Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 4)

  • 7634 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:

a. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

Xem đáp án

a. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

Hiện tượng: có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần.

Phương trình hóa học:

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓+ H2O

CO2 + BaCO3↓+ H2O → Ba(HCO3)2.


Câu 2:

b. Thả mảnh Al vào dung dịch NaOH dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Xem đáp án

b. Thả mảnh Al vào dung dịch NaOH dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Hiện tượng: Mảnh nhôm tan dần và có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được sau phản ứng không có màu.

Phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2


Câu 3:

c. Dẫn khí SO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Br2 và BaCl2 (tỉ lệ mol 1:1) tới dư.

Xem đáp án

c. Dẫn khí SO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Br2 và BaCl2 (tỉ lệ mol 1:1) tới dư.

Hiện tượng: Dung dịch brom mất màu, xuất hiệt kết tủa trắng.

Phương trình hóa học:

SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl.


Câu 4:

d. Cho từ từ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 cho tới dư.
Xem đáp án

d. Cho từ từ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 cho tới dư.

Hiện tượng: Có kết tủa và bọt khí xuất hiện.

Phương trình hóa học:

2 NaHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O


Câu 5:

Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và Y là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Tỉ số hạt mang điện trong X so với trong Y là 10:3.

a. Tìm 2 nguyên tố X và Y.

Xem đáp án

a.

Gọi px; py lần lượt là số proton của X và Y.

nx; ny lần lượt là số nơtron của X và Y.

Đặt px + pY = P; nx + nY = N. Theo bài ra ta có hệ phương trình

2P+N=782PN=26P=26N=26

 pX+pY=26pXpY=103pX=20pY=6

Vậy X là Ca, Y là C.


Câu 7:

Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và Y là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Tỉ số hạt mang điện trong X so với trong Y là 10:3.

a. Tìm 2 nguyên tố X và Y.

Xem đáp án

Trích mẫu thử.

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử.

- Dung dịch làm quỳ chuyển sang màu xanh là KOH

- Các dung dịch không làm quỳ tím đổi màu gồm KCl và BaCl2 (nhóm I).

- Các dung dịch làm quỳ tím đổi màu đỏ gồm HCl, H2SO4 và KHSO4 (nhóm II).

- Đong chính xác 1 thể tích KOH lần lượt cho vào 1 thể tích các chất ở nhóm II, sau khi phản ứng xong, nhúng quỳ tím vào dung dịch sau khi trộn lẫn, nếu quỳ vẫn có màu đỏ thì là H2SO4, còn không đổi màu thì là HCl hoặc KHSO4.

- Dùng H2SO4 vừa nhận được để phân biệt BaCl2 và KCl ở nhóm I.

- Dùng BaCl2 vừa nhận được để phân biệt HCl và KHSO4.


Câu 9:

X là este có công thức đơn giản nhất là C2H3O2 được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Tìm công thức phân từ và viết công thức cấu tạo có thể có của X.

Xem đáp án

Công thức phân tử của X là C2nH3nO2n. Số liên kết π trong X tối thiểu là n

Số nguyên tử H tối đa với hợp chất X là (2.2n + 2 – 2n) ≥ 3n → n ≤ 2.

Trong hợp chất có C, H, O số nguyên tử H luôn chẵn nên n = 2.

Vậy CTPT của X là C4H6O4. X có 2 đồng phân sau:

(1) CH3-OOC-COO-CH3 và (2) HCOO-CH2-CH2-OOCH


Câu 10:

Từ FeS2, O2, H2O và NaCl (chất xúc tác và các điều kiện thí nghiệm có đủ), viết phương trình phản ứng điều chế Fe2(SO4)3, FeSO4, Fe(OH)3.

Xem đáp án

Các phương trình hóa học xảy ra như sau:

Điều chế Fe2(SO4)3:

4FeS2 + 11O2 to 2Fe2O3 + 8SO2

2SO2 + O2 to,V2O5 2SO3

SO3 + H2O → H2SO4.

Fe2O3 + 3H2SO4Fe2(SO4)3 + 3H2O

Điều chế Fe(OH)3:

2NaCl + 2H2O dpddcmn 2NaOH + H2 + Cl2.

Fe2(SO4)3 + 6NaOH→ 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

Điều chế FeSO4:

Fe2O3 + 3H2  to2Fe + 3H2O

Fe + H2SO4 (loãng)FeSO4 + H2.


Câu 11:

Hỗn hợp X có khối lượng 28,11 gam gồm hai muối vô cơ R2CO3 và RHCO3. Chia X thành 3 phần bằng nhau:

- Phần 1 hòa tan hết trong nước rồi cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 21,67 gam kết tủa.

- Phần 2 nhiệt phân một thời gian, thu được chất rắn có khối lượng giảm nhiều hơn 3,41 gam so với khối lượng đem nhiệt phân.

- Phần 3 phản ứng được với tối đa V ml dung dịch KOH 1M.

Xác định công thức 2 muối và tính giá trị của V.

Xem đáp án

Khối lượng mỗi phần 9,37 gam.

Trong mỗi phần đặt số mol R2CO3 là a mol, số mol RHCO3 là b mol.

- Hoàn tan phần 1 vào nước và cho phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra số mol BaCO3 là 0,11 mol

a + b = 0,11 MX¯= 9,370,11=85,18  M RHCO3 < 85,18 < M R2CO3

12,59 < MR <2 4, 18 Vậy R có thể là (NH4) hoặc Na.

- Nhiệt phân phần 2 khối lượng chất rắn giảm nhiều hơn 3,41 gam nên R không thể là Na. Vậy R là (NH4).

Ta có hệ phương trình:

a+b=0,1179a+96b=9,37a=0,07b=0,04

- Cho phần 3 phản ứng với KOH

 n KOH = 2.0,11 = 0,22 mol V = 0,22 l = 220 ml.


Câu 12:

Trong thực tế người ta thường nấu rượu (ancol etylic) từ gạo. Tinh bột chuyển hóa thành ancol etylic qua 2 giai đoạn. Tinh bột → glucozơ → ancol etylic. Tính thể tích (số lít) ancol etylic 46o thu được từ 10 kg gạo (chứa 81% tinh bột, còn lại là chất không tham gia chuyển hóa). Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80 %, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml.

Xem đáp án

Khối lượng tinh bột là 8,1 kg, hiệu suất cả quá trình là 64%.

Ta có sơ đồ chuyển hóa như sau:

(C6H10O5)n → n C6H12O6 → 2nC2H5OH

162 gam---------------------------> 92 gam

8,1 kg------------------------------> 4,6 kg

VC2H5OH=4,60,8=5,75(L) lít

Vậy V rượu 46o thu được là 5,75.10046.64100= 8 lít


Câu 13:

Cho 21,7 gam hỗn hợp R gồm Fe, Mg và Al vào 500 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 2M (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí B và dung dịch C.

a. Chứng tỏ trong C còn axit dư.

Xem đáp án

a.

nHCl = 0,5 mol, nH2SO4= 1 mol  nH+/axit = 2,5 mol

số mol electron tối đa có thể nhận vào là 2,5 mol.

- Số mol electron tối đa mà hỗn hợp R có thể nhường là: 21,727.3=2,41 < 2,5

Vậy kim loại tan hết, axit dư.


Câu 14:

b. Dẫn toàn bộ khí B đi qua 100 gam CuO nung nóng (chỉ xảy ra phản ứng khử CuO thành Cu), lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 202 gam chất rắn D. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lượng các chất có trong D.

Xem đáp án

b.

Các phương trình hóa học xảy ra là

H2 + CuO to Cu + H2O

x       1,25            x   (mol)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

x             2x (mol)

Chất rắn D gồm Ag và CuO dư.

mD = 2x.108 + (1,25-x).80 = 202 → x = 0,75.

% theo khối lượng của Ag trong D là: 2.0,75.108202.100%=80,2%;

% theo khối lượng của CuO trong D là 100% – 80,2% = 19,8%.


Câu 15:

c. Thêm dung dịch chứa 2,6 mol NaOH vào dung dịch C, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 30,2 gam chất rắn E. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong R. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Xem đáp án

c.

Đặt số mol của Fe, Mg, Al trong hỗn hợp đầu lần lượt là a, b, c mol.

- Ta có 56a + 24b + 27c = 21,7 (1)

- Cho hỗn hợp 3 kim loại phản ứng với axit dư thu được nkhí = 0,75 mol

Nên 2a + 2b + 3c = 1,5 (2)

- Khi cho 2,6 mol NaOH vào C, nNaOH phản ứng = 2,5 mol nên nNaOH dư = 0,1 mol

Vậy Al(OH)3 bị hoà tan hết hoặc hoà tan 1 phần.

* Trường hợp 1: Al(OH)3 bị hoà tan hết.

E chỉ có Fe2O3: 0,5a mol và MgO: b mol

80a + 40b = 30,2 (3)

Từ (1), (2), (3) được a ≈ 0,14; b ≈ 0,47; c ≈ 0,09.

Vậy trong R có: mFe = 7,84 gam; mMg = 11,28 gam; mAl = 2,43 gam.

* Trường hợp 2: Al(OH)3 bị hoà tan một phần.

E chỉ có Fe2O3:0,5a mol, MgO: b mol và Al2O3: 0,5(c - 0,1) mol

 80a + 40b + 51(c - 0,1)=30,2 (4)

Từ (1), (2), (4) giải hệ phương trình được a = 0,2; b = 0,1; c = 0,3

Vậy trong R có mFe = 11,2 gam, m Mg = 2,4 gam, m Al = 8,1 gam.


Câu 16:

Cho m gam hỗn hợp kim loại Cu, Fe vào 200ml dung dịch chứa hỗn hợp muối Cu(NO3)2 0,5M, AgNO3 1M. Sau một thời gian thu được dung dịch Z và 28 gam hỗn hợp rắn T. Thêm 19,5 gam Zn vào Z, sau khi phản ứng hoàn toàn được 18,5 gam chất rắn G và dung dịch M. Tính m.

Xem đáp án

nAgNO3=0,2mol;nCu(NO3)2=0,1molnNO3=0,4mol

nZn=19,565=0,3>nNO32

Vậy Zn dư, ta có nZn pư = 0,4/2 = 0,2 mol → nZn = 0,1 mol.

Bảo toàn khối lượng cho kim loại có:

m + 0,2.108 + 0,1.64 + 19,5 = 28 + 18,5 + 0,2.65

→ m = 12 gam.


Câu 17:

Hỗn hợp X gồm H2 và hai hiđrocacbon A, B được chứa trong bình kín có sẵn chất xúc tác thích hợp. Nung nóng bình một thời gian (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Chia hỗn hợp khí Y thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1 được dẫn qua bình dung dịch brom thấy khí thoát ra khỏi bình chỉ có A. Đốt cháy hoàn toàn A tạo ra khí CO2 và hơi H2O có tỉ lệ thể tích là 4:5 (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Đốt cháy hoàn toàn phần 2 cần 1 mol O2 và thu được 10,8 gam H2O.

a. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B.

Xem đáp án

a. A là ankan C4H10. Phản ứng cộng H2 vào B thì H2 hết. Coi Y gồm C4H10 CxHy¯.

- Sơ đồ phản ứng đốt cháy Y:

 Y +   O2 → CO2 + H2O

0,3 mol      1 mol      0,6 mol

- Bảo toàn nguyên tố O → n CO2 = 0,7 mol

- Số nguyên tử C trung bình của Y = 0,70,3=73→ x = 2.

- B có thể là C2H4 hoặc C2H2. Nếu B là C2H4 thì trong Y phải có C2H6 điều này mâu thuẫn với dữ kiện.

- Vậy B là C2H2 (CH≡CH),

A là C4H10 (CH3-CH2-CH2-CH3 hoặc CH3-CH(CH3)-CH3)


Câu 18:

b. Tính % thể tích của mỗi chất trong X.

Xem đáp án

b. X gồm H2:amolC2H2:bmolC4H10:cmol

- Bảo toàn nguyên tố C: 2b + 4c = 0,7.2 (1)

- Bảo toàn nguyên tố H: 2a+2b + 10c = 0,6.2.2 (2)

- Số nguyên tử C trung bình (trong Y): 2b+4cb+c=73 → b – 5c = 0 (3)

- Từ (1), (2) và (3) → a = 0,2; b = 0,5; c = 0,1.

- Vậy thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong X là

%VH2=0,20,8.100%=25%;

 %VC2H2=0,50,8.100%=62,5%;

% V (C4H10) = 100% - 25% - 62,5% = 12,5%.


Câu 20:

b. Tính m và khối lượng mỗi chất trong M.

Xem đáp án

- Do các chất trong M có số nguyên tử C khác nhau nên M sẽ gồm

C2H5COOH:amolC2H5OH:  b  molC2H5COOC3H7:cmol

Theo bài ra ta có:

a + b = n RCOONa = 0,3 (I)

b + c = x = 0,3 (II)

46b + 60 c = m rượu = 14,9 + 0,3 = 15,2 (III)

Từ (I), (II) và (III) giải hệ phương trình được:

 a = 0,1; b = 0,2; c = 0,1.

Khối lượng C2H5COOH; C2H5OH và C2H5COOC3H7 trong hỗn hợp lần lượt là: 7,4 gam; 9,2 gam; 11,6 gam.

Vậy m = 7,4 + 9,2 + 11,6 = 28,2 gam.


Bắt đầu thi ngay