Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 25)

  • 7616 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tổng số hạt (proton, electron và notron) trong nguyên tử nguyên tố M là 80. Trong đó, số hạt không mang điện gấp 1,2 lần số hạt mang điện âm. Xác định số hiệu nguyên tử của nguyên tố M.

Xem đáp án

Gọi số p, n, e trong nguyên tử nguyên tố M lần lượt là p, n, e

Theo đề bài có: Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố M là 80

  p+n+e=80 mà p=e2e+n=80    1

Theo đề bài có: Số hạt mang điện gấp 1,2 lần số hạt mang điện âm

 n=1,2e        1,2en=0    2

Từ (1) và (2)  e = p = 25; n = 30

Vậy p = e = 25; n = 30


Câu 2:

Viết các phương trình hóa học xảy ra và nêu hiện tượng khi:

a) Trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(NO3)2

Xem đáp án

a)

Phương trình hóa học:

2NaHCO3+2KOHK2CO3+Na2CO3+2H2O

K2CO3+BaNO32BaCO3+2KNO3

Na2CO3+ BaNO32 BaCO3+ 2NaNO3

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại.


Câu 3:

b) Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom, thu được dung dịch X. Sau đó thêm tiếp vào X một lượng dư dung dịch BaCl2

Xem đáp án

b) Phương trình hóa học

SO2+ Br2+ 2H2OH2SO4+ 2HBr

H2SO4+ BaCl2BaSO4+ 2HCl

Hiện tượng: Sục dư SO2 vào dung dịch Br2 thì dung dịch Br2 nhạt màu dần rồi mất màu. Thêm vào X một lượng dư dung dịch BaCl2 thì dung dịch xuất hiện kết tủa trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại.


Câu 4:

c) Cho mẩu Na vào dung dịch FeCl3

Xem đáp án

c) Phương trình hóa học

2Na +  2H2O    2NaOH  +  H2

3NaOH +  FeCl3   3NaCl +  FeOH3

Hiện tượng: Mẩu Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra. Đồng thời tạo kết tủa màu nâu đỏ.


Câu 5:

Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy phân biệt 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, (NH4)2SO4

Xem đáp án

- Lấy mẫu thử, đánh dấu tương ứng.

- Trộn lần lượt từng mẫu thử với dung dịch Ba(OH)2 dư:

+ Có khí mùi khai thoát ra: NH4NO3

BaOH2 + 2NH4NO3  BaNO32 + 2H2O + 2NH3

+ Có kết tủa xuất hiện trắng: Ca(H2PO4)2

 3CaH2PO42 + 6BaOH2  Ca3PO42+ 2Ba3PO42+ 12H2O

+ Vừa xuất hiện kết tủa trắng, vừa có khí mùi khai thoát ra: (NH4)2SO4

 BaOH2 + NH42SO4  H2O + 2NH3+ BaSO4

+ Không xuất hiện kết tủa hay khí: KCl


Câu 6:

Cho sơ đồ biến hóa sau:

                                           

Cho sơ đồ biến hóa sau:  Hãy xác định các chất A, B, C rồi hoàn thành các phản ứng. (ảnh 1)

Hãy xác định các chất A, B, C rồi hoàn thành các phản ứng.

Xem đáp án

A: FeCl2    

B: CuO      

C: Fe

Phương trình hóa học:

 Fe + CuCl2 FeCl2+ Cu2Cu + O2t0 2CuOCuO + 2HCl  CuCl2+ H2OCuCl2+ Fe FeCl2+ CuFeCl2+ Mg  MgCl2+ Fe


Câu 7:

Nung a gam đá vôi chứa 75% CaCO3 về khối lượng (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian thu được 0,725a gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng phân hủy CaCO3.
Xem đáp án

mCaCO3= 0,75a gam

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mđá vôi= mCO2+ mchat ran

mCO2=0,275a gam
Ta có phương trình hóa học:
 CaCO3 t0CaO + CO20,00625a                              0,00625a  mol
nCaCO3 pu = 0,00625a mol

nCaCO3 bđ = 0,0075a mol

 H=0,00625a0,0075a.100%=83,33%


Câu 8:

Cho 24,48 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Zn, Al) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,54 mol khí H2. Mặt khác, 0,24 mol X tác dụng vừa đủ với 0,33 mol khí clo (nung nóng). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 24,48 gam X.

Xem đáp án

Đặt số mol của Fe, Zn, Al trong 24,48 gam hỗn hợp X lần lượt là a, b, c
Ta có 56a+65b+27c=24,48 1
Ta có phương trình hóa học

Fe + 2HClFeCl2+ H2   a                                                  a

Zn + 2HCl ZnCl2 + H2b                                        b

2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2c                                             1,5c

 nH2=a+b+1,5c=0,54 2

Có 0,24 mol X tác dụng vừa đủ với 0,33 mol khí Cl2 nung nóng
số mol Cl2 cần để phản ứng hết với hỗn hợp X gấp 1,375 lần số mol hỗn hợp X
 Ta có:

2Fe + 3Cl2  2FeCl3a                            1,5a

Zn + Cl2  ZnCl2b          b
2Al + 3Cl2  2AlCl3c               1,5c

 nCl2=1,5a+b+1,5c=1,375a+b+c 3

Từ (1), (2), (3)

a = 0,24 mFe = 13,44 g

b = 0,12 mZn = 7,8 g

c = 0,12 mAl = 3,24 g


Câu 9:

Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2(ở đktc). Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%.

Xác định kim loại R và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

Xem đáp án

Đặt công thức tổng quát của muối cacbonat kim loại là: R2(CO3)n   n  {1;2;3}

Đặt số mol của MgCO3 và R2(CO3)n lần lượt là: a, b (mol) với a, b > 0

Hòa tan hỗn hợp A vào dung dịch HCl, ta có phương trình hóa học:

MgCO3+ 2HCl       MgCl2+ H2O + CO2a                 2a                          a          a                  a       mol

R2CO3n+ 2nHCl2 RCln + nCO2+ nH2Ob                       2nb                            2b          nb                 mol

Suy ra: nCO2=a+bn=3,3622,4=0,15mol

mddHCl=0,3.36,57,3%=150gam

mddD= mddHCl+ mAmCO2= 14,2 + 150  0.15.44 = 157,6 g

mddE= mddD+ 32,4 = 190 g

a=nMgCl2=190.5%95=0,1mol

bn = 0.05 b=0,05nmol

mA= 0,1.84 + 0,05n .(2MR+60n)= 14.2

MR = 28n

Xét bảng

n

1

2

3

MR

28

56

84

 

Loại

Chọn

Loại

Suy ra R là Fe

%mMgCO3=8,414,2.100%=59,15%

%mFeCO3=100%59,15%=40,85%


Câu 10:

Dung dịch X chứa 0,1 mol NaHCO3 và 0,2 mol Na2CO3. Thêm dung dịch chứa 0,32 mol Ca(OH)2 vào X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa tạo thành.

Xem đáp án

Phương trình hóa học

NaHCO3+ CaOH2CaCO3+ NaOH + H2O

Na2CO3+ CaOH2CaCO3+ 2 NaOH

Nếu muối trong dung dịch X còn dư thì :

nC(X)>nCa

Bảo toàn nguyên tố Cacbon ta có:

nC(X)=nNaHCO3+nNa2CO3=0,1+0,2=0,3mol

Mà nCa=nCa(OH)2=0,32mol>0,3

Suy ra Ca(OH)2   nCaCO3=nC(X)=0,3mol

Vậy khối lượng kết tủa tạo thành là 0,3.100 = 100 gam.


Câu 11:

Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn 9,25 gam X, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 37,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 14,25 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Biết tỉ khối hơi của X so với khí oxi bằng 2,3125. Xác định công thức phân tử của chất X.

Xem đáp án

nCO2=nCaCO3=0,375(mol)nC=nCO2=0,375mol

mgiam=mCaCO3mCO2mH2O=37,5 0,375.44mH2O=14,25mH2O=6,75gamnH2O=6,7518=0,375mol

Bảo toàn nguyên tố H:

nH(X)=2nH2O=0,75mol

MA=32.2,3125=74 g/mol

mO=9,250,375.120,75.1=4gamnO=416=0,25mol

Gọi công thức phân tử của A là CxHyOz

Ta có: x : y : z = 0,375 : 0,75 : 0,25 = 3 : 6 : 2

Công thức đơn giản của A: (C3H6O2)n

Ta có: 74.n = 74 n = 1Vậy CTPT của A: C3H6O2


Câu 12:

Trộn a gam rượu CnH2n+1OH(n1) với b gam axit CmH2m+1COOH(m0) được hỗn hợp X. Chia X làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với Na dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,07 mol H2.

- Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn bởi oxi vừa đủ thu được 0,22 mol CO2 và 0,28 mol H2O.

a) Xác định công thức cấu tạo của hai chất trong hỗn hợp X.

Xem đáp án

Phần 1:

CnH2n+1OH+NaCnH2n+1ONa+12H2
CmH2m+1COOH+NaCmH2m+1COONa+12H2

Theo phương trình có nX(P1)=2nH2=2.0,07=0,14mol

Phần 2:

CnH2n+2O+3n2O2t°nCO2+(n+1)H2O

Cm+1H2(m+1)O2+3n22O2  t°    (m+1)CO2+(m+1)H2O

Theo phương trìnhnCnH2n+2O(P1=P2)=nH2OnCO2=0,280,22=0,06mol

nCmH2m+1COOH=0,140,06=0,08mol

CnH2n+2O   +  3n2O2t°   nCO2   +   (n+1)H2O0,06                                        0,06n               0,06.(n+1)  mol

Cm+1H2(m+1)O2+3n22O2t°(m+1)CO2+(m+1)H2O0,08                                                     0,08(m+1)         0,08(m+1)   mol

nCO2=0,06n+(0,08(m+1)=0,220,06n+0,08m=0,146n+8m=14(1)8m<14m<1,75

Vì m nguyên, mm 0m=0;1

Xét bảng:

m

0

1

n

2,33

1

 

Loại

Chọn

 

Vậy rượu CnH2n+1OH(n1)là CH3OH

axit CmH2m+1COOH(m0)là CH3COOH


Câu 13:

b) Tính giá trị a, b

Xem đáp án

b)

a = 32.0,06 = 1,92 gam

b = 60.0,08 = 4,8 gam


Bắt đầu thi ngay