[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc gia có lời giải 30 đề abc
[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) - đề 26
-
8339 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ và chu kì T của sóng là
Phương pháp:
Công thức tính bước sóng:
Cách giải:
Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ và chu kì T của sóng:
Chọn A.
Câu 2:
Đặt vào hai bản tụ điện có điện dung C một hiệu điện thế U. Điện tích mà tụ điện tích được tính bằng công thức
Phương pháp:
Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích được tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa U đặt giữa hai bản của nó:
Cách giải:
Điện tích mà tụ điện tích được tính theo công thức: Q = CU
Chọn B.
Câu 4:
Một điểm P dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn có thể được coi là hình chiếu của một điểm M chuyển động tròn đều lên đường kính là đoạn thẳng đó. Chuyển động của điểm P và M luôn luôn có cùng
Phương pháp:
Vận dụng mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.
Cách giải:
Chuyển động của điểm P và M luôn luôn có cùng chu kì, tần số và tần số góc.
Chọn A.
Câu 5:
Máy biến áp là thiết bị có chức năng biến đổi
Phương pháp:
Máy biến áp là thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó.
Cách giải:
Máy biến áp là thiết bị có chức năng biến đổi điện áp xoay chiều.
Chọn D.
Câu 6:
Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường. Các suất điện động cảm ứng trong ba cuộn dây của phần ứng từng đôi một lệch pha nhau một góc
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về máy phát điện xoay chiều 3 pha.
Cách giải:
Các suất điện động cảm ứng trong ba cuộn dây của phần ứng từng đôi một lệch pha nhau một góc
Chọn A.
Câu 10:
Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về sự truyền sóng ánh sáng: Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác:
+ Tần số, chu kì thay đổi.
+ Tốc độ truyền sóng và bước sóng thay đổi.
Cách giải:
Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không đổi, bước sóng và vận tốc thay đổi.
Chọn B.
Câu 11:
Gọi h là hằng số Planck, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Nếu một chùm ánh sáng đơn sắc có tần số là f thì mỗi photon mang năng lượng bằng
Phương pháp:
Sử dụng biểu thức tính năng lượng photon:
Cách giải:
Nếu một chùm ánh sáng đơn sắc có tần số là f thì mỗi photon mang năng lượng bằng:
ε = hf
Chọn A.
Câu 12:
Chọn phát biểu sai. Ở trạng thái dừng
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về tiên đề về trạng thái dừng và tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử.
Cách giải:
A, B, C – đúng
D – sai vì: ở trạng thái dừng nguyên tử có năng lượng.
Chọn D.
Câu 13:
Phát biểu nào là sai khi nói về sóng điện từ?
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết về sóng điện từ.
Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường tại một điểm luôn dao động cùng pha, vuông phương.
Cách giải:
A – sai vì trong sóng điện từ, điện trường và từ trường tại một điểm dao động cùng pha với nhau.
B, C, D – đúng.
Chọn A.
Câu 17:
Hiện tượng cầu vồng được giải thích dựa vào hiện tượng
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về hiện tượng tán sắc ánh sáng:
+ Định nghĩa: Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau.
+ Ứng dụng sự tán sắc ánh sáng: Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ để phân tích chùm ánh sáng đa sắc, do các vật sáng phát ra, thành các thành phần đơn sắc. Nhiều hiện tượng quang học trong khí quyển, như cầu vồng chẳng hạn xảy ra do sự tán sắc ánh sáng.
Cách giải:
Hiện tượng cầu vồng được giải thích dựa vào hiện tượng tán sắc ánh sáng. Đó là vì trước khi tới mắt ta, các tia sáng Mặt Trời đã bị khúc xạ và phản xạ trong các giọt nước.
Chọn B.
Câu 20:
Đơn vị đo mức cường độ âm là
Phương pháp:
Mức cường độ âm được xác định bởi công thức:
Đơn vị của mức cường độ âm là B (Ben) hoặc dexi Ben (dB).
Cách giải:
Đơn vị đo mức cường độ âm là Ben (B) hoặc đêxiben (dB)
Chọn C.
Câu 21:
Một con lắc đơn dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g. Kéo con lắc đơn ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả nhẹ cho nó dao động, người ta thấy biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian. Dao động của con lắc đơn khi đó là
Phương pháp:
Dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.
Cách giải:
Kéo con lắc đơn ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả nhẹ cho nó dao động thì biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian ⇒ Dao động của con lắc đơn khi đó là dao động tắt dần.
Chọn C.
Câu 22:
Thông tin nào sau đây sai khi nói về tia X?
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết và ứng dụng của tia X.
Cách giải:
A, C, D – đúng vì: Tia X có khả năng làm ion hóa không khí, hủy diệt tế bào và có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B – sai vì tia mới có khả năng đâm xuyên qua tấm chì dày vài centimét.
Chọn B.
Câu 25:
Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến, bộ phận nào dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số.
Phương pháp:
* Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản:
- Micrô: thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần
- Mạch phát sóng điện từ cao tần: tạo ra dao động cao tần (sóng mang)
- Mạch biến điệu:trộn sóng âm tần với sóng mang
- Mạch khuếch đại: tăng công suất (cường độ) của cao tần
- Anten: phát sóng ra không gian.
* Sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản:
- Anten thu:thu sóng để lấy tín hiệu
- Mạch khuếch đại điện từ cao tần.
- Mạch tách sóng: tách lấy sóng âm tần
- Mach khuếch đại dao động điện từ âm tần: tăng công suất (cường độ) của âm tần
- Loa: biến dao động âm tần thành âm thanh.
Cách giải:
Bộ phận dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số là Micro.
Chọn A.
Câu 29:
Cho 4 tia phóng xạ: tia α, tia β+, tia β−, tia γ đi vào vùng không gian có điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là
Phương pháp:
Vận dụng lí thuyết về các tia phóng xạ.
Cách giải:
Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là tia γ do tia γ không mang điện tích.
Chọn D.
Câu 30:
Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí của âm là
Phương pháp:
Sử dụng mối liên hệ giữa đặc trưng vật lí và đặc trưng sinh lí của âm.
+ Độ cao là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.
+ Độ to là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số và mức cường độ âm.
+ Âm sắc là đặc trưng sinh lí gắn liền với đồ thị dao động âm.
Cách giải:
Âm sắc là đặc trưng sinh lí gắn liền với đồ thị dao động âm.
Chọn A.