IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐH Bách Khoa Đề thi Đánh giá tư duy Khoa học tự nhiên có đáp án

Đề thi Đánh giá tư duy Khoa học tự nhiên có đáp án

Đánh giá tư duy Khoa học tự nhiên có đáp án ( Đề 2)

  • 794 lượt thi

  • 45 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

BÀI THI VẬT LÝ

Một trong những phát hiện mang tính cách mạng của ngành khảo cổ học thế kỷ 20 là sự phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Ai Cập Tutankhanmun vào năm 1922 bởi Howard Carter. Cùng với xác ướp, nhiều vận dụng cũng được chuyển khỏi lăng mộ, trong đó bao gồm: (1) Các mảnh kính (2) Dao cạo bằng đồng (3) Trái cây khô (4) Giày da. Những vật nào trong số những vật trên có thể được dùng để xác định niên đại của lăng mộ cổ theo phương pháp đồng vị phóng xạ Carbon?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Phương pháp đồng vị phóng xạ Carbon dùng để xác định niên đại của các cổ vật có nguồn gốc sinh vật.

Giải chi tiết:

Phương pháp đồng vị phóng xạ Carbon dùng để xác định niên đại của các cổ vật có nguồn gốc sinh vật.

Vậy những vật có thể dùng là: Trái cây khô và giày da.


Câu 2:

Kẻ trộm giấu viên kim cương dưới đáy một bể bơi, anh ta đặt chiếc bè mỏng đồng chất hình tròn bán kính R trên mặt nước, tâm của bè nằm trên đường thẳng đứng đi qua viên kim vương. Mặt nước yên lặng và mức nước là 1,8m. Chiết suất của nước bằng 1,33. Giá trị nhỏ nhất của R để người ngoài bể bơi không nhìn thấy viên kim cương là:

Kẻ trộm giấu viên kim cương dưới đáy một bể bơi, anh ta đặt chiếc bè mỏng đồng chất hình tròn bán kính R trên mặt nước (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Người ngoài bể bơi không nhìn thấy viên kim cương khi không có tia sáng từ viên kim cương truyền đến mắt người.

Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:

- Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất cao sang môi trường có chiết suất thấp hơn.

- Góc tới iigh với sinigh=n2n1 

Giải chi tiết:

Kẻ trộm giấu viên kim cương dưới đáy một bể bơi, anh ta đặt chiếc bè mỏng đồng chất hình tròn bán kính R trên mặt nước (ảnh 2)

Để người ngoài bể bơi không quan sát thấy viên kim cương thì tia sáng từ viên kim cương đến mặt nước ngoài rìa của bè phải bị phản xạ toàn phần:

sinigh=nnkkRR2+1,882=11,33R2,05(m) 


Câu 3:

Xét cấu trúc hàng lang vô cực như hình vẽ: Hành lang rất dài, lối đi thẳng và có mái che. Mái của hàng lang được nâng đỡ bởi hàng cột trụ vuông dài ở hai bên có cạnh a = 0,35m. Khoảng cách giữa các cột trụ ở cùng một phía D = 4,0m và chiều rộng của lối đi L = 5,0 m. Một người quan sát đứng tại thời điểm M nằm chính giữa hành lang sẽ không thể nhìn thấy vật thể nào bên ngoài hành lang từ cột thứ n trở đi (coi hai cột ngang hàng với người quan sát là cột thứ 0). Giá trị n là:

Xét cấu trúc hàng lang vô cực như hình vẽ: Hành lang rất dài, lối đi thẳng và có mái che. Mái của hàng lang được nâng đỡ bởi hàng cột trụ  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Điều kiện để nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt

Giải chi tiết:

Xét cấu trúc hàng lang vô cực như hình vẽ: Hành lang rất dài, lối đi thẳng và có mái che. Mái của hàng lang được nâng đỡ bởi hàng cột trụ  (ảnh 2)

Để người quan sát không thể nhìn thấy vật thể nào bên ngoài hành lang thì:

βαtanβtanα 

0,5Ln+0,5a+nDaD0,5.5n+0,5.0,35+4n0,354n6,53 

Vậy kể từ cột thứ 7 trở đi sẽ không thể nhìn thấy vật thể nào bên ngoài hành lang


Câu 4:

Hạt nhân 92234U đang đứng yên thì phân rã phóng xạ ra hạt a . Thực nghiệm đo được động năng của hạt a bằng 12,89 MeV. Sự sai lệch giữa giá trị tính toán và giá trị đo được đã giải thích bằng việc phát ra bức xạ g cùng với hạt a trong quá trình phân rã 92234U. Khối lượng hạt nhân 92234U, 90230Th và hạt a lần lượt bằng 233,9904u: 229,9737u và 4,00151u. Biết rằng hằng số Planck, vận tốc ánh sáng trong chân không và điện tích nguyên tố có giá trị lần lượt bằng 6,625.10-34J.s.; 3.108 m/s và 1,6.10-19C . Cho biết 1u=931,5MeV/c2. Bước sóng của bức xạ g phát ra là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Động lượng: p=mv

Động năng: K=12mv2 

Mối liên hệ giữa động lượng và động năng: K=2mp

Định luật bảo toàn động lượng: pt=ps 

Phản ứng tỏa năng lượng: W=m0mc2 

Năng lượng bức xạ:E=hcλ 

Giải chi tiết:

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:

0=pα+pThpα=pThpα2=pTh22 mαKα=2 mThKThKTh=mα.KαmTh

Theo tính toán, ta có:

mUmThmαc2=Kα+KTh=Kα+Kα.mαmThmUmThmαc2=KαmTh+mαmThKα=mThmTh+mαmUmThmαc2 

Do thực nghiệm đo được bức xạ γ nên:

Wγ+Kα'=KαWγ=KαKα'Wγ=mThmTh+mαmUmThmαc2Kα'Wγ1,0189(MeV)1,63.1013( J)hcλγ=1,63.1013λγ1,22.1012( m) 


Câu 5:

Trong thí nghiệm đo tốc độ truyền sóng trên sợi dây đàn hồi dài. Tần số máy phát là f = 10,0±0,1Hz. Đo khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp cho kết quả: d =25±1cm. Vận tốc truyền sóng trên dây đàn hồi là:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Tốc độ truyền sóng: v=λf

Sử dụng cách tính sai số.

Giải chi tiết:

Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là:

λ2=25±1cmλ=50±2cm=0,5±0,02m 

Lại có: v¯=λ¯.f¯=0,5.10=5,0m/s 

Δvv¯=Δλλ¯+Δff¯=0,020,5+0,110=0,05=5% 

v = 5,0m/s±5%


Câu 6:

Xét mạch điện có cấu tạo như hình vẽ, mạch ở trạng thái ổn định. Năng lượng tích trữ trong các tụ điện C1, C2, C3 lần lượt là:

Xét mạch điện có cấu tạo như hình vẽ, mạch ở trạng thái ổn định. Năng lượng tích trữ trong các tụ điện C1, C2, C3 lần lượt là: (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua

Năng lượng tích trữ trong tụ điện: W=12CU2

Giải chi tiết:

Do IR=0=>UC1=UR1=IR.R1=0W1=0 

Nguồn mắc song song với C2,C3 

U2=U3=E=12 (V)

Năng lượng tích trữ trong các tụ điện là:

W2=C2E22=20.106.1222=1,44.103J=144.105J 

W3=C3E22=10.106.1222=72.105J

Câu 7:

Một loa phóng thanh (coi là nguồn điện) phát ra một âm có công suất 30W. Một micro nhỏ có tiết diện hiệu dụng 0,75cm2 đặt cách loa khoảng cách 150m. Kết luận nào sau đây là đúng:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Cường độ âm: I=PS=P4πR2 

Giải chi tiết:

Cường độ âm tại micro là:

I=P4πR2=304π.1502=1,06.104W/m2 

Công suất mà micro nhận được là:

Pmicro=I.S'=1,06.104.0,75.1040,8.108W 

Câu 9:

Một đĩa phẳng nhẵn nằm ngang, chuyển động tròn đều với vận tốc góc w quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của đĩa. Trên đĩa có một thanh mảnh đồng chất AB có thể quay tự do quanh trục được gắn chặt với đĩa và đi qua đầu A của thanh. Khi thanh AB đang ở vị trí như hình vẽ, tác động nhẹ vào đầu B của thanh để thanh AB quay với vận tốc góc ban đầu w0 so với đĩa (w0 khá nhỏ so với w ). Người ta quan sát đứng trên đĩa sẽ thấy thanh chuyển động như thế nào?

Một đĩa phẳng nhẵn nằm ngang, chuyển động tròn đều với vận tốc góc  quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của đĩa (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Lực quán tính li tâm: Fqtlt=maqt 

Gia tốc hướng tâm: a=ω2r 

Giải chi tiết:

Người quan sát đứng trên đĩa nên xem như hệ quy chiếu gắn với đĩa.

Khi đó thanh chịu lực quán tính li tâm F=mAB.ω2r có tác dụng kéo thanh trở về vị trí cân bằng.


Câu 10:

Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh mà ta quan sát nó từ Trái Đất dường như nó đứng im trên không. Điều kiện để có vệ tinh địa tĩnh là phải phóng vệ tinh sao cho mặt phẳng quay của nó nằm trong mặt phẳng xích đạo của Trái Đất, chiều chuyển động theo chiều quay của Trái Đất và có chu kì quay đúng bằng chu kì tự quay của Trái Đất là 24 giờ. Cho bán kính Trái Đất R = 6400 km. Biết vệ tinh quay trên quỹ đạo với tốc độ dài 3,68 km/s. Khi vệ tinh phát sóng điện từ, tỉ số giữa thời gian dài nhất và ngắn nhất sóng đến được mặt đất là

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Tốc độ dài: v=ωrv=ωr

Sử dụng định lí Py-ta-go

Giải chi tiết:

Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh mà ta quan sát nó từ Trái Đất dường như nó đứng im trên không. Điều kiện để có vệ tinh địa tĩnh là phải phóng vệ tinh  (ảnh 1)

Tốc độ dài của vệ tinh là:

v=ωdd=vω=vT2π=OAAC=OAOC=vT2πR

Áp dụng định lí Py-ta-go, ta có:

AB=OA2OB2=vT2π2R2

Thời gian sóng truyền đến điểm  trên Trái Đất là dài nhất và đến điểm C là ngắn nhất.

Ta có: tmax=Smaxc;tmin=Sminc

tmaxtmin=Smaxsmin=ABAC=vT2π2R2vT2πR

tmaxtmin=vT+2πRvT2πR=3,68.86400+2π.64003,68.864002π.6400

tmaxtmin1,136 


Câu 11:

Một sóng bề mặt ở nơi xảy ra động đất có thể coi một cách gần đúng là một sóng ngang hình sin. Giả sử tần số của sóng là f = 0,5 Hz thì biên độ sóng cần thiết bằng bao nhiêu để các vật đặt trên bề mặt đất bắt đầu rời khỏi mặt đất (lấy gia tốc trọng trường g = p2 = 10 m/s2 ).

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Tần số góc: ω=2πf  

Gia tốc cực đại: amax=ω2A 

Vật rời mặt đất khi: ag 

Giải chi tiết:

Tần số góc của sóng là:

ω=2πf=2π.0,5=πrad/s 

Để các vật trên bề mặt đất bắt đầu rời khỏi mặt đất thì:

amaxgω2Agπ2Aπ2A1,0(m) 


Câu 12:

Con lắc đơn có chiều dài l, vật nâng có khối lượng m = 200g. Từ vị trí cân bằng kéo vật sao cho dây treo hợp phương thẳng đứng góc a = 600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2. Trong quá trình chuyển động thì gia tốc tổng hợp có giá trị nhỏ nhất là:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Gia tốc pháp tuyến: an=2 gcosαcosα0

Gia tốc tiếp tuyến: at=gsinα

Gia tốc tổng họp: a=an2+at2

Hàm số f(x)=ax2+bx+c đạt giá trị nhỏ nhất khi: x=b2a

Giải chi tiết:

Gia tốc pháp tuyến là:

an=2gcosαcosα0=g(2cosα1)

Gia tốc tiếp tuyến: at=gsinα

Gia tốc tổng hợp tác dụng lên vật là:

a=an2+at2=g3cos2α4cosα+2amin3cos2α4cosα+2mincosα=23amin=g23=9,823=8 m/s2


Câu 13:

Sơ đồ một máy đo vạn năng được mô tả bằng hình vẽ với công tắc OB xoay được quanh trục O, có các điểm tiếp xúc 1, 2, 3, 4; các chốt M, N để nối với mạch phải đo. Để đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở ta phải xoay công tắc OB đến các vị trí tương ứng là:

Sơ đồ một máy đo vạn năng được mô tả bằng hình vẽ với công tắc OB xoay được quanh trục O, có các điểm tiếp xúc 1, 2, 3, 4 (ảnh 1)    
Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết dòng điện một chiều

Giải chi tiết:

- Khi MN là dòng điện thì để IG=IMN mạch phải có điện trở rất nhỏ nên phải xoay OB đến điểm 1.

- Khi MN là hiệu điện thế thì để UG=UMN mạch phải có điện trở R rất lớn để không có dòng điện chạy qua nên phải xoay OB đến điểm 2 hoặc điểm 3.

- Khi MN là điện trở thì để RG=RMN ta phải xoay OB đến điểm 4 vì khi đó:

IG=ER4+RMN=>RMN=EIGR4 

→ với mỗi giá trị IG sẽ có số chỉ RMN tương ứng trên G.

Vậy thứ tự đúng là: 1 – 2 – 4


Câu 14:

Một nam châm điện có cấu tạo là một ống dây dẫn và luôn bằng dòng điện một chiều. Để tăng tác dụng từ của nam châm điện đồng thời từ tính của nam chậm sẽ bị mất khi ngắt dòng điện, vật liệu nào dưới đây được sử dụng để đặt vào lõi ống dây:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Nam châm điện có lõi thường được làm bằng sắt non

Giải chi tiết:

Trong nam châm điện lõi của nó thường được làm bằng sắt non.


Câu 15:

Trên mặt bàn phẳng nhẵn nằm ngang đặt hai vật nhỏ 1 và 2 có cùng khối lượng và sát nhau. Nếu chúng chịu tác dụng của các lực đẩy F1, F2 (F1 > F2 ) thì lực tác dụng của vật 1 lên vật 2 là

Trên mặt bàn phẳng nhẵn nằm ngang đặt hai vật nhỏ 1 và 2 có cùng khối lượng và sát nhau. Nếu chúng chịu tác dụng của các lực đẩy (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Phân tích các lực tác dụng lên vật

Áp dụng định luật II Niutơn.

Giải chi tiết:

Trên mặt bàn phẳng nhẵn nằm ngang đặt hai vật nhỏ 1 và 2 có cùng khối lượng và sát nhau. Nếu chúng chịu tác dụng của các lực đẩy (ảnh 2)

Chiếu các lực lên chiều dương, ta được:

F1F=ma   (1)FF2=ma   (2) 

Trừ hai vế phương trình (1) và (2), ta được:

F1FF+F2=02F=F1+F2F=F1+F22 

Câu 16:

BÀI THI HÓA HỌC

Cho các chất X, Y, Z, T đều tác dụng với H2SO4 loãng tạo FeSO4 và thỏa mãn sơ đồ sau:

Fe(NO3) 2 → X→Y →Z →T

Mỗi mũi tên ứng với một phản ứng. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của sắt và hợp chất.

Giải chi tiết:

X là FeCO3; Y là FeO; Z là Fe; T là FeS

Fe(NO3)2 + Na2CO3  FeCO3 ↓ + 2NaNO3

FeCO3 to FeO + CO2

FeO + H2 to Fe + H2O

Fe + S to FeS


Câu 17:

Một loại cao su buna-N sử dụng trong sản xuất găng tay y tế có chứa 10,45% N về khối lượng, được tổng hợp bằng cách đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na (sodium). Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-đien và acrilonitrin trong cao su này là:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Cao su buna-N: [(-CH2-CH=CH-CH2-)n(-CH2-CH(CN)-)m]

Từ %N Tỉ lệ n : m

Giải chi tiết:

Cao su buna-N: [(-CH2-CH=CH-CH2-)n(-CH2-CH(CN)-)m]

%N = 14.m/(54n + 53m) = 0,1045

8,4615m = 5,643n

n : m = 3 : 2.


Câu 18:

Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3) 2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được rắn X và 6,384 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Hòa tan hoàn toàn X bằng 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z chỉ chứa 54,42 gam muối và 0,05 mol hỗn hợp khí T gồm hai khí trong đó có N2. Tỉ khối của T so với He bằng 5,7.

Cho các phát biểu sau:

(a) Giá trị của m là 39,64.

(b) Trong Y có chứa 0,045 mol O2.

(c) Nếu tiếp tục nung X đến khối lượng không đổi thì thu được 2 chất rắn.

(d) Dung dịch Z chỉ chứa 1 anion.

(e) Dung dịch Z chứa 2 cation.

Số phát biểu đúng  

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Hỗn hợp Z chứa cả NH4+

Đặt: nMg = x; nCu(NO3)2 = y; nNH4+ (Z) = z

BTĐT trong Z PT (1)

MT  nN2; nH2

BTNT O nH2O  BTNT H PT (2)

BTKL muối PT (3)

x, y, z.

Giải chi tiết:

nY = 0,285; nHCl = 1

+) MT = 22,8 T gồm N2 và H2

nN2 + nH2 = 0,05 và 28.nN2 + 2.nH2 = 22,8.0,05

nN2 = 0,04; nH2 = 0,01

Đặt: nMg = x; nCu(NO3)2 = y; nNH4+ (Z) = z

+) BTĐT: 2x + 2y + z = nCl- = 1 (1)  

+) BTNT O: 6nCu(NO3)2 = nO (X) + nO (Y)

Mà: nO (X) = nH2O; nO (Y) = 2nY

nH2O = 6y - 2.0,285 = 6y - 0,57

BTNT H: nHCl = 4nNH4+ + 2nH2 + 2nH2O

1 = 4z + 2.0,01 + 2.(6y - 0,57) 12y + 4z = 2,12 (2)

+) mmuối (Z) = mCu2+ + mMg2+ + mNH4+ + mCl-

54,42 = 24x + 64y + 18z + 35,5 (3)

Từ (1), (2) và (3) x = 0,32; y = 0,17; z = 0,02

(a) đúng, vì m = 24.0,32 + 0,17.188 = 39,64 gam.

(b) sai, vì nNO2 = 0,04.2 + 0,02 = 0,1 (BTNT N) nO2 = 0,285 - 0,1 = 0,185.

(c) đúng, tiếp tục đun X đến khối lượng không đổi thu được 2 chất rắn là MgO và CuO.

(d) đúng, Z chứa 1 anion là Cl-.

(e) sai, dung dịch Z chứa 3 cation là Mg2+; Cu2+; NH4+.


Câu 19:

Cho hỗn hợp K2O, FeO, Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch X và phần không tan Y. Cho khí CO dư qua Y nung nóng thu được chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các chất có trong X, Y, Z lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các chất.

Giải chi tiết:

Z tan 1 phần khi phản ứng với NaOH Z có Fe và Al2O3

Y có FeO và Al2O3

X có KAlO2

K2O + H2O 2KOH

2KOH + Al2O3  2KAlO2 + H2O

FeO + CO to Fe + CO2

Al2O3 dư + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O


Câu 20:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X, T

Qùy tím

Qùy tím chuyển xanh

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa trắng sáng

Y,Z

Cu(OH)2

Dung dịch xanh lam

X, T

Dung dịch FeCl3

Kết tủa đỏ nâu

 

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về cacbohiđrat và amin.

Giải chi tiết:

Y có phản ứng tráng bạc Y là glucozơ Z là saccarozơ

X, T làm quỳ tím chuyển xanh và tác dụng với FeCl3 tạo kết tủa nâu đỏ X là etylamin, T là đietylamin.


Câu 21:

Chất nào sau đây khi tham gia phản ứng thế clo có thể thu được nhiều sản phẩm monoclo nhất?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về phản ứng thế của ankan.

Giải chi tiết:

Chất nào sau đây khi tham gia phản ứng thế clo có thể thu được nhiều sản phẩm monoclo nhất? 	A. Butan. 	B. Pentan.  (ảnh 1)

Chú thích: Mũi tên đỏ là vị trí nguyên tử Cl có thể thế vào.


Câu 22:

Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?  

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Các ion phản ứng với nhau thì không thể cùng tồn tại trong một dung dịch.

Giải chi tiết:

Các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là Na+, Ba2+, Cl-, HCO3-, OH-.

Vì:

HCO3- + OH-  CO32- + H2O

CO32- + Ba2+  BaCO3 ↓  


Câu 23:

Tác hại nào sau đây do nước cứng gây ra?

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về nước cứng.

Giải chi tiết:

Tác hại do nước cứng gây ra là làm giảm mùi vị thức ăn khi nấu.


Câu 24:

Trên thị trường hiện nay, một số loại nước tương (xì dầu) đã bị cấm do chứa lượng 3- MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Sự hình thành 3-MCPD trong quá trình sản xuất được giải thích là do NSX dùng HCl để thủy phân protein thực vật (đậu tương). Trong quá trình này có kèm theo phản ứng thủy phân chất béo tạo thành glixerol. Sau đó HCl tác dụng với glixerol, thu được 2 đồng phân cấu tạo là 3-MCPD và chất X. Cho các phát biểu sau:

(a) Vinyl clorua tác dụng với dung dịch KMnO4 thu được 3-MCPD.

(b) X hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.

(c) Tách béo đậu tương trước khi thủy phân sẽ giảm sự hình thành 3-MCPD.

(d) Tên gọi của X là 2-monoclopropan-1,2-điol.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về ancol và dẫn xuất halogen.

Giải chi tiết:

3-MCPD: HO-CH2-CH(OH)-CH2-Cl.

X là đồng phân của 3-MCPD X là HO-CH2-CH(Cl)-CH2-OH.

(a) sai, anlyl clorua (CH2=CH-Cl) tác dụng với KMnO4 mới tạo thành 3-MCPD.

(b) sai, X không có 2 nhóm -OH liền kề nên không hòa tan được Cu(OH)2.

(c) đúng, giảm hàm lượng chất béo sẽ làm giảm sự hình thành 3-MCPD.

(d) sai, X có tên là 2-monoclopropan-1,3-điol.


Câu 25:

Hall và Héroult đã phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3 trong Criolit (Na3AlF6) với điện cực than chì. Trong một quá trình điện phân, khí O2 sinh ra ở nhiệt độ cao đã đốt cháy C tạo thành hỗn hợp khí (gồm CO2 và CO) có tỉ khối so với H2 bằng 16. Khối lượng C bị đốt cháy khi sản xuất 8,1 tấn nhôm là:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Mkhí  tỉ lệ nCO2/nCO

Từ nAl  nO2  nC.

Giải chi tiết:

Mkhí = 16.MH2 = 16.2 = 32

Hall và Héroult đã phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3 trong Criolit (Na3AlF6)  (ảnh 1)

nCO2/nCO = 4/12 = 1/3

Đặt: nCO2 = x; nCO = 3x

nAl = 8,1/27 = 0,3

Al2O3 →  2Al  +  1,5O2

               0,3  0,225

0,5O2  +  C  →  CO

1,5x 3x   3x

O2  +  C →  CO2

x    x     x

0,225 = 1,5x + x x = 0,09 mC = 0,09.4.12 = 4,32 tấn.


Câu 26:

Nhỏ từ từ V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị biểu diễn phụ thuộc vào số mol kết tủa (n) và thể tích dung dịch Ba(OH)2 (V lít) như hình dưới. Giá trị x và y là:

Nhỏ từ từ V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị biểu diễn phụ thuộc vào số mol (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Khi V = 0,3 lít thì HCO3- chuyển hết dưới dạng BaCO3

BTNT C: nBaCO3 = nNaHCO3  giá trị của x.

Sản phẩm gồm: BaCO3 và NaCl

BTNT Na: nNaCl = nNaHCO3

BTNT Cl: 2nBaCl2 = nNaCl  nBaCl2  giá trị của y.

Giải chi tiết:

Khi V = 0,3 lít thì HCO3- chuyển hết dưới dạng BaCO3

BTNT C: nBaCO3 = nNaHCO3  x = 0,2.

Sản phẩm gồm: BaCO3 (0,2 mol) và NaCl

BTNT Na: nNaCl = nNaHCO3 = 0,2 mol

BTNT Cl: 2nBaCl2 = nNaCl  nBaCl2 = 0,1 mol y = 0,1.


Câu 27:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn D

Dựa vào lý thuyết về oxi.

Giải chi tiết:

D sai, do Cl2 không phản ứng trực tiếp với O2 nên tồn tại hỗn hợp khí Cl2 và O2 ở điều kiện thường.


Câu 28:

Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac từ N2 và H2 với hiệu suất H%, thu được hỗn hợp X chứa 10% NH3 (về thể tích). Cho X tác dụng với CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi) và hỗn hợp rắn Z có khối lượng giảm đi so với khối lượng CuO ban đầu là 12,8 gam. Làm lạnh Y còn 6,72 lít khí (đktc) không bị ngưng tụ. Giá trị của H là

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

N2H2X   NH3N2  duH2  du+CuOduY  N2H2Olam  lanhN2 

Sau khi ngưng tụ còn lại khí N2  nN2  nN2 (ban đầu).

N2 + 3H2  2NH3

3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O

CuO + H2 → Cu + H2O

mchất rắn giảm = mO pư  nO pư

Bảo toàn electron toàn bộ quá trình nH2 (ban đầu).

So sánh thấy nN21>nH23  Hiệu suất tính theo H2.

Sau đó tính theo PTHH: N2 + 3H2  2NH3.

Giải chi tiết:

N2H2X  NH3N2  duH2  du+CuOduY  N2H2Olam  lanhN2

Sau khi ngưng tụ còn lại khí N2  nN2 = 0,3 mol = nN2 (ban đầu)

N2 + 3H2  2NH3

3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O

CuO + H2 → Cu + H2O

mchất rắn giảm = mO pư = 12,8 gam nO pư = 0,8 mol

Bảo toàn electron toàn bộ quá trình: 2nH2 (ban đầu) = 2nO pư  nH2 (ban đầu) = 0,8 mol

Ta thấy: nN21>nH23  Hiệu suất tính theo H2.

              N2   +   3H2      2NH3

BĐ:        0,3         0,8                     (mol)

PƯ:          x           3x             2x    (mol)

SAU:   (0,3-x)   (0,8-3x)       2x     (mol)

nsau = (0,3 - x) + (0,8 - 3x) + 2x = 1,1 - 2x (mol)

Mà %VNH3 = 10% 2x1,12x=0,1 x = 0,05.

H%=nH2(pu)nH2(bd).100%=3.0,050,8.100%=18,75%. 


Câu 29:

Cồn rửa tay khô (dung dịch sát khuẩn) được dùng để phòng chống dịch COVID-19. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới gọi tắt là WHO, cồn rửa tay khô có phần trăm thể tích các thành phần chính như sau: etanol 80%, nước oxi già 0,125%, glixerol 1,45%. Trong công nghiệp, nguyên liệu chính etanol KHÔNG được điều chế bằng cách nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết điều chế ancol.

Giải chi tiết:

Trong công nghiệp, etanol không được điều chế bằng cách hiđro hóa etilen, xúc tác axit.


Câu 30:

Cho m gam HCHC no, mạch hở X (phân tử chứa các nhóm -OH, -COO-, COOH, -CH2-, không có nhóm chức khác). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một sản phẩm hữu cơ Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Cho các phát biểu sau:

(a) Khối lượng phân tử của X là 234.

(b) Đốt cháy X, thu được số mol CO2 bằng số mol O2 phản ứng.

(c) Y có CTCT là HO-CH(CH3)-COONa.

(d) Khối lượng của Y là 33,6 gam.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Do X + NaOH thu được 1 chất hữu cơ Y duy nhất nên X có dạng:

HO-(CH2)n-CO[O-(CH2)n-CO]kO-(CH2)n-COOH

nOH = nCOOH = nX.

Giả sử:

OH=COOH:xCOO:yCH2:z+O2CO2:0,9+H2O:0,7 

(1) nNaOH = nCOOH + nCOO

(2) BTNT C: nCO2 = nCOOH + nCOO + nCH2

(3) BTNT H: 2nH2O = nOH + nCOOH + 2nCH2

Giải (1), (2), (3) được: x; y; z.

Số nhóm COO = nCOO/nX

     Số nhóm CH2  = nCH2/nX

CTCT của X.

Giải chi tiết:

Do X + NaOH thu được 1 chất hữu cơ Y duy nhất nên X có dạng:

HO-(CH2)n-CO[O-(CH2)n-CO]kO-(CH2)n-COOH

nOH = nCOOH = nX.

Giả sử: 

OH=COOH:xCOO:yCH2:z+O2CO2:0,9+H2O:0,7

(1) nNaOH = nCOOH + nCOO  x + y = 0,3 mol

(2) BTNT C: nCO2 = nCOOH + nCOO + nCH2  x + y + z = 0,9

(3) BTNT H: 2nH2O = nOH + nCOOH + 2nCH2  x + x + 2z = 2.0,7 x + z = 0,7

Giải (1), (2), (3) được: x = 0,1; y = 0,2; z = 0,6

Số nhóm COO = nCOO/nX = 0,2/0,1 = 2

     Số nhóm CH2  = nCH2/nX = 0,6/0,1 = 6

X: HO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-COOH (CTPT: C9H14O7)

(a) đúng, MX = 234.

(b) đúng, C9H14O7 + 9O2 → 9CO2 + 7H2O.

(c) sai, CTCT Y: HO-CH2-CH2-COONa.

(d) đúng, mY = 0,3.112 = 33,6 gam.

Vậy có 3 phát  biểu đúng.


Câu 31:

BÀI THI SINH HỌC

Các giả định của cân bằng Hacđi Vanbec là

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Định luật Hacdi Vanbec sẽ không đổi qua các thế hệ khi quần thể đáp ứng được các điều kiện.

Giải chi tiết:

Các giả định hay điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi Vanbec là:

- Quần thể phải có kích thước lớn

- Các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên.

- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên).

- Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.

- Không có sự di – nhập gen.


Câu 32:

Màng tế bào được cấu tạo bởi lớp photpholipit, có bề mặt ngoài mang điện tích âm được quyết định bởi:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu trúc phân tử photpholipid

Giải chi tiết:

Màng tế bào được cấu tạo bởi lớp photpholipit, có bề mặt ngoài mang điện tích âm được quyết định bởi nhóm photphat

Màng tế bào được cấu tạo bởi lớp photpholipit, có bề mặt ngoài mang điện tích âm được quyết định bởi: 	A. Phân tử axit béo không no (ảnh 1)

Câu 33:

Cho chuỗi phản ứng sinh hóa giả định sau đây được xúc tác bởi enzim (E1-E6), đường gạch đứt mô tả tác dụng ức chế ngược của sản phẩm phản ứng enzim. Khi các chất F và H có nồng độ cao, chất nào bị tích tụ đến nồng cao bất thường?

Cho chuỗi phản ứng sinh hóa giả định sau đây được xúc tác bởi enzim (E1-E6), đường gạch đứt mô tả tác dụng ức chế ngược  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Cơ chế ức chế ngược: Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa.

Khi phản ứng ức chế ngược sẽ làm phản ứng xảy ra chậm hơn hoặc ngừng hẳn.

Xét F, H là sản phẩm của quá trình nào, sẽ tương tác với enzyme nào, ảnh hưởng tới phản ứng chuyển hóa nào.

Giải chi tiết:

Khi chất H có nồng độ cao, chất H sẽ tương  tác với enzim E5 làm ngừng chuyển hóa chất B → chất G.

Chất B sẽ bị dư, khi chất B dư thì sẽ tạo ra lượng chất C nhiều hơn bình thường.

Khi chất F có nồng độ cao, chất F sẽ tương  tác với enzim E3 làm ngừng chuyển hóa chất C → chất D. Chất C sẽ bị dư.

Từ hai ý trên ta dễ dàng nhận thấy được chất C sẽ bị tích tụ đến nồng độ cao bất thường.


Câu 34:

Bản chất của quá tình lên men sữa chua là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Sữa sẽ được lên men thành sữa chua do hoạt động của vi khuẩn lactic, hình thành axit lactic → giảm pH của môi trường → Protein trong sữa biến tính.

Khái niệm quá trình lên men: là sự phân giải cacbohidrat xúc tác bởi các enzyme trong điều kiện kị khí.

Giải chi tiết:

Sữa lên men thành sữa chua do vi khuẩn lactic và hiện tượng này gọi là lên men lactic. Sữa chua có vị sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic: Đường lactose + (xt)vi khuẩn lactic → axit lactic + năng lượng (ít).

Vi khuẩn lactic lên men trong điều kiện kị khí.


Câu 35:

Các kiểu gen sau đây được tìm thấy trong một quần thể AA70   Aa50   aa20 

Tần số alen của A và a là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Tính tần số alen của quần thể khi biết số lượng cá thể.

Quần thể có số lượng cá thể mang kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là a,b,c.

pA=a×2+ba+b+c×2qa=1pA 

Giải chi tiết:

Tần số A =70×2+5070+50+20×20,68qa=1pA=0,32 


Câu 36:

Ở một loài thực vật có 2n= 10 có một thể đột biến, trong đó ở cặp nhiễm sắc thể số 1 có một cặp nhiễm sắc thể bị lặp đoạn, cặp nhiễm sắc thể số 3 có một nhiễm sắc thể bị đảo đoạn, cặp nhiễm sắc thể số 5 có một nhiễm sắc thể bị mất đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp nhiễm sắc thể phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử chỉ mang một nhiễm sắc thể bị đột biến chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Có n cặp NST.

Đột biến ở 1 trong 2 NST của các cặp NST → khi giảm phân → 50% giao tử đột biết, 50% giao tử bình thường

Tỉ lệ giao tử mang a NST bị đột biến là: Cna×0,5a×0,5na 

Giải chi tiết:

Mỗi cặp NST giảm phân cho 0,5 giao tử bình thường: 0,5 giao tử đột biến.

Tỉ lệ giao tử chỉ mang 1 NST đột biến là: C31×0,51×0,52=0,375 


Câu 37:

Một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái hồ nước ngọt như sau:

Tảo → trùng bánh xe → động vật nguyên sinh → giáp xác bậc thấp → cá → chim → người.

Nếu nước trong hồ nhiễm Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane (DDT, độc và rất khó phân hủy) với nồng độ thấp thì loài nào bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì sao?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Khuếch đại sinh học là hiện tượng nồng độ các chất tích luỹ trong mô của sinh vật tăng theo bậc dinh dưỡng.

Sinh vật ở bậc dinh dưỡng càng cao thì chất độc tích lũy càng lớn.

Giải chi tiết:

Do chất độc sẽ được tích lũy qua các bậc dinh dưỡng  nên bậc dinh dưỡng càng cao chất độc tích lũy càng lớn nên khi nước trong hồ nhiễm Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane (DDT, độc và rất khó phân hủy) với nồng độ thấp thì người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì người ở bậc dinh dưỡng cao nhất.


Câu 38:

Những ví dụ nào sau đây KHÔNG phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vô sinh tới sinh vật?

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Nhân tố sinh thái:

+ Vô sinh: Ánh sáng nhiệt độ, độ ẩm...

+ Hữu sinh: Sinh vật, các mối quan hệ giữa các sinh vật.

Giải chi tiết:

Việc bổ sung vi khuẩn lactic vào dịch lên men sẽ làm ức chế nấm men sinh êtilic không phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vô sinh tới sinh vật do vi khuẩn lactic là nhân tố sinh thái hữu sinh.


Câu 39:

Một mạch của vùng xoắn kép cục bộ trên một phân tử ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: 5’AXGGXXAAG-3’. Mạch pôlinuclêôtit bổ sung có trình tự như sau:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong phân tử ARN: A-U; G-X và ngược lại

Giải chi tiết:

Dựa trên nguyên tắc bổ sung A-U, G-X

Mạch 1:           5’AXGGXXAAG-3’

Mạch bổ sung: 3’UGXXGGUUX 5’.


Câu 40:

Khi nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis theo phương pháp nuôi cấy không liên tục, điều nào sau đây không đúng với pha tiềm phát?

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha:

- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi

- Pha suy vong: Môi trường sống cạn kiệt chất dinh dưỡng, số tế bào chết ngày càng lớn

Giải chi tiết:

Ở pha tiềm phát, số lượng tế bào chưa tăng → phát biểu sai là A.


Câu 41:

Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về bào tử của nấm:

Xem đáp án

Chọn A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Phương án A không đúng do bào tử được tạo thành không chỉ với mục đích để sinh sản mà còn có tác dụng chống chịu trong các điều kiện bất lợi.


Câu 42:

Điểm giống nhau của quá trình sản xuất rượu vang và bánh mì là:

Xem đáp án

Chọn C

Phương pháp giải:

Sản xuất rượu vang và bánh mì là những ứng dụng trong công nghệ vi sinh vật đều sử dụng nấm men.

Giải chi tiết:

Điểm giống nhau của quá trình sản xuất rượu vang và bánh mì là đều sử dụng nấm men để lên men.

Nguyên liệu sản xuất rượu vang là nho, sản xuất bánh mì là bột mì


Câu 43:

Tần số của các cá thể AABBCC từ giao phối của hai cá thể AaBbCc sẽ là:

Xem đáp án

Chọn D

Phương pháp giải:

Tách từng cặp gen.

P dị hợp 1 cặp gen: Aa × Aa → 1/4AA:2/4Aa:1/4aa, tương tự các cặp gen khác

Giải chi tiết:

P: AaBbCc × AaBbCc

Cá thể AABBCC = 14×14×14=164 


Câu 44:

Sản phẩm phụ của quá trình hô hấp tế bào ở tế bào nhân thực là:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp:

C6H12O6 + 6 O2  6 CO2 + 6 H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)

Giải chi tiết:

Sản phẩm chính của hô hấp tế bào ở tế bào nhân thực là ATP

Vậy nên sản phẩn phụ của quá trình này sẽ là CO2 và nước.


Câu 45:

Kháng sinh KHÔNG có đặc tính nào sau đây:

Xem đáp án

Chọn B

Phương pháp giải:

Kháng sinh là một loại chất kháng khuẩn hoạt động chống lại vi khuẩn và là loại chất kháng khuẩn quan trọng nhất dùng trong đối phó nhiễm khuẩn.

Giải chi tiết:

Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật hoặc có nguồn gốc tổng hợp → A đúng

Kháng sinh sẽ kìm hãm việc tổng hợp axit nucleic và protein và từ đó kìm hãm sự phát triển vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc.


Bắt đầu thi ngay