Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết
Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết (Đề số 16)
-
1394 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
Đáp án A
- Rễ cây có 4 miền, mỗi miền đều có chức năng quan trọng đối với rễ:
+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền nước và muối khoáng do miền lông hút hấp thụ được.
+ Miền lông hút chứa rất nhiều lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
+ Miền sinh trưởng chứa mô phân sinh đỉnh giúp sinh sản ra tế bào giúp rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ giúp che chở cho đầu rễ.
- Tuy nhiên, chức năng chủ yếu của rễ đối với cây là thực hiện quá trình hấp thụ nước và muối khoáng để cung cấp cho cây mà miền lông hút chính là miền đảm nhiệm chức năng này → Trong các bộ phận của rễ, miền lông hút là bộ phận quan trọng nhất.
Câu 2:
Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?
Đáp án C.
Thực vật C3 từ các loài rêu đến các loài cây gỗ lớn trong rừng, phân bố hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Câu 3:
Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở:
Đáp án C.
Pha lũy thừa (hay còn gọi là pha log) là pha có tốc độ sinh trưởng lớn nhất → Có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất
Câu 4:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại nào sau đây?
Đáp án D.
Xem bảng “Tiểu địa chất” ở Phụ lục 1.
Câu 5:
Tập tính bẩm sinh không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án A.
Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định, nghĩa là có kích thích thì các động tác xảy ra theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định. Vì vậy, tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, không thay đổi.
Câu 6:
Hoocmon Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:
Đáp án B.
Hoocmon Florigen được sinh ra ở lá, sau đó được chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.
Câu 7:
Cấu trúc nào sau đây có tác dụng tạo nên hình dạng xác định cho tế bào động vật?
Đáp án B.
Bào tương ở tế bào nhân thực được “gia cố” bởi một hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung tâm. Hệ thống này được gọi là khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào hình dạng xác định.
Câu 9:
Bộ phận của sinh vật khó hoàn lại các chất cho chu trình sinh địa hóa của sinh quyển là
Đáp án B.
Trong tự nhiên, photpho là một chất tham gia vào chu trình các chất lắng đọng có khối lượng lớn dưới dạng quặng. Sau khi đi vào chu trình, photpho thường thất thoát và theo các dòng sông ra biển, lắng đọng xuống đáy sâu. Sinh vật biển, nhất là những loài động vật cỡ lớn, tích tụ phôtpho trong xương, răng, khi chết, xương và răng chìm xuống đáy, kéo theo một lượng lớn photpho, ít có cơ hội quay lại chu trình.
Câu 10:
Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
Đáp án B.
Trong lizoxom có các enzim tiêu hóa nội bào. Sau khi bắt được “mồi” vào không bào tiêu hóa, lizoxom vận chuyển enzim đến và gắn không bào tiêu hóa và tiêu hóa thức ăn.
Câu 11:
Tiroxin có tác dụng gì đối với cơ thể?
Đáp án B.
Tiroxin được sinh ra từ tuyến giáp, tiroxin có tác dụng kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 13:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên
Đáp án C.
A. Sai. Chọn lọc tự nhiên chỉ sàng lọc các kiểu gen thông qua kiểu hình, chứ không tạo ra.
B. Sai. Chọn lọc tự nhiên tác động lên cả cá thể và quần thể.
C. Đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Sai. Chống lại alen lặn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể nếu không có sự kết hợp với các nhân tố khác vì alen lặn nằm ở trạng thái dị hợp nên không bị chọn lọc tự nhiên tác động.
Câu 14:
Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?
Đáp án B.
Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.
Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:
+ Máu lưu thông liên tục trong mạch kín, máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
+ Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy cao.
Câu 15:
Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là
Đáp án B.
Viên thuốc tránh thai có thành phần là Progesteron và Ostrogen. Do đó làm nồng độ Progesteron và Ostrogen trong máu tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH.
Ta biết FSH kích thích nang trứng phát triển, LH làm trứng rụng và tao thể vàng. Mà cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH → ngăn trứng chín và rụng.
Câu 16:
Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây?
Đáp án C.
Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội: tiêu chảy; viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kaposi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân,... xuất hiện do số lượng tế bào limpho T - CD4 giảm nhiều.
Câu 17:
Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
Đáp án C.
Sự phân bố theo chiều thẳng đứng là một dạng của sự phân bố các cá thể trong không gian quần xã.
Câu 18:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Đáp án D.
Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen chứ không làm thay đổi tần số alen.
Câu 19:
Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là
Đáp án B.
Lúa và cỏ dại tranh giành nhau về ánh sáng, phân bón,... đây là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
A. Sai. Đây là mối quan hệ ký sinh khác loài.
C. Sai. Đây là mối quan hệ cộng sinh.
D. Sai. Đây là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 23:
Giả sử một lưới thức ăn trong hệ sinh thái gồm các loài sinh vật Ạ, B, C, D, E, F, G, H được mô tả qua sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ.
Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Lưới thức ăn trên có 5 chuỗi thức ăn.
(2) Nếu loại bỏ loài G và loài E thì loài F sẽ tăng.
(3) Loài E là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
(4) Trong lưới thức ăn trên, có 2 loài tham gia nhiều chuỗi thức ăn nhất.
Đáp án C.
(1) Đúng. 5 chuỗi thức ăn lần lượt là
+ A → B → E → H. + A→ D → F → H.
+ A → C → E → H. + A → D → G → H.
+ A → C → F → H.
(2) Sai. Nếu loại bỏ loài G và loài E thì loài H sẽ chỉ còn mỗi nguồn thức ăn là loài F, nên loài F không thể tăng.
(3) Đúng. Loài E là sinh vật tiêu thụ bậc 2 do loài E ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
(4) Đúng. Đó là loài A và H khi tham gia 5 chuỗi thức ăn.
Câu 24:
Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
Đáp án A.
Giao tử chứa 5 nhiễm sắc thể là giao tử (n - 1)
Cứ mỗi tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I thì sẽ tạo ra 2 giao tử (n + 1) và 2 giao tử (n - 1).
→ 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I thì sẽ tạo ra 40 giao tử (n-1).
→ Trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
Câu 25:
Theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không đối sau các thế hệ.
(2) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
(3) Đột biến và di - nhập gen vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(4) Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
Đáp án B.
(1) Đúng. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không đổi sau các thế hệ → tiên hóa nhỏ không xảy ra.
(2) Sai. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
(3) Đúng.
(4) Sai. Thường biến không phải là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 26:
Một loài thực vật khi lai hai cây đều có kiểu hình hoa đỏ người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 7 trắng. Cho các cây hoa trắng thu được lai với nhau một cách ngẫu nhiên, xác định tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ thu được ở F2?
Đáp án C.
Tỉ lệ 9:7 (và chỉ lai 2 cây) → Tương tác gen kiểu bổ sung 9:7.
→ Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng.
Cho các cây hoa trắng thu được lai ngẫu nhiên:
→ Xác suất thu được hoa đỏ ở F2 là: A-B- =
Câu 27:
Xét trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Trường hợp nào sau đây biểu hiện ngay thành kiểu hình? (Cho rằng các yếu tố khác ngoài tác động của gen không ảnh hưởng)
(1) Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn.
(2) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY.
(3) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO.
(4) Loài lưỡng bội, một trong hai alen trội đột biến thành alen lặn, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Đáp án C.
(1) Đúng. Loài đơn bội đơn alen nên khi đột biến gen trội thành gen lặn sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình.
(2) Đúng. Vì khi đột biến, cơ thể sẽ có kiểu gen XaY nên sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình.
(3) Đúng. Vì khi đột biến, cơ thể sẽ có kiểu gen Xa0 nên sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình.
(4) Sai. Vì alen lặn sẽ bị alen trội còn lại át chế.
Câu 28:
Quan sát một loài thưc vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phân cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể?
Đáp án D.
Trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử = 28 loại giao tử → n =8 → 2n = 16.
Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 NST ở trạng thái chưa nhân đôi
→ Số tế bào con là 24 = 16 tế bào.
Số NST trong mỗi tế bào con Tam bội
Câu 29:
Ở một loài động vật bậc cao, một tế bào sinh tinh giảm phân cho ra 4 tinh trùng. Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể loài này có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử. Không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết nếu 3 tế bào này giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì tỉ lệ các loại giao tử là
Đáp án A.
Một tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng có 2 loại.
Ba tế bào sinh tinh giảm phân cho 4.3 = 12 tinh trùng.
Trường hợp:
Tế bào tinh trùng số 1 cho 2 tinh trùng loại AB, 2 tinh trùng loại ab
AaBb có các loại tinh trùng |
AB |
|
Ab |
|
aB |
|
ab |
Trường hợp: |
|
|
|
|
|
|
|
Tế bào tinh trùng số 1 cho 4 tinh trùng gồm 2 loại AB, ab |
2 |
|
|
|
|
|
2 |
Tế bào tinh trùng số 1 cho 4 tinh trùng gồm 2 loại AB, ab |
2 |
|
|
|
|
|
2 |
Tế bào tinh trùng số 1 cho 4 tinh trùng gồm 2 loại aB, Ab |
|
|
2 |
|
2 |
|
|
→ Tỉ lệ các loại giao tử |
4 |
|
2 |
|
2 |
|
4 |
Hay tỉ lệ |
1 |
: |
2 |
: |
2 |
: |
1 |
Câu 30:
Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến nhưng không thể di truyền cho thế hệ sau.
(2) ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong NST.
(3) ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng.
(4) ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con.
Đáp án A.
(1) Sai. Gen ngoài nhân vẫn có thể di truyền cho thế hệ sau.
(2) Đúng.
(3) Sai. Cả 3 loại ADN ti thể, lục lạp và plasmit đều có cấu tạo mạch vòng.
(4) Sai. ADN ngoài nhân thường không phân bố đều cho các tế bào con.
Câu 31:
Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Gen này năm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 6AA: 0,3Aa : 0,1 aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông đen ở F1 là
Đáp án A.
Các cá thể cùng màu lông giao phối ngẫu nhiên với nhau nên ta chia lại cấu trúc quần thể gồm 2 nhóm
0.9(2AA: 1Aa) + 0,1aa
→ 0.9(2AA: 1Aa) × (2AA: 1Aa) + 0,1(aa × aa)
→
Câu 32:
Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A - T, G - X và ngược lại thể hiện trong bao nhiêu cấu trúc phân tử hoặc quá trình sau đây?
1. Phân tử ADN mạch kép. 2. Phân tử mARN.
3. Phân tử tARN. 4. Quá trình phiên mã.
5. Quá trình dịch mã. 6. Quá trình tái bản ADN.
Đáp án B.
(1) Đúng. (4) Sai.
(2) Sai. (5) Sai.
(3) Sai. (6) Đúng.
Lưu ý: Đề bài hỏi rằng có bao nhiêu cấu trúc hoặc quá trình biểu hiện nguyên tắc bổ sung giữa A - T, G - X và ngược lại, tức là chỉ có A 1 T, G 1 X. tARN, phiên mã, dịch mã không có biểu hiện T " A mà thay vào đó là U " A nên không được tính.
Câu 33:
Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cứ 1 alen trội có mặt trong kiểu gen thì cây cho quả nặng thêm 10g. Cho cây có quả nặng nhất (120 gam) lai với cây có quả nhẹ nhất (60 gam) được F1 Cho F1 giao phấn tự do được F2. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cây F1 cho quả nặng 80 gam
(2) Đời con lai F2 có 27 kiểu gen và 8 kiểu hình
(3) Ở F2 CÓ 20 kiểu gen chứa 2 alen trội.
(4) Cây cho quả nặng 70g ở F2 chiếm tỉ lệ
Đáp án A.
(1) Sai. Cứ 1 alen trội có mặt trong kiểu gen thì cây cho quả nặng thêm 10 g.
" Số alen quy định tính trạng =
" 3 cặp gen quy định.
P: AABBDD × aabbdd.
F1: AaBbDd
" Cây F1 cho quả nặng
(2) Sai. F1 giao phấn tự do.
F1: AaBbDd × AaBbDd
" Số kiểu gen của F2 = 33 = 27 kiểu gen.
Số kiểu hình = 6 + 1=7 kiểu hình (Cứ 1 alen trội tương ứng với 1 kiểu hình + 1 kiểu hình gen lặn hoàn toàn).
(3) Sai. Số kiểu gen chứa 2 alen trội ở F2:
TH1: 1 cặp gen đồng hợp trội, 2 cặp gen đồng hợp lặn.
AAbbdd, aaBBdd, aabbDD " 3 kiểu gen.
TH2: 2 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp lặn.
AaBbdd, AabbDd, aaBbDd " 3 kiểu gen.
"Ở F2 có 6 kiểu gen chứa 2 alen trội.
(4) Sai. Quả nặng 70 g " Mang 1 alen trội
" Tỉ lệ =
Câu 34:
Khi tổng hợp một phân tử mARN, một gen bị hủy 2520 liên kết hiđro và cần cung cấp 315X và 405G. Đợt phiên mã thứ nhất không vượt quá 5 lần, gen cần 225A; đợt phiên mã khác gen cần 315 A. Số lần phiên mã của đợt thứ nhất và đợt thứ hai lần lượt là
Đáp án A.
Số nu mỗi loại của gen là: G = X = 315 + 405 = 720.
H = 3A + 2G " A = T =
Vì đợi phiên mã thứ nhất không vượt quá 5 lần, gen cần 225A (chia hết cho 3 và 5)
" Số nu loại A trên mạch mã gốc là
" Đợt phiên mã thứ nhất có thể phiên mã 3 lần hoặc 5 lần.
+ Nếu số nu loại A trên mạch gốc là 45 " số lần phiên mã đợt 2
+ Nếu số nu loại A trên mạch gốc là 45 " số lần phiên mã đợt 2 =
Câu 35:
Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự cân bằng di truyền của một locus có (n +1) alen, alen thứ nhất có tần số là 50%, các alen còn lại có tần số bằng nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Quần thể có thể hình thành trạng thái cân bằng di truyền, khi gặp điều kiện phù hợp.
(2) Ở trạng thái cân bằng di truyền, tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp là
(3) Số loại kiểu gen tối đa của locut này trong quần thể
(4) Nếu đột biến làm xuất hiện alen mới trong quần thể, quần thể sẽ không thể thiết lập trạng thái cân bằng di truyền mới.
Đáp án B.
(1) Đúng.
(2) Đúng. Ta có; n + 1 alen, Tần số alen 1 = 0,5 " Tần số n alen còn lại = 0,5
Tần số mỗi alen còn lại = (vì tần số bằng nhau).
Kiểu gen đồng hợp: Kiểu gen đồng hợp alen 1 = 0,52 =
Kiểu gen đồng hợp n alen còn lại:
Tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp là
(3) Sai. Số loại kiểu gen tối đa của locut này trong quần thể =
(4) Sai. Đến một lúc nào đó quần thể sẽ thiết lập trạng thái cân bằng khi gặp điều kiện phù hợp.
Câu 36:
Ở bí ngô, lai hai dòng cây thuần chủng đều có quả tròn với nhau người ta thu được F1 có 100% quả dẹt. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt: 6 quả tròn : 1 quả dài. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thì đời con (Fn ) phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:2:1
(2) Hình dạng quả bí ngô do 2 cặp gen quy định, di truyền theo quy luật phân li độc lập Menden
(3) Chọn ngẫu nhiên 2 cây bí quả dẹt ở F2 cho giao phấn với nhau, tỉ lệ cây bí quả dài mong đợi ở F3 là
(4) Chọn ngẫu nhiên 2 cây bí quả tròn ở F2 cho giao phấn với nhau, tỉ lệ cây bí quả dẹt mong đợi ở F3 là
Đáp án B.
P thuần chủng: Quả tròn × quả tròn " F1: 100% quả dẹt.
F1 tự thụ phấn, F2: 9 quả dẹt: 6 quả tròn: 1 quả dài.
F2 thu được 16 tổ hợp = 4.4 " loại giao tử " F1: AaBb.
Tính trạng hình dạng quả tuân theo quy luật tương tác gen kiểu bổ sung.
Quy ước: A-B-: Quả dẹt, A-bb + aaB-: Quả tròn, aabb: quả dài.
(1) Đúng. Nếu cho F1 × Cơ thể đồng hợp lặn (aabb)
" F1: AaBb × aabb " Fn: 1 AaBb, 1 Aabb, 1 aaBb, 1 aabb " Kiểu hình: 1 dẹt, 2 tròn, 1 dài.
(2) Sai. Vì hình dạng quả bí ngô do 2 cặp gen quy định, di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
(3) Đúng. Bí ngô quả dẹt F2 có kiểu gen 1 AABB, 2 AaBB, 2 AABb, 4 AaBb
Để thế hệ lai xuất hiện bí dài (aabb) thì F2 quả dẹt phải có kiểu gen AaBb
" Xác suất để cả bố và mẹ F2 đều có kiểu gen AaBb là:
Phép lai AaBb × AaBb " bí dẹt.
" Chọn ngẫu nhiên 2 cây bí dẹt ở F2 cho giao phấn với nhau, tỉ lệ cây bí quả dài mong đợi ở F3 là
(4) Sai. Bí ngô quả tròn F2 có kiểu gen 1 AAbb, 2Aabb, laaBB, 2aaBb.
Để thế hệ xuất hiện bí dẹt (A-B-) thì F2 quả dẹt phải cho giao tử AB gồm các trường hợp:
+ AAbb × (laaBB; 2aaBb) " 1 Ab × (2aB; lab)
" Xác suất để bố và mẹ F2 cho cây quả bí dẹt là
+ aaBB × (lAAbb; 2Aabb) " lAb × (2Ab; lab)
" Xác suất để bố và mẹ F2 cho cây quả bí dẹt là
" Chọn ngẫu nhiên 2 cây bí quả tròn ở F2 cho giao phấn với nhau, tỉ lệ cây bí quả dẹt mong đợi ở F3 là
Câu 37:
Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:
Phép lai 1: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng hoa trắng (2) thu được 100% hoa trắng.
Phép lai 2: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng hoa trắng (3) thu được 100% hoa trắng.
Phép lai 3: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng hoa trắng (3) thu được F 100% hoa xanh.
Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến.
Kết luận nào sau đây là chính xác?
Đáp án B.
Dựa vào 3 phép lai trên suy ra tính trạng do di truyền tương tác gen quy định
(Vì tính trạng do 1 cặp gen quy định sẽ không thỏa mãn cả 3 phép lai).
Đọc đáp án C ta nghi ngờ là tương tác bổ sung kiểu 9:7
(Vì chỉ xuất hiện 2 kiểu hình và tỉ lệ 43,75% chính là )
(Đây là kinh nghiệm giải đề, gợi ý nằm trong các đáp án, ta có thể giả sử đáp án đó đúng (đáp án giả sử nên chứa dữ kiện dễ nhận biết nhất) và giải theo đáp án giả sử đó, nếu đúng với đề thì đáp án đó đúng, nếu sai thì lấy phủ định).
Trắng chiếm tỉ lệ suy ra ta có quy ước gen như sau :
A-B-: xanh; (A-bb, aaB-,aabb): trắng. Thử lại đề :
Phép lai 3 : trắng × trắng " xanh. Suy ra chỉ có phép lai AAbb × aaBB " AaBb là thỏa mãn.
Vậy dòng hoa trắng (2) chính là aabb
Tới đây ta thấy thỏa mãn 3 phép lai đề cho, vậy những gì ta giả sử, suy đoán phía trên là đúng
" B đúng.
Câu 38:
Ở phép lai ♂AaBb × ♀AaBB, trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li giảm phân I chiếm 16%, mọi diễn biến còn lại của giảm phân đều bình thường. Có bao nhiêu kết luận đúng về phép lai trên?
(1) Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử không đột biến.
(2) Trong số các hợp tử được tạo ra ở F1 aaBb là hợp tử đột biến.
(3) Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 30,2%.
(4) Hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ 10,5%.
Đáp án B.
16% số tế bào có kiểu gen Aa không phân li trong giảm phân I sẽ cho giao tử: 8% Aa, 8% O.
84% số tế bào giảm phân bình thường cho giao tử: 42%A, 42% a.
Cơ thể đực giảm phân cho giao tử 50%A; 50%a.
Xét cả 2 gen:
Cơ thể ♂AaBb giảm phân cho giao tử: (4%AaB, 4%Aab, 4%OB, 4%Ob, 21%AB, 21 %Ab, 21 %aB, 21 %ab).
Cơ thể ♀AaBB giảm phân cho giao tử 50% AB, 50% aB.
(1) Đúng. Vì aaBb là sự kết hợp giữa ab của ♂ và aB của ♀. Cả 2 giao tử đều bình thường.
(2) Sai.
(3) Sai. Hợp tử aaBb chiếm tỉ lê 21 %.50% = 10,5%.
(4) Đúng.
Câu 39:
Ở một loài động vật giới đực dị giao tử, tính trạng râu mọc ở cằm do một cặp alen trên NST thường chi phối, tiến hành phép lai P thuần chủng, tương phản được F1 100% con đực có râu và 100% cái không râu, cho F1 ngẫu phối với nhau được đời F2, trong số những con cái 75% không có râu, trong khi đó trong số các con đực 75% có râu. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là chính xác?
(1) Tính trạng mọc râu do gen nằm trên NST giới tính chi phối.
(2) Tỉ lệ có râu : không râu cả ở F1 và F2 tính chung cho cả 2 giới là 1:1.
(3) Cho các con cái F2 không râu ngẫu phối với con đực không râu, ở đời sau có 83,33% cá thể không râu.
(4) Nếu cho các con đực có râu ở F2 lai với các con cái không râu ở F2, đời F3 vẫn thu được tỉ lệ 1:1
Đáp án C.
(1) Sai. Tính trạng râu mọc ở cằm do một cặp alen trên NST thường chi phối.
(2) Đúng. Pt/c: Tương phản " F1:100% ♂ có râu (Aa): 100% ♀ không râu (Aa)
" Giới tính có ảnh hưởng đến tính trạng râu mọc ở cằm.
F1 × F1 : Giới ♀: 0,25 có râu; 0,75 không râu.
Giới ♂: 0,75 có râu; 0,25 không râu.
" Tỉ lệ chung: 1 có râu: 1 không râu.
(3) Đúng. F2: Giới ♀ không râu Giới ♂ không râu (aa)
Vì tỉ lệ giới tính là 1:1 " Giới ♂: Có râu: " Tỉ lệ không râu:
(4) Đúng. F2 ♂ có râu x ♀ không râu
" Giới ♀: có râu : không râu
" Giới ♂: có râu : không râu
" Tỉ lệ chung: 1 có râu: 1 không râu.
Câu 40:
Phả hệ ở dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người; bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong 2 alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C.
Bố mẹ (1) - (2) bình thường sinh ra con (5) bị bệnh M và con (6) bị bệnh P
" Bệnh M, P do alen lặn quy định.
Quy ước: A - bình thường, a - bệnh P; B - bình thường, b - bệnh M.
Bố (10) không bị bệnh P nhưng con gái (15) bị bệnh P
" bệnh P do gen trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Xét bên phía dòng họ người (13):
Người số (12) bị cả 2 bệnh nên có kiểu gen aaXbXb
" Người số (7) bình thường nhưng cho giao tử aXb nên có kiểu gen AaXBXb.
" Người số (8) bị bệnh M và cho giao tử aXb nên có kiểu gen AaXbY.
" Người số (13) bình thường nên sẽ có tỉ lệ kiểu gen (1AAXBY : 2AaXBY)
Người số (7) có kiểu gen AaXBXb sẽ nhận giao tử XB từ bố (2) vì bố không bị bệnh M.
" Người số (2) bình thường có con (6) bị bệnh P(aa) và cho giao tử XB nên sẽ có kiểu gen AaXBY.
" Người số (1) bình thường có con (6) bị bệnh P(aa) và cho giao tử Xb nên sẽ có kiểu gen AaXBXb.
" Người số (5) bị bệnh M và được sinh ra từ bố mẹ AaXBXb × AaXBY nên sẽ có tỉ lệ kiểu gen
(lAAXbY:2AaXbY)
"Người số (6) sẽ có tỉ lệ kiểu gen (1aaXBXB : 1aaXBXb)
Xét bên phía dòng họ người (14):
Người số (4) bị bệnh M nên sẽ có kiểu gen A-XbY nhưng có con gái bị bệnh P
" Người số (4) có kiểu gen chắc chắn là AaXbY.
" Người số (9) bị bệnh P và nhận giao tử Xb từ bố (4) nên sẽ có kiểu gen aaXBXb.
" Người số (3) bị bệnh P nên có kiểu gen là aaXBXB hoặc aaXBXb.
" Người số (11) nhận giao tử a từ mẹ (3) nên sẽ có kiểu gen AaXBY.
" Người số (10) bình thường có con (15) bị bệnh P(aa) nên sẽ có kiểu gen AaXBY.
" Người số (15) sẽ có tỉ lệ kiểu gen (1aaXBXB: 1aaXBXb)
" Người số (14) nhận giao tử a từ mẹ (9) nên sẽ có kiểu gen (1AaXBXB : 1 AaXBXb).
A. Sai. Người số (4) chắc chắn kiểu gen là AaXbY trong khi người số (5) chỉ có tỉ lệ kiểu gen là (1AAXbY : 2AaXbY).
B. Sai. Chỉ có 9 người xác định chính xác được kiểu gen. Đó là những người (1), (2), (4), (7), (8), (9), (10), (11), (12).
C. Đúng. Xét phép lai:
Chỉ có 2 trường hợp sinh con gái bị bệnh P là:
TH1:
" Xác suất sinh con thứ nhất là con gái và chỉ bị bệnh P của cặp (13) - (14) là
TH2: " Xác suất sinh con thứ nhất là con gái và chỉ bị bệnh P của cặp (13)-(14) là
Xác suất cần tìm là
D. Sai. Người số (7) chắc chắn có kiểu gen có kiểu gen AaXBXb.