IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) - đề 27

  • 6583 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quang phổ vạch phát xạ do chất nào sau đây bị nung nóng phát ra? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Lí thuyết về quang phổ vạch phát xạ: 

+ Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

+ Quang phổ vạch do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích bằng điện hay bằng nhiệt.

+ Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, về vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

+ Ứng dụng: Để phân tích cấu tạo chất. 

Cách giải: 

Quang phổ vạch phát xạ do chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra. 

Chọn A. 


Câu 2:

Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng vật lý của âm? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về đặc trưng sinh lí và đặc trưng vật lí của âm. 

+ Đặc trưng sinh lí: Độ cao, độ to, âm sắc. 

+ Đặc trưng vật lí: Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị âm. 

Cách giải: 

Đặc trưng vật lí của âm là tần số. 

Chọn C. 


Câu 3:

Máy biến áp 

Xem đáp án

Phương pháp: 

+ Máy biến áp là thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó. 

+ Máy biến áp gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau quấn trên một lõi sắt kín. Lõi thường làm bằng các lá sắt hoặc thép pha silic, ghép cách điện với nhau để giảm hao phí điện năng do dòng Fu-cô.

+ Cuộn sơ cấp nối với nguồn điện xoay chiều, cuộn thứ cấp nối với tải tiêu thụ điện năng.

Cách giải: 

A – đúng vì máy biến áp là thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều và hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. 

B, C, D – sai. 

Chọn A. 


Câu 4:

Một vật nếu không được chiếu ánh sáng vào ta sẽ không nhìn thấy nó. Nếu chiếu chùm ánh sáng trắng vào vật ta thấy nó có màu đỏ. Nếu chiếu vào nó chùm ánh sáng màu lục thì ta sẽ 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về: Hấp thụ và phản xạ lọc lựa ánh sáng, màu sắc các vật. 

Cách giải: 

Khi chiếu chùm sáng trắng vào vật ta thấy nó có màu đỏ ⇒Vật này hấp thụ các ánh sáng khác và phản xạ lại ánh sáng đỏ. 

⇒Nếu chiếu vào vật chùm ánh sáng màu lục thì vật sẽ hấp thụ hoàn toàn chùm ánh sáng đó và nó trở thành có màu đen, do đó ta sẽ không nhìn thấy vật. 

Chọn B. 


Câu 5:

Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra ở loại dao động nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về các loại dao động 

Cách giải: 

Cộng hưởng cơ xảy ra ở dao động cưỡng bức. 

Chọn C. 


Câu 6:

Hạt tải điện trong chất điện phân là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về dòng điện trong chất điện phân: Dòng điện trong lòng chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. 

Cách giải: 

Hạt tải điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm. 

Chọn D. 


Câu 7:

Đơn vị của cường độ điện trường là 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng định nghĩa về đơn vị của các đại lượng vật lí. 

+ Đơn vị của hiệu điện thế là V (Vôn). 

+ Đơn vị của công suất là Oát (W). 

+ Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe (A). 

+ Đơn vị của cường độ điện trường là V/m (Vôn/mét) 

Cách giải: 

Công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: E=Ud

Cường độ điện trường E có đơn vị là: Vôn/ mét (V/m) 

Chọn D. 


Câu 9:

Theo tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng, khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng

Xem đáp án

Phương pháp:

Sử dụng tiên đề về bức xạ, hấp thụ năng lượng:

+ Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái có năng lượng Em<En thì nó phát ra một photon có năng lượng ε=EnEm.

+ Ngược lại, nếu nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En-Em thì nó chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En lớn hơn.

Cách giải: 

Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn Em thì nó phát ra một photon có năng lượng: ε=EnEm   

Chọn D. 


Câu 10:

Trong các tia α,β+,β,γ tia nào đâm xuyên mạnh nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về các loại tia phóng xạ. 

Cách giải: 

Tia đâm xuyên mạnh nhất là tia γ

Chọn B. 


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây không đúng về tia X? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về tia X. 

Cách giải: 

A, B, D - đúng 

C – sai vì tia X không mang điện tích nên không bị lệch trong điện trường và từ trường.

Chọn C. 


Câu 15:

Truyền hình vệ tinh sử dụng loại sóng vô tuyến nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng ứng dụng của các loại sóng vô tuyến. 

Cách giải: 

Ta có bảng sau:

Truyền hình vệ tinh sử dụng sóng cực ngắn. 

Chọn D.


Câu 16:

Đối với sóng dừng trên sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp hay hai nút sóng liên tiếp trong sóng dừng là λ2.

Khoảng cách giữa một bụng sóng và một nút sóng liên tiếp là λ4

Cách giải: 

Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp liên tiếp trong sóng dừng bằng nửa bước sóng.

Chọn A. 


Câu 17:

Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số f là một dao động điều hòa có tần số bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lí thuyết về tổng hợp dao động. x1=A1cos2πf.t+φ1x2=A2cos2πf.t+φ2x=x1+x2=Acos(2πf.t+φ)

Cách giải: 

Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số f là một dao động điều hòa có tần số bằng f .

Chọn B.


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không đúng về các nuclôn trong một hạt nhân nguyên tử? 

Xem đáp án

Phương pháp: 

Vận dụng lí thuyết về cấu tạo hạt nhân nguyên tử. 

Cách giải: 

Khối lượng của proton và notron là: mn=1,0078u;mp=1,0073u

A – sai vì: Notron có khối lượng lớn hơn khối lượng của proton. 

B, C, D – đúng. 

Chọn A.  


Câu 19:

Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động không đổi E nối với mạch ngoài. Cường độ dòng điện chạy qua nguồn là I và hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là U. Công suất P của nguồn điện được tính bằng công thức nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng biểu thức tính công suất của nguồn: P = EI 

Cách giải: 

Công suất của nguồn được tính bằng công thức: P = EI

Trong đó: E là suất điện động của nguồn điện, I là cường độ dòng điện chạy qua nguồn.

Chọn A. 


Câu 20:

Sóng cơ truyền trong một môi trường vật chất với tần số f, tốc độ tuyền sóng v thì bước sóng là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức tính bước sóng: λ=vf=vT

Cách giải: 

Sóng cơ truyền trong một môi trường vật chất với tần số f, tốc độ tuyền sóng v thì bước sóng là: λ=vf

Chọn D. 


Bắt đầu thi ngay