Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 5)
-
7613 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuCl2.
a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuCl2.
Hiện tượng: Ba tan dần, có khí thoát ra, kết tủa xanh xuất hiện.
Phương trình hóa học:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓
Câu 2:
b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
b) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Hiện tượng: Kết tủa trắng xuất hiện.
Phương trình hóa học: 2NaOHdư + Ca(HCO3)2 → Na2CO3 + CaCO3↓ + 2H2O.
Câu 3:
c) Cho một ít bột đá vôi nghiền nhỏ vào 5ml dung dịch giấm ăn.
c) Cho một ít bột đá vôi nghiền nhỏ vào 5ml dung dịch giấm ăn.
Hiện tượng: Bột đá vôi tan dần, có khí thoát ra.
Phương trình hóa học: CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
Câu 4:
d) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch rượu etylic 40o.
d) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch rượu etylic 40o.
Hiện tượng: Mẩu Na tan dần, có khí thoát ra.
Phương trình hóa học: 2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2↑.
Câu 5:
Chỉ dùng dung dịch Ba(OH)2 hãy nêu cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Ba(HCO3)2, Na2SO3, HCl, H2SO4.
Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
Cho Ba(OH)2 lần lượt vào từng mẫu thử.
- Không thấy hiện tượng gì xuất hiện → HCl
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
- Xuất hiện kết tủa trắng: Ba(HCO3)2; Na2SO3; H2SO4
Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3↓ + 2H2O
Na2SO3 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + 2NaOH
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
Tiếp tục cho HCl vừa nhận biết vào từng kết tủa tạo thành.
- Kết tủa không tan → Kết tủa là BaSO4 → chất đầu là H2SO4.
- Kết tủa tan, có khí thoát ra → Kết tủa là BaCO3; BaSO3 → chất đầu là Ba(HCO3)2; Na2SO3 (I)
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2↑ + H2O
Cho H2SO4 vừa nhận ra tác dụng lần lượt với các mẫu thử ở nhóm I
- Có kết tủa xuất hiện, có khí thoát ra → Ba(HCO3)2
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O
- Có khí thoát ra → Na2SO3
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm Cu và FeO tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác nếu hòa tan X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối của kim loại và 3,36 lít khí SO2 (đktc). Dung dịch Y có thể hòa tan được tối đa m gam Cu.
a) Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
a) Số mol H2SO4: 0,2.1 = 0,2 mol;
số mol SO2: = 0,15 mol
Gọi số mol Cu và FeO lần lượt là x và y (mol)
Cho hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với H2SO4 loãng, Cu không phản ứng.
Vậy y = 0,2.
Cho hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng:
Lại có: x + 0,1 = 0,15 ⇒ x = 0,05.
Câu 7:
b) Tính m.
b) Dung dịch Y chứa 2 muối CuSO4 (0,05 mol) và Fe2(SO4)3 (0,1 mol).
Cho dung dịch Y tác dụng với Cu có phản ứng:
Vậy m = 0,1.64 = 6,4 gam.
Câu 8:
Trong thời gian vừa qua, dịch Covid – 19 có nhiều diễn biến rất phức tạp. Theo khuyến cáo của Bộ y tế, mỗi người dân nên thường xuyên rửa tay, sát khuẩn bằng cồn (C2H5OH), đây là cách giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Tính thể tích cồn 90o và nước cất cần dùng để pha chế được 500ml cồn 70o. Em hãy cho biết tại sao dùng cồn 70o để sát khuẩn tay tốt hơn cồn 90o?
500 ml cồn 70o có chứa thể tích cồn nguyên chất là:
Thể tích cồn 90o cần dùng để pha 500 ml cồn 70o là:
Thể tích nước cất cần dùng là: 500 – 388,89 = 111,11 ml.
Dùng cồn 70o để sát khuẩn tay tốt hơn cồn 90o vì:
Cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein làm cho vi khuẩn chết. Tuy nhiên, ở nồng độ cao sẽ làm cho protein trên bề mặt của vi khuẩn đông tụ nhanh tạo ra lớp màng ngăn không cho cồn thấm sâu vào bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn.Câu 9:
Hòa tan hỗn hợp chất rắn A gồm K2O, KHCO3, BaCl2 có số mol bằng nhau vào bình chứa nước dư thu được dung dịch B, kết tủa C. Nhỏ tiếp dung dịch FeCl2 vào bình phản ứng thu được kết tủa D. Lọc tách kết tủa D, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn E. Khử hoàn toàn chất rắn E bằng khí CO dư, nung nóng được chất rắn F. Xác định thành phần của B, C, D, E, F. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Hòa tan hỗn hợp chất rắn A gồm K2O, KHCO3, BaCl2 có số mol bằng nhau (x mol) vào bình chứa nước dư, các phản ứng hóa học xảy ra như sau:
Kết tủa C là BaCO3 (x mol)
Dung dịch B gồm: KOH (x mol); KCl (2x mol)
Nhỏ tiếp dung dịch FeCl2 vào bình phản ứng:
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl
Kết tủa D là Fe(OH)2.
Nung kết tủa D trong không khí:
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
Chất rắn E là Fe2O3.
Khử chất rắn E bằng khí CO:
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Chất rắn F là Fe.
Câu 10:
2. Cho sơ đồ sau: X rượu etylic Y etyl axetat.
Chọn hai chất X khác nhau và viết phương trình hoàn thành sơ đồ phản ứng trên (ghi rõ điều kiện nếu có).
X rượu etylic Y etyl axetat.
Vậy hai chất X và Y lần lượt là: etilen (CH2 = CH2) và axit axetic (CH3COOH).
Phương trình hóa học minh họa:
CH2 = CH2 + H2O C2H5OH
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
Câu 11:
Đốt cháy 5,6 gam hợp chất hữu cơ A, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, bình (2) có 40 gam kết tủa. A có tỉ khối đối với metan bằng 3,5.
a) Xác định công thức phân tử của A.
a) Khối lượng bình (1) tăng là khối lượng nước.
Cho sản phẩm cháy qua bình (2):
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ + H2O
Đốt cháy A thu được CO2 và H2O nên trong A có C, có H và có thể có O.
Có mC(A) + mH(A) = 0,4.12 + 0,8.1 = 5,6. Vậy trong A không có chứa O.
Đặt công thức tổng quát của A là CxHy
Có x : y = nC : nH = 0,4 : 0,8 = 1 : 2.
Vậy A có công thức dạng (CH2)n
Lại có: MA = 14n = 3,5.16 = 56 ⇒ n = 4.
Vậy công thức phân tử của A là C4H8.
Câu 12:
b) Viết công thức cấu tạo của A, biết A mạch hở, không phân nhánh.
b) A có mạch hở, không phân nhánh, nên các công thức cấu tạo thỏa mãn là:
CH2 = CH – CH2 – CH3;
CH3 – CH = CH – CH3.
Câu 13:
Một lượng axit hữu cơ có công thức CnH2n -1COOH tác dụng vừa đủ với 100ml NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,8 gam muối. Mặt khác nếu trộn lượng axit nói trên với dung dịch có chứa 0,25 mol C2H5OH, một ít H2SO4 đặc, đun nóng thu được 18 gam este. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.
nNaOH = 0,1.2 = 0,2 mol
Cho axit hữu cơ phản ứng với NaOH có phản ứng:
Có mmuối = 0,2. (14n + 66) = 18,8 ⇒ n = 2.
Vậy axit là
Cho axit phản ứng với
Có nên số mol sản phẩm tính theo axit.
Khối lượng este theo lý thuyết thu được là:
mLT = 0,2.100 = 20 gam.
Hiệu suất phản ứng este hóa là:
Câu 14:
Trình bày cách tinh chế khí CO2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, Cl2.
Cách tinh chế khí CO2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, Cl2:
Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch NaBr dư, khí Cl2 bị giữ lại.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Một lượng SO2 phản ứng với Br2 trong dung dịch.
Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4
Khí thoát ra: CO2, có thể còn SO2 tiếp tục dẫn qua bình đựng lượng dư dung dịch brom, khi đó toàn bộ SO2 bị giữ lại.
CO2 thoát ra có lẫn hơi nước, cho qua bình đựng H2SO4 đặc thu được CO2 tinh khiết.
Cách tinh chế khí CO2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, Cl2:
Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch NaBr dư, khí Cl2 bị giữ lại.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Một lượng SO2 phản ứng với Br2 trong dung dịch.
Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4
Khí thoát ra: CO2, có thể còn SO2 tiếp tục dẫn qua bình đựng lượng dư dung dịch brom, khi đó toàn bộ SO2 bị giữ lại.
CO2 thoát ra có lẫn hơi nước, cho qua bình đựng H2SO4 đặc thu được CO2 tinh khiết.
Câu 15:
Hòa tan 2,14 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và kim loại M bằng 120ml dung dịch HCl 1M thu được 672 ml khí H2.
a) Xác định kim loại M.
a)
Giả sử kim loại M có hóa trị n, cho hỗn hợp X vào HCl có phản ứng:
Hay
Ta có bảng sau:
n |
1 |
2 |
3 |
M |
9 |
18 |
27 |
Kết luận |
Loại |
Loại |
Thỏa mãn |
Vậy kim loại M là nhôm (Al).
Vậy mM = 2,14 – 0,01.160 = 0,54 gam
Câu 16:
b) Nung nóng hỗn hợp X, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 504 ml khí H2. Nếu hòa tan Y bằng NaOH dư thì thu được 168 ml khí H2. Tính % khối lượng của Fe trong Y.
Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Nung nóng hỗn hợp X, có phản ứng:
Theo bài ra, hỗn hợp chất rắn Y có: Fe; ; Al, có thể có .
Hòa tan Y bằng NaOH dư:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Hòa tan Y bằng HCl dư chỉ có phản ứng của Fe và Al với HCl sinh ra .
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có: mX = mY = 2,14 gam.
Phần trăm khối lượng Fe trong Y là: