IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết (Đề số 13)

  • 1396 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 2:

Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên thuộc sinh vật nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Người ta tìm thấy hóa thạch nhân sơ cổ nhất vào đại Thái Cổ.


Câu 3:

Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong tự nhiên, điều kiện sống không đồng đều  các cá thể của quần thể thường phân bố theo nhóm để hỗ trợ nhau


Câu 4:

Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:

Xem đáp án

Đáp án B

Các hệ sinh thái trên Trái Đất được chia làm 2 loại chính là

+ Hệ sinh thái tự nhiên

+ Hệ sinh thái nhân tạo

Hệ sinh thái tự nhiên được chia ra thành 2 nhóm là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.

Hệ sinh thái dưới nước được chia ra thành 2 nhóm nhỏ hơn là hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn.


Câu 5:

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?

Xem đáp án

Đáp án A

Các cá thể trong quần thể sẽ cùng một loài (định nghĩa quần thể) nên quần thể sẽ không có đặc trưng về độ đa dạng loài.


Câu 6:

Vi khuẩn nitrat hóa tham gia trong chu trình nitơ chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án D

Vi khuẩn nitrat hóa thực hiện quá trình chuyển NH4+ thành NO3- để cây hấp thụ.

Ngoài ra vi khuẩn nitrat hóa còn thực hiện quá trình chuyển NO2- thành NO3-


Câu 7:

Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án A

Mối quan hệ “chặt chẽ” cả 2 cùng có lợi là mối quan hệ cộng sinh.


Câu 8:

Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

Xem đáp án

Đáp án B

Do có cùng khu vực sống, các loài sẽ bị trùng ổ sinh thái  phân li ổ sinh thái thành những ổ sinh thái khác nhau để tránh cạnh tranh  các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang.


Câu 9:

Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

Xem đáp án

Đáp án B

Các cây gỗ này vươn đủ cao để đón nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất so với những sinh vật còn lại của khu rừng  chúng thuộc nhóm ưa sáng


Câu 10:

Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị thay đổi nhanh chóng khi

Xem đáp án

Đáp án D

Khi kích thước quần thể giảm mạnh, hiện tượng thắt cổ chai xảy ra hay do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên như bão, lũ lụt, cháy rừng có thể làm chết số đông các cá thể mang cùng loài alen nào đó  tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị thay đổi nhanh chóng.


Câu 11:

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Mức sinh sản và mức tử vong thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường.

Khi môi trường thuận lợi  mức sinh sản tăng, mức tử vong giảm.

Khi môi trường bất lợi  mức sinh sản giảm, mức tử vong tăng.


Câu 12:

Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa ở thực vật người ta sử dụng

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ thể lai xa ở thực vật bất thụ do không có các cặp nhiễm sắc thể tương đồng  giảm phân bị rối loạn.

Từ nguyên nhân đó người ta sẽ gây đột biến đa bội bằng conxisin để tạo nên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng  giảm phân bình thường  hữu thụ.


Câu 13:

Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, giai đoạn nào dưới đây không xảy ra ở ti thể?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào:

+ Đường phân xảy ra ở ngoài bào tương.

+ Oxi hóa axit piruvic và chu trình Crep xảy ra ở chất nền ti thể.

+ Chuỗi truyền electron hô hấp xảy ra ở màng trong ti thể.


Câu 14:

Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

Xem đáp án

Đáp án C

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.

Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá ở cây trinh nữ khi va chạm là sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận.

Nước di chuyển vào những mô lân cận do K+ được vận chuyển ra khỏi không bào của “chỗ phình” làm giảm áp suất thẩm thấu của “chỗ phình”.

Nguyên nhân đóng mở khí khổng cũng là do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng.


Câu 15:

Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa thành phần đặc biệt nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore) có lớp vỏ dày chứa canxiđipicolinat.


Câu 16:

Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp

Xem đáp án

Đáp án B

Thụ tinh ở thực vật có hoa: ống phấn mang 2 tinh tử đâm vào vòi nhụy đến noãn gặp trứng. Một trong 2 tinh tử sẽ kết hợp ngẫu nhiên với trứng, tinh tử còn lại sẽ kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) tạo ra nội nhũ (3n) gọi là thụ tinh kép.


Câu 17:

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

A. Sai vì đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp, nguồn nguyên liệu thứ cấp do biến dị tổ hợp tạo ra.

B. Đúng. Đó là đặc điểm của CLTN.

C. Sai vì giao phối không ngẫu nhiên thường làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

D. Sai vì di – nhập gen có thể làm tăng hay giảm tần số kiểu gen của quần thể mà không theo một chiều hướng nhất định nào.

Ví dụ một quần thể có tần số kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Có một nhóm cá thể tách khỏi quần thể vì điều kiện sống không đủ, nhóm cá thể này có tần số kiểu gen ngẫu nhiên mà không theo quy luật nào cả, nên quần thể ban đầu có thể tăng tần số alen A hoặc giảm tần số A,… mà không theo hướng nhất định nào.


Câu 19:

Căn cứ vào đâu người ta chia vi sinh vật thành các nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn C, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng:

    + Quang tự dưỡng.                 + Hóa tự dưỡng.

     + Quang dị dưỡng.                + Hóa dị dưỡng.


Câu 20:

Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là

Xem đáp án

Đáp án B

Thực vật chỉ hấp thụ được 2 dạng chứa nito là NH4+ và  NO3-  Tuy nhiên nếu tích lũy nhiều NH4+ sẽ gây ngộ độc cho tế bào.


Câu 21:

Sự trao đổi nước ở thực vật C4  khác với thực vật C3  như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Thực vật C4 có các ưu việt hơn thực vật C3:

+ Cường độ quang hợp cao hơn.

+ Điểm bù CO2 thấp hơn.

+ Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn.

+ Nhu cầu nước thấp hơn.

+ Thoát hơi nước thấp hơn.

Nhờ vậy thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3.


Câu 22:

Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Trong chu kì tế bào, kỳ trung gian là kỳ dài nhất. Ở kỳ trung gian, tế bào sinh trưởng, hoạt động chức năng sinh lí.


Câu 23:

Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự.

(2) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới.

(3) Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.

(4) Hai quần thể thuộc cùng một loài chỉ trở thành hai loài mới nếu chúng trở nên cách li sinh sản với nhau.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng.

(2) Sai. Bằng chứng trực tiếp là hóa thạch.

(3) Đúng. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp bằng các alen đột biến.

(4) Đúng. Tiến hóa nhỏ là sự hình thành loài mới, đánh dấu bằng sự cách li sinh sản với loài gốc.


Câu 24:

Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Ở thú ăn thực vật, dạ cỏ (với động vật nhai lại) và manh tràng rất phát triển và có cộng sinh với vi sinh vật để tiêu hóa thức ăn chứa xenlulozơ. Bên cạnh đó, chúng vẫn có tiêu hóa hóa học và cơ học như động vật khác.


Câu 25:

Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ

Xem đáp án

Đáp án A

Các loài côn trùng sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp, các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài qua các lỗ thở. Lỗ thở nằm ở dưới bụng nên chúng sẽ thông khí nhờ vào sự co dãn của phần bụng.


Câu 27:

Trên một chạc chữ Y có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên là

Xem đáp án

Đáp án A

Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản là: 232x2+2=.466

Lưu ý: Mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y, số đoạn Okazaki ở mỗi chạc chữ Y là bằng nhau, mỗi đoạn Okazaki cần 1 đoạn mồi + mỗi chạc chữ Y cần 1 đoạn mồi cho mạch liên tục.

-> Số đoạn mồi trong 1 đơn vị tái bản = (Số đoạn okazaki trong 1 chạc chữ Yx2) + 2


Câu 28:

Khi một thể thực khuẩn T2 lây nhiễm một tế bào Escherichia coli, thành phần nào của thể thực khuẩn xâm nhập vào tế bào chất của vi khuẩn?

Xem đáp án

Đáp án C

Để thể thực khuẩn xâm nhập được vào tế bào chất của vi khuẩn thì thành phần quan trọng nhất trong sự xâm nhập là vật chất di truyền – axit nucleic, mang mọi mật mã di truyền đặc trưng cho từng thể thực khuẩn. Mà mỗi loại thể thực khuẩn đều phải có một trong hai axit nucleic hoặc là ARN hoặc AND. Cơ chế:

-        Nhờ enzim cởi vỏ của tế bào giúp virus cởi vỏ, giải phóng axit nucleic.

-        Virus qua màng tế bào qua cơ chế ẩm bào hoặc nhờ phần vỏ capsit co bóp bơm axit nucleic qua vách tế bào, xâm nhập vào trong tế bào cảm thụ (vi khuẩn).


Câu 29:

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn thu được F1  . Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó 2 quả có kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu gen đồng hợp tử số quả F1 

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1AA : 2Aa : 1aa  Trong số các quả đỏ, quả đỏ đồng hợp (AA) chiếm tỉ lệ 13, quả đỏ dị hợp chiếm tỉ lệ 23.

 Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó 2 quả có kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu gen đồng hợp tử số quả F1 là: 13×23×23×C=49


Câu 31:

Xác suất một người mang 1 nhiễm sắc thể của ông nội và 21 nhiễm sắc thể từ bà ngoại là

Xem đáp án

Đáp án A

Một người mang 1 nhiễm sắc thể của ông nội và 21 nhiễm sắc thể từ bà ngoại  người đó phát triển từ 1 hợp tử được tạo thành từ: 1 tinh trùng của bố chứa 1 nhiễm sắc thể của ông nội với 1 trứng của mẹ chứa 21 nhiễm sắc thể của bà ngoại.

 Xác suất tinh trùng của bố chứa 1 nhiễm sắc thể của ông nội là C231223=23223
Xác suất trứng của mẹ chứa 21 nhiễm sắc thể của bà ngoại là C2321223=253223
Xác suất một người mang 1 nhiễm sắc thể của ông nội và 21 nhiễm sắc thể từ bà ngoại là 23223×253223=5819423


Câu 32:

Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại nucleotit lần lượt là A:T:G:X = 1:2:3:4. Khi gen trên phiên mã 4 lần, môi trường nội bào cung cấp 720 nucleotit loại A. Cho biết mạch gốc của gen có X = 3T. Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen trên điều khiển tổng hợp là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ: A:T:G:X = 1:2:3:4

 Mạch thứ hai của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 2:1:4:3

Đề cho biết mạch gốc của gen có X = 3T  Mạch thứ hai của gen là mạch gốc.

Gen phiên mã 4 lần  4A = 720  A = 180 (mạch gốc).

 Số nucleotit của gen là A0,2×2=1800 nu.

Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen điều khiển tổng hợp là: 18002×3-2=298


Câu 33:

Công nghệ tế bào đã đạt được bao nhiêu thành tựu sau đây?

(1) Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp -caroten trong hạt.

(2) Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.

(3) Tạo ra chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin người.

(4) Tạo ra cừu Đôli.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Giống lúa có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt là thành tựu tạo giống nhờ công nghệ gen.

(2) Sai. Giống dâu tằm tam bội có năng suất cao là thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.

(3) Sai. Chủng vi khuẩn E.Coli có khả năng sản xuất insulin người là thành tựu của công nghệ gen.

(4) Đúng. Tạo ra cừu Đôli là thành tựu của công nghệ tế bào.


Câu 34:

Một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp alen tương tác cộng gộp quy định. Phép lai AabbCcdd x AaBbCcDd . Theo lí thuyết, số cây có chiều cao giống bố hoặc mẹ ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai AabbCcdd x AaBbCcDD.

Chiều cao giống bố hoặc giống mẹ có 2 alen trội hoặc 5 alen trội

Ta có: C5125+C5425=31,25%
Lưu ý: Đối với bài tương tác cộng gộp tính số alen trội theo yêu cầu đề bài, công thức tính nhanh dạng này là
Cnk-m2n
Với: n là số cặp gen dị hợp của cả bố và mẹ.
        m là số kiểu gen đồng hợp trội của cả bố và mẹ
        k là số alen trội cần tìm theo yêu cầu đề bài.


Câu 35:

Ở một loài cây, 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định hình dạng quả. Kiểu gen có cả A và B cho quả dẹt, kiểu gen chỉ có A hoặc B cho quả tròn, kiểu gen aabb cho quả dài. Lai 2 cây quả tròn thuần chủng (P), tạo ra F1 toàn cây quả dẹt. F1 tự thụ phấn, tạo ra  F2 Cho các cây quả dẹt F2 giao phấn, tạo ra F3 Bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) F1 dị hợp 2 cặp gen.

(2) Các cây quả dẹt F2 có 4 kiểu gen.

(3) Ở F3 có 2 loại kiểu hình.

(4) Ở F3, cây quả dài chiếm tỉ lệ 181 .

Xem đáp án

Đáp án C

Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

(1) Đúng. Lai 2 cây quả tròn thuần chủng tạo ra toàn quả dẹt  F1 là AaBb.

(2) Đúng. F1tự thụ phấn, F2 phân li theo tỉ lệ 9:6:1.

Quả dẹt F2 gồm (1AABB : 2AABb : 4AaBb : 2AaBB).

(3) Sai. Quả dẹt F2 giao phấn

F2: (1AABB : 2AABb : 4AaBb : 2AaBB) x (1AABB : 2AABb : 4AaBb : 2AaBB).

G: (4AB : 2Ab : 2aB : 1ab) x (4AB : 2Ab : 2aB : 1ab

      F3 có 3 loại kiểu hình dẹt: A-B-, tròn: A-bb, aaB- và dài: aabb

(4) Đúng. Tỉ lệ quả dài aabb ở F3 là 19×19=181


Câu 36:

Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2 và Bb nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số 5 phân li bình thường thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Cặp Aa nằm trên NST số 2.

Cặp Bb nằm trên NST số 5.

 Kiểu gen AaBb.

Cặp Aa không phân li trong giảm phân I  Tạo các loại giao tử Aa và O.

Cặp Bb giảm phân bình thường  Tạo các loại giao tử B và b.

Một tế bào sinh tinh tạo ra tối đa 2 loại giao tử

 Vậy tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân tạo các loại giao tử AaB, b hoặc Aab, B.


Câu 37:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định, tính trạng dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1  gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2  gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 16% số cây hoa vàng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Cho các kết luận sau:

(1) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

(2) Trong tổng số cây F2 có 18% số cây có kiểu gen giống kiểu gen của cây F2.

(3) Quá trình giảm phân của cây F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

(4) Trong tổng số cây F2 có 24% số cây hoa đỏ, quả tròn dị hợp tử về một cặp gen.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Pt/c F1 : 100% hoa đỏ, quả tròn

Hoa đỏ, quả tròn trội hoàn toàn so với hoa vàng, quả bầu dục

 

Quy ước: A: Hoa đỏ, a: Hoa vàng.

                B: Quả tròn, b: Quả bầu dục.

F1 tự thụ phấn F2   : 4 kiểu hình

Theo dữ kiện đề bài ta có: Hoa vàng, quả tròn (aaB-) = 16%  Tỉ lệ của liên kết gen.


Sai. F2 gồm 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn: 
Đúng. Số cây có kiểu gen giống kiểu gen của cây 
Sai. ab = 0,3  f = 0,4.
 Đúng. Cây hoa đỏ, quả tròn dị hợp về một cặp gen: 

 


Câu 38:

Lai cây bí quả dẹt thuần chủng với cây bí quả dài thuần chủng (P), thu được F1 . Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2  gồm 180 cây bí quả dẹt, 120 cây bí quả tròn và 20 cây bí quả dài. Cho biết không xảy ra đột biến. Cho các phát biểu sau:

(1) Các cây F1 giảm phân cho 2 loại giao tử.

(2) F2 có 4 loại kiểu gen.

(3) Các cây quả tròn F2 có 2 loại kiểu gen.

(4) Trong tổng số cây bí quả dẹt F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 19 .

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ phân li F2: 9 dẹt : 1 dài  Tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung với nhau.

Quy ước gen A-B-: dẹt, A-bb, aaB-: tròn; aabb: dài.
Sai.F1 có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen  Cho 4 loại giao tử.
 Sai. F2 có 9 loại kiểu gen.

 Sai. Vì cây quả tròn F2 có 4 loại kiểu gen: Aabb; AAbb; aaBB; aaBb.
Đúng. Số cây dẹt thuần chủng AABB chiếm tỉ lệ 14ABx14AB916A-B-=19


Câu 39:

Ở một loài côn trùng, người ta đem lai Ptc khác nhau về tính trạng tương phản thu được F1  đều mắt đỏ, cánh dày. Tiếp tục thực hiện 2 phép lai sau:

Phép lai 1: Cho con ♂ F1 lai phân tích thu được: 25% ♀ mắt đỏ, cánh dày : 25% ♀ mắt vàng mơ, cánh dày : 50% ♂ mắt vàng mơ, cánh mỏng.

Phép lai 2: Cho con ♀ F1 lai phân tích thu được: 6 mắt vàng mơ, cánh dày : 9 mắt vàng mơ, cánh mỏng : 4 mắt đỏ, cánh dày : 1 mắt đỏ, cánh mỏng.

Biết không có đột biến xảy ra, độ dày mỏng cánh do 1 gen quy định, cá thể cái là XX và cá thể đực là XY. Có bao nhiêu kết quả sau đây đúng?

(1) Phép lai 2 cho tối đa 16 kiểu gen và 8 kiểu hình.

(2) Ở phép lai 2 đã xuất hiện hoán vị gen với tần số 20%.

(3) Nếu cho F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ con đực mắt đỏ, cánh dày là 37,5%.

(4) Ở phép lai 2 tỉ lệ mắt vàng mơ là 25%.

Xem đáp án

Đáp án A
Pt/c
tương phản F1   : 100% mắt đỏ, cánh dày  Tính trạng mắt đỏ, cánh dày trội hoàn toàn so với mắt vàng mơ, cánh mỏng.
Phép lai 1: ♂ F1 lai phân tích

Xét từng cặp tính trạng

+ Màu sắc mắt: Đỏ : vàng mơ = 1:3  Tỉ lệ tương tác bổ sung.

+ Độ dày cánh: Dày : mỏng = 1:1

Quy ước: A: Cánh dày, a: cánh mỏng.

                B-D-: Mắt đỏ, còn lại mắt vàng mơ.

Pt/cF1:Mắt đỏ, cánh dày dị hợp 2 cặp gen.

                 Tính trạng lặn chủ yếu ở giới đực XY.
 Kiểu gen của F1  là: Aa XBDY x Aa XBDXBD
Phép lai 2: ♀ 
F1 lai phân tích: Aa XBDXbd x aa XbdY
Sai. Số kiểu gen = 2  8 = 16.

Số kiểu hình = 2  8 = 16.

Đúng. Mắt đỏ, cánh dày (A-B-D-) =420=0,2 BD = 0,4 f = 1 – 0,4 2 = 0,2.

Sai. F1 x F1 : Aa XBDY x Aa XBDXbd
♂ mắt đỏ, cánh dày 
Sai.  cho đời con mắt vàng mơ chiếm tỉ lệ 6+96+9+4+1=75%


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ sau:
     

Biết rằng hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do alen trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ và quần thể này ở trạng thái cân bằng và có tỉ lệ người bị hói đầu là 30%.

Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

(1) Có tối đa 6 người có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen.

(2) Có 6 người xác định được chính xác kiểu gen về hai bệnh.

(3) Khả năng người số (10) mang cả 2 loại alen lặn là 25 .

(4) Xác suất để cặp vợ chồng số (10) và (11) sinh ra một đứa có kiểu gen đồng hợp, không bị bệnh P là 4132070 .

Xem đáp án

Đáp án C.

Quy ước: A: Không bị bệnh P, a: bị bệnh P

                Nữ: Hói đầu: HH                                    Nam: Hói đầu: HH; Hh

                       Không hói đầu: Hh; hh                               Không hói đầu: hh

(1) Đúng. Những người trong phả hệ có thể mang kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen là người số 3, 4, 5, 10, 11, 12.

(2) Đúng. 6 người xác định được chính xác kiểu gen về hai bệnh gồm người số 1, 2, 3, 7, 9, 12.

(3) Đúng.

Người số 6 có xác suất kiểu gen là 13AA : 23AaA=23; a=13
Người số 7: A = a = 12
Người số 10 (là con của người số 6-7):
                                                        
Khả năng mang 2 loại alen lặn =35x23=25
 Đúng. Quần thể có 30% người hói đầu, đang cân bằng di truyền:


Từ (1) và (2) p=0,3; q=0,7
Cấu trúc di truyền: 0,09HH+0,42Hh+0,49hh=1
Người số 8 có kiểu gen: 
Người số 9 có 
Người số 11 có 
Giao tử: H=1346; h=3346
Người số 10 có: H=23;h=13
Người con của cặp số 10 và 11 có kiểu gen đồng hợp về tính trạng hói đầu là HH=26138; hh=33138
Tổng: HH+hh=26138+33138=59138
Người số 10 có 25AA;35AaA=710;a=310
Người số 11: AA=13;Aa=23
A=23; a=13
Người con của cặp số 10 và 11 không bị bệnh P: AA=710x23=715
Khả năng người số 10 và người số 11 sinh con đồng hợp, không bị bệnh P: AAxHH+hh=715x59138=4132070


Bắt đầu thi ngay