm tỉ lệ 7/16 = 43,75%. —» Ý III đúng

+ Gen alen quy định màu sắc hoa là trội lặn hoàn toàn: A trội hoàn toàn so với a, B trội hoàn toàn so với b  Ý IV đúng.


Câu 30:

 Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Biết không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

I. Cho các cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/9.

II. Cho các cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau, trong số cây hoa đỏ ở F3, cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/3.

III. Cho tất cả các cây hoa đỏ F2giao phấn với các cây hoa trắng F2, F3có tỉ lệ phân li kiểu hình 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

IV. Cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn, F3 thu được cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ là 5/6.

Xem đáp án

Đáp án C

+ P: cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng được

P: AA × aa F1 : 100% Aa  F2: 1 AA : 2 Aa : 1 aa

+ Cho các cây hoa đỏ ở  cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau

(1AA : 2Aa) × (1AA : 2Aa)  (2A : 1a) × (2A : 1a)  aa = 1/9 F3  có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 1/9  Ý I đúng

A- =  8/9, AA = 4/9  trong số cây hoa đỏ ở F3, cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ: 4/9 : 8/9 = 1/2  Ý II sai

+ Cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn với các cầy hoa trắng F2

(1AA : 2Aa) × aa  (2A : 1a) × 1a F3  có tỉ lệ phân li kiểu hình 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng  Ý III đúng

+ Cho các cây hoa đỏ  tự thụ phấn:

(1AA : 2Aa) tự thụ  aa = 2/3 × 1/4 = 1/6  A- = 5/6  Ý IV đúng


Câu 31:

Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Biết không có đột biến. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%?

I. aaBbDd × AaBBdd.              II. AaBbDd × aabbDd.

III. AAbbDd × aaBbdd.           IV. aaBbDD × aabbDd.

V. AaBbDD × aaBbDd.           VI. AABbdd × AabbDd.

VII. AabbDD × AabbDd.        VIII. AABbDd × Aabbdd.

Xem đáp án

Đáp án A

+ Đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%  tỉ lệ kiểu hình: 1 : 1 :  1 : 1

Phân tích: 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 1) × (1 : 1) × 1

+ I. aaBbDd × AaBBdd   aa × Aa  1 : 1; Bb × BB  100%; Dd × dd  1 : 1 đúng.

+ II. AaBbDd × aabbDd  Aa × aa  1 : 1; Bb × bb  1: 1; Dd × Dd  3 : 1  loại.

+ III. AAbbDd × aaBbdd  Aa × aa  100%; bb × Bb  1 : 1; Dd × dd  1 : 1 đúng.

+ IV. aaBbDD × aabbDd  aa × aa  100%; Bb × bb  1: 1; DD × Dd  100%  loại.

+ V. AaBbDD × aaBbDd  Aa × aa  1 : 1; Bb × Bb  3 : 1; DD × Dd  100% loại.

+ VI. AABbdd × AabbDd  AA × Aa  100%; Bb × bb  1 : 1; Dd × dd  1 : 1 đúng.

+ VII. AabbDD × AabbDd  Aa × Aa 3 : 1; bb × bb  100%; DD × Dd  100%  loại.

+ VIII. AABbDd × Aabbdd AA × Aa  100%; Bb × bb  1 : 1; Dd × dd  1 :  l đúng.


Câu 32:

Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ.

VietJack

I. Lưới thức ăn này có 6 quần thể động vật ăn thịt.

II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.

III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.

IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.

V. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.

Xem đáp án

Đáp án B

+ Động vật ăn thịt gồm: cú mèo, chim ưng, rắn, ếch  Ý I sai

+ Có 2 loài là động vật ăn thịt đầu bảng: chim ưng, cú mèo  Ý II sai

+ Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi: lúa  chuột  chim ưng

Chim ưng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 trong chuỗi: lúa  chuột rắn chim ưng

Chim ưng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5 trong chuỗi: lúa  châu chấu ếch rắn chim ưng

Ý III đúng

+ Có tối đa 6 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.

Lúa  chuột  rắn  chim ưng.

Lúa  chuột rắn cú mèo.

Cà rốt  chuột rắn chim ưng.

Cà rốt  chuột rắn cú mèo.

Cà rốt  thỏ rắn chim ưng

Cà rốt  thỏ rắn cú mèo.

Ý IV sai

+ Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích  Ý V đúng


Câu 33:

Một người đàn ông có nhóm máu A từ một quần thể người Châu Mỹ có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 4% và nhóm máu B là 21% kết hôn với người phụ nữ có nhóm máu A từ một quần thể người Châu Á có tỉ lệ người có nhóm máu O là 9% và nhóm máu A là 27%. Biết rằng, các quần thể trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh được 2 người con khác giới tính, cùng nhóm máu A là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

+ Xác suất sinh được 2 người con khác giới tính = 1/2 × 1/2 × 2 = 1/2

+ Người chồng đến từ một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 4% và nhóm máu B là 21%. 

IOIO=0,04IO=0,2

 nhóm máu B =0,21=IBIB+IBIO=m2+2×m×0,2 (m là tẩn số alen )

IB=0,3IA=0,5

Người chồng nhóm máu A có tỉ lệ kiểu gen: 0,25IAIA:0,2IAIO

+ Người vợ đến từ một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người có nhóm máu O là 9% và nhóm máu A là 27%.

IOIO=0,09IO=0,3

 Nhóm máu A =IAIA+IAIO=r2+2×r×0,3 (r là tẩn số alen )

IA=0,3IB=0,4

 Người vợ nhóm máu A có tỉ lệ kiểu gen: 0,09IAIA:0,18IAIO

+ Ta có phép lai:

0,25IAIA:0,2IAIO×0,09IAIA:0,18IAIO5/9 IAIA:4/9 IAIO×1/3 IAIA:2/3 IAIO

Chỉ có 1 phép lai cho nhóm máu khác ngoài nhóm máu A là: 4/9 IAIO×2/3 IAIO

 Xác suất để cặp vợ chồng này sinh được 2 người con cùng nhóm máu A là:

1 - XS 2 người con nhóm máu O - XS 1 người con nhóm máu A, 1 người con nhóm máu O

=14/9×2/3×1/4×1/4+3/4×1/4×2=47/54

 Xác suất để cặp vợ chồng này sinh được 2 người con khác giới tính, cùng nhóm máu A là: 47/54×1/2=43,51%.


Câu 34:

Ở một loài thực vật, xét ba gen, mỗi gen có 3 alen (A, a; B, b; D,d) cùng tương tác cộng gộp quy định trọng lượng quả, cứ tăng một alen trội thuộc bất kì gen nào làm cho quả nặng thêm 5g, cây nhẹ nhất nặng 30g. Cho phép lai P: AaBbDd × AaBbdd thu được F1, quá trình giảm phân và thụ tinh bình thường, có bao nhiêu kết quả sau đây phù hợp với F1?

I. Tỉ lệ cây có quả nặng 50g là 9/64.

II. Có 6 kiểu gen cho trọng lượng quả nặng 40 g. 

III. Xuất hiện cao nhất 7 kiểu hình.

IV. Cây ít nhất có 3 alen lặn chiếm tỉ lệ 13/16.

Xem đáp án

Đáp án C

+ Phép lai P: AaBbDd × AaBbdd

Cây nhẹ nhất nặng 30 g, cứ tăng một alen trội thuộc bất kì gen nào làm cho quả nặng thêm 5 g

Cây có quả nặng 50 g thì trong kiểu gen có 4 alen trội

Sử dụng công thức tính tỉ lệ đời con trong kiểu gen có k alen trội như sau: Cnkm2n

(trong đó: k là số alen trội cần tìm; m là tổng số cặp gen đồng hợp trội trong kiểu gen của cả bố và mẹ; n là tổng số cặp gen dị hợp trong kiểu gen của cả bố và mẹ)

 Tỉ lệ cây có quả nặng 50g là   Ý I sai

+ Cây cho trọng lượng quả nặng 40 g  Kiểu gen có 2 alen trội

Ở phép lai P: AaBbDd  × AaBbdd, ta có phép lai đơn Dd × dd  luôn cho kiểu gen có ít nhất 1 alen lặn  đời con phép lai P luôn cho kiểu gen gồm 6 alen thì có ít nhất 1 alen lặn, như vậy số kiểu gen có 2 alen trội  kiểu gen  Ý II sai

+ Vì kiểu gen xuất hiện ít nhất 1 alen lặn  Số kiểu hình tối đa = 6 (không có kiểu hình có 6 alen trội)

Ý III sai

+ Cây ít nhất có 3 alen lặn chiếm tỉ lệ = 1 - tỉ lệ kiểu gen có 1 alen lặn - tỉ lệ kiểu gen có 2 alen lặn

= 1 - tỉ lệ kiểu gen có 5 alen trội - tỉ lệ kiểu gen có 4 alen trội =1C5525C5425=13/16  Ý IV đúng.


Câu 35:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cây có kiểu gen Aabb lai phân tích thì đời con có 2 loại kiểu hình, trong đó cây thần cao, hoa trắng chiếm 50%.

II. Cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, nếu đời F1 có 4 loại kiểu hình thì chứng tỏ F1 có 9 loại kiểu gen.

III. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa trắng, nếu F1 có thân thấp, hoa trắng thì chứng tỏ F1 có 6 loại kiểu gen.

IV. Các cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có tối đa 3 kiểu gen.

Xem đáp án

Đáp án B

+ Cho cây có kiểu gen Aabb lai phân tích  Phép lai: Aabb × aabb 1/2 Aabb : 1/2 aabb  Cây thân cao, hoa trắng chiếm 50%  Ý I đúng

+ Cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn đời  có 4 loại kiểu hình  P phải dị hợp 2 cặp gen

AaBb × AaBb F1 có 9 kiểu gen Ý II đúng

+ Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa trắng, F1 có thân thấp, hoa trắng:

A-B- × A-bb  F1 có aabb  P: AaBb × Aabb  F1 có 6 kiểu gen  Ý III đúng

+ Các cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên:

aaB- × aaB-  ta có: aa × aa  1 kiểu gen; B- ×  B-   tối đa cho 3 kiểu gen

aaB- × aaB- cho tối đa 3 kiểu gen  Ý IV đúng.


Câu 36:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng (P) giao phấn với nhau, thu được F1gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F2 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.

II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 2/3.

III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4 cây hoa đỏ: 4 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.

IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở  F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 10/27.

Xem đáp án

Đáp án A

+ F1 hoa đỏ tự thụ phấn, F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng  đây là tỉ lệ của qui luật tương tác gen kiểu bổ trợ, F1 dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb)

+F1: AaBb × AaBb F2 : 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb

Quy ước: A-B-: đỏ; A-bb + aaB-: hoa hồng; aabb : trắng.

 Ở F2 có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ (AABB, AaBB, AABb, AaBb)  I đúng.

+ Ở F2 có 4 loại kiểu gen quy định hoa hồng là: 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb.

tỉ lệ kiểu gen dị hợp = 4/6 = 2/3  II đúng.

+ Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng

Các cây hoa đỏ (1 AABB : 2 AaBB : 4 AaBb : 2 AABb) cho 4 loại giao tử là: 4/9 AB, 2/9 Ab, 2/9 aB, 1/9 ab.

Các cây hoa trắng aabb chỉ cho giao tử ab  Đời có tỉ lệ kiểu gen là: 4/9AaBb : 2/9Aabb : 2/9 aaBb : 1/9 aabb  tỉ lệ kiểu hình = 4 đỏ : 4 hồng : 1 trắng  III đúng.

+ Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2:

Cây hoa hồng (1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb) có 3 loại giao tử với tỉ lệ là: 1/3 Ab, 1/3 aB, 1/3 ab.

Cây hoa đỏ có các loại giao tử là: 4/9 AB, 2/9 Ab, 2/9 aB, 1/9 ab.

 Tỉ lệ cây hoa trắng ở  F3 = 1/9 × 1/3 = 1/27  IV sai.


Câu 37:

Ở một loài côn trùng, người ta đem lai Ptc khác nhau về tính trạng tương phản thu được  đều mắt đỏ, cánh dày. Tiếp tục thực hiện 2 phép lai sau:

- Phép lai 1: cho con đực  lai phân tích thu được: 25% cái mắt đỏ, cánh dày : 25% cái mắt vàng mơ, cánh dày : 50% đực mắt vàng mơ, cánh mỏng.

- Phép lai 2: Cho con cái  lai phân tích thu được: 6 mắt vàng mơ, cánh dày : 9 mắt vàng mơ, cánh mỏng: 4 mắt đỏ, cánh dày : 1 mắt đỏ, cánh mỏng.

Biết không có đột biến xảy ra, độ dày mỏng cánh do 1 gen qui định, cá thể cái là XX và cá thể đực là XY. Có bao nhiêu kết quả sau đây đúng?

I. Kiểu gen của F1AaXDBYAaXDBXdb.

II. Ở phép lai 2 đã xuất hiện hoán vị gen với tần số 40%.

III. Nếu đem F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ con đực mắt đỏ, cánh dày là 7,5%.

IV. Ở phép lai 2 không xuất hiện con cái mắt vàng mơ, cánh mỏng.

Xem đáp án

Đáp án A

+ Xét phép lai 1. Tính trạng phân bố không đồng đều ở 2 giới  gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính. Qui ước: D: dày; d: mỏng

+ Xét phép lai 2.

Con cái F1 lai phân tích  Mắt vàng mơ : mắt đỏ = 3 : 1  tương tác bổ sung kiểu 9 : 7 mà mắt đỏ chỉ có ở con cái (phép lai 1)  1 trong 2 gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X. Trong tương tác gen 9 : 7 thì vai trò của A và B như nhau trong biểu hiện tính trạng, nên alen nào nằm trên X cũng như nhau.

Quy ước: AXBY, AXBX: đỏ

AXbY, aaXBY, aaXbY, AXbXb, aaXbXb, aaXBX: vàng mơ

Dày/mỏng = 1 : 1 Dd × dd

TI lệ kiểu hình ở F1 : 6 : 9 : 4 : 1 Khác (3 : 1)(3 : 1)  đã xảy ra hoán vị gen

  Kiểu gen F1 F1:AaXDBYAaXDBXdb  Ý I đúng

+ Ở phép lai 2: AaXDBXdb  lai phân tích thu được đỏ, mỏng = 5%  A-, B-, dd = 5%

A-, B-, dd = A×XdBXdb+XdBY=1/2×XdB×1/2Xdb+XdB×1/2YXdB=0,1 tần số Hoán vị gen = 20%  Ý II sai

+ Nếu đem F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ con đực mắt đỏ, cánh dày là:

AaXDBY×AaXDBXdbf=20%AXDBY=3/4×0,4×1/2=15% Ý III sai

+ Ở phép lai 2: AaXDBXdb×aaXdbY  vẫn xuất hiện con cái mắt vàng mơ, cánh mỏng Ý IV sai.


Câu 38:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả hai bệnh di truyền ở người, biết một gen qui định một tính trạng và không có đột biến mới phát sinh. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng

VietJack

I. Xác suất cặp vợ chồng 13 và 14 sinh con không mang alen bệnh là 7/40.

II. Có thể xác định được 6 kiểu gen về hai tính trạng trên.

III. Cả hai bệnh trên đều do alen lặn qui định và đều nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.

IV. Xác suất cặp vợ chồng 13 và 14 sinh con bị cả hai bệnh là 3/80.

Xem đáp án

Đáp án B

+ Xét bệnh mù màu: gen lặn trên NST X (A: bình thường; a: bị bệnh mù màu)

 12:XaY7:XAY8XAXa13:12XAXa:12XAXA  Giao tử: 34XA:14Xa

14:XAY

cặp vợ chồng 13 và 14 sinh con không mang alen bệnh mù màu =XAXA+XAY=3/4×1/2×2=3/4

+ Xét bệnh điếc bẩm sinh: Bố mẹ bình thường, bố không mắc bệnh, con gái bệnh  gen lặn trên NST thường (B: bình thường; b: bị bệnh điếc bẩm sinh)

(8) bb  (13): Bb

9:Bb×1013BB:23Bb14:25BB:35Bb  Giao tử: 710B:310b

cặp vợ chồng 13 và 14 sinh con không mang alen bệnh điếc bẩm sinh =7/10×1/2=7/20

Xác suất cặp vợ chồng 13 và 14 sinh con không mang alen cả 2 bệnh là: 3/4×7/20=21/80  Ý I sai

+ Số kiểu gen có thể xác định chính xác:

2BbXAY; 4bbXAY; 5BbXAY; 8bbXAXa; 12BbXaY; 1bbXAXa

Ý II đúng

+ Ý III sai

+ Xác suất cặp vợ chồng 13 và 14 sinh con bị cả hai bệnh là:

 XaYbb=14×12×310×12=3/160 Ý IV sai


Câu 39:

Bảng dưới đây cho biết trình tự nucleotide trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định protein ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:

VietJack

Biết rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5'AUG3' quy định Met; 5'AAG3' quy định Lys; 5'UUU3' quy định Phe; 5'GGX3'; GGG và 5'GGU3' quy định Gly; 5'AGX3' quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi polypeptide do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi polypeptide do gen ban đầu mã hóa.

II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các codon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

III. Chuỗi polypeptide do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.

IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotide.

Xem đáp án

Đáp án B

I. Chuỗi polypeptide do alen Al mã hóa không thay đổi so với chuỗi polypeptide do gen ban đầu mã hóa.  đúng, do XXG và XXA đều mã hóa cho Gly.

II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các codon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến  sai; alen A2 bộ ba thứ 2 bị thay đổi thành bộ ba kết thúc dừng tổng hợp aa. alen A3 có codon thứ 4 từ XXG bị biến đổi thành TXG vẫn mã hóa aa.

III. Chuỗi polypeptide do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.  đúng, do alen A2 có đột biến thay thế làm hình thành bộ ba kết thúc.

IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotide.  đúng.


Câu 40:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu hình 4 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Ở F3, cây hoa trắng chiếm 25%. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng:

(1) Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 24/35 AA : 4/35 Aa : 7/35 aa.

(2) Tần số alen A của thế hệ P là 9/35; alen a là 26/35.

(3) Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 27/35 cây hoa đỏ : 8/35 cây hoa trắng.

(4) Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 17/70 cây hoa đỏ : 53/70 cây hoa trắng.

(5) Nếu bắt đầu từ F3, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F4 là 81/1225.

Xem đáp án

Đáp án A

P: 0,8 A_: 0,2 aa (gọi P: xAA : yAa : 0,2aa)

F3:0,25aa

Ta có: aa ở F3=0,2+yy232=0,25y=4/35Aa=4/35AA=24/35

Tần số alen ở P: a = 9/35; A = 26/35

 Ý (1) đúng

 Ý (2) sai

(3) Tỉ lệ kiểu hình ở F1aa=0,2+4/35×1/4=8/35 đỏ = 27/35  Ý (3) đúng.

(4) Tỉ lệ kiểu hình ở F2aa=0,2+11/4×2×4/35=17/70  Ý (4) sai.

(5) Nếu bắt đầu từ F3, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình hoa trắng aa=9/35×9/35=81/1225  tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ = 1144/1225.


Bắt đầu thi ngay